Mẫu hợp đồng kinh tế là gì

  • Về hình thức: bắt buộc phải giao kết bằng văn bản, tùy từng đối tượng của hợp đồng mà còn phải có công chứng/chứng thực.
  • Về nội dung phải có các điều khoản như về đối tượng hợp đồng, giá trị hợp đồng,điều khoản thanh toán, quyền nghĩa vụ của các bên, thỏa thuận vềphạt vi phạm hợp đồng,

Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng tăng cao và ngày càng phức tạp hơn.

Giao dịch giữa những người dân chủ yếu liên quan đến hàng tiêu dùng, phục vụ sinh hoạt thường ngày giữa người dân với các trung gian buôn bán, giữa nhà sản xuất kinh doanh với đại lý phân phối,.. từ đó sinh ra lợi ích kinh tế.

Sau đây, dựa theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành, Luật Quang Huy xin giải đáp vấn đềhợp đồng kinh tếnhư sau:

1. Hợp đồng kinh tế là gì?

Bộ luật Dân sự 2015 hiện nay không còn quy định về hợp đồng kinh tế nữa mà nó được điều chỉnh với từng đối tượng hợp đồng trong hợp đồng riêng biệt.

Tuy nhiên, dựa theo quy định trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 trước đây, ta có hiểu khái quát hợp đồng kinh tế là gì.

Hợp đồng kinh tế có thể hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên vì mục tiêu lợi nhuận.

Hợp đồng kinh tế có thể là hợp đồng dân sự thông thường hoặc là hợp đồng thương mại, hợp đồng xây dựng, hợp đồng đầu tư, hợp đồng gia công tùy vào chủ thể ký kết hợp đồng và nội dung thỏa thuận của các bên.

2. Mẫu hợp đồng kinh tế

Pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trên cơ sở tuân thủ pháp luật. Do đó, tùy vào nhu cầu và thỏa thuận của các bên mà có thể thiết lập hợp đồng phù hợp.

Dưới đây là mẫu hợp đồng kinh tế mà các bạn có thể tham khảo:

TẢI MẪU HỢP ĐỒNG KINH TẾ

3. Cách làm hợp đồng kinh tế

Để soạn thảo hợp đồng kinh tế một cách chính xác nhất, cần lưu ý những vấn đề sau:

3.1 Xác định tư cách chủ thể các bên

Để xác định tư các chủ thể của các bên khi các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức tham gia ký kết hợp đồng thì cần ít nhất một vài thông tin sau:

  • Đối với tổ chức, doanh nghiệp cần có thông tin như tên gọi, địa chỉ trụ sở, giấy phép hoạt động và người đại diện hợp pháp.
  • Đối với cá nhân các thông tin tối thiểu cần xác định là tên, số chứng minh nhân dân và địa chỉ thường trú.

3.2 Xác định tên gọi của hợp đồng

Tên gọi hợp đồng thường được sử dụng theo tên loại hợp đồng kết hợp với tên hàng hóa, dịch vụ.

Ví dụ: tên loại là hợp đồng mua bán, còn tên của hàng hoá là áo sơ mi, ta có Hợp đồng mua bán + áo sơ mi hoặc Hợp đồng dịch vụ + khuyến mại.

3.3 Xác định căn cứ ký kết hợp đồng

Những căn cứ ký kết hợp đồng có thể là văn bản pháp luật điều chỉnh, văn bản uỷ quyền, nhu cầu và khả năng của các bên.

Trong một số trường hợp, khi các bên lựa chọn một văn bản pháp luật cụ thể để làm căn cứ ký kết hợp đồng thì được xem như đó là sự lựa chọn luật điều chỉnh.

3.4 Soạn thảo điều khoản quan trọng trong hợp đồng kinh tế

3.4.1 Các điều khoản, định nghĩa

Điều khoản, định nghĩa có tác dụng giúp các từ hoặc các cụm từ sử dụng nhiều lần hoặc các ký hiệu viết tắt được giải thích một cách thống nhất trong toàn bộ hợp đồng kinh tế.

