No pains no gains có nghĩa tiếng việt là gì năm 2024

Ngày đăng: 25/03/2023 / Ngày cập nhật: 25/03/2023 - Lượt xem: 127

Cuộc sống vốn không như mong muốn, bạn luôn gặp muôn vàng khó khăn. Lúc ấy, hãy đọc ngay “No pain no gain” để tiếp thêm sức mạnh vượt qua tất cả mọi trở ngại. No pain no gain là gì? Tại sao lại truyền cảm hứng mạnh mẽ đến người nghe đến thế? Muốn biết chi tiết, hãy cùng Máy Thông Dịch. Com tìm hiểu ngay nhé!

Nội Dung []

NO PAIN NO GAIN LÀ GÌ?

No pain no gain - Không đau đớn không thành công”. Trong tất cả loại cảm giác có lẽ đau sẽ làm cho bạn khó chịu mệt mỏi về thể chất hoặc tinh thần hoặc cả hai. Nếu bạn sợ đau, bạn sẽ không bao giờ cảm nhận được cảm giác hạnh phúc trọn vẹn.

No pains no gains có nghĩa tiếng việt là gì năm 2024

NO PAIN NO GAIN NGHĨA LÀ GÌ?

No pain no gain có rất nhiều tầng ý nghĩa là:

  • Không vấp ngã không thể thành công.
  • Có công mài sắt có ngày thành kim.
  • Thất bại là mẹ thành công.
  • Thuốc đắng dã tật.
  • Sự thật mất lòng.

Muốn đạt thành công, bạn phải có hành động và không ngừng cố gắng để đạt được. Bạn sẽ thường gặp trong học tập, rèn luyện thể dục, thể thao, công việc,...

Xem thêm

1. Có không giữ mất đừng tìm tiếng anh

2. Singapore Nói Tiếng Gì?

3. Phần mềm dịch tiếng Anh chuẩn nhất

4. Xách ba lô lên và đi tiếng Anh

VÍ DỤ NO PAIN NO GAIN THỰC TẾ

  • The lesson of Singapore is “No pain, no gain” or as we say “No cross, no crown”& your team seems not to know this. Stay conscious, my friend!

Tạm dịch: Bài học từ Singapore là không đau, không đạt được mong muốn hay không có vương miện và đội của bạn có vẻ không biết điều này. Hãy yên tâm, bạn của tôi!

  • It must be hard to exercise for long. – Yeah! But I want to look good & you know, no pain, no gain.

Tạm dịch: Thật rất khó để tập thể dục lâu dài. – Vâng, nhưng tôi muốn nhìn mình tốt hơn và bạn biết, không đau, không đạt được.

  • I could not take any more steps. This road is very long & my leg is hurting all

Tạm dịch: Tôi không thể nào đi thêm bước nào nữa. Con đường quá dài và chân tôi đang rất đau.

  • Coach: No pain, no gain. Come on, everybody! Run one more lap! No pain, no gain

Tạm dịch: Không đau thì không thể nào tới đích được. Tiếp tục nào, mọi người! Một lần nữa! Có chí thì nên!

No pains no gains có nghĩa tiếng việt là gì năm 2024

THÀNH NGỮ NO PAIN NO GAIN TRUYỀN CẢM HỨNG CUỘC SỐNG

  • That iron is still sharpened, so it's still a needle.

Tạm dịch: Sắt kia mài mãi cũng còn nên kim.

  • Be patient and make a fortune.

Tạm dịch: Chịu khó nhẫn nại làm nên cơ đồ

  • Even tall trees have a climbing path

Tạm dịch: Non cao cũng có đường trèo.

  • Have the will to a mandarin, have the guts to get rich.

Tạm dịch: Có chí làm quan, có có gan làm giàu.

  • Long ants full of nests.

Tạm dịch: Kiến tha lâu đầy tổ.

  • Diligence in place of intelligence.

Tạm dịch: Cần cù bù thông minh.

  • Success is the sum of small efforts, repeated day in & day out.

Tạm dịch: Thành công là tổng của những nỗ lực nhỏ bé được lặp đi lặp lại hằng ngày.

  • Fall down seven times, stand up eight.

Tạm dịch: Ngã 7 lần, vựt đứng dậy 8 lần.

  • Energy & persistence conquer all things.

Tạm dịch: Nghị lực, bền bỉ có thể chinh phục tất cả mọi thứ.

  • If you wish to reach the highest, begin at the lowest.

Tạm dịch: Nếu muốn vươn lên đến đỉnh thì hãy bắt đầu từ dưới đáy.

No pains no gains có nghĩa tiếng việt là gì năm 2024

KẾT LUẬN

No gain no pain được dịch nghĩa chính xác là không đau không thành công. Hãy nhớ! Mỗi lần gặp phải khó khăn, gian khổ hãy tự nhắn nhủ bản thân, NO GAIN NO PAIN. Hãy mạnh mẽ, không ngừng cố gắng để đạt được ước mơ và kỳ vọng bản thân. Đừng bao giờ bỏ cuộc. Hy vọng, bài viết sẽ truyền được động lực tích cực dành cho bạn.

Tác giả: Lại Thị Mơ

Bài số 5493-20-31300-vb3091118

Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.

***

Khi viết bài, tôi thường bị góp ý về chuyện chen tiếng Anh vào. Thật tình sống ở Mỹ đã lâu, hình như ngôn ngữ không còn biên giới, nó đã hòa trộn vào tiếng mẹ đẻ khi muốn diễn tả ý tưởng. Vì vậy thỉnh thoảng tôi thấy mình lại chứng nào tật nấy, nhất là mấy chữ thông dụng như chữ OK, chứ thật ra không phải vì ham “vọng ngoại” mà quên tiếng mẹ đẻ. Thêm một lý do nữa, đôi khi tiếng Anh viết ngắn, nhưng hiểu nhiều.

“No Pain No Gain.” Trong tiếng Anh, “Pain” là đau, gợi ra sự vất vả, khó nhọc, mới “Gain” đạt được. Khó nhọc mà vẫn đạt được thì đúng là “quá đã” hiểu theo nghĩa thích thú. Vậy “No Pain No Gain” có thể diễn nôm là “Không Đau Không Đã”, Chỉ bốn tiếng mà so với câu tiếng Việt cùng ý, “muốn ăn phải lăn vào bếp”, thấy gọn nhẹ hơn, nhất là thời buổi này lại càng cổ lỗ sĩ, muốn ăn chỉ cần có tiền, gọi delivery. Hoặc muốn ăn hét thì phải đào giun, nói xa xôi, dông dài trẻ con không hiểu (đôi khi cả má nó) chỉ có những người dưới quê đã từng thấy người ta đi câu mới biết tại sao mới phải đào giun trước. Vì vậy xin mọi người bỏ qua.

Cứ mỗi lần đọc ở đâu câu “No Pain No Gain”, tôi lại nhớ tới những kỷ niệm trong ký ức. Thường là kỷ niệm vui của những lần du lịch xem thắng cảnh.

Năm 1996 chúng tôi gồm hai gia đình đi xem tượng Nữ Thần Tự Do ở NY, dẫn theo một lô nhóc từ 5 tới 11 tuổi. Sau khi qua phà tới đảo, mọi người sẽ vào Viện bảo tàng trưng bày chứng tích của tiền nhân di cư qua Mỹ từ những thế kỷ xa xưa. Nhìn những cái va ly bằng nan bằng lát, nhỏ như cái hộp đựng giày, chúng ta mới hiểu chuyện ngày xưa hai cha con chỉ có chung một cái quần là không phải chuyện bịa. Còn Trần Minh khố chuối chắc cũng có thể có chứ không phải là hư cấu, bởi vì vượt đại dương tìm đường sống mà gia tài mang theo vỏn vẹn chỉ có cái va ly nhỏ như vậy, thì nhét được bao nhiêu của cải.

Hình ảnh thuyền nhân (di dân đa số đều dùng thuyền) có từ thế kỷ 16 đã chứng tỏ câu “No pain no gain” muôn đời đúng cho tất cả chúng ta.

Trong Viện bảo tàng, người ta có thể tìm ra phả hệ của nhiều gia tộc. Xem xong phần này, chúng tôi phải xếp hàng để vào phía trong tượng. Hàng người đứng xếp dài như con rắn, mà trời mùa Hè thì nắng chang chang, đám trẻ vẫn kiên nhẫn chờ. Để mọi người biết bao lâu sẽ được vào bên trong, người ta để một cái bảng nhỏ cho biết thời gian ước lượng. Chúng tôi xếp ở đoạn phải cần 90 phút mới được vào bên trong, chẳng ai bỏ hàng, chẳng ai kêu ca, ý thức kỷ luật là nét đẹp của văn hóa Âu Tây. Chỉ có mỏi chân quá thì mọi người ngồi xổm, tay cầm tờ giấy che nắng chiếu rát mặt.

Vào tới bên trong lại còn phải trèo thang sắt để lên tới nơi cao nhất là ngọn đuốc. Rất nhiều bậc thang, có nhiều đoạn chỉ chui lọt một người. Trẻ con cũng thở hổn hển, nhưng khi thấy tấm bảng khuyến cáo: không tiếp tục thì bước qua thang máy. Đi lên hay đi xuống thì tôi không nhớ, có điều 7 đứa trẻ từ 5 tới 11 tuổi, chúng nhìn nhau (như một thách thức) và không đứa nào bỏ cuộc.

Lên tới nơi cao nhất, nhìn xuống phía dưới chỉ thấy xe cộ nhỏ li ti như những chấm đen di chuyển. Đó là lúc mọi người đã tự cho mình phần thưởng “No Pain No Gain”, cho bõ công ngồi chờ dưới trời nắng chang chang, và ì ạch leo mấy trăm bậc thang.

Khi về nhà đọc chi tiết nói về tác giả là ông Eiffel, một Kiến Trúc Sư tài ba, mới thấy ý kiến của ông độc đáo như thế nào. Nước Mỹ quả là may mắn, vì (theo tôi) tượng Nữ Thần Tự Do ý nghĩa và nổi tiếng hơn tháp Eiffel, dù do cùng một người khởi xướng gầy dựng.

Để hoàn thành và bảo trì bức tượng, nhiều vấn đề vô cùng nan giải: làm sao di chuyển khối sắt khổng lồ, làm sao gìn giữ cho khỏi hư hỏng theo thời gian. Vì tượng Nữ Thần Tự Do dựng trên một hòn đảo chịu phong ba bão táp, mà NY là nơi có tuyết và bão rất nhiều. Tôi đi xem trước để thấy mình trầm trồ khâm phục, về nhà đọc thêm tài liệu để tăng thêm lòng ngưỡng mộ nhân tài.

Sau vụ khủng bố 9/11/ 2001 nghe nói không được vào bên trong tượng, mãi sau này mới cho vào xem bên trong, nhưng khỏi cần xếp hàng (free) mà chỉ cần mua vé. Như vậy chẳng có chút nào nặng nhọc, nhàn hạ quá, thiếu phần náo nức của cảm giác tò mò chinh phục.

Cho tới bây giờ đám trẻ đã trưởng thành, nhưng đứa nhỏ nhất lúc đó 5 tuổi, vẫn nhớ chuyện xếp hàng và leo bên trong như những đường hầm sâu hun hút. Thường người ta chỉ nhớ những gì khó khăn trục trặc, chứ mua vé đi thang máy rồi vèo lên, vèo xuống chẳng có gì đáng nhớ. Bởi vậy khi đi thăm tháp Eiffel, dù lớn tuổi chúng tôi cũng ráng đi bằng chân, xem sức mình chịu nổi tới đâu.

Cũng mùa Hè năm đó chúng tôi đi thăm Thủ Đô Washington DC. Hồi đó rất nhiều người đi thăm DC, có điều vào bên trong Bạch Cung thì chắc không nhiều, vì một lẽ rất dễ hiểu là phải xếp hàng rất sớm. Có người phải xếp từ nửa đêm ngày hôm trước, giống như ngày xưa sau tiệc Thanksgiving, là phải ra xếp hàng để mua hàng ngày Black Friday.

Năm đó chúng tôi có 3 gia đình gồm 13 người, lúc 4 giờ sáng 3 người lớn ra xếp hàng, 3 người còn lại ở lại phòng trông trẻ con. Tới 6 giờ sáng nhân viên trong Nhà Trắng ra đóng dấu trên cổ tay, sau đó tan hàng. Tới 10 giờ thì được vào xem bên trong, mỗi người được dẫn vô 3 người. Chỉ có 3 người có đóng dấu, như vậy thiếu mất một người không được vào.

Trong lúc xếp hàng, chúng tôi lân la hỏi chuyện anh chàng ngồi trước mặt. Nghe tỉ tê than thở chuyện một người không được vào, anh chàng nói ngay sẽ đưa vào dùm cho, nhưng phải trả 25 đô. Thật tình cờ tôi biết có “nghề” xếp hàng để bán chỗ, sau khi đóng dấu tay, tới giờ mở cổng anh chàng đó đưa 3 người khách không muốn xếp hàng vì quá sớm, và quá lâu. Sau khi qua khỏi cổng, anh chàng sẽ lẻn ra về, người gác cổng chắc cũng nhẵn mặt, có điều anh có làm gì bất hợp pháp đâu, vì tay anh có đóng dấu đàng hoàng mà, thiệt là cái khó ló cái khôn. Còn chuyện làm sao anh kiếm được khách mỗi ngày thì đành chịu. Chúng tôi thấy 25 đồng mắc quá, ỉ eo trả giá, giá nào anh cũng không chịu, ấy vậy mà khi tới giờ vào cổng anh bảo nhắn người nhà ra dẫn cho vào không. Thì ra anh chỉ tìm ra được 2 người, nên thấy uổng công cho vào free. Kể ra anh cũng biết tính toán chuyện làm ăn, vì nếu để trả giá, các bạn anh sẽ không bằng lòng. Hóa ra có tới một nhóm người làm nghề này, phải tôn trọng luật lệ, không được phá giá.

Như vậy nhờ xếp hàng từ sáng sớm, tình cờ tôi biết được chuyện thú vị, vậy chẳng phải “ no pain no gain” sao?

Sau vụ khủng bố 9/ 11, chỗ nào cũng bị nghi ngờ là mục tiêu của bọn phá hoại nên nhiều chỗ không cho vào xem nữa, chứ trước kia chúng tôi được vào xem cả chỗ làm việc của FBI, có rất nhiều điều vô cùng thích thú, những chuyện chỉ nghe kể trong các truyện trinh thám, tội phạm đa phần là những nhóm gangster vận chuyển ma túy vào nước Mỹ. Dĩ nhiên chỉ trưng bày những mánh đã bị giải mã, chứ bọn này là phù thủy có trăm phương ngàn cách, những con quỷ trăm đầu, chặt đầu này mọc ra đầu khác.

Được xem tận mắt các cách ngụy trang của nhóm tội phạm, từ người lớn cho tới trẻ con ai cũng kinh ngạc khâm phục FBI (Federal Bureau of Investigation) vô cùng tài giỏi trong việc phá vỡ mọi âm mưu phá hoại. Còn tù Mỹ thì khó mà vượt ngục, chả thế mà “anh lùn” trùm ma túy Mexico tên là El Chapo bây giờ phải giam ở Mỹ. Anh ta bị bắt nhiều lần, thế mà vẫn chui ra được, rõ ràng là có kẻ bị mua chuộc theo “phương châm” của dân giang hồ: Cái gì cũng mua được bằng tiền. Bởi vậy Mỹ không tin nữa, nhốt ở xứ Mỹ cho chắc ăn.

“No Pain No Gain” là chân lý muôn đời cho cuộc sống, các nhà Tỷ Phú như Bill Gates, Warren Buffett đã giao hẹn với các con không để lại gia tài cho chúng. Có đâu như con cái của mấy ông lớn bên VN xài tiền như nước, học hành lớt phớt vì đã có ô dù che chắn.

Ngày xưa sĩ tử học đêm học ngày mới cầm được mảnh bằng, rồi lại phải vất vả kiếm việc, người ta gọi là “đổ mồ hôi, sôi con mắt”. Còn bây giờ bằng giả nhan nhản, sở dĩ bằng giả xài được là do nơi nhận họ vào làm. Có lẽ họ biết nhưng giả vờ lờ đi, do có quá nhiều ô dù, chứ thật ra muốn kiểm soát giả hay thật rất dễ dàng. Kỳ thi nào cũng có ghi Hội Đồng thi, ngày giờ và nơi thi. Dù văn bằng hay học bạ chỉ cần truy nguồn gốc là biết ngay thực giả.

Bằng giả cũng như tờ giấy quảng cáo cao đơn hoàn tán, sở dĩ nó có giá trị là do nơi nhận.

Thượng bất chính thì hạ tắc loạn.

Họ chỉ muốn hưởng chứ không muốn tốn công sức và thời gian.

Những tiến bộ về khoa học kỹ thuật đôi khi làm giảm hạnh phúc đơn sơ giản dị. Ngày xưa muốn ăn bánh bông lan, mẹ bắt chị em tôi phải quậy trứng bằng tay. Bao nhiêu là tài khéo để thi thố, trứng phải đánh cