Ví dụ Một vật nằm yên trên mặt bànnằm ngang hỏi có những lựcnào tác dụng lên vật

Bộ câu hỏi trắc nghiệm được biên soạn bám sát với nội dung kiến thức trọng tâm bài học và thường xuất hiện trong các kì thi quan trọng. Mời các em học sinh, quý thầy cô giáo theo dõi bộ đề chi tiết dưới đây

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 6 Bài 8: Trọng lực-Đơn vị lực

Câu 1: Một bóng đèn được trei trên cây cột điện giữ nguyên vị trí vì:

A.Chịu lực giữ của sợi dây 

B.Chịu lực hút của Trái đất 

C. Không chịu lực nào tác dụng 

D. Chịu tác dụng của hai lực cân bằng là lực hút của Trái đất và lực giữ của sợi dây 

Câu 2: Trường hợp nào sau đây là ví dụ về trọng lực có thể làm cho một vật đang đứng yên phải chuyển động 

A. Quả bóng được đá thì lăn trên sân 

B. Một vật được tay kéo trượt trên mặt bàn nằm ngang 

C. Một vật được thả thì rơi xuống 

D.Một vật được ném thì bay lên cao 

Câu 3: Lực nào sau đây không phải trọng lực 

A.Lực làm cho nước mưa rơi xuống 

B.Lực tác dụng lên một vật nặng treo vào lò xo làm cho lò xo dãn ra

C.Lực tác dụng vào viên phấn khi viên phấn được buông ra khỏi tay khi cầm 

D. Lực nam châm tác dụng vào hòn bi sắt 

Câu 4: Trọng lượng một vật 40g là:

A.400N

B.4N

C.0,4N

D.40N

Câu 5: Hãy chọn câu lập luận đúng trong các câu dưới đây:

A. Một con tàu vũ trụ bay quanh Trái Đất thì không bị Trái Đất hút nữa. Vì nếu bị hút thì nó đã rơi ngay xuống Trái Đất.

B. Một con tàu vũ tru bay quanh Trái Đất thì không bị Trái Đất hút.Vì ta thấy nhà du hành vũ trụ bị lơ lửng trong con tàu.

C. Một con tàu vũ trụ bay quanh Trái Đất vẫn bị Trái Đất hút. Nhưng lực hút này bi cân bằng bởi lực đẩy của động cơ.

D. Mặt trăng luôn luôn bị Trái Đất hút. Nhưng Mặt Trăng không bị rơi vào Trái Đất, vì lực hút có tác dụng làm Mặt Trăng quay tròn quanh Trái Đất.

Câu 6: Số liệu nào dưới đây phù hợp với một học sinh THCS?

A. Khối lượng 400g

B. Trọng lượng 400N

C. Chiều cao 400mm

D. Vòng ngực 400cm

Câu 7: Chỉ có thể nói về trọng lực của vật nào sau đây?

A. Trái Đất

B. Mặt trăng

C. Mặt trời

D. Hòn đá trên mặt đất

Câu 8: Một chiếc tàu thùy nổi được trên mặt nước là nhờ có những lực nào tác dụng vào nó?

A. Chỉ nhờ trọng lực do Trái Đất hút xuống phía dưới

B. Chỉ nhờ lực nâng của nước đẩy lên

C. Nhờ trọng lực do Trái Đất hút xuống và lực nâng của nước đẩy lên cân bằng nhau.

D. Nhờ lực hút của Trái Đất, lực nâng của nước và lực đẩy của chân vịt phía sau tàu.

Câu 9: Nếu so sánh một quả cân 1 kg và một tập giấy 1 kg thì:

A. Tập giấy có khối lượng lớn hơn

B. Quả cân có trọng lượng lớn hơn

C. Quả cân và tập giấy có trọng lượng bằng nhau

D. Quả cân và tập giấy có thể tích bằng nhau

Câu 10: Ba khối kim loại: 1kg đồng, 1kg sắt và 1kg nhôm. Khối nào có trọng lượng lớn nhất?

A. Khối đồng.

B. Khối sắt.

C. Khối nhôm.

D. Ba khối có trọng lượng bằng nhau.

Câu 11: Cho 3 đại lượng: khối lượng, trọng lượng, trọng lực. Niu tơn [N] là đơn vị đo của đại lượng nào?

A. Khối lượng.

B. Trọng lượng.

C. Trọng lực.

D. B và C.

Câu 12: Lực nào sau đây không thể là trọng lực?

A. Lực tác dụng lên vật nặng đang rơi.

B. Lực tác dụng lên một quả bóng bay làm quả bóng hạ thấp dần.

C. Lực vật nặng tác dụng vào dây treo.

D. Lực mặt bàn tác dụng lên vật đặt trên bàn.

Câu 13: Một cái cốc có khối lượng bằng 200g đặt nằm cân bằng trên bàn. Lực tác dụng của mặt bàn vào cốc nhận giá trị nào trong các giá trị sau?

