Nguyên nhân bị ợ hơi ợ chua

Ợ hơi là hiện tượng tiêu hóa bình thường của cơ thể. Nhưng nếu ợ hơi nhiều lần, liên tục kéo dài hoặc đi kèm với những triệu chứng bất thường khác thì cần phải đặc biệt chú ý.

Show

Nguyên nhân bị ợ hơi ợ chua

Ảnh minh họa

1. Nguyên nhân gây ợ hơi

- Một số nguyên nhân phổ biến gây ợ hơi: ăn nhiều thức ăn chứa tinh bột, đường, chất xơ; ăn nhiều thức ăn chiên rán, dầu mỡ, nhiều chất béo; nhai kẹo cao su; ăn uống quá nhanh, không nhai nuốt kỹ; hút thuốc lá; nuốt nhiều không khí vào dạ dày;uống bia, đồ uống có ga; căng thẳng, stress...

- Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn thường gặp có ảnh hưởng đến đại tràng (ruột già). Chúng gây ra các triệu chứng gây khó chịu như ợ hơi, buồn nôn, chướng bụng kèm theo tiêu chảy, táo bón,…

- Trào ngược dạ dày thực quản:Tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản thường kèm theo những cơn ợ nóng, ợ chua, ợ hơi.

- Viêm loét dạ dày gây nên những cơn đau âm ỉ tại phần ruột non kèm theo ợ hơi buồn nôn đau bụng, đau phần trên rốn, khó ngủ,…

- Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm tại niêm mạc đại tràng với những mức độ tổn thương khác nhau. Thông thường, người bệnh sẽ cảm thấy đau tức vùng bụng, đầy hơi, ợ, táo bón, phân có máu hoặc chất nhầy khi đại tiện,…

- Rối loạn tiêu hóa, táo bón thường gặp ở mọi lứa tuổi do mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột dẫn đến loạn khuẩn với các triệu chứng điển hình là đau bụng, ợ hơi ăn không tiêu, táo bón và tiêu chảy.

- Dùng thuốc kháng sinh, giảm đau nhiều: Lạm dụng thuốc với tần suất thường xuyên sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Viêm loét dạ dày và đường tiêu hóa chính là tác dụng phụ thường gặp phải khi lạm dụng thuốc kháng sinh hoặc giảm đau.

2. Cách khắc phục ợ hơi

- Ăn uống chậm, nhai kỹ: Việc ăn chậm nhai kỹ sẽ hạn chế nuốt không khí vào bụng cùng thức ăn. Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa cũng không bị làm việc quá tải có tác dụng làm giảm chứng ợ hơi.

- Nói "không" với các đồ uống có ga: Các loại đồ uống như bia, nước ngọt có ga sẽ khiến tình trạng ợ hơi ngày càng nặng nề hơn do ga tích tụ ở dạ dày và gây đầy hơi. Hãy tránh xa những đồ uống này, kể cả là đồ uống có caffein hoặc cồn.

- Không ăn rau củ muối chua: Một số loại rau củ muối chua cũng có thể là nguyên nhân gây ra chứng ợ hơi. Ví dụ như dưa chua, hành muối,... Do đó, nếu bạn đang bị ợ hơi liên tục, hãy tránh xa các thực phẩm này nhé.

- Uống trà: Khi bị ợ hơi, bạn có thể uống trà gừng hoặc trà hoa cúc để cải thiện. Gừng và hoa cúc là thảo dược tự nhiên, có tác dụng giảm kích ứng và cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa rất tốt.

- Lá bạc hà: Bạc hà tính mát nên có thể hỗ trợ giảm ợ hơi rất hiệu quả. Chỉ cần 1 ly nước sôi cho vài lá bạc hà vào là bạn đã có thức uống rất tốt cho hệ tiêu hóa rồi đó.

- Luôn giữ tinh thần thoải mái: Khi bị stress, căng thẳng, bạn sẽ rất dễ thở gấp và nuốt nhiều không khí hơn bình thường. Hãy giữ tinh thần luôn thoải mái, giảm stress bằng cách cân bằng công việc và sở thích, nghe nhạc, đi du lịch, đọc sách,...

- Hạn chế dùng ống hút: Ống hút có thể khiến bạn nuốt nhiều không khí vào bụng hơn. Do đó, nếu đang có sẵn chứng ợ hơi thì tốt nhất hãy uống trực tiếp bằng cốc.

- Đi bộ sau ăn: Việc đi bộ nhẹ nhàng sau ăn sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm lượng khí trong dạ dày và tránh được chứng ợ hơi.

- Bỏ thuốc lá: Bạn cũng sẽ nuốt lượng lớn không khí vào dạ dày khi hút thuốc lá. Việc bỏ thuốc lá không chỉ giúp giảm chứng ợ hơi mà còn rất tốt cho sức khỏe.

- Uống thuốc: Khi bị ợ hơi quá nhiều và liên tục trong thời gian dài do tăng tiết axit dạ dày, bạn có thể uống thuốc trung hòa axit. Tuy nhiên, sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

CN. Vũ Văn Trình (t/h)

Nhiều người luôn thắc mắc không biết ợ chua là bệnh gì mà khiến bụng khó tiêu, ngực nóng ran còn miệng thì chua đắng. Tuy nhiên, hiện tượng ợ chua không phải bệnh mà thường là triệu chứng của một bệnh lý. Đây là dấu hiệu của một số bệnh dạ dày nguy hiểm nếu kết hợp với các triệu chứng khác như khó tiêu, buồn nôn, nóng rát…

Khi ăn đồ khó tiêu, bạn có thể thấy mình liên tục ợ chua, tức bụng, buồn nôn… Nhiều người còn tự hỏi không biết “ợ chua là bệnh gì” mà gây cảm giác khó chịu đến vậy. Bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về tình trạng này để có cách xử lý hiệu quả nhé!

Ợ chua là bệnh gì?

Ợ chua là triệu chứng thường xảy ra sau bữa ăn, vào buổi tối hay khi bạn nằm hoặc cúi người. Đây là hiện tượng axit hay enzyme trong dạ dày trào ngược lên cơ vòng dưới thực quản (lower esophageal sphincter – LES), một cơ có chức năng ngăn cách thực quản với dạ dày. Hiện tượng này thường đi kèm cảm giác nóng rát ở ngực và vị chua đắng ở miệng.

Hiện tượng ợ chua thường xảy ra sau bữa ăn, vào buổi tối hay khi bạn nằm hoặc cúi người. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng nếu hiện tượng này không xảy ra quá 2 lần/tuần. Thế nhưng nếu bạn bị ợ chua thường xuyên hoặc chứng này ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày thì đây có thể là triệu chứng của một bệnh lý cần chữa trị.

Một số bệnh có thể gây ợ chua là thoát vị hoành, xơ cứng bì, u hạt, trào ngược dạ dày… Trong đó, trào ngược dạ dày là nguyên nhân gây ợ chua phổ biến nhất.

Nguyên nhân gây ợ chua là gì?

Nguyên nhân bị ợ hơi ợ chua

Có một số nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng ợ chua như sau:

• Ăn các món làm tăng axit dạ dày: Đôi khi một số thực phẩm và đồ uống hằng ngày có thể kích thích tăng tiết axit dạ dày, từ đó dẫn đến chứng ợ chua. Một số thực phẩm có thể gây kích ứng dạ dày là thức ăn có nhiều axit và những đồ uống có ga, có cồn hay có caffeine.

• Thai kỳ: Tình trạng mang thai có thể gây tăng áp lực trong khoang bụng và ảnh hưởng đến chức năng cơ vòng dưới thực quản, cơ có chức năng ngăn axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản và gây ợ chua.

• Béo phì: Tương tự như thai kỳ, cân nặng không hợp lý cũng có thể gây tăng áp lực lên bụng và dẫn đến tình trạng ợ chua.

