Mr nghĩa là gì trong thuốc

16/09/2019

Thuốc có thể được bào chế ở dạng đặc biệt với mục đích kiểm soát sự giải phóng hoạt chất, bảo vệ hoặc che dấu mùi vị. Việc nhai, nghiền, bẻ nhỏ hoặc mở nang thuốc lấy bột thuốc bên trong sẽ phá vỡ cấu trúc giải phóng thuốc, làm thay đổi dược động học của thuốc [sự hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ]. Điều này có thể gây mất hoặc giảm hiệu quả điều trị hoặc gây ra độc tính cho người bệnh. Vì vậy, một số dạng thuốc sau có yêu cầu không được nhai, nghiền hoặc bẻ nhỏ khi sử dụng.

1.             Thuốc có dạng bào chế giải phóng dược chất kéo dài:

Là dạng thuốc có bao một lớp màng mỏng đặc biệt hoặc có khung trơ [matrix] chứa thuốc giúp phóng thích dược chất từ từ trong suốt thời gian di chuyển trong ống tiêu hóa để cho tác dụng kéo dài. Thuốc phóng thích dược chất suốt 12 giờ hoặc 24 giờ. Một số ký hiệu nhận biết thuốc có dạng bào chế dược chất kéo dài được liệt kê trong Bảng 1.

Bảng  1. Ký hiệu nhận biết thuốc có dạng bào chế giải phóng dược chất kéo dài

Ký hiệu

Tiếng Anh

Tiếng Việt

LA

Long Acting

Tác dụng kéo dài

CR

Controlled Release

Phóng thích có kiểm soát

CD

Controlled Delivery

Phóng thích có kiểm soát

SR

Sustained Release

Phóng thích chậm

XL/XR

Extended Release

Phóng thích kéo dài

SA

Sustained Action

Tác dụng kéo dài

DA

Delayed Action

Tác dụng kéo dài

MR

Modified Release

Tác dụng kéo dài

ER

Extended Release

Tác dụng kéo dài

PA

Prolonged Action

Tác dụng kéo dài

Retard

Retard

Chậm

Ưu điểm của dạng thuốc có dạng bào chế giải phóng dược chất kéo dài là giúp giảm số lần dùng thuốc trong ngày, làm tăng mức độ tuân thủ của bệnh nhân và ít gây ngộ độc cấp dù dùng liều cao hơn. Tuy nhiên, nhược điểm của dạng thuốc này là không hiệu quả trong trường hợp cấp cứu và phải tuân thủ đúng cách dùng do dạng thuốc này chứa hàm lượng cao hơn dạng thông thường.

 2.             Thuốc bao tan trong ruột

Là dạng bào chế giúp thuốc đi qua dạ dày còn nguyên vẹn, chỉ tan ở phần đầu ruột non và phóng thích dược chất ở ruột. Mục đích của thuốc bao tan trong ruột là ngăn ngừa dược chất bị phá hủy bởi acid dịch vị hoặc ngăn ngừa dược chất phóng thích ở dạ dày, gây hại cho niêm mạc dạ dày.

3.             Thuốc ngậm dưới lưỡi

Dạng thuốc này cần đặt dưới lưỡi và ngậm cho tan. Việc nhai, nghiền hoặc bẻ nhỏ sẽ làm hỏng dạng thuốc.

4.             Thuốc viên sủi

Thuốc cần hòa tan trong nước trước khi uống. Không được bẻ nhỏ viên sủi cho vào miệng uống.

5.             Thuốc chứa dược chất có nguy cơ gây hại cao cho người tiếp xúc

Là thuốc điều trị ung thư, thuốc gây độc tế bào, thuốc ức chế miễn dịch. Việc nhai, nghiền hoặc bẻ nhỏ các thuốc này có thể không ảnh hưởng đến dược động học của thuốc nhưng sẽ tạo ra các hạt phân tử có khả năng gây hại cho người thao tác do hít phải các phân tử này.

6.             Thuốc có mùi, vị khó chịu

Các dược chất có mùi, vị khó chịu hay thường được bao bảo vệ để dễ uống hơn. Việc nhai, nghiền hoặc bẻ nhỏ thuốc sẽ làm giải phóng mùi vị này, gây khó uống hơn.

Bảng  2. Thuốc không được nhai, nghiền hoặc bẻ nhỏ tại bệnh viện Từ Dũ

Tài liệu tham khảo

Một vài khái niệm về thuốc phóng thích kéo dài

MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ THUỐC PHÓNG THÍCH KÉO DÀI

Như các bạn đã biết, thuốc viên nén là dạng bào chế được sử dụng nhiều bậc nhất hiện nay. Tuy nhiên với sinh khả dụng khá thất thường của đường uống đã khiến nhiều loại thuốc bào chế dạng viên nén không có được tác dụng mong muốn. Một trong những nhược điểm của viên nén đó là thời gian dùng thuốc thường là nhiều lần, nồng độ thuốc trong máu có tác dụng là không ổn định. Hiện nay có dạng bào chế viên nén phóng thích kéo dài, làm giảm số lần sử dụng thuốc và đưa nồng độ thuốc trong máu lên ngưỡng có tác dụng rất tốt. Vậy ta nên tìm hiểu một vài khái niệm về viên phóng thích kéo dài để hiểu thêm về dạng bào chế đặc biệt này.

