Nguồn vật liệu và phương pháp chọn giống

3. Luyện tập Bài 18 Sinh học 12

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nêu được các nguồn vật liệu chọn giống và các phương pháp gây đột biến nhân tạo, lai giống
  • Giải thích được cơ chế phát sinh và vai trò của biến dị tổ hợp trong qúa trình tạo dòng thuần
  • Giải thích được thế nào là ưu thế lai và cơ sở khoa học của ưu thế lai
  • Trình bày các phương pháp tạo ưu thế lai​

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 18 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 12 Bài 18 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 78 SGK Sinh học 12

Bài tập 2 trang 78 SGK Sinh học 12

Bài tập 3 trang 78 SGK Sinh học 12

Bài tập 4 trang 78 SGK Sinh học 12

Bài tập 5 trang 78 SGK Sinh học 12

Bài tập 1 trang 90 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Bài tập 2 trang 90 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Bài tập 1 trang 59 SBT Sinh học 12

Bài tập 2 trang 60 SBT Sinh học 12

Bài tập 3 trang 60 SBT Sinh học 12

Bài tập 2 trang 63 SBT Sinh học 12

Bài tập 14 trang 66 SBT Sinh học 12

Bài tập 21 trang 68 SBT Sinh học 12

Bài tập 25 trang 68 SBT Sinh học 12

Bài tập 26 trang 69 SBT Sinh học 12

Bài tập 27 trang 69 SBT Sinh học 12

Bài tập 28 trang 69 SBT Sinh học 12

4. Hỏi đáp Bài 18 Chương 4 Sinh học 12

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bài 8 trang 125 sgk Sinh học 12 nâng cao: Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 31.6.

Bảng 31.6 Nguồn vật liệu và phương pháp chọn giống

Đối tượng Nguồn vật liệu Phương pháp
Vi sinh vật.
Thực vật.
Động vật.

Lời giải:

Đối tượng Nguồn vật liệu Phương pháp
Vi sinh vật.Đột biếnGây đột biến nhân tạo
Thực vật.Đột biến, biến dị tổ hợpGây đột biến, lai tạo
Động vật.Biến dị tổ hợp (chủ yếu), đột biếnLai tạo

Trong chăn nuôi và trồng trọt thì giống vật nuôi và cây trồng rất quan trọng, công tác chọn giống luôn được đặt lên hàng đầu.  Để chọn giống thì cần có nguyên liệu chọn lọc. Vậy nguyên liệu chọn lọc là gì? Mời các em cùng tìm hiểu thông qua nội dung video bài giảng Chọn giống vật nuôi cây trồng. 

1. Giới thiệu về nguồn gen tự nhiên và nguồn gen nhân tạo

1.1. Nguồn gen tự nhiên

* Khái niệm: Nguồn gen tự nhiên là tập hợp các giống vật nuôi, cây trồng có sẵn trong tự nhiên của một vùng miền nào đó.

  • Ví dụ:
    • Các chủng giống ở một địa phương hay các dạng vật nuôi, cây trồng ở trung tâm phát sinh giống.
    • Các chủng giống này mang các đặc điểm thích nghi với điều kiện và môi trường sống của địa phương đó.

1.2. Nguồn gen nhân tạo

* Khái niệm: Nguồn gen nhân tạo là tập hợp các tổ hợp gen về giống vật nuôi và cây trồng phát sinh trong quá trình lai tạo của con người.

  • Ví dụ: Là các tổ hợp gen được lưu giữ trong các trung tâm tạo giống.

Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) mỗi năm nhận được khoảng 60000 tổ hợp gen mới về các giống lúa, cung cấp cho các giống lúa cho các quốc gia trên thế giới.

2. Chọn giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

Biến dị tổ hợp là biến dị xuất hiện do sự tổ hợp của những tính trạng có sẵn ở đời bố mẹ.

Phương pháp cơ bản tạo nguồn biến dị tổ hợp là phương pháp lai giống.

2.1. Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

* Cách tiến hành:

  • Bước 1: Chọn các dòng thuần chủng khác nhau
  • Bước 2:  Lai các dòng thuần để tạo tổ hợp gen mong muốn dựa trên kiểu hình.
  • Bước 3: Cho các tổ hợp gen đã lựa chọn tự thụ phấn hoặc giao phối gần để tạo dòng thuần chủng.

* Cơ chế tạo biến dị tổ hợp

  • Do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen alen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau trong quá trình giảm phân và thụ tinh.
  • Do hiện tượng hoán vị gen.

Ví dụ: Lai hai giống lúa thuần chủng thân cao, chín sớm và thân thấp, chín muộn.

Pt/c: Cao, sớm    x    thấp, muộn

            AABB                 aabb

F1: 100% AABB (cao, sớm)

F2: 9 cao, sớm : 3 cao, muộn :  3 thấp, sớm : 1 thấp, muộn.

