Mức đích của phân tích bàng quan là

You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an alternative browser.

  • Thread starter Nguyễn Ngọc Huỳnh
  • Start date Jul 17, 2021

Đường bàng quan (indifference curve) là đường biểu thị các kết hợp khác nhau giữa hai hàng hóa đem lại ích lợi hay mức thỏa mãn như nhau và vì vậy khi lựa chọn, người tiêu dùng “bàng quan”, tức dửng dưng hay coi các kết hợp hàng hóa đó là như nhau. Đường bàng quan thường được giả định là có dạng lồi (convex shape).

Mỗi điểm trên một đường bàng quan thể hiện một giỏ hàng hóa. Những điểm này nằm trên cùng một đường bàng quan hàm ý rằng khi sử dụng các giỏ hàng hóa đó, người tiêu dùng thu nhận được cùng một độ thỏa dụng như nhau, hay nói cách khác, anh ta (chị ta) có được sự hài lòng như nhau. Vì vậy, một đường bàng quan cụ thể luôn gắn liền với một độ thỏa dụng nhất định, và điều này nói lên vị trí cụ thể của nó. Những đường bàng quan khác nhau sẽ biểu thị các độ thỏa dụng khác nhau.

Nói một cách ngắn gọn, đường bàng quan là đường mô tả các giỏ hàng hóa khác nhau đem lại cho người tiêu dùng cùng một độ thỏa dụng.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Tính chất của đường bàng quan

Các đường bàng quan thể hiện sở thích của một người tiêu dùng có những tính chất sau:

Đường bàng quan là một đường dốc xuống theo chiều di chuyển từ trái sang phải. 

Khi biểu diễn sở thích của cùng một người tiêu dùng, các đường bàng quan khác nhau sẽ không bao giờ cắt nhau.

Đường bàng quan có xu hướng thoải dần khi di chuyển từ trái sang phải.

Xuất phát từ gốc tọa độ, càng tiến ra phía ngoài, độ thỏa dụng mà đường bàng quan biểu thị sẽ ngày càng cao.

Đường bàng quan được sử dụng cùng với đường ngân sách để xác định nhu cầu của người tiêu dùng về hai hàng hóa và phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi giá tương đối của chúng đối với lượng cầu.

MICRO_2_C3_41: Ở hình

Mức đích của phân tích bàng quan là
nếu người tiêu dùng đang ở điểm A, với đường ngân sách và các đường bàng quan đã cho, thì phải: ○ Chuyển đến điểm B ○ Mua ít hàng hóa 1 và nhiều hàng hóa 2 hơn nữa ○ Mua ít hàng hóa 1 và ít hàng hóa 2 hơn nữa ● Giữ nguyên ở A

○ Mua nhiều hàng hóa 1 và ít hàng hóa 2 hơn nữa

MICRO_2_C3_42: Điều kiện cân bằng đối với người tiêu dùng là: ● Đường ngân sách là tiếp tuyến của đường bàng quang ○ Chi tiêu vào các hàng hóa bằng nhau ○ Ích lợi cận biên của mỗi hàng hóa bằng giá của nó ○ Ích lợi cận biên của các hàng hóa bằng nhau

○ a và c

MICRO_2_C3_43: Mục đích của phân tích bàng quan là: ○ Để tìm ra lý thuyết hành vi người sản xuất ○ Để chứng minh quy luật ích lợi cận biên giảm dần ○ Để tìm ra lý thuyết người tiêu dùng mà không đòi hỏi đo lợi ích tuyết tuyệt đối ○ Để chứng minh rằng đường cầu về tất cả các hàng hóa đều dốc xuống

● Để mô tả các hiện tượng thị trường

MICRO_2_C3_44: Theo phân tích bàng quan về hành vi của người tiêu dùng, câu nào sau đây không đúng? ● Mỗi điểm trên đường ngân sách biểu thị một kết hợp hàng hóa khác nhau ○ Tất cả các điểm trên đường bàng quan biểu thị cùng một mức thỏa mãn ○ Tất cả các điểm trên đường ngân sách biểu thị cùng một mức thỏa mãn ○ Độ cong của đường bàng quan biểu thị: càng tiêu dùng nhiều hàng hóa X thì một cá nhân sẵn sàng thay thế một số lượng càng nhiều hàng hóa X để đạt thêm một lượng Y và vẫn có mức độ thỏa mãn như cũ

○ c và d

MICRO_2_C3_45: Các đường bàng quan thường lồi so với gốc tọa độ vì: ● Quy luật ích lợi cận biên giảm dần ○ Quy luật hiệu suất giảm dần ○ Những hạn chế của nền kinh tế trong việc cung cấp những số lượng ngày càng tăng các hàng hóa đang xem xét ○ Sự không ổn định của nhu cầu của cá nhân một người

○ Không câu nào đúng

MICRO_2_C3_46: Thay đổi giá các hàng hóa và thu nhập cùng một tỷ lệ sẽ: ● Làm cho số lượng cân bằng không đổi ○ Làm thay đổi cả giá và lượng cân bằng ○ Làm thay đổi tất cả các giá cân bằng nhưng lượng cân bằng không thay đổi ○ Làm thay đổi tất cả các lượng cân bằng nhưng giá cân bằng không thay đổi