Cần có những điều khoản để giải thích cho mọi người khi đọc đều có thể hiểu, tránh xảy ra tranh chấp không đáng có.

3.4.2 Điều khoản công việc

Trong hợp đồng dịch vụ thì điều khoản công việc [dịch vụ] mà bên làm dịch vụ phải thực hiện là không thể thiếu.

Những công việc này không những cần xác định một cách rõ ràng, mà còn phải xác định rõ: cách thức thực hiện, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của người trực tiếp thực hiện công việc, kết quả sau khi thực hiện dịch vụ.

3.4.3 Điều khoản tên hàng

Tuỳ từng loại hàng hoá mà các bên có thể lựa chọn một hoặc nhiều cách xác định tên hàng sau đây cho phù hợp:

  • Tên + xuất xứ; tên + nhà sản xuất;
  • Tên + phụ lục hoặc Catalogue;
  • Tên thương mại; tên khoa học;
  • Tên kèm theo công dụng và đặc điểm;
  • Tên theo nhãn hàng hoá hoặc bao bì đóng gói.

3.4.4 Điều khoản chất lượng hàng hóa

Trên thực tế, nếu điều khoản này không rõ ràng thì rất khó thực hiện hợp đồng và rất dễ phát sinh tranh chấp.

Nói chung chất lượng sản phẩm, hàng hoá được thể hiện thông qua các chỉ tiêu kỹ thuật và những đặc trưng của chúng.

Nếu các bên thỏa thuận chất lượng hàng hoá theo một tiêu chuẩn chung của một quốc gia hay quốc tế thì có thể chỉ dẫn tới tiêu chuẩn đó mà không cần phải diễn giải cụ thể.

3.4.5 Điều khoản số lượng

Nội dung này thường thể hiện trong mặt lượng của hàng hóa, cần làm rõ một số vấn đề trong hợp đồng về vấn đề này như đơn vị tính, tổng số lượng hoặc phương pháp xác định số lượng.

3.4.6 Điều khoản giá cả

Giá cả là vấn đề cơ bản trong các hợp đồng mua bán, khi thỏa thuận vấn đề này, các bên nên đề cập đến các nội dung sau: đơn giá, tổng giá trị và đồng tiền thanh toán.

Về đơn giá có thể xác định giá cố định hoặc đưa ra cách xác định giá [giá di động].

3.4.7 Điều khoản thanh toán

Có các phương thức thanh toán sau mà các bên có thể lựa chọn tùy thuộc vào đặc điểm riêng của hợp đồng, mối quan hệ, các điều kiện khác để quyết định:

  • Phương thức thanh toán trực tiếp
  • Phương thức nhờ thu và tín dụng chứng từ [L/C]

3.4.8 Điều khoản vi phạm

Tuỳ thuộc vào độ tin cậy, uy tín của cả hai bên mà có thể có hoặc không có điều khoản vi phạm.

Mức phạt thì các bên thỏa thuận, có thể ấn định một số tiền phạt cụ thể hoặc đưa ra cách thức tính tiền phạt linh động theo % giá trị phần hợp đồng vi phạm.

Tuy nhiên, các bên khi thỏa thuận về mức phạt phải căn cứ vào quy định của Luật thương mại để lựa chọn mức phạt trong phạm vi từ 8% trở xuống, nếu các bên thỏa thuận mức phạt lớn hơn thì phần vượt quá được coi là vi phạm điều cấm của pháp luật và bị vô hiệu.

3.4.9 Điều khoản bất khả kháng

Bất khả kháng là sự kiện pháp lý nảy sinh ngoài ý muốn chủ quan của các bên, ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng đã ký.

Trong thực tế, khi soạn thảo hợp đồng cần lưu ý thỏa thuận rõ ràng về những trường hợp bất khả kháng.