         9A-B-             3A-bb              3aaB-            1aabb

Ta chọn biến dị thấp, sớm, tự thụ để tạo ra dòng thuần, sử dụng làm giống.

2.2. Tạo giống lai có ưu thế lai cao

* Khái niệm: Ưu thế lai là hiện tượng con lai có năng suất, chất lượng, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển tốt hơn so với các sạng bố mẹ.

* Giải thích:

Giả thuyết siêu trội: Con lai khi lai hai hoặc nhiều dòng thuần khác nhau thì con lai ở trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen tốt hơn so với các dạng bố mẹ ở trạng thái đồng hợp.

AABBdd < AaBbDd > aabbDD

Có sự tương tác giữa các gen cùng alen.

* Phương pháp tiến hành: Lai khác dòng (phương pháp cơ bản)

  • Bước 1: Chọn các dòng thuần chủng khác nhau
  • Bước 2: Lai các dòng thuần chủng khác nhau tạo con lai có ưu thế lai cao dùng vào mục đích kinh tế.

* Lưu ý:

  • Tiến hành phép lai thuận nghịch.
  • Tiến hành lai khác dòng đơn hoặc lai khác dòng kép.
  • Con lai có ưu thế lai cao chỉ dùng để nuôi lấy sản phẩm, không dùng làm giống.

BÀI 10: PHƯƠNG PHÁP CHỌN, TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG

1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM TRONG CHỌN VÀ TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG

- Tạo giống cây trồng : Cách hình thành giống mới từ những nguồn vật liệu đã có qua việc thay đổi vật chất di truyền trong tế bào.

- Chọn giống cây trồng: Chọn lọc hay tuyển lựa những cây trồng đã có hoặc mới tạo ra theo hướng đem lại lợi ích cho con người.

- Vật liệu khởi đầu: Những cây dại hay cây trồng được sử dụng để tạo ra giống mới bằng những phương pháp chọn tạo giống thích hợp.

- Vật liệu khởi đầu đa dạng, phong phú sẽ thuận lợi cho chọn tạo giống.

- Giống gốc: Giống ban đầu trước khi được chọn lọc.

- Giống đối chứng: giống cùng loài đó được trồng phổ biến tại địa phương.

- Giống ưu thế lai: Giống biểu hiện tính trạng vượt trội của con lai F1 so với bố mẹ chúng.

2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG

2.1. Phương pháp chọn lọc hỗn hợp

Nguồn vật liệu và phương pháp chọn giống

Cách tiến hành như minh hoạ ở Hình 10.2:

- Vụ I: Chọn những cá thể mang các tính trạng đúng theo yêu cầu đặt ra (cá thể màu xanh lam) từ ruộng giống gốc (1).

- Vụ II, III: Trộn hạt của tất cả cá thể đã chọn ở vụ I để gieo trồng và so sánh với các giống đối chứng (3) và giống gốc (1).

Giống chọn lọc (2) phải có tiêu chí vượt trội so với giống gốc, bằng hoặc vượt trội so với giống đối chứng. Nếu kém hơn giống gốc và giống đối chứng thì tiếp tục chọn lọc như vụ II cho đến khi đạt mục tiêu chọn giống.

- Ưu điểm: nhanh đạt được mục tiêu chọn giống và dễ thực hiện. Nhược điểm: không tạo ra nhiều sự khác biệt so với giống gốc.

- Đối tượng: thường áp dụng cho cây nhân giống vô tính, cây tự thụ phấn, cây giao phấn.

2.2. Phương pháp chọn lọc cá thể

Nguồn vật liệu và phương pháp chọn giống

Cách tiến hành như minh hoạ ở Hình 10.3:

- Vụ I. Chọn và để riêng những cá thể mang các tính trạng đúng theo yêu cầu đặt ra (cá thể màu xanh lam) từ ruộng giống gốc (1).

- Vụ II trở đi: Gieo trồng riêng rẽ cá thể đã chọn ở vụ I và tiếp tục chọn đến khi đạt mục tiêu chọn giống; có thể hỗn hợp các cá thể hoặc để riêng. Tiến hành so sánh giống chọn lọc (2) với các giống đối chứng (3) và giống gốc (1) ở vụ sau.

Giống chọn lọc (2) phải có tiêu chí vượt trội so với giống gốc, bằng hoặc vượt trội so với giống đối chứng. Nếu kém hơn giống gốc và giống đối chứng thì tiếp tục chọn lọc như vụ II cho đến khi đạt mục tiêu chọn giống.

- Ưu điểm: tạo ra sự khác biệt rõ theo mục tiêu chọn giống. Nhược điểm: tốn nhiều thời gian và diện tích đất.

