Nguyên nhân của khủng hoảng tiền tệ

Khủng hoảng tiền tệ (tiếng Anh: Currency Crisis) là sự sụt giảm mạnh về giá trị đồng tiền của một quốc gia làm ảnh hưởng tiêu cực đến một nền kinh tế bằng cách tạo ra sự bất ổn trong tỉ giá hối đoái.

Nguyên nhân của khủng hoảng tiền tệ

Hình minh họa. Nguồn: huffpost.com

Khủng hoảng tiền tệ (Currency Crisis)

Khái niệm

Khủng hoảng tiền tệ trong tiếng Anh là Currency Crisis.

Khủng hoảng tiền tệ là sự sụt giảm mạnh về giá trị đồng tiền của một quốc gia. Sự suy giảm giá trị này ảnh hưởng tiêu cực đến một nền kinh tế bằng cách tạo ra sự bất ổn trong tỉ giá hối đoái, nghĩa là một đơn vị tiền tệ nhất định không còn mua được nhiều một loại tiền tệ khác so với trước đây.

Biểu hiện của khủng hoảng tiền tệ

Một cuộc khủng hoảng tiền tệ, chẳng hạn như siêu lạm phát, thường là kết quả của một nền kinh tế kém chất lượng. Nói cách khác, một cuộc khủng hoảng tiền tệ thường là triệu chứng và không phải là căn bệnh của tình trạng bất ổn kinh tế.

Khi một làn sóng bán bắt đầu, các nhà đầu tư và người vay phải ngay lập tức bán danh mục đầu tư của họ để tránh mất vốn quá mức. Việc bán như vậy sẽ làm tăng áp lực bán đối với tiền tệ. Chính sự bán tháo của các nhà đầu cơ tạo ra sự biến động quá mức của tỉ giá.

Dấu hiệu của khủng hoảng tiền tệ

Bởi vì hầu hết các giai đoạn khủng hoảng đã không được dự đoán đầy đủ, các nhà kinh tế tại IMF và các ngân hàng đầu tư đã dành nhiều thời gian để phát triển các hệ thống cảnh báo sớm để giúp các nhà hoạch định chính sách và nhà đầu tư chuẩn bị tốt hơn khi khủng hoảng đến gần.

Một trong những vấn đề trong việc phát triển hệ thống cảnh báo sớm là quan điểm về nguyên nhân của khủng hoảng tiền tệ rất khác nhau. Một trường phái cho rằng khủng hoảng tiền tệ xảy ra do các yếu kém trong nền kinh tế, trong khi trường thứ hai cho rằng khủng hoảng tiền tệ có thể xảy ra một cách bất ngờ, không có dấu hiệu về sự suy yếu.

IMF đã thực hiện một nghiên cứu phân tích hành vi của 10 biến số kinh tế vĩ mô quan trọng trong khoảng thời gian khủng hoảng tiền tệ ở 50 quốc gia trong giai đoạn 1975 - 1997. Mặc dù hành vi của các biến này thường khác nhau qua các giai đoạn khủng hoảng nhưng nghiên cứu đã chỉ ra được một số dấu hiệu sau:

- Trong giai đoạn dẫn đến khủng hoảng, tỉ giá hối đoái thực tế cao hơn đáng kể so với mức trung bình trong giai đoạn ổn định.

- Cán cân thương mại cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa trong thời kì tiền khủng hoảng và ổn định.

- Dự trữ ngoại hối có xu hướng giảm mạnh khi khủng hoảng đến gần.

Điều khoản thương mại có sự suy giảm trong những tháng tiền khủng hoảng.

- Lạm phát có xu hướng cao hơn đáng kể trong thời kì tiền khủng hoảng so với thời kì ổn định.

- Tỉ lệ M2, thước đo cung tiền, dự trữ ngân hàng có xu hướng tăng trong giai đoạn 24 tháng tiền khủng hoảng và sau đó giảm mạnh trong những tháng ngay sau khủng hoảng.

- Tăng trưởng về cung tiền (Broad money) danh nghĩa và thực tế có xu hướng tăng mạnh trong hai năm trước khi khủng hoảng tiền tệ, đạt đỉnh vào khoảng 18 tháng trước khi khủng hoảng xảy ra.