Trong điều khoản này các bên cần phải định nghĩa về bất khả kháng và quy định nghĩa vụ của bên gặp sự kiện bất khả kháng một cách cụ thể và chi tiết.

3.4.10 Điều khoản giải quyết tranh chấp

Đối với việc lựa chọn giải quyết tại Trọng tài hay tại Toà án thì thỏa thuận phải phù hợp với quy định của pháp luật.

Cần chú ý khi các bên lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp tại Trọng tài thì thỏa thuận phải nêu đích danh một tổ chức Trọng tài cụ thể.

Nếu chỉ thỏa thuận chung chung là: trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có tranh chấp sẽ được giải quyết tại Trọng tài thỏa thuận này vô hiệu.

4. Các loại hợp đồng kinh tế

Vì hiện nay, theo sự phát triển của nền kinh tế thị trường, phát triển đa dạng các loại hình kinh doanh thì các hợp đồng sẽ có các tên riêng biệt mà ít khi gọi chung là hợp đồng kinh tế như trước nữa.

Những hợp đồng kinh tế thường xuyên gặp như:

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa;
  • Hợp đồng mua bán ngoại thương;
  • Hợp đồng hợp tác kinh doanh,
  • Hợp đồng liên doanh liên kết

5. Đặc điểm pháp lý của hợp đồng kinh tế

5.1 Đối tượng hợp đồng

Mục tiêu chung của hợp đồng kinh tế là lợi nhuận.

Đối tượng của hợp đồng rất đa dạng, có thể là những hàng hóa, nguyên vật liệu có giá trị khá cao với số lượng lớn.

Ví dụ Hợp đồng mua bán giữa công ty sản xuất hàng với cửa hàng đại lý, hợp đồng đại lý, hợp đồng xây dựng,

5.2 Chủ thể giao kết

Hợp đồng kinh tế là một kiểu hợp đồng vì mục tiêu lợi nhuận, phục vụ cho sản xuất, kinh doanh.

Cho nên, các bên chủ thể hợp đồng đều là người kinh doanh, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh. Họ phải có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự thì mới có đủ khả năng thỏa thuận và giao kết hợp đồng. Với mục tiêu kinh doanh vì lợi nhuận, tìm kiếm khách hàng và đối tác tiềm năng, lâu dài.

Về năng lực dân sự, thì đối với các tổ chức kinh doanh là pháp nhân thì phải có năng lực pháp luật dân sự trong lĩnh vực giao kết hợp đồng. Đối với các nhân, cửa hàng, đại lý thì người tiến hành giao kết hợp đồng phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và có quyền định đoạt đối với tài sản dùng để thực hiện hợp đồng.

5.3 Hình thức hợp đồng

Vì loại hợp đồng này diễn ra giữa các cá nhân, tổ chức kinh doanh vì lợi nhuận, giá trị của hợp đồng rất lớn nên các bên thường đều giao kết bằng hình thức văn bản.

Tùy từng đối tượng hợp đồng mà hợp đồng đó có thể phải công chứng, chứng thực hoặc không.

Ví dụ, đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa doanh nghiệp kinh doanh bất động sản với chủ thể khác, hợp đồng góp vốn bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,.. thì bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

5.4 Các quy định về nội dung, điều khoản thỏa thuận

Về cơ bản, các điều khoản hợp đồng do các bên tự thỏa thuận, chỉ cần có đủ các nội dung cơ bản của hợp đồng hay còn goi là điều khoản cơ bản thì các bên có thể thỏa thuận thêm các điều khoản tùy nghi để chặt chẽ, ràng buộc trách nhiệm cụ thể của các bên hơn và có thể kèm theo các bản phụ lục hợp đồng.

Các điều khoản thông thường phải có là các điều khoản về đối tượng hợp đồng, giá trị hợp đồng, điều khoản thanh toán, quyền nghĩa vụ của các bên, thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng,

Nói chung, chỉ cần sự thỏa thuận đều dựa trên cơ sở tự nguyện, tự do thỏa thuận và không vi phạm vào các điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì pháp luật đều công nhận và bảo vệ.