- Đối tượng: thường áp dụng cho cây tự thụ phấn, cây nhân giống vô tính.

2.3. Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn giống cây trồng

Nguồn vật liệu và phương pháp chọn giống

Công nghệ nuôi cấy mô tế bào được sử dụng để chọn giống cây trồng sạch bệnh.

Ưu điểm: rút ngắn thời gian chọn được giống cây trồng sạch bệnh.

Nhược điểm: chi phí cao. Đối tượng: thường được áp dụng trên các loại cây nhân giống vô tính như khoai tây, dâu tây, cam, quýt, chuối (Hình 10.4),...

3. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG

3.1. Tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính

Nguồn vật liệu và phương pháp chọn giống

Lai hữu tính là sự giao phối giữa hai hay nhiều dạng bố mẹ khác nhau nhằm tạo ra các con lai mang nhiều tính trạng tốt của bố mẹ (Hình 10.5).

Trong lai hữu tính, hiện tượng con lai F1 có tính trạng vượt trội hơn bố mẹ được gọi là ưu thế lai. Nhờ vậy, nhiều giống cây trồng năng suất rất cao đã được tạo ra.

- Ưu điểm: dễ thực hiện, đặc tính di truyền ổn định, thế hệ sau tỉ lệ sinh sản cao.

- Nhược điểm: tốn nhiều thời gian, khó loại bỏ hoàn toàn tính trạng không mong muốn.

Trong lai xa như lai khác loài, lai giữa loài hoang dại và loài trồng trọt, các phôi hình thành yếu hoặc khó kết hạt nên công nghệ nuôi cấy mô tế bào được dùng để cứu phôi và nhân số lượng cây.

3.2. Tạo giống cây trồng bằng phương pháp đột biến gen

Nguồn vật liệu và phương pháp chọn giống

Dùng một tác nhân như tia phóng xạ, chất hoá học,...

Tác động làm thay đổi cấu trúc hoá học của DNA trong tế bào của lá, hạt, mô gây ra đột biến , kết hợp với chọn lọc để tạo ra giống gen, mang các tính trạng đột biến có tính bền vững và có thể di truyền cho các đời sau (Hình 10.6).

Tác nhân gây đột biến: vật lí (tia bức xạ gamma từ nguồn Co–60, tia X, tia phóng xạ alpha, beta); chất hoá học (Ethylenimine, N–Nitroso N–methylurea, Dimethyl sulfate, Sodium azide,...).

Ưu điểm: tạo ra nguồn biến dị rất phong phú và nhanh tạo ra giống mới. Nhược điểm: tỉ lệ biến dị có lợi thấp (khoảng 1/10.000).

3.3. Tạo giống cây trồng bằng phương pháp đa bội thể

Nguồn vật liệu và phương pháp chọn giống

Những loại cây trồng trong tế bào sinh dưỡng có số lượng nhiễm sắc thể tăng theo bội số nguyên lần của bộ nhiễm sắc thể đơn bội (từ 3n trở lên) được gọi là đa bội thể.

Các tác nhân ảnh hưởng mạnh tạo nên đa bội thể như thay đổi nhiệt độ đột ngột, tác động của hoá chất như colchicine (Hình 10.7,Hình 10.8)

Nguyên lý tăng độ bội của nhiễm sắc thể còn ứng dụng trong kỹ thuật nuôi cấy bao phấn (1n) để tạo cây nhị bội (2n), dung hợp tế bào trần trong tạo giống khoai tây (2n) và cà chua (2n), hoặc tạo giống dưa hấu không hạt tam bội.

- Ưu điểm: có thể tạo ra giống cây trồng có năng suất cao; sức sống cao; tính thích ứng rộng; có khả năng chống chịu cao với điều kiện bất lợi.

- Nhược điểm: tỉ lệ giống bất dục cao nên hạn chế nhân giống hữu tính.

Nguồn vật liệu và phương pháp chọn giống

Nguồn vật liệu và phương pháp chọn giống

3.4. Tạo giống cây trồng bằng phương pháp chuyển gen

Sử dụng kĩ thuật kết hợp một gen hay một số của loài này vào gen của loài khác bằng cách chuyển gen DNA tái tổ hợp vào công cụ chuyển gen và đưa đến tế bào.

- Các công cụ chuyển gen như: vi khuẩn, súng bắn gen, plasmid.

- Ngô, bông,... được chuyển gen kháng một số sâu bộ cánh vảy (Hình 10.12).

- Ngô, đậu tương, bông và cải dầu,... được chuyển gen kháng thuốc trừ cỏ Glufosinate-ammonium.

Ưu điểm: nhanh đạt được mục đích chọn giống.

Nhược điểm: kĩ thuật cao và thiết bị phức tạp.