Mẹo chữa nhậm mắt

Dịch đau mắt đỏ thường bùng phát mạnh từ mùa hè tới mùa thu, đặc biệt vào các thời điểm giao mùa số lượng người đau mắt đỏ thường tăng tới đỉnh điểm. Tính riêng trong thời điểm hè – thu 2019, số lượng bệnh nhân tới khám mắt tại Bệnh viện Mắt Trung ương gia tăng không ngừng.

Theo Tiến sĩ Hoàng Cương – Trưởng khoa Khám bệnh [Bệnh viện Mắt Trung ương] cho hay: “Biểu đồ bệnh nhân tới khám bệnh về mắt thường tăng lên cao nhất là mùa nóng và giai đoạn chuyển mùa. Thời điểm trước đó, chỉ từ 800-1.000 bệnh nhân đến khám/ngày, nay tăng lên khoảng 1.600 bệnh nhân/ngày và cao điểm mùa hè – thu có thể tăng lên tới 3.000 người/ngày. Trong số đó tỉ lệ bệnh nhân đau mắt đỏ chiếm khoảng 10% và đang còn tiếp tục gia tăng nhanh, vì thời điểm này chưa phải là đỉnh điểm của dịch.”

Đau mắt đỏ là gì ?

Bệnh đau mắt đỏ, có tên gọi chính thức là viêm kết mạc, là bệnh lý gây khó chịu cho mắt do dị ứng hoặc nhiễm trùng. Về nguyên tắc thì cơ thể của chúng ta có thể tự chữa lành được bệnh đau mắt đỏ, nhưng bạn nên thực hiện một số biện pháp để đẩy nhanh quá trình chữa trị, nó còn tùy thuộc vào loại đau mắt đỏ mà bạn mắc phải. Dưới đây là 7 cách chữa bệnh đau mắt đỏ nhanh chóng và hiệu quả bạn có thể tham khảo:

1. Dùng nước muối sinh lý trị bệnh đau mắt đỏ an toàn tại nhà

Khi mới phát hiện hoặc nghi ngờ bị bệnh đau mắt đỏ bạn nên rửa mắt ngay bằng nước muối sinh lý 0,9% dạng nhỏ mắt nhiều lần trong ngày. Rửa mắt làm trôi đi mầm bệnh, đẩy rỉ ra ngoài, làm ẩm và an dịu cho bề mặt nhãn cầu. Có thể rửa mắt mỗi khi thấy tèm nhèm hoặc trung bình 10 lần/ngày.

Dùng nước muối sinh lý trị bệnh đau mắt đỏ an toàn tại nhà

2. Dùng nước mặt nhân tạo tương tự như nước muối sinh lý

Nước mắt nhân tạo được biết tới là chất làm ẩm hay bôi trơn nhãn cầu có độ nhớt thấp và cũng có thể dùng cho đau mắt đỏ với tác dụng như nước muối sinh lý 0,9% theo cách trên và đem lại cảm giác dễ chịu cho mắt.

Dùng nước mặt nhân tạo tương tự như nước muối sinh lý

3. Xông mắt với lá trầu không để trị đau mắt đỏ

Đây là một cách dễ thực hiện tại nhà với lá trầu không có sẵn. Bạn cần hái 5 – 7 lá trầu không bánh tẻ rửa sạch rồi đun lên. Có thể rắc thêm chút muối hột vào đun nhỏ lửa sôi một lúc rồi tắt bếp. Để tránh bỏng bạn nên để nguội bớt rồi xông mắt. Lấy một chiếc khăn lớn chùm qua đầu rồi xông mắt trong phòng kín từ 15 – 30 phút sẽ thấy dễ chịu hẳn.

Xông mắt với lá trầu không để trị đau mắt đỏ

4. Chườm nước đá

Nếu không sẵn lá trầu hoặc không thích xông nóng thì bạn có thể chườm lạnh cho mắt đỏ với đá. Bạn có thể dùng khăn nhúng vào nước đá để chườm vào vùng quanh mắt. Biện pháp khắc phục này không điều trị được nhiễm trùng nhưng có thể giúp co tĩnh mạch, làm giảm sưng và ngứa mắt rất hiệu quả.