Vì giá trị hợp đồng thường rất lớn, nên ngoài các điều khoản liên quan đến đối tượng hợp đồng thì các thỏa thuận về biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng cũng hay được đưa thêm vào để bảo đảm cho hợp đồng được thực hiện đúng và đủ.

6. Các loại hợp đồng kinh tế thường gặp

Vì hiện nay, theo sự phát triển của nền kinh tế thị trường, phát triển đa dạng các loại hình kinh doanh thì các hợp đồng sẽ có các tên riêng biệt mà ít khi gọi chung là hợp đồng kinh tế như trước nữa.

  • Về lĩnh vực thương mại, thì sẽ có các loại hợp đồng kinh tế cụ thể như: Hợp đồng mua bán hàng hóa, Hợp đồng đại lý, Hợp đồng cung ứng dịch vụ,.
  • Về lĩnh vực đầu tư xây dựng thì có hợp đồng xây dựng, hợp đồng đầu tư,
  • Về lĩnh vực dân sự, cơ bản các hợp đồng thương mại nếu có 1 bên không phải chủ thể có đăng ký kinh doanh và có thỏa thuận áp dụng và giải quyết theo quy định của pháp luật dân sự thì sẽ thuộc lĩnh vực dân sự.

Về cơ bản, quan hệ dân sự là quan hệ cơ bản, bao trùm các quan hệ kinh doanh, đầu tư, nên khi pháp luật chuyên ngành chưa điểu chỉnh các bên sẽ dẫn chiếu, áp dụng theo quy định của pháp luật dân sự.

Cho nên, các hợp đồng đó vẫn sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật chuyên ngành và pháp luật dân sự.

  • Những điều cần biết về mẫu hợp đồng ký gửi hàng hoá

  • Mẫu hợp đồng hợp tác đầu tư

  • Mẫu hợp đồng thuê mặt bằng

  • Các loại hợp đồng dân sự cơ bản nhất

  • Hợp đồng vô hiệu khi nào? Cách giải quyết hợp đồng vô hiệu

  • Pháp luật quy định bao nhiêu hình thức hợp đồng?

7. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015
  • Luật thương mại 2005
  • Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989

Trên đây là những phân tích pháp luật quy định vấn đề hợp đồng kinh tế.

Nếu có thắc mắc hay mong muốn trợ giúp, bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn luật dân sựqua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.

Trân trọng./.

Hãy chia sẻ bài viết này vì nó hữu ích và hoàn toàn miễn phí bạn nhé!

  • Chia sẻ
  • Tweet
  • LinkedIn
  • Email
5/5 - [2 bình chọn]

Mẫu hợp đồng kinh tế mua bán được hoatieu.vn biên tập và chỉnh sửa dựa trên thỏa thuận về các điều khoản ký kết của đại diện giữa hai bên. Sau khi thực hiện xong hợp đồng kinh tế thì 2 bên sẽ phải lập một Biên bản thanh lý hợp đồng để tránh những rắc rối pháp lý sau này. Mời các bạn tham khảo

  • Biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế
  • Mẫu hợp đồng kinh tế giao nhận thầu xây lắp công trình
  • Mẫu hợp đồng mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất và sở hữu nhà
  • Hợp đồng mua bán hàng hóa
  • Hợp đồng mua bán xe

Mẫu hợp đồng kinh tế mới nhất

  • 1. Hợp đồng kinh tế là gì?
  • 2. Mẫu hợp đồng kinh tế số 1
  • 2. Mẫu hợp đồng kinh tế số 2

1. Hợp đồng kinh tế là gì?

Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.

Hiện nay, khi soạn thảo Hợp đồng, không nên quy định chung chung là Hợp đồng kinh tế mà nên căn cứ vào mục đích, văn bản căn cứ để xác định tên gọi Hợp đồng chính xác và đúng quy định.