- Tăng trưởng tín dụng tư nhân danh nghĩa cũng có xu hướng tăng mạnh trong giai đoạn tiền khủng hoảng.

- Khủng hoảng tiền tệ thường xảy ra bởi bong bóng tài sản tài chính.

- Hoạt động kinh tế trên thực tế cho thấy không có mô hình đặc trưng nào dẫn đến cuộc khủng hoảng.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Economics for Investment Decision Makers, CFA Institute)

  1. Một cuộc khủng hoảng tiền tệ được đưa định nghĩa bởi sự suy giảm giá trị đồng tiền của một quốc gia. Sự suy giảm về giá trị này ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế bằng cách tạo ra những bất ổn trong tỷ giá hối đoái, có nghĩa là một đơn vị tiền tệ đó không còn mua được nhiều thứ như trước hoặc không còn trao đổi được nhiều đồng tiền khác như trước nữa.

    Để đơn giản hóa vấn đề, chúng ta có thể nói rằng từ góc độ lịch sử, các cuộc khủng hoảng bùng nổ do kì vong của nhà đầu tư phát triển quá mạnh. Kể từ đầu những năm 1990, đã có nhiều trường hợp khủng hoảng tiền tệ được các nhà đầu tư coi là khủng hoảng lớn toàn cầu, gây ra suy giảm vốn.

    Vai trò của chính phủ, ngân hàng trung ương và nhà đầu tư trong cuộc khủng hoảng tiền tệ


    Ngân hàng trung ương trong nền kinh tế tỷ giá cố định đó là cố gắng duy trì tỷ giá hối đoái cố định hiện tại bằng cách “ăn” vào dự trữ ngoại hối của đất nước hoặc thả nổi tỷ giá hối đoái khi đối mặt với viễn cảnh khủng hoảng tiền tệ.

    Đầu tiên, chúng ta hãy giải thích lý do tại sao khai thác vào dự trữ ngoại tệ là một giải pháp tiềm năng. Khi sự kỳ vọng của thị trường giảm, áp lực làm tỉ giá đồng tiền mất giá trị và cách cứu vãn duy nhất là tăng lãi suất. Để tăng lãi suất, ngân hàng trung ương phải giảm cung tiền, do đó làm tăng nhu cầu đối với tiền tệ. Ngân hàng có thể làm điều này bằng cách bán dự trữ ngoại hối để tạo ra dòng vốn. Khi ngân hàng bán một phần dự trữ ngoại tệ của mình, ngân hàng sẽ nhận được khoản thanh toán dưới dạng nội tệ mà sau đó coi như ngân hàng giữ và nghĩa là lưu thông mất đi một khoản nội tệ.

    Các ngân hàng trung ương không thể chống đỡ tỷ giá trong thời gian dài do sự suy giảm dần trong dự trữ ngoại hối cũng như các yếu tố chính trị và kinh tế, chẳng hạn như tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Phá giá tiền tệ bằng cách tăng tỷ giá hối đoái cố định cũng dẫn đến hàng hóa nội địa rẻ hơn hàng ngoại, làm tăng nhu cầu và tăng sản lượng.

    Trong ngắn hạn, sự mất giá cũng làm tăng lãi suất, ngân hàng trung ương bù đắp thông qua việc gia tăng cung tiền và tăng dự trữ ngoại hối.

    Các nhà đầu tư nhận thức rõ rằng trong trường hợp này, sử dụng một chiến lược phá giá là có thể kiếm lợi nhuận. Nếu thị trường kỳ vọng ngân hàng trung ương phá giá tiền tệ (và làm tăng tỷ giá hối đoái), thì khả năng việc thúc đẩy dự trữ ngoại hối thông qua sự gia tăng tổng cầu sẽ không được thực hiện. Thay vào đó, ngân hàng trung ương phải sử dụng dự trữ của mình để thu hẹp cung tiền, làm tăng lãi suất trong nước.

