Máy phát điện xoay chiều 1 pha được cấu tạo

Máy phát điện xoay chiều là gì, nó có cấu tạo như thế nào, nguyên lý hoạt động ra sao? Máy phát điện xoay chiều có những loại nào ? Đây cũng là mối quan tâm của nhiều người muốn hỏi. Bởi máy phát điện xoay chiều công nghiệp 3 pha rất phổ biến và được ứng dụng nhiều trong công việc hàng ngày.

Máy phát điện xoay chiều 1 pha được cấu tạo

1. Máy phát điện xoay chiều là gì?

Chúng tôi giới thiệu tổng quan về loại máy phát điện xoay chiều như sau

1.1. Lý thuyết về máy phát điện xoay chiều

Rất nhiều người cho rằng bất kỳ một máy phát điện nào sản sinh ra dòng điện xoay chiều đều được coi là máy phát điện xoay chiều. Tuy nhiên, khái niệm chuẩn của loại máy này lại không phải như thế. Một máy phát điện có khả năng biến cơ năng thành điện năng nhờ vào hiện tượng cảm ứng điện từ mới là khái niệm được công nhận.

Loại máy này thường được người Việt gọi là máy phát điện không đồng bộ. Hoặc cách gọi ngắn gọn hơn đó chính là máy phát điện. Tuy nhiên, với cách gọi nào thì đây cũng là thiết bị sản sinh ra dòng điện xoay chiều.

1.2. Cấu tạo máy phát điện xoay chiều

Cấu tạo của máy phát điện xoay chiều gồm 2 phần chính là phần cảm và phần ứng.

Cấu tạo roto của máy phát điện (phần cảm): gồm các nam châm điện có chức năng tạo ra từ thông.

Cấu tạo stato của máy phát điện (phần ứng) : được tạo thành bởi hệ thống các cuộn dây điện cố định, giống nhau về kích thước

Máy phát điện xoay chiều 1 pha được cấu tạo

1.3. Nguyên lý máy phát điện xoay chiều

Hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi số đường sức từ của nam châm xuyên qua tiết diện của cuộn dây luân phiên tăng giảm thì dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây cũng luân phiên đổi chiều. Tiết diện của cuộn dây tăng giảm có thể là do cuộn dây quay tròn hoặc nam châm quay tròn. Nếu chu trình cứ tái diễn liên tục như vậy thì sẽ hình thành nên dòng điện.

Xem thêm:

  • Máy phát điện Mitsubishi cũ
  • Máy phát điện Cummins cũ
  • Máy phát điện Komatsu cũ

1.4. Công dụng máy phát điện xoay chiều

Là một thiết bị vô cùng cần thiết và hiệu quả trong cuộc sống hằng ngày. Công dụng chính của máy phát điện chính là cung cấp nguồn điện dự phòng khi mất điện lưới. Hoặc có thể gia tăng năng lượng điện cho việc sản xuất. Đặc biệt là có thể hiệu chỉnh hoặc chỉnh lưu điện áp hàng ngày. Đây quả là một liệu pháp tốt giúp quá trình sinh hoạt và sản xuất công nghiệp diễn ra bình thường ngay cả khi mất điện.

2. Phân loại máy phát điện xoay chiều

Trên thực thế, nhà sản xuất phân loại máy phát điện dựa trên nguyên lý hoạt động. Có hai loại máy phát điện xoay chiều đó là máy phát điện 3 pha và máy phát điện 1 pha. Về cơ bản, hai loại máy này đều là máy đồng bộ và chỉ khác nhau một chút về cấu tạo và nguyên tắc hoạt động.

2.1. Máy phát điện 1 pha

Về cấu tạo máy phát điện 1 pha: vẫn gồm hai phần chính là phần ứng và phần cảm.

Phần cảm gồm hệ thống các nam châm điện. Khi hệ thống này quay sẽ tạo ra từ thông biến thiên..

Phần ứng bao gồm các cuộn dây điện có kích thước tương đương nhau và cố định tại một vòng tròn.

Tùy theo công suất của máy phát điện mà có thể có phần đứng yên và phần quay khác nhau. Đối với máy phát điện công suất lớn thì phần đứng là cuộn dây, phần quay sẽ là nam châm. Đối với máy phát điện công suất nhỏ thì ngược lại. Phần đứng yên sẽ được gọi là stato và phần chuyển động là roto.

Về nguyên lý hoạt động: vẫn là dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Túc là, khi roto quay một suất điện động biến thiên sẽ được tạo ra và khi suất điện động này được đưa ra ngoài sẽ tạo ra dòng điện xoay chiều.

2.2. Máy phát điện xoay chiều 3 pha

Về cấu tạo: Máy phát điện 3 pha có cấu tạo tương tự như máy phát điện 1 pha

  • Phần cảm (roto) là 1 nam châm điện quay quanh trục cố định để tạo ra một lượng từ trường biến thiên phù hợp
  • Phần ứng (stato) gồm 3 cuộn dây lệch nhau 120 độ và giống nhau về kích thước và số vòng.