Chẳng hạn, nếu dự định soạn thảo Hợp đồng dựa trên các quy định của Luật Thương mại thì có thể soạn thảo Hợp đồng mua bán hàng hoá; Hợp đồng dịch vụ; Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại; Hợp đồng dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ; Hợp đồng dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại

Hoặc, nếu căn cứ vào Bộ luật Dân sự thì có thể soạn thảo Hợp đồng mua bán tài sản; Hợp đồng mua bán nhà; Hợp đồng trao đổi tài sản; Hợp đồng tặng cho tài sản; Hợp đồng vay tài sản; Hợp đồng thuê tài sản

2. Các nội dung cần có trong hợp đồng kinh tế

Trong hợp đồng kinh tế cần có đầy đủ các điều khoản, nội dung chính bao gồm: đối tượng của hợp đồng; điều khoản liên quan đến việc giải quyết tranh chấp nếu như có tranh chấp xảy ra; thời gian, địa điểm ký kết hợp đồng; phương thức thanh toán hợp đồng; chủ thể của hợp đồng kinh tế là ai?; giá; quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên; sự kiện bất khả kháng; thời gian có hiệu lực của hợp đồng.

3. Mẫu hợp đồng kinh tế số 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------

HỢP ĐỒNG ĐỒNG KINH TẾ

SỐ: ./HĐMB

V/v Mua bán hàng hóa, cung cấp vật tư vật liệu

- Căn cứ vào Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015;

- Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH 11 do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005.

- Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của hai bên;

Hôm nay, ngày ....... tháng ....... năm 20..., tại trụ sở chính CÔNG TY

Địa chỉ:

A/ Đại diện bên A:

Bên mua : .................

Địa chỉ trụ sở chính:

MST: .....Điện thoại:

Đại diện : [Ông/Bà] Chức vụ: Giám đốc

B/ Đại diện bên B:

Bên mua : ..............

Địa chỉ trụ sở chính:

MST: Điện thoại:

Đại diện: [Ông/Bà] .. Chức vụ: Giám đốc

Hai bên cùng nhau bàn bạc thống nhất ký kết hợp đồng kinh tế với những điều khoản sau:

Điều 1: NỘI DUNG CÔNG VIỆC

Bên B đồng ý giao cho bên A :

Số thứ tự

Tên hàng

Đơn vị

Số lượng

Đơn giá

[VNĐ]

Giá trước thuế [VNĐ]

Giá sau thuế

[VNĐ]

1.

2.

3.

Cộng

Bằng chữ:

ĐIỀU 2: PHƯƠNG THỨC VÀ TIẾN ĐỘ THANH TOÁN

1. Phương thức thanh toán: Thanh toán tiền mặt

2. Đồng tiền thanh toán: Đồng Việt Nam

3. Tiến độ thanh toán:

+ Bên A sẽ tạm ứng cho Bên B 60% giá trị Hợp đồng trong vòng 07 [bảy] ngày làm việc kể từ ngày Bên A nhận được đề nghị tạm ứng của Bên B.

+ Bên A sẽ thanh toán 40 % giá trị khối lượng đợt giao hàng tương ứng cho Bên B trong vòng 20 [hai mươi] ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hàng hóa và hồ sơ thanh toán hợp lệ từ Bên B.

Hồ sơ thanh quyết toán bao gồm:

- Giấy đề nghị thanh toán của Bên B gửi cho Bên A.

- Hóa đơn thông thường hợp lệ;

- Biên bản giao nhận hàng hóa có xác nhận của Hai bên;

- Bảng tổng hợp khối lượng và giá trị hàng hóa được giao.

- Biên bản nghiệm thu chất lượng sản phẩm sau thời gian bảo hành.

ĐIỀU 3. CHẤT LƯỢNG VÀ CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT

1. Bên B cung cấp cây theo đúng thời gian yêu cầu đã được Hai bên thống nhất. Vật tư cung cấp đúng yêu cầu tại Điều 3 của Hợp đồng.