7 cách trị đau mắt đỏ nhanh hết

5. Mật ong và sữa

Trộn hỗn hợp mật ong và sữa với tỉ lệ 1:1, sau đó dùng hỗn hợp này để xoa quanh vùng mắt. Hoặc bạn cũng có thể dùng miếng vải sạch ngâm trong hỗn hợp này và đắp lên mắt. Sau đó rửa sạch lại mặt. Cách này có thể giúp bạn giảm sự khó chịu khi bị đau mắt đỏ.

6. Rửa mắt với rau mùi

Hãy lấy nắm rau mùi tươi phơi khô và đun sôi chúng trong nước, lọc lấy nước và để nguội. Sau đó dùng hỗn hợp này để rửa vùng mắt. Biện pháp này có thể giúp làm giảm cảm giác nóng cũng như giảm đau và sưng bên trong mắt.

7. Rửa mặt với hạt cây thì là

Đun sôi một ít hạt cây thì là với nước, sau đó để nguội và lọc lấy nước để rửa mặt. Bạn có thể làm vậy 2 lần/ngày để giảm đau, tấy đỏ và viêm ở mắt.

Mặc dù các biện pháp áp dụng tại nhà không có hiệu quả chữa bệnh nhanh như dùng thuốc nhưng có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều khi bị đau mắt đỏ.

Những lưu ý giúp bạn chữa bệnh đau mắt đỏ nhanh nhất và an toàn nhất

  • Giặt sạch, phơi nắng một loại khăn xô, gối, chăn, vải trải giường của người bị bệnh đau mắt đỏ.
  • Chuẩn bị 3 loại khăn lau mắt, lau tay, lau người dùng riêng không lẫn lộn.
  • Khi bị đau mắt đỏ, thông thường sẽ bị một bên mắt trước, người nhà cần chăm sóc người bệnh thật cẩn thận, để tránh nhiễm bệnh cho mắt còn lại.
  • Nếu trẻ đang đi học có dấu hiệu đau mắt đỏ, bố mẹ nên ngay lập tức xin phép nghỉ học cho con để tránh lây nhiễm chéo. Đồng thời tránh khói bụi ngoài đường khi di chuyển tiếp xúc với mắt bé.
  • Mua bông gòn và nước muối sinh lý để vệ sinh mắt. Cho người đau mắt đỏ nằm nghiêng một bên, nhỏ mắt rồi dùng gạc y tế lau ngay dử và nước mắt chảy ra.
  • Chú ý rửa mắt nhiều lần trong ngày để tránh gỉ mắt mọc dầy, cộm gây ngứa ngáy cho người bệnh. Lau xong vứt bỏ bông gòn, không sử dụng lại.
  • Nên lấy rử mắt ngay lúc ướt, tránh để khô, khi lấy ghèn mắt sẽ gây đau đớn cho người bệnh và trẻ bị đau mắt đỏ.
  • Trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt cho người bị đau mắt đỏ, cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
  • Tăng cường cho người bệnh đau mắt đỏ uống nước cam, ăn sữa chua để tăng sức đề kháng.
  • Hạn chế không cho xem tivi, ipad, iphone, điện thoại, máy tính, sách truyện…

Cách phòng bệnh đau mắt đỏ đúng cách khi có dịch bệnh

Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây cho cả nhà và cộng đồng vì vậy cần phải giữ vệ sinh thật tốt để kiểm soát tránh lây lan bệnh cho mình và những người xung quanh:

  • Không dụi mắt bằng tay.
  • Rửa mặt ít nhất 3 lần/ngày bằng nước sạch, khăn sạch, riêng. Giặt khăn bằng xà phòng, phơi khăn ngoài nắng. Rửa tay kỹ và thường xuyên với nước ấm, nhất là trước và sau khi tra thuốc nhỏ mắt.
  • Rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý [sáng, trưa, tối].
  • Người bệnh cần được nghỉ ngơi, điều trị cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc nhãn khoa. Nếu bệnh không thuyên giảm sau 5-7 ngày phải đến khám lại. Có thể dùng nước muối sinh lý 0,9% hay nước mắt nhân tạo để rửa trôi mầm bệnh, rửa trôi chất tiết và gỉ mắt, làm dịu đôi mắt đang cộm rát khó chịu. Lau rửa dịch gỉ mắt nhiều lần một ngày bằng khăn giấy hoặc cotton ẩm, sau đó vứt ngay. Cần tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng, hoa quả, vitamin và khoáng chất tăng sức đề kháng để nhanh lành bệnh hơn.
  • Tránh dùng chung các vật dụng như khăn mặt, chậu rửa.
  • Rửa tay sau khi tra thuốc mắt.
  • Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn.
  • Nếu trẻ bị bệnh nên để ở nhà, không đưa đến nhà trẻ trường học hoặc nơi đông người trong thời gian bị bệnh.

