Nguyên nhân của loạn thị là gì

Bạn có biết bệnh loạn thị là gì? Đây được xem là một tật khúc xạ mắt cũng rất thường gặp, có thể gặp ở mọi lứa tuổi cả trẻ em và người trưởng thành. Người bị bệnh loạn thị khiến mắt nhìn mờ trong sinh hoạt hằng ngày nên dẫn đến nhiều khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. Hãy cùng Docosan tìm hiểu về bệnh này trong bài viết sau đây nhé!

Tóm tắt nội dung

Bệnh loạn thị là gì?

Mắt bị loạn [Astigmatism] là hiện tượng các tia sáng song song đi vào mắt ở các kinh tuyến khác nhau được hội tụ ở các điểm khác nhau trên võng mạc khi mắt ở trạng thái nghỉ ngơi và không điều tiết.

Loạn thị là chứng bệnh hay gặp ở những người mà phần giác mạc ở phía trước mắt có độ cong không đồng đều, và do đó có độ khúc xạ ánh sáng với các góc độ rất khác nhau. Từ đó thủy tinh thể không thể nào hội tụ toàn bộ ánh sáng của vật thể vào đúng vị trí trên võng mạc được và thị lực trở nên mờ mờ.

Nguyên nhân của bệnh loạn thị 

Các nguyên nhân chính gây nên loạn thị là:

  • Đôi khi là bệnh của cả gia đình, do vậy không loại trừ nguyên nhân di truyền trong các bệnh lý về mắt. 
  • Chứng loạn thị thường xuất hiện từ khi mới sinh, do nguyên nhân bị nhăn nhó kết mạc ở cả hai mắt. 
  • Một số trường hợp loại thị là do di chứng của các bệnh ở mắt như: giác mạc hình chóp hay các tổn thương ở mắt gây nên loét hay sẹo giác mạc.
  • Người bị cận thị hay viễn thị quá nặng mà không chữa trị phù hợp. 
  • Biến chứng sau phẫu thuật tại mắt, như phẫu thuật đục thủy tinh thể.
Nguyên nhân của bệnh loạn thi

Triệu chứng của bệnh loạn thị 

Chứng loạn thị có thể gây ra các vấn đề khó khăn cho thị lực, tuy rằng đa số mọi người đều mắc phải chứng bệnh ở mức độ nhẹ. Các triệu chứng dễ nhận thấy ở bệnh loạn thị là:

  • Thị lực mờ đối với các chữ in nhỏ, điều này gây ra khó khăn khi đọc sách 
  • Thay vì nhìn thấy quả bóng hình tròn thì người mắc chứng loạn ở mắt sẽ nhìn thấy như quả bóng có hình bầu dục, với độ cong không được mịn 
  • Không có khả năng nhìn thấy rõ vật ở gần cũng như ở xa
  • Mắt có tầm nhìn đôi, nhìn một vật có hai hoặc ba bóng mờ 
  • Một số dấu hiệu kèm theo khác như đau nhức mắt, chảy nước mắt, hoa mắt chóng mặt, đau vai gáy,… cũng có thể xảy ra. 

Loạn thị bao nhiêu độ là nặng?

Dựa vào các tiêu chí khác nhau, căn bệnh về mắt này có thể được phân thành nhiều loại

Theo mức độ từ nhẹ đến nặng

  • Loạn thị nhẹ: Mức độ loạn nhỏ hơn 3 đi-ốp 
  • Loạn thị vừa: Có mức độ loạn thị từ 3.0 đến 6.0 đi-ốp 
  • Loạn thị nặng: Mức độ loạn từ 6.0 đến khoảng 12.0 đi-ốp
  • Loạn thị siêu nặng: Khi loạn từ 12.0 đi-ốp trở lên

Theo tiến triển và biến hóa của bệnh lý 

  • Loạn thị đơn thuần: Do hệ thống chiếu quang và võng mạc của mắt phối hợp hoạt động nhìn không còn bình thường.
  • Loạn thị bệnh lý: Là trường hợp mà sau 20 tuổi thì chứng bệnh vẫn phát triển và nhãn cầu có biến đổi cấu trúc giải phẫu.

Cách điều trị bệnh loạn thị

Sẽ có rất nhiều người đặt câu hỏi loạn thị có nên đeo kính không ? Hiện nay cách chữa trị chứng loạn ở mắt chủ yếu là dùng kính. Ở người bị bệnh thì có thể được điều chỉnh lại thị lực bằng các loại kính đặc biệt nhằm bù lại hình dạng méo mó của giác mạc. 

  • Loại kính sát tròng cứng rất có hiệu quả vì nó có tác dụng làm phẳng phần bề mặt của giác mạc 
  • Việc đeo kính sát tròng loại mềm thường xuyên cũng có tác dụng điều chỉnh lại hình thể của giác mạc đối với các trường hợp loạn nhẹ. Đây là loại kính hiệu quả trong điều trị mắt bị loạn hiện nay. 

Trong một số trường hợp, mắt bị loạn có thể được điều chỉnh bằng phẫu thuật trị liệu và tia laser nhằm thay đổi hình dạng bề mặt của võng mạc và chỉ để lại những vết sẹo rất nhỏ. Hiện nay ở nước ta, các kỹ thuật này đang được áp dụng và có hiệu quả cao: 

  • Thay đổi khúc xạ định hình nhu mô giác mạc – LASIK 
  • Thay đổi khúc xạ cắt bỏ biểu mô giác mạc – PRK 
  • Thay đổi khúc xạ định hình giác mạc vạt dưới biểu mô – LASEK
Các phương pháp điều trị bệnh loạn thị

Top phòng khám điều trị bệnh loạn thị ở TP.HCM

  • Phoenix Medical Center – Q.5
  • European Eye Center – Q.2
  • Phòng khám chuyên khoa mắt Thu Ba – Q.8

Kết luận 

Nếu loạn thị còn ở mức độ nhẹ thì người bệnh sẽ không cảm nhận được mức độ sai lệch của thị lực. Tuy nhiên, ở độ loạn nặng cũng có thể gây ra các khó khăn đáng kể về thị lực. Vì vậy, nếu gặp bất kỳ triệu chứng dấu hiệu nào của mắt gây khó khăn thì nên đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra thị lực.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị. Để được tư vấn trực tiếp, bạn đọc vui lòng liên hệ hotline 1900 638 082 hoặc CHAT để được hướng dẫn đặt hẹn.

Chủ Đề