2. Trong trường hợp cần phải thay thế bất cứ hàng hóa nào không đúng theo thỏa thuận quy định tại Điều 3 của hợp đồng thì Bên yêu cầu thay thế phải thông báo trước cho Bên kia về lý do, Bên B sẽ thay thế mặt hàng có quy cách, chất lượng, giá trị tương đương hoặc tốt hơn sản phẩm ban đầu. Mọi sự thay đổi phải được sự chấp thuận của hai bên.

ĐIỀU 4. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A

1. Thực hiện thanh toán đầy đủ và đúng thời hạn theo quy định của Hợp đồng này;

2. Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để Bên B hoàn thành công việc đúng thời hạn;

3. Cử người giám sát việc giao nhận hàng hóa, xác nhận biên bản giao hàng hóa với số lượng, khối lượng theo thực tế hàng được giao tại thời điểm giao hàng;

4. Bên A có quyền từ chối nhận hàng nếu phát hiện Bên B cung cấp hàng hóa không theo đúng thỏa thuận của Hai bên tại Điều 3, bao gồm và không loại trừ việc bảo đảm số lượng, chất lượng được Hai bên thỏa thuận;

5. Thực hiện đầy đủ các trách nhiệm quy định trong Hợp đồng này và các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

ĐIỀU 5. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B

1. Cam kết là chủ sở hữu hợp pháp của các hàng hóa nêu trên. Bảo đảm cho Bên A được miễn trừ mọi trách nhiệm pháp lý và đảm bảo có chức năng kinh doanh ngành nghề theo quy định pháp luật;

2. Bên B cam kết cung cấp hàng hóa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu theo quy định tại Điều 3 của Hợp đồng. Trong quá trình bàn giao hàng hóa dưới sự xác nhận của hai bên, nếu phát hiện bên B cung cấp hàng hóa không đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng theo quy định tại Điều 3 của Hợp đồng, thì bên B sẽ có trách nhiệm thay thế bằng hàng mới 100% và phải đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu theo quy định tại Điều 3 mà không tính thêm chi phí phát sinh.

3. Giao hàng cho Bên A đảm bảo thời gian đúng theo tiến độ quy định tại Điều 2 Hợp đồng này;

4. Có trách nhiệm lập đầy đủ các hồ sơ liên quan đến việc nghiệm thu khối lượng, bàn giao, thanh toán khi Bên A yêu cầu;

5. Chịu trách nhiệm hoàn toàn và không giới hạn những tai nạn lao động xảy ra trong quá trình thực hiện công việc của Bên B cho đến khi hàng hóa bàn giao cho Bên A;

6. Chịu trách nhiệm hoàn toàn và không giới hạn đối với những rủi ro xảy ra đối với hàng hóa trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa cho Bên A;

7. Không được chuyển nhượng Hợp đồng hoặc một phần Hợp đồng này cho một bên thứ ba khi chưa được sự đồng ý của Bên A;

8. Cung cấp hóa đơn tài chính hợp pháp theo quy định cho Bên A;

9. Thực hiện đầy đủ các trách nhiệm quy định trong Hợp đồng này và các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

ĐIỀU 6. BẤT KHẢ KHÁNG

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra mang tính khách quan và nằm ngoài tầm kiểm soát của các bên như động đất, bão, lũ lụt, lốc, sóng thần, lở đất, hỏa hoạn, chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh, và các thảm họa khác chưa lường hết được, sự thay đổi chính sách hoặc ngăn cấm của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Khi có sự cố xảy ra, bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng cũng phải có nghĩa vụ thông báo cho bên kia về sự kiện bất khả kháng xảy ra trong vòng 07 [bảy] ngày ngay khi xảy ra sự kiện bất khả kháng.

ĐIỀU 7. VI PHẠM VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

1. Trường hợp Bên A quá hạn thanh toán theo quy định tại Khoản 4.3 Điều 4 của Hợp đồng này thì Bên A phải chịu thêm lãi suất tính theo mức lãi suất cho vay có kỳ hạn 12 tháng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam [BIDV] quy định tại thời điểm chậm thanh toán, tính trên số tiền và thời gian chậm thanh toán.