Khi bị đau mắt đỏ nên ăn gì, kiêng gì ?

Những người bị đau mắt đỏ có cảm giác nóng ở mắt, cộm xốn rất khó chịu. Đây là một bệnh lành tính có thể tự hết trong 7-10 ngày, tuy nhiên muốn khỏi nhanh người bệnh cần kết hợp thuốc và chế độ ăn uống đúng cách.

Các thực phẩm kiêng khi bị đau mắt đỏ:

Những thực phẩm có mùi tanh như tôm, cá, ốc, rau muống [vì sẽ sinh ra nhiều ghèn], chất kích thích, đồ uống có ga, mỡ động vật và không được tùy ý sử dụng kháng sinh.

Các thực phẩm nên ăn khi bị đau mắt đỏ:

Các thực phẩm như cà rốt, rau xanh [trừ rau muống], ớt chuông cam, lòng đỏ trứng, dầu cá, chất chống oxy hóa astaxanthin, quả việt quất.

Trên đây là những gợi ý điều trị đau mắt đỏ nhanh chóng hiệu quả cho bạn. Tuy nhiên, khi bị đau mắt đỏ, bạn không nên tự điều trị tại nhà mà cần đến khám ngay với bác sĩ chuyên khoa mắt để được tư vấn và hướng dẫn cách điều trị thích hợp với từng người.

Cách chữa đau mắt đỏ đơn giản, hiệu quả bạn nên biết

Đau mắt đỏ là một bệnh về mắt phổ biến, thường gặp. Đây là một loại bệnh lành tính, thường không gây ra biến chứng nguy hiểm nhưng lại khiến người bệnh khá phiền toái và khó chịu. Trong bài viết hôm nay, META sẽ mách bạn cách chữa đau mắt đỏ nhanh chóng, hiệu quả. Hãy cùng tham khảo các bạn nhé!

Xem nhanh nội dung

Đau mắt đỏ là gì?
Nguyên nhân gây đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ - khi nào cần đi khám?
Cách chữa đau mắt đỏ hiệu quả, an toàn tại nhà
  • Cách chữa đau mắt đỏ do dị ứng
  • Cách chữa đau mắt đỏ do virus
  • Cách chữa đau mắt đỏ do vi khuẩn
Những lưu ý cần thực hiện khi bị đau mắt đỏ
Cách phòng tránh bệnh đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là gì?

Đau mắt đỏ [hay còn gọi là viêm kết mạc] thường do virus, nhiễm khuẩn hoặc dị ứng. Thông thường, bệnh có thể tự hết trong vòng 1 đến 2 tuần. Mặc dù ít gây ra biến chứng nguy hiểm nhưng đau mắt đỏ thường sẽ mang tới cảm giác cộm ở mắt, chảy nước mắt... khiến người bệnh rất khó chịu.

Ngoài ra, đau mắt đỏ còn có khả năng lây nhiễm rất cao và rất dễ bùng phát thành dịch. Chính vì thế, bạn cần nắm được những thông tin về cách ngăn ngừa cũng như cách chữa đau mắt đỏ để giúp bệnh nhanh khỏi.

Nguyên nhân gây đau mắt đỏ

Có 3 nguyên nhân chính gây đau mắt đỏ, đó là do:

  • Virus:Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra căn bệnh này. Khi bị đau mắt đỏ do virus, bên cạnh đôi mắt đỏ ngầu, giảm thị lực, cộm xốn, đổ ghèn và chảy nhiều nước mắt thì bạn có thể thấy xuất hiện các triệu chứng tương tự như bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp. Cụ thể hơn, bạn có thể bị đau họng, sốt, sưng hạch bạch huyết trước tai. Tuy nhiên, đau mắt đỏ do virus gây nên sẽ có thể tự khỏi trong vòng 1 tuần mà không cần phải điều trị.
  • Vi khuẩn:Vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất chính là staphylococcus, haemophilus Influenzae... Đau mắt đỏ do virus cũng rất dễ lây lan và có thể gây nên những tổn thương nặng nếu không được điều trị kịp thời. Thông thường, đau mắt đỏ do vi khuẩn sẽ hay kèm theo viêm họng liên cầu khuẩn hoặc nhiễm trùng tai. Bên cạnh đó, người bệnh còn xuất hiện một số dấu hiệu như đổ nhiều ghèn xanh, vàng ở mi mắt vào buổi sáng, có cảm giác ngứa ở mắt. Trong trường hợp biến chứng có thể gây viêm loét giác mạc gây suy giảm thị lực trầm trọng.
  • Dị ứng:Đau mắt đỏ do dị ứng thường sẽ xuất hiện theo mùa [hay còn gọi là viêm kết mạc mùa xuân] hoặc do người bệnh tiếp xúc với các nguyên nhân gây dị ứng như bụi, lông vật nuôi, phấn hoa... Bệnh đau mắt đỏ do dị ứng thường xuất hiện các biểu hiện như chảy nước mắt nhiều, ngứa nhiều và kèm theo là viêm mũi dị ứng. Bệnh sẽ có thể ngưng nếu bạn không tiếp xúc với các nguyên nhân gây bệnh.

Đau mắt đỏ - khi nào cần đi khám?

Đau mắt đỏ là bệnh nhiễm trùng thường gặp, không quá nguy hiểm nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, một vài trường hợp có thể gây nên các biến chứng như xuất huyết dưới kết mạc, phù mắt... Chính vì thế, nếu bạn thấy xuất hiện các triệu chứng dưới đây thì nên tới cơ sở y tế để thăm khám ngay:

  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Đau mắt dữ dội
  • Mắt mờ, không nhìn thấy
  • Chảy nhiều mủ hoặc ghèn mắt
  • Sốt cao, nổi mẩn đỏ
  • Hoặc nếu dùng thuốc kháng sinh mà không cải thiện được tình trạng viêm kết mạc do vi khuẩn sau 24 giờ.

Cách chữa đau mắt đỏ hiệu quả, an toàn tại nhà

Cách chữa đau mắt đỏ do dị ứng

Hầu hết các trường hợp bị đau mắt đỏ do dị ứng có thể tự chữa được ở nhà bằng cách đơn giản là ngưng tiếp xúc với các tác nhân như phấn hoa, khói bụi, lông vật nuôi.

Ngoài ra, trong một số trường hợp nặng hơn, bạn có thể được yêu cầu sử dụng histamine hoặc thuốc chống viêm hay cũng có thể được chỉ định tiêm ngừa dị ứng.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng một chiếc khăn sạch, nhúng nước ấm, sau đó vắt khô và đắp lên mắt khoảng 10 phút. Nhiệt độ cao sẽ giúp tăng lưu lượng máu đến khu vực bạn chườm khăn, đồng thời làm tăng lượng dầu tiết ra trên mít mắt, giúp cho mắt không bị khô. Ngoài ra, vùng da quanh mắt rất nhạy cảm, nên khi thực hiện cách làm này bạn cần điều chỉnh nhiệt độ nước cho thích hợp, tránh dùng nước quá nóng sẽ làm tổn thương vùng da quanh mắt.

Một cách chữa đau mắt đỏ do dị ứng khác đó chính là sử dụng thuốc nhỏ mắt. Nước mắt có tác dụng làm tăng độ ẩm cho đôi mắt, giúp mắt luôn sạch sẽ. Tuy nhiên, nếu mắt bị khô do hiện tượng đau mắt đỏ thì bạn nên sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt để thay thế cho nước mắt. Một số loại thuốc nhỏ mắt sẽ được bác sĩ khuyên sử dụng ở nhiệt độ thấp, lúc này, bạn có thể cho thuốc vào ngăn mát tủ lạnh vài phút sau đó lấy ra sử dụng là được nhé.

Cách chữa đau mắt đỏ do virus

Đau mắt đỏ do virus thường có thể tự khỏi sau 1 đến 2 tuần tùy thuộc vào loại virus gây bệnh. Trong một năm, một người có thể sẽ bị nhiễm nhiều loại virus gây bệnh đau mắt đỏ khác nhau. Cách chữa đau mắt đỏ do virus chủ yếu là dùng thuốc nhỏ mắt hoặc tra thuốc mỡ kháng sinh.