Ngoài ra còn một số bộ phận khác như: vỏ máy phát, bạc lót, giá đỡ, bộ chỉnh lưu, bộ điều chỉnh điện, vòng tiếp điện.

Về nguyên tắc hoạt động: dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ theo một nguyên lý được lắp đặt sẵn. Khi nam châm bắt đầu quay trong cuộn dây cũng là lúc điện áp được hình thành. Điện áp này sẽ được sinh ra giữa hai đầu của cuộn dây và tạo nên dòng điện xoay chiều.

3. Lưu ý khi sử dụng máy phát điện xoay chiều

Bất cứ một thiết bị điện muốn sử dụng được lâu dài thì phải có kiến thức vận hành tốt. Có như vậy máy mới hoạt động tốt và tránh được những rủi ro trong quá trình vận hành. Dưới đây là một số lưu ý bạn cần đặc biệt quan tâm:

  • Thường xuyên kiểm tra và luôn giữ các thiết bị cắm điện và các kết nối điện trong trạng thái an toàn.
  • Chọn máy phát điện phải phù hợp với nhu cầu sử dụng để tránh lãng phí hoặc thiếu hụt công suất.
  • Phân bổ công suất của máy phát điện sao cho phù hợp.
  • Giữ điện áp, tần số và công suất hoạt động ở phạm vi cho phép.
  • Chú ý đến âm thanh của máy phát điện khi chạy.

Trên đây là toàn những lý thuyết cơ bản về máy phát điện xoay chiều. Máy phát điện công nghiệp 3 pha. Để được tư vấn kỹ thuật hoặc muốn mua máy phát điện công nghiệp 3 pha mới và cũ, quý khách vui lòng gọi cho chuyên gia của AKS VIET NAM

Tìm hiểu thêm:

Máy phát điện xoay chiều 1 pha đã và đang được sử dụng phổ biến trong nhiều công việc khác nhau. Tuy nhiên không phải ai cũng biết nguyên lý hoạt động và cấu tạo của thiết bị này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ các thông tin về máy phát điện xoay chiều một pha.

Máy phát điện xoay chiều 1 pha là gì?

Định nghĩa máy phát điện xoay chiều 1 pha như sau: Máy phát điện xoay chiều 1 pha hay còn được gọi ngắn gọn là máy phát điện 1 pha là thiết bị biến đổi cơ năng thành điện năng. Máy hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng từ, tạo ra dòng điện xoay chiều và được dùng trong hệ thống điện 1 pha.

Cấu tạo của máy phát điện xoay chiều 1 pha

Máy phát điện xoay chiều 1 pha có cấu tạo gồm 2 bộ phận chính là phần cảm và phần ứng.

Máy phát điện xoay chiều 1 pha được cấu tạo

Mô hình máy phát điện xoay chiều 1 pha

- Phần cảm (roto)

Phần cảm của máy phát điện xoay chiều 1 pha được cấu thành từ nam châm, nam châm được sử dụng có thể là nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện. Roto của máy phát điện xoay chiều một pha giúp máy tạo ra lực từ trường. Cách làm, cách mắc xen kẽ các nam châm nối tiếp nhau của máy phát điện xoay chiều 1 pha sẽ quyết định lực từ trường mạnh hay yếu.

Trong thực tế, động cơ máy phát điện xoay chiều một pha được làm bằng nam châm điện để có thể sinh ra công suất mạnh hơn. Bộ nam châm điện là lõi dẫn từ và cuộn dây từ trường nối lại với nhau.

-Phần ứng (stato)

Trong máy phát điện xoay chiều một pha, ngoài phần cảm thì phần ứng cũng vô cùng quan trọng. Phần ứng được làm từ các cuộn dây hoặc các khung dây có tính chất giống nhau. Các sợi dây sẽ được xếp gần nhau, quấn chồng thành nhiều lớp. Bộ phận này được làm càng tỉ mỉ thì suất điện động tạo ra càng tốt, máy vận hành trơn tru hơn.

Khác với máy phát điện 3 pha, phần ứng là phần đứng yên (stato) và phần cảm là phần quay (roto); trong máy phát điện xoay chiều 1 pha, phần cảm và phần ứng sẽ có sự khác nhau, phụ thuộc vào công suất máy. Máy có công suất nhỏ thì nam châm sẽ là phần ứng và cuộn dây là phần cảm. Máy có công suất lớn hơn thì chức năng của hai phần này sẽ ngược lại.

Nguyên lý hoạt động của máy phát điện 1 pha

Nguyên tắc của máy phát điện xoay chiều 1 pha là hoạt động dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi roto quay sẽ sinh ra một suất điện động. Suất điện động này sẽ biến thiên trong mạch, được gọi là suất điện động cảm ứng. Tại đây, dòng điện xoay chiều được sinh ra ở mạch ngoài. Dòng điện này sẽ cung cấp cho các thiết bị, máy móc điện hoạt động.