2. Nếu Bên B chậm giao hàng so với tiến độ nêu tại khoản 2.1 Điều 2 thì Bên B phải chịu phạt với số tiền tương ứng 0,2% [không phẩy hai phần trăm] giá trị Hợp đồng tính trên 01 [một] ngày chậm trễ giao hàng.

ĐIỀU 8. ĐIỀU KHOẢN CHUNG

1. Các Bên, đại diện của các Bên cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các nội dung, điều khoản đã thoả thuận trong Hợp đồng; không Bên nào được đơn phương sửa đổi nội dung Hợp đồng. Mọi bổ sung, sửa đổi các điều khoản của Hợp đồng phải được Hai bên thống nhất bằng văn bản hoặc Phụ lục Hợp đồng;

2. Nếu trong quá trình thực hiện Hợp đồng có khó khăn, trở ngại thì Hai bên bàn bạc giải quyết trên tinh thần hợp tác và tôn trọng. Trong thời hạn 30 [ba mươi] ngày kể từ ngày phát sinh tranh chấp, nếu Hai bên không đạt được thỏa thuận thì Hai bên thống nhất đưa vụ việc ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết. Đồng thời trong thời gian tranh chấp đang được giải quyết thì Các bên phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng này ngoại trừ vấn đề đang tranh chấp;

3. Khi hai bên đã thực hiện đầy đủ các điều khoản quy định trong hợp đồng thì hợp đồng này mặc nhiên được thanh lý.

4. Hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký và được lập thành 02 [hai] bản, Bên A giữ 01 [một] bản, Bên B giữ 01 [một] bản có giá trị pháp lý như nhau

ĐẠI DIỆN BÊN A

ĐẠI DIỆN BÊN B

3. Mẫu hợp đồng kinh tế số 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------

HỢP ĐỒNG KINH TẾ

SỐ: /HĐKT
V/v ..................................................

- Căn cứ vào Bộ luật dân sự số 33/2005/QHH11 ngày 14/06/2005;

- Căn cứ nghị định số .................... ngày .................. của Chính phủ về quản lý và xây dựng công trình;

- Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của hai bên;

Hôm nay, ngày ....... tháng ....... năm ..... tại ......................................... chúng tôi gồm có:

A/ Đại diện bên A:

Đại diện: ..........................................................................................Chức vụ: Giám đốc

Địa chỉ trụ sở chính:..................................................................................................

Tài khoản:.................................................................................................................

MST:........................................................................................................................

Điện thoại:................................................................................................................

B/ Đại diện bên B:

Đại diện: .......................................................................................Chức vụ: Giám đốc

Địa chỉ trụ sở chính:..................................................................................................

Tài khoản:................................................................................................................

MST:........................................................................................................................

Điện thoại:................................................................................................................

Hai bên cùng nhau bàn bạc thống nhất ký kết hợp đồng kinh tế với những điều khoản sau

Điều I: NỘI DUNG HỢP ĐỒNG

Bên A đồng ý giao cho bên B nhận thi công công trình: Dịch chuyển, căng chỉnh tuyễn cáp, cột treo cáp từ cổng trại giam Vĩnh Ninh đi thôn Vĩnh Ninh Trạm Viễn Thông Đạo Trù, với khối lượng công việc cụ thể như sau:

- Thu hồi cột bê tông đơn loại 6,5m: 3 cột

- Thu hồi cột bê tông loại 6,5m: 1 cột

- Dựng cột bê tông đơn 6,5m: 3 cột

- Dựng cột bê tông đôi 6,5m: 1 cột

- Đổ bê tông gốc cột đơn: 3 ụ

- Đổ bê tông gốc cột ghép: 1 ụ

- Căng chỉnh độ chùng cáp đồng treo: 0,5 km

- Căng chỉnh độ chùng cáp đồng treo: 2 km

- Căng chỉnh độ chùng cáp quang treo: 1 km

ĐIỀU II: ĐỊA ĐIỂM THI CÔNG:

..................................................................................................................................