    Phân tích sâu hơn về khủng hoảng tiền tệ


    Các nhà đầu tư thường sẽ cố gắng rút tiền của họ về nếu niềm tin vào nền kinh tế đất nước giảm sút. Đây được gọi là chuyến bay vốn (capital flight). Họ rút vốn bằng cách bán cổ phiếu trở ra lại thị trường hoặc thanh lý các khoản đầu tư bằng tiền tệ của nước họ, đối với đất nước thì họ đang chuyển đổi các khoản đầu tư sang ngoại tệ. Điều này làm cho tỷ giá hối đoái càng tệ hơn và dự trữ vốn của đất nước cũng sẽ giảm sút theo, kéo theo nguy cơ khủng hoảng.

    Dự đoán khủng hoảng tiền tệ liên quan đến việc phân tích một tập hợp các biến phức tạp và đa dạng. Có một vài yếu tố chung phổ biến của các cuộc khủng hoảng gần đây:

    · Quốc gia vay nợ quá nhiều (thâm hụt tài khoản vãng lai)

    · Giá trị tiền tệ tăng nhanh

    · Sự không chắc chắn về hành động của chính phủ khiến niềm tin nhà đầu tư bất ổn

    Chúng ta hãy xem xét một vài cuộc khủng hoảng để xem cách chúng diễn ra:

    • Các nước vay nặng (thâm hụt tài khoản vãng lai)
    • Giá trị tiền tệ tăng nhanh
    • Sự không chắc chắn về hành động của chính phủ khiến các nhà đầu tư bất ổn


    Chúng ta hãy xem xét một vài cuộc khủng hoảng để xem cách chúng diễn ra cho các nhà đầu tư:

    Ví dụ 1: Khủng hoảng Mỹ Latinh năm 1994

    Vào ngày 20 tháng 12 năm 1994, đồng peso của Mexico bị mất giá. Trước đó nền kinh tế Mexico đã tăng rất mạnh kể từ năm 1982, khi nó trải qua biến động cuối cùng và lãi suất chứng khoán Mexico ở mức cao.

    Một số yếu tố góp phần vào cuộc khủng hoảng 1994:

    1/ Cải cách kinh tế từ cuối những năm 1980, được thiết kế để hạn chế lạm phát thời điểm đó và bắt đầu phản tác dụng khi nền kinh tế suy yếu.

    2/ Vụ ám sát một ứng cử viên tổng thống Mexico vào tháng 3 năm 1994 đã làm dấy lên lo ngại về sự bất ổn chính trị.

    3/ Ngân hàng trung ương đang dự trữ ngoại tệ khoảng 28 tỷ USD, dự kiến sẽ giữ ổn định cho đồng peso. Trong chưa đầy một năm, dự trữ đã cạn.

    4/ Ngân hàng trung ương bắt đầu chuyển đổi nợ ngắn hạn, bằng tiền peso, thành trái phiếu bằng đô la. Việc chuyển đổi dẫn đến giảm dự trữ ngoại hối và gia tăng nợ.

    Khi chính phủ ra quyết định phá giá tiền tệ vào tháng 12 năm 1994, đây là sai lầm chính.

    Nhưng kết quả là đồng tiền đã không ổn định như mong muốn mà tỷ giá hối đoái lại giảm xuống mức thấp kỷ lục , lúc này chính phủ chữa cháy bằng cách tăng lãi suất lên tận 80% nhưng cuộc khủng hoảng cuối cùng cũng chấm dứt bằng khoản vay khẩn cấp từ Hoa Kỳ.


    Ví dụ 2: Khủng hoảng Châu Á năm 1997

    Những năm đó Châu Á nổi lên bởi khu vực Đông Nam Á là nơi có nền kinh tế "hổ" và cuộc khủng hoảng Đông Nam Á. Đầu tư nước ngoài đã đổ vào đây trong nhiều năm. Các nền kinh tế kém phát triển bỗng chốc trải qua tốc độ tăng trưởng nhanh và mức xuất khẩu cao.

    Sự tăng trưởng nhanh chóng là do các dự án đầu tư vốn nhưng thực chất năng suất tổng thể không đáp ứng được kỳ vọng. Trong khi nguyên nhân chính xác của cuộc khủng hoảng là tranh chấp, Thái Lan là nước đầu tiên gặp rắc rối.