Sơ đồ hoạt động của máy phát điện xoay chiều một pha như sau:

Máy phát điện xoay chiều 1 pha được cấu tạo

Sơ đồ máy phát điện xoay chiều 1 pha

Khi tìm hiểu về máy phát điện xoay chiều ba pha, bạn sẽ thấy rằng nguyên lý hoạt động của máy phát điện xoay chiều 1 pha khác với máy 3 pha ở tần số điện áp. Điều này có nghĩa là tốc độ quay, phản ứng của máy phát điện xoay chiều một pha và ba pha sẽ khác nhau. 

Công thức máy phát điện xoay chiều 1 pha

Máy phát điện xoay chiều 1 pha có rất nhiều công thức khác nhau. Các công thức máy phát điện xoay chiều 1 pha trong môn Vật lý 12 đó là:

  • Trong các máy phát điện xoay chiều 1 pha (kiểu cảm ứng) có p cặp cực nam châm, roto quay với tốc độ n vòng/s, thì tần số dòng điện do máy phát ra là: f = np.
  • Nếu máy phát có p cặp cực nam châm, roto quay với tốc độ n vòng/phút thì tần số dòng điện do máy phát ra là: f = (p.n)/60.
  • Nếu như lúc đầu pháp tuyến của khung dây kết hợp với cảm ứng từ  một góc φ thì biểu thức từ thông gửi qua một vòng dây sẽ là Φ1 = BScos(ωt + φ).
  • Nếu như cuộn dây có N vòng giống nhau, thì suất điện động xoay chiều trong cuộn dây đó là:  
    Máy phát điện xoay chiều 1 pha được cấu tạo
    = ωNBSsin(ωt + φ).
  • Từ thông cực đại gửi qua 1 vòng dây là: Φo = BS.
  • Biên độ của suất điện động đó là: Eo = ωNBS.
  • Suất điện động hiệu dụng:
    Máy phát điện xoay chiều 1 pha được cấu tạo

Chú ý:

Nếu lúc đầu   cùng hướng với  thì φ = 0 (mặt khung vuông góc với ).

Nếu lúc đầu    ngược hướng với  thì  φ = π (mặt khung vuông góc với ).

Nếu lúc đầu    vuông góc với  thì φ = ±π/2 (mặt khung song song với ).

Hy vọng các công thức này sẽ giúp bạn đọc hoàn thành tốt các bài tập về máy phát điện xoay chiều 1 pha.

Ưu nhược điểm của máy phát điện xoay chiều 1 pha

Bất kỳ một thiết bị nào cũng sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Vậy, ưu nhược điểm của máy phát điện xoay chiều 1 pha là gì?

Ưu điểm

Ưu điểm đầu tiên và cũng là hàng đầu của máy phát điện một pha chính là khả năng tự đồng bộ hóa. Một máy phát điện xoay chiều một pha có thể tự điều chỉnh được phạm vi và tốc độ một cách chính xác.

Ưu điểm thứ hai đó là máy có cấu trúc mạch thiết kế khá đơn giản nhưng lại có được chất lượng tốt.

Ngoài ra, máy phát điện 1 pha nhỏ gọn, dễ sản xuất với chi phí thấp. Vậy nên, giá thành của máy phát điện một pha cũng rẻ hơn so với các loại máy phát điện khác.

Máy phát điện xoay chiều 1 pha được cấu tạo

Máy phát điện 1 pha có thiết kế nhỏ gọn, giá rẻ

Nhược điểm

Máy phát điện xoay chiều 1 pha có hệ thống cổ góp điện, chổi than dễ bị ăn mòn và được cấu tạo theo hệ thống trượt trên vành nên khả năng vận hành không thực sự đáng tin cậy. Thiết bị không phù hợp sử dụng trong các môi trường rung chấn mạnh, rất dễ gây ra hiện tượng cháy nổ.

Nếu máy không được vận hành thường xuyên hoặc không sử dụng đúng cách cũng dễ bị hỏng hóc.

Ứng dụng của máy phát điện xoay chiều 1 pha

Vì thường hoạt động với công suất thấp nên công dụng của máy phát điện xoay chiều 1 pha là phục vụ nhu cầu sinh hoạt, cung cấp nguồn điện dự phòng cho các thiết bị điện có công suất nhỏ như: Tivi, tủ lạnh, máy giặt, quạt điện, bóng đèn, điều hòa gia đình,...

Trên đây là các thông tin về cấu tạo và nguyên lý hoạt động máy phát điện xoay chiều 1 pha, hy vọng sẽ giúp quý bạn đọc có thêm hiểu biết về thiết bị này. Đừng quên theo dõi chúng tôi thường xuyên để cập nhật thêm nhiều thông tin khác về máy phát điện nhé!