○ Không câu nào đúng

MICRO_2_TF3_1: Ràng buộc ngân sách chỉ ra rằng lượng chi tiêu vào hàng hóa dịch vụ không thể vượt thu nhập ● Đúng

○ Sai

MICRO_2_TF3_2: Độ dốc của ràng buộc ngân sách biểu thị sự đánh đổi giữa hai hàng hóa ● Đúng

○ Sai

MICRO_2_TF3_3: Thu nhập xác định độ dốc của ràng buộc ngân sách ○ Đúng

● Sai

MICRO_2_TF3_4: Lượng tiền mà người tiêu dùng sẵn sàng trả cho cà phê gọi là ích lợi cận biên của cà phê ○ Đúng

● Sai

MICRO_2_TF3_5: Lượng tiền mà người tiêu dùng sẵn sàng trả cho một cốc cà phê bổ sung là ích lợi cận biên của cốc cà phê ● Đúng

○ Sai

MICRO_2_TF3_6: Một người tiêu dùng hợp lý sẽ tăng tiêu dùng một hàng hóa cho đến tận khi ích lợi cận biên của đơn vị cuối cùng bằng giá ● Đúng

○ Sai

MICRO_2_TF3_7: Khi thu nhập tăng, đường ngân sách quay, trở nên thoải mái hơn ○ Đúng

● Sai

MICRO_2_TF3_8: Khi thu nhập tăng người tiêu dùng cầu nhiều hàng thứ cấp hơn ○ Đúng

● Sai

MICRO_2_TF3_9: Nếu một cá nhân cầu nhiều hàng hóa hơn khi thu nhập giảm thì hàng hóa đó gọi là hàng hóa bổ sung ○ Đúng

● Sai

MICRO_2_TF3_10: Nếu co dãn của cầu theo thu nhập nhỏ hơn 0 thì hàng hóa đó là hàng cấp thấp. ● Đúng

○ Sai

Trang trước 1 2 3 4 5Trang sau

Đường bàng quan tập hợp những phối hợp khác nhau về hai loại sản phẩm mà người tiêu dùng đạt được mức thỏa mãn như nhau. Vì thế người tiêu dùng có thái độ bàng quan không phân biệt giữa hai điểm bất kỳ trên cùng một đường bàng quan.

Đường bàng quan càng nằm xa gốc tọa độ thì mức độ thỏa mãn càng cao và ngược lại.

Cân bằng nội địa: Nếu không có mậu dịch một quốc gia đạt được cân bằng khi đường bàng quan cao nhất tiếp xúc với đường giới hạn sản xuất. Hay giá cả sản phẩm so sánh cân bằng nội địa được xác định bởi độ dốc của đường tiếp tuyến chung của đường giới hạn sản xuất của quốc gia và đường bàng quan tại điểm cân bằng tức là tại điểm tự cung tự cấp.

Cân bằng nội địa tại mức giá cả sản phẩm so sánh và biểu thị lợi thế so sánh của quốc gia.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • bàng quan là gì
  • đường bàng quan là gì
  • ,

    Bàng quan trong kinh tế học vi mô chỉ thái độ của người tiêu dùng không có sự phân biệt giữa các lựa chọn kết hợp hàng hóa bởi lẽ mọi lựa chọn đều cho tổng mức thỏa dụng bằng nhau.

    Trong các giáo trình kinh tế học vi mô nhập môn hoặc cơ sở, bàng quan thường được thể hiện bằng đường bàng quan (còn gọi là đường đồng mức thỏa dụng) trên một đồ thị hai chiều. Đường bàng quan là một tập hợp các lựa chọn về lượng giữa hai hàng hóa khác nhau nhưng cùng cho một mức hiệu dụng bằng nhau. Độ dốc của đường bàng quan được gọi là tỷ lệ thay thế biên của hàng tiêu dùng. Đây là tỷ lệ mà theo đó, người tiêu dùng sẵn lòng giảm lượng hàng hóa này để có thể tăng một đơn vị lượng hàng hóa kia. Thông thường, đường bàng quan là một đường cong (do tỷ lệ thay thế biên không cố định) và lồi (vì tỷ lệ thay thế biên có xu hướng giảm dần).

    Tuy nhiên, nếu hai hàng hóa thay thế hoàn hảo cho nhau, thì đường bàng quan có dạng tuyến tính, và bản đồ bàng quan sẽ bao gồm các đường thẳng song song với nhau như trong Hình 2.

    Nếu hai hàng hóa bổ sung hoàn hảo cho nhau, thì đường bàng quan có dạng hình chữ L như trong Hình 3.

    Tập hợp các đường bàng quan của người tiêu dùng gọi là bản đồ bàng quan. Đường bàng quan càng xa điểm gốc nghĩa là mức thỏa dụng mà các lựa chọn đem lại càng lớn.

      • Varian, Hal R. (1999), Intermediate Economics: A Modern Approach (5th edition), W. W. Norton.
    • Đường đẳng lượng
    • Chế ước ngân sách

    Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Bàng_quan_(kinh_tế_học)&oldid=67171693”