Dạng thuốc thay đổi sự phóng thích [modified-release dosage form] MR:

Dạng thuốc được bào chế đặc biệt làm thay đổi vị trí, thời điểm hoặc tốc độ phóng thích dược chất nhằm đạt mục tiêu điều trị hiệu quả hoặc sử dụng thuận lợi hơn mà dạng thông thường không có được. Có 3 loại cơ bản:

  • Phóng thích trễ: dược chất phóng thích ở thời điểm khác hơn là tức thời sau khi sử dụng. Trường hợp này vị trí và thời điểm phóng thích bị thay đổi.
  • Phóng thích kéo dài: tốc độ phóng thích dược chất được kiểm soát hoặc làm chậm và kéo dài.
  • Phóng thích tại đích: dược chất phóng thích tại nơi tác động hoặc gần nơi tác động để làm tăng hiệu quả trị liệu đồng thời làm giảm tác dụng không mong muốn.

Thuốc phóng thích kéo dài hay hệ thống trị liệu phóng thích kéo dài:các dạng thuốc có khả năng phóng thích một cách liên tục hoặc gián đoạn theo thời gian để duy trì nồng độ dược chất trong phạm vi điều trị trong khoảng thời gian dài, nhằm giảm bớt số lần dùng thuốc, nâng cao hiệu quả điều trị, giảm bớt tác dụng phụ. Một thuốc được xem là phóng thích kéo dài nếu làm giảm số lần dùng thuốc đi 2 lần.

Phóng thích có kiểm soát:dược phẩm có tác động sinh học một cách có hoạch định, có thể tiên đoán và chậm hơn bình thường. Là loại phóng thích dược chất theo bậc 0.

Một vài chữ viết tắt:

SR: sustained release.

CR: controlled release.

Extended, Modified, Timed, Delayed, Slow [release].

Repeat, Depocaps, Retard...

» Danh sách Tập tin đính kèm:

  • baivietkhainiemvephongthichkeodai.docx

Nhiều người dùng thuốc Adalate để trị bệnh tăng huyết áp rất hoang mang khi mua được loại thuốc có tên Adalate LA hoặc Adala LP. Hai loại thuốc này khác nhau ở chữ viết tắt sau tên thuốc, nhưng cách sử dụng lại khác nhau, hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa một số từ viết tắt sau tên thuốc để có thể sử dụng cho đúng nhé.

Đầu tiên là kí hiệu ”R” là chữ viết tắ của tiếng anh “Registered” có nghĩa là “Đã được đăng ký”. Những nhán hiệu có ký hieuj R thường là những nhãn hiệu đã được đăng ký, không cho phép bất kỳ ai giả mạo nhãn hiệu đó. [vd: thuốc Herbesser].

Chữ viết tắt “Rx” là kí hiệu viết tắ của tiếng la tinh, là những thuốc kê đơn. Thuốc kê đơn là thuốc khi cấp phát, bán lẻ sử dụng phải có đơn thuốc, nếu sử dụng không theo đúng chỉ định của người kê đơn sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng sức khỏe. [vd: Thuốc clamoxyl].

Mọi người khi thấy ký hiệu “Rx” thì hãy sử dụng thận trọng và tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ nhé.

Tiếp theo là “Plus”: nghĩa là cộng thêm vào, chỉ thuốc có nhiều thành phần [vd: Thuốc MicardisPlus].

Chữ viết tắt “Repetab”: viết tắt của Repeat-action tablet, có nghĩa là “viên nén cho tác dụng lặp lại”. [vd: Thuốc Polaramine repetab].

Chữ “Forte”: nghĩa là mạnh [vd: Thuốc Bactrim forte].

Hiện nay người ta còn sản xuất các loại thuốc có khả năng giải phóng dần dần dược chất và có tác dụng điều trị chậm hoặc kéo dài. Các dạng thuốc này được gọi là hệ điều trị. Vì một viên thuốc loại này chứa một dược chất bằng 3 hoặc 4 viên thông thường khi vào đường tiêu hóa sẽ giải phóng chất liên tục theo tốc độ kiểm soát thời gian kéo dài 12 hoặc 24 giờ.

Hoặc trong tên thuốc có chữ ngầm cho biết tác dụng chậm hoặc kéo dài như: Slow-k, Slo-Phylline, Durogesic,… Hoặc một số thuốc ký hiệu như “8 hour extended release” [phóng thích thuốc kéo dài trong 8 giờ].

Một số thuốc có tên viết tắt ví dụ: Thuốc NO-SPA, bác sĩ có thể biết đây là thuốc chống co thắt giúp giảm đau do bị co thắt cơ trơn [ NO là “không” và SPA viết tắt của Spasm có nghĩa là “sự co thắt”].

Các bạn nhớ lưu ý đọc kỹ tên thuốc hoặc tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng nhé, xin chào và hẹn gặp lại.

Video liên quan

Chủ Đề