• Căng thẳng: Stress sẽ khiến hệ thần kinh không điều khiển được quá trình tiêu hóa một cách hiệu quả. Điều này sẽ góp phần khiến bạn bị khó tiêu và ợ chua.

• Thói quen ăn uống không tốt: Hệ tiêu hóa sẽ hoạt động không tốt nếu bạn có những thói quen ăn uống không lành mạnh như ăn nhanh, nhai không kỹ, ăn quá muộn, vừa nằm vừa ăn… Những thói quen này sẽ khiến bạn khó tiêu, từ đó dễ bị buồn nôn và ợ chua.

• Thoát vị hoành: Đây là bệnh mà một phần dạ dày nhô lên ngực thay vì nằm ở dưới cơ hoành. Bệnh này có thể ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của cơ vòng thực quản và là yếu tố nguy cơ gây trào ngược dạ dày. Hai nguyên nhân này sẽ góp phần khiến bạn bị ợ chua.

• Trào ngược dạ dày: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) xảy ra khi axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản (ống tiêu hóa nối giữa miệng với dạ dày). Điều này có thể gây ra triệu chứng ợ chua, ho, thở khò khè, viêm họng… Bên cạnh đó, bệnh nhân còn dễ gặp tình trạng nóng rát thực quản, ợ nóng, ợ hơi. Bệnh trào ngược dạ dày thường gặp ở những ai có các thói quen không tốt như uống rượu bia, hút thuốc hay ăn đồ nhiều dầu mỡ.

Cách điều trị chứng ợ chua

Nguyên nhân bị ợ hơi ợ chua

Nếu muốn điều trị tình trạng ợ chua, bạn cần xây dựng cho mình một thực đơn ăn uống và thói quen sống lành mạnh kết hợp với dùng thuốc.

1. Xây dựng thực đơn lành mạnh

Để đẩy lùi chứng ợ chua, bạn cần tìm hiểu khi bị ợ chua nên ăn gì và kiêng gì theo các lời khuyên sau đây nhé.

Bị ợ chua nên ăn gì?

Khi bị ợ chua, bạn sẽ cần bổ sung những thực phẩm không có nhiều axit mà lại đầy đủ dinh dưỡng như:

• Chuối: Chuối là một món ăn vặt tiện lợi mà lại không có lượng axit cao. Đây là loại trái cây giúp bạn thỏa mãn cơn đói mà không bị khó tiêu và ợ chua.

• Yến mạch: Cháo yến mạch là một bữa sáng đầy đủ dưỡng chất có thể giúp bạn no lâu mà không bị ợ chua.

• Bánh mì: Các loại bánh mì từ ngũ cốc nguyên hạt rất có lợi cho sức khỏe mà lại giúp bạn trung hòa axit trong bụng. Khi lượng axit trong bụng giảm, bạn sẽ ít ợ chua hơn.

• Lòng trắng trứng: Lòng trắng trứng là một nguồn protein dồi dào mà lại ít axit. Tuy nhiên, bạn cần tránh lòng đỏ vì đây là thực phẩm có thể gây ợ chua.

• Gừng: Gừng là nguyên liệu từ tự nhiên giúp ích cho bạn rất nhiều khi dạ dày bị khó chịu. Loại thảo mộc này sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, từ đó giảm ợ chua.

Bị ợ chua kiêng ăn gì?

Bên cạnh những món nên ăn, bạn cũng cần biết người bị ợ chua nên kiêng ăn gì để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe hệ tiêu hóa. Sau đây là các loại thực phẩm bạn nên tránh:

• Đồ chiên xào: Thực phẩm chiên xào hay nhiều chất béo có thể khiến cơ vòng dưới thực quản giãn ra nên axit trong dạ dày sẽ dễ dàng trào ngược lên thực quản hơn. Hơn nữa, những thực phẩm này cũng có thể gây khó tiêu và làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày. Vậy nên, bạn hãy tránh những thực phẩm có hàm lượng chất béo cao sau đây:

– Thịt chiên.

– Các loại thịt chế biến sẵn.

– Khoai tây hoặc hành tây chiên.