ĐIỀU III: TIẾN ĐỘ VÀ NGHIỆM THU CÔNG VIỆC HOÀN THÀNH

- Ngày khởi công: Ngày ...... tháng ......năm 20.....

- Ngày hoàn thành: Ngày ...... tháng ........năm 20.....

Điều IV : GIÁ TRỊ VÀ HÌNH THỨC THANH QUYẾT TOÁN:

- Giá trị hợp đồng trước thuế là:.........................................

- Thuế VAT 10%: .............................................................

- Tổng giá trị hợp đồng: .................................................

Bằng chữ: [Bảy triệu, năm trăm chín mươi sáu nghìn, tám trăm bảy mươi mốt đồng].

- Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản vào công ty.

- Ngay sau khi bàn giao công trình đã hoàn thành hai bên tiến hành nghiệm thu quyết toán và thanh lý hợp đồng.

Điều VI: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN

+ Trách nhiệm A:

- Bàn giao mặt bằng cho bên B thi công, hồ sơ thiết kế thi công.

- Cử cán bộ kỹ thuật theo dõi, giám sát quá trình sửa chữa thi công công trình và giải quyết các vấn đề phát sinh tại công trình.

+ Trách nhiệm bên B:

- Lập phương án thi công trên cơ sở thiết kế kỹ thuật.

- Huy động nhân lực, máy móc thi công theo phương án được duyệt, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật công trình.

- Tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn trong lao động và đảm bảo vệ sinh môi trường.

Điều VII: TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT TRONG VIỆC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG:

- Nếu bên nào thực hiện không đúng theo hợp đồng, không đúng với thoả thuận về chất lượng, tiến độ công trình, thời hạn thanh toán thì bên vi phạm phải chịu phạt hợp đồng theo quy định của pháp luật.

- Nếu bên B thi công, sửa chữa không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật chất lượng của công trình phải sửa chữa và làm lại.

- Việc vi phạm hợp đồng của các bên mà gây thiệt hại vật chất cho phía bên kia thì bên vi phạm phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại giá trị thực tế.

Điều VIII: HIỆU LỰC HỢP ĐỒNG

Hợp đồng được thành lập 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản có giá trị pháp lý như nhau

Hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký.

ĐẠI DIỆN BÊN AĐẠI DIỆN BÊN B

4. Cách soạn thảo hợp đồng kinh tế

Soạn thảo hợp đồng kinh tế phải đảm bảo những nội dung chính như sau:

Tên gọi hợp đồng: Quý khách hàng có thể chọn các loại hợp đồng như hợp đồng dịch vụ, hợp đồng ngoại thương

Thời gian ký hợp đồng.

Ghi rõ thông tin, địa chỉ, mã số thuế bên mua, bên bán trong hợp đồng kinh tế.

Số lượng, trọng lượng, kích cỡ, màu sắc, kích thước.của hàng hoá.

Phương thức thanh toán.

Quyền và nghĩa vụ các bên tham gia ký kết hợp đồng.

Điều khoản giải quyết tranh chấp.

Hiệu lực hợp đồng, địa điểm ký kết.

5. Lưu ý khi soạn thảo hợp đồng kinh tế?

Một số lưu ý khi soạn thảo hợp đồng:

Phải sử dụng đúng tên loại hợp đồng ký kết.

Hợp đồng kinh tế đúng quy cách, đúng chuẩn mẫu quy định của pháp luật phải có đầy đủ các nội dung trong hợp đồng như tên hợp đồng, thông tin bên bán, bên mua, điều khoản hợp đồng, chữ ký các bên.

Khi soạn thảo hợp đồng từ ngữ phải đúng chính tả, trình bày rõ ràng.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý trong mục biểu mẫu nhé.

Video liên quan

Chủ Đề