    Cũng giống như Mexico, Thái Lan phụ thuộc rất nhiều vào nợ nước ngoài, khiến nó rơi vào bờ vực thiếu thanh khoản. Chủ yếu, đầu tư bất động sản chiếm ưu thế nhưng lại không được quản lý hiệu quả. Thâm hụt tài khoản vãng lai lớn duy trì bởi khu vực tư nhân, ngày càng phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài với tỷ giá thả nổi. Điều này đã khiến nước này phải đối mặt với nhiều rui ro ngoại hối.

    Rủi ro này đến khi Mỹ tăng lãi suất trong nước, điều này làm giảm lượng đầu tư nước ngoài vào các nền kinh tế Đông Nam Á. Đột nhiên, thâm hụt tài khoản vãng lai trở thành một vấn đề lớn và sự lây lan tài chính nhanh chóng phát triển. Cuộc khủng hoảng Đông Nam Á bắt nguồn từ một số điểm chính:

    - Khi tỷ giá hối đoái cố định trở nên cực kỳ khó duy trì, nhiều đồng tiền Đông Nam Á giảm giá trị.

    - Các nền kinh tế Đông Nam Á có sự gia tăng nhanh chóng về nợ tư nhân.

    - Đầu tư nước ngoài có một phần đầu cơ mà các rủi ro kèm theo là rất lớn.

    Điểm mấu chốt

    Khủng hoảng tiền tệ có thể có nhiều hình thức nhưng phần lớn được hình thành khi tâm lýkỳ vọng của nhà đầu tư không phù hợp với triển vọng kinh tế của đất nước. Trong khi tăng trưởng ở các nước đang phát triển nói chung là tích cực cho nền kinh tế toàn cầu, lịch sử đã cho chúng ta thấy rằng tốc độ tăng trưởng quá nhanh có thể tạo ra sự bất ổn và tỉ lệ khủng hoảng cao hơn. Mặc dù nếu ngân hàng trung ương quản lý chặt chẽ và hiệu quả có thể giảm thiểu tỉ lệ khủng hoảng nhưng nhìn chung là khó dự đoán.

    *Bài viết thể hiện quan điểm của người viết, không phải người dịch

    >> Tư duy con người đấu với máy tính trong forex

    >> 4 yếu tố chính tạo ra xu hướng

    >> [Bán sách] Thương Vụ Để Đời - Nếu muốn bắt đỉnh và làm 1 cú trade để đời, hãy thử đọc quyển sách này

    >> Review sách Thương Vụ Để Đời - Cú đổ vỡ siêu bong bóng tài chính 2017-2019

    Giới thiệu sách Trading hay Các Phương Pháp Price Action Kinh Điển

    Bộ sách tổng hợp các phương pháp Price Action truyền thống và hiện đại, với các hướng dẫn cụ thể và dễ áp dụng cho nhà giao dịch

    Nguyên nhân của khủng hoảng tiền tệ

    Thông tin tác giả

    Thêm thông tin

    Chỉnh sửa cuối: 27/09/2018

  2. Các bác đọc lại tất cả các bài viết của mình đã post sẻ hiểu vì sao khủng hoảng, thủ phạm là ai? cách để nó chấm dứt khủng hoảng. có thể sắp tới là lần khủng hoảng tiền tệ cuối cùng của nhân loại.
    USD sẻ rớt giá, Mỹ sẻ cạnh tranh hơn, Trump sẻ làm cho nước Mỹ phát triển vĩ đại thêm 1 lần nửa.

  3. bác cho em xin vài link bài của bác đi hehe

  4. bác có thể giải thích thêm tại sao tăng lãi suất và giữ lại lượng nội tệ có được nhờ bán ngoại tệ lại làm tăng cầu nội tệ không ạ

  5. trước khi làm như vậy thì nội tệ đang dư ngoài thị trường. Bác tung ra ngoại tệ giữ lấy nội tệ -> giảm lượng nội tệ trong lưu thông.
    Tăng lãi suất tiền gửi -> ngta đi gửi nội tệ vào ngân hàng vì lãi suất cao -> giảm lượng nội tệ trên thị trường.
    Sau đó cầu nội tệ lại dần tăng lên, Ngân hàng trung ương bắt đầu cân đối lại dần dần

  6. Em mới tham gia forum, chỉ có vài post nhỏ ko liền mạch. Đại ý là vai trò tiền tệ chung toàn cầu của USD sẻ tạo ra các cuộc khủng hoảng, làm chậm phát triển kinh tế toàn cầu. Trước đó có đồng bảng Anh củng rơi vào tình trạng tương tự. Nó được gọi là "Triffin dilemma", bác xem ở đây: https://en.wikipedia.org/wiki/Triffin_dilemma

    Nguyên nhân của khủng hoảng tiền tệ

    Triffin dilemma - Wikipedia


    IMF họ dầy công nghiên cứu tạo ra SDR, nhưng nó ko khả thi vì thiếu thanh khoản, chỉ vài người chơi họ tự quy định giá với nhau và nó thay đổi cơ cấu ngành ngân hàng hiện tại toàn diện luôn. Riêng XRP nói riêng, crypto nói chung nó có nhiều ưu điểm hơn SDR. cho nên IMF họ đã chọn XRP, cả FED nửa, ECB nửa. BIS nửa.

    XRP nó được dùng để chuyển khoản ngân hàng xuyên quốc gia mà ko đòi hỏi bên nhận phải có tài khoản ngoại hối (usd) nostro/vostro. cho nên nếu nó được sử dụng, tiền usd sẻ dư thừa ra, các ngân hàng trung ương ko cần dự trử usd, ko cần điều chỉnh tỷ giá hối đoái, sẻ làm rẻ usd, đúng ý Trump luôn, usd rẻ làm cho hàng hóa Made in USA dể xuất khẩu, các công ty sản xuất lớn sẻ dịch chuyển từ Trung Quốc và các nước khác trở về Mỹ, giải quyết lao động trong nước mà vẩn đãm bảo xuất khẩu.
    Còn về làm sao để usd rẻ, mà Mỹ vẩn thống trị được thế giới thì nó cao siêu lắm, thuộc về lĩnh vực thuyết âm mưu hơn là bằng chứng thực tế. em chỉ biết là công ty Ripple là của Mỹ, đó là lợi thế, họ có thể tiếp quản 55 tỷ XRP hiện tại thông qua IMF(cùng với SWIFT, IMF là công cụ của Mỹ để thống trị, trừng phạt các quốc gia ko theo ý họ)

    Chỉnh sửa cuối: 14/08/2018

  7. cảm ơn bác, để em thẩm thấu hehe

  8. Cao siêu quá, mà giống như nói là đồng tiền ảo ripple sẽ có giá. vào trade tiền ảo được đấy.

  9. quả là được thông não, cảm ơn bác! Rất mong sẽ được đọc nhiều bài viết như thế này nữa.

  10. tại sao lại là lần cuối cùng vậy bác ?

  11. theo như bác nói thì trong 1 - 2 năm tới nếu xảy ra khủng hoảng tiền tệ thật thì lãi suất tiền gửi của ngân hàng việt nam sẽ hơn 10%, vấn đề là sau khi hết khủng hoảng thì ngân hàng lại tiếp tục bơm nội tệ để trả tiền lãi cho người dân và lượng tiền lúc này ở ngoài thì trường sẽ rất nhiều dẫn đến cần phải có 1 kênh lớn hấp thu lượng tiền khủng này, có đúng không ?

  • Trang chủ
  • Sách cho Trader
  • Video Clip Trading
  • Broker có phép
  • Lớp học Trading
  • Lịch tin Forex
  • Diễn Đàn
  • Trao đổi - Chia sẻ
  • Forex - Vàng
  • Crypto
  • Binary options
  • Chứng khoán quốc tế
  • Chứng khoán Việt Nam
  • Hệ thống giao dịch
  • Sách - Tài liệu
  • Chuyện bên lề
  • Liên hệ