– Các sản phẩm từ sữa nguyên béo như bơ, sữa nguyên chất, phô mai và kem chua, kem tươi…

• Thức ăn cay: Thực phẩm cay hoặc có nhiều tỏi có thể kích ứng dạ dày và gây ra triệu chứng ợ chua.

• Trái cây họ cam quýt: Một số loại trái cây có tính axit cao nên có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng trào ngược dạ dày. Vậy nên nếu bị ợ chua thường xuyên, bạn hãy cắt giảm những loại quả họ cam quýt như cam, bưởi, chanh…

• Chocolate: Chocolate có chứa methylxanthine, một thành phần được chứng minh là làm giãn các cơ vòng dưới thực quản và làm bệnh trào ngược dạ dày nặng thêm.

• Thực phẩm có caffeine: Một số bệnh nhân bị trào ngược axit thường thấy các triệu chứng xuất hiện sau khi uống cà phê. Điều này có thể vì caffeine chính là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày.

2. Thay đổi thói quen sống

Thói quen sinh hoạt hằng ngày ảnh hưởng rất lớn tới tình trạng ợ chua khó tiêu. Nếu bạn muốn giảm nhẹ tình trạng này, hãy xây dựng những thói quen sống lành mạnh sau đây:

• Ăn chậm, nhai kỹ: Bạn nên nhai chậm khi ăn để thức ăn được tiêu hóa tốt hơn. Ngoài ra, bạn hãy tránh đồ uống có cồn và caffeine trong bữa ăn. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên ăn khẩu phần quá nhiều hay ăn trước giờ ngủ vì những thói quen này ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa.

• Giảm căng thẳng: Bạn có thể cố gắng giảm căng thẳng (stress) để não bộ kiểm soát hệ tiêu hóa tốt hơn bằng cách nghe nhạc, đọc sách, đi chơi…

• Nâng đầu cao khi ngủ: Bạn có thể kê 2 – 3 chiếc gối dưới đầu để nâng phần đầu cao lên khi ngủ. Việc này sẽ giúp bạn giữ axit trong dạ dày và từ đó tránh ợ chua.

• Không mặc đồ quá chật: Quần áo không thoải mái có thể gây áp lực lên bụng và khiến axit trong bụng dễ trào ngược lên thực quản. Vậy nên, bạn hãy chọn những trạng phục thoải mái để mặc mỗi ngày nhé.

• Duy trì cân nặng hợp lý: Việc thừa cân sẽ khiến hệ tiêu hóa làm việc vất vả hơn nên bạn sẽ dễ bị khó tiêu và ợ chua. Vậy nên, bạn có thể xây dựng thói quen tập thể dục để giữ cân nặng ở mức hợp lý.

3. Dùng thuốc Tây theo chỉ định

Thuốc kháng histamine H2 là thuốc giúp giảm ợ chua nhờ tác dụng ngăn chặn hoạt động của histamine, một chất hóa học kích thích tế bào dạ dày sản xuất axit. Những thuốc kháng histamine mà bác sĩ có thể chỉ định là:

  • Cimetidine (Tagamet)
  • Ranitidine (Zantac)
  • Famotidine (Pepcid)

Thuốc ức chế bơm proton (PPI) cũng là một nhóm thuốc có thể ngăn chặn sự sản xuất axit của dạ dày. Các thuốc thuộc nhóm PPI bao gồm:

  • Omeprazole (Prilosec, Rapinex)
  • Rabeprazole (Aciphex)
  • Pantoprazole (Protonix)
  • Lansoprazole (Prevacid)
  • Esomeprazole (Nexium)

Những loại thuốc trên tuy là thuốc không kê toa nhưng có thể tương tác với những thuốc khác và gây nguy hiểm. Tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Khi đã biết ợ chua là bệnh gì và các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, bạn có thể tìm cho mình cách khắc phục tốt nhất. Một lối sống lành mạnh với cách lựa chọn thực phẩm đúng đắn sẽ giúp hệ tiêu hóa khỏe hơn, từ đó giảm chứng ợ chua hiệu quả.