Bạn cần lưu ý, khi tra thuốc mỡ, thị giác của bạn sẽ bị mờ trong khoảng 20 phút. Tuy nhiên, thị giác của bạn sẽ được khôi phục ngay sau khoảng thời gian này.

Cách chữa đau mắt đỏ do vi khuẩn

Đau mắt đỏ do vi khuẩn là tình trạng nguy hiểm nhất, có thể gây nhiều biến chứng nhất. Cách chữa đau mắt đỏ do vi khuẩn gây ra là:

  • Sử dụng thuốc không kê đơn: Bạn có thể dùng nước muối sinh lý nhỏ 2 giọt 1 lần và nên nhỏ cách nhau 2 giờ đồng hồ để làm mềm ghèn bám trên mắt.
  • Sử dụng thuốc do bác sĩ kê đơn: Bác sĩ sẽ kê cho bạn một số thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh nhưcloramphenicol, tobramycin, neomycin... Lưu ý, mỗi ngày bạn nên nhỏ 4 đến 6 lần, không được dùng quá 10 ngày và không được dùng khi đang bị loét giác mạc. Bên cạnh đó, bạn cũng được khuyên sử dụng nước mắt nhân tạo nhỏ hằng ngày để tránh tình trạng khô mắt.

Khi có các triệu chứng đau mắt đỏ do vi khuẩn, tốt nhất bạn nên tới cơ sở y tế để được thăm khám và kê đơn thuốc điều trị.

Những lưu ý cần thực hiện khi bị đau mắt đỏ

Khi bị đau mắt đỏ, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây để giúp bệnh nhanh khỏi:

  • Đau mắt đỏ rất dễ lây lan, vì vậy khi có hiện tượng bị đau mắt đỏ bạn nên nghỉ ngơi tại nhà, tránh tiếp xúc với người khác, đồng thời không sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người khác.
  • Nếu tình trạng đau mắt không có biến chuyển tốt, bạn nên tới cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn cách điều trị.
  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
  • Không nên ăn các thực phẩm có mùi tanh như ốc, cá, tôm vì sẽ sinh ra nhiều ghèn hơn.
  • Không dùng thực phẩm có tính nóng, cay.
  • Không sử dụng các chất kích thích, đồ uống có ga.
  • Không tự ý sử dụng các loại thuốc kê theo đơn.
  • Không đeo kính áp tròng hay trang điểm khi bị đau mắt đỏ.
  • Nên bổ sung các thực phẩm giảu vitamin A, C, E như cà rốt, rau xanh [trừ rau muống], ớt chuông, cam, quả việt quất...
  • Nếu bạn muốn dùng bất cứ phương pháp điều trị nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh gặp phải những biến chứng không đáng có.

Cách phòng tránh bệnh đau mắt đỏ

Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn phòng tránh bệnh đau mắt đỏ hiệu quả:

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nước rửa tay và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
  • Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, chậu rửa mặt... với người khác.
  • Không đưa tay lên dụi mắt.
  • Thường xuyên giặt sạch khăn mặt và phơi ở nơi có ánh sáng mặt trời sau khi sử dụng.
  • Xây dựng chế độ ăn khoa học, lành mạnh. Bạn có thể làm giảm nguy cơ bị đau mắt đỏ bằng việc hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn, chế phẩm từ bơ sữa, đồ ăn nhanh, đồng thời bổ sung nhiều thực phẩm có tính kháng viêm, thực phẩm giàuomega- 3, giàuvitaminA, E, B6, B9 và B12 để giúp đôi mắt khỏe mạnh hơn.
  • Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý tới môi trường sống xung quanh mình. Nếu bạn đang sống ở những nơi có nhiều tác nhân gây dị ứng thì bạn có thể tham khảo sử dụng máy lọc không khí để giúp không gian được trong lành, thoáng sạch hơn.

Lưu ý:Những chia sẻ trên đây chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị. Nếu có triệu chứng đau mắt đỏ, các bạn nên thăm khám tại cơ sở y tế để được xác định rõ nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp.

Hi vọng rằng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về bệnh đau mắt đỏ để từ đó có thể bảo vệ đôi mắt của mình luôn sáng khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

>>> Xem thêm:Ong đốt bôi gì? Cách xử lý khi bị ong đốt tại nhà giúp hết sưng, nhanh khỏi

Nguồn:benhvienmatsaigon.com.vn

Xem thêm: cách chữa bỏng bô xe máy

Video liên quan

Chủ Đề