A. 2N.

B. 20N.

C. 0,2N.

D. 200N.

Câu 14: Nếu so sánh một quả cân 1kg và một tập giấy 1kg thì:

A. Tập giấy có khối lượng lớn hơn

B. Quả cân có trọng lượng lớn hơn

C. Quả cân và tập giấy có trọng lượng bằng nhau

D. Quả cân và tập giấy có thể tích bằng nhau

Câu 15: Quả dọi của người thợ hồ cùng lúc chịu tác dụng bởi hai lực: Trọng lực và lực kéo lên dây [lực căng dây]. Hai lực này có đặc điểm:

A. Là hai lực cân bằng

B. Trọng lực lớn hơn lực căng dây

C. Lực căng dây lớn hơn trọng lực

D. Cùng phương, cùng chiều nhau

Đáp án bộ 15 Bài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 6 Bài 8: Trọng lực-Đơn vị lực

1. D 2. C 3. D 4. C 5. D 6. B 7. D 8. C 9. C 10. D 11. D 12. D 13. A 14. C 15. A

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Bài tập trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 8: Trọng lực-Đơn vị lực [Có đáp án] file PDF hoàn toàn miễn phí

Đánh giá bài viết

Câu hỏi: Ví dụ định luật 1 Niu-tơn

Lời giải:

Đinh luật 1Newton hayđịnh luậtquán tính được phát biểu như sau: Một vật thể sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều nếu như không có một lực nào tác dụng lên nó hoặc nếu như tổng các lực tác dụng lên nó bằng không.

Ví dụ:đoàn tàu chỉ chuyển động khi chịu tác dụng của lực kéo của đầu tàu, chiếc xe đang chuyển động chỉ dừng lại khi chịu lực hãm

Cùng Top lời giải tìm hiểu về định luật II và định luật III Niu tơn và áp dụng giải một số bài tập nhé!

1.Định luật II Niutơn

Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

2.Định luật III Niutơn

Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này cungg nằm trên một đường thẳng, có cùng phương nhưng ngược chiều.

3.Bài tập trắc nghiệm

CÂU 1: Một vật đang chuyển động với vận tốc 3m/s. Nếu bỗng nhiêu các lực tác dụng lên nó mất đi thì

A. vật dừng ngay.

B. vật đổi hướng chuyển động.

C. vật chuyển động chậm dần rồi mới dừng lại.

D. vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3 m/s.

Chọn đáp án D.

Giải thích: Dựa vào định luật quán tính để giải thích.
Quán tính:là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.

CÂU2:Chọn câu đúng?

A. nếu không chịu lực nào tác dụng thì mọi vật phải đứng yên.

B. khi không còn lực nào tác dụng lên vật nữa, thì vật đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại.

C. vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó.

D. khi thấy vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có lực tác dụng lên vật.

Chọn đáp án D.

CÂU3:Một vật đang nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. Tại sao ta có thể khẳng định rằng mặt bàn đã tác dụng một lực lên nó?

Bài làm:

Mặt bàn đã tác dụng một lực lên nó vì vật đã tác dụng một lực [trọng lực của vật] lên mặt bàn. Theo định luật III Newton thì bàn cũng tác dụng một lực lên nó.

CÂU4:Một vật có khối lượng 8,0 kg trượt xuống một mặt phẳng nghiêng nhẵn với gia tốc 2,0 m/s2. Lực gây ra gia tốc này bằng bao nhiêu?

So sánh độ lớn của lực này với trọng lượng của vật. Lấy g = 10m/s2.

A, 1,6 N, nhỏ hơn.

B, 16 N, nhỏ hơn.

C, 160 N, lớn hơn.

D, 4 N, lớn hơn.

Chọn đáp án B.

Giải thích:

Lực gây ra gia tốc cho vật là: F = m.a = 8.2 = 16 [N].

Trọng lượng của vật là: P = m.g = 8.10 = 80 [N].

CÂU 5:Trong tai nạn giao thông, một ô tô tải đâm vào một ô tô con đang chạy ngược chiều. Ô tô nào chịu lực lớn hơn? Ô tô nào nhận được gia tốc lớn hơn? Hãy giải thích.
Bài làm:

Cả hai ô tô nhận được một lực có độ lớn bằng nhau, cùng phương, ngược chiều và đặt vào hai ô tô.

Giải thích: áp dụng định luật III Newton.

Ô tô con nhận được gia tốc lớn hơn, vì cùng độ lớn của lực, ô tô con có khối lượng nhỏ hơn nên gia tốc lớn hơn.

CÂU 6:Để xách một túi đựng thức ăn, một người tác dụng vào túi thức ăn một lực 40 N hướng lên trên. Hãy miêu tả “phản lực” [theo định luật III] bằng cách chỉ ra

a. độ lớn của phản lực;

b. hướng của phản lực.

c. phản lực tác dụng lên vật nào?

d. vật nào gây ra phản lực này?

Bài làm:

a. phản lực có độ lớn là 40 N.

b. hướng của phản lực: hướng từ trên xuống dưới.

c. phản lực tác dụng lên tay người xách.

d. vật gây ra phản lực: túi thức ăn.

Với giải bài 9 trang 65 sgk Vật lí lớp 10 được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Vật lí 10. Mời các bạn đón xem:

Phát biểu định luật I Newton. Quán tính là gì?

Phát biểu và viết hệ thức của định luật II Newton

Nêu định nghĩa và các tính chất của khối lượng

Phát biểu và viết hệ thức của định luật III Newton

Nêu những đặc điểm của cặp “lực và phản lực” trong tương tác giữa hai vật.

Câu 8 trang 65 sgk: Chọn câu đúng?

Hãy chỉ ra cặp “lực và phản lực” trong các tình huống sau:

Video liên quan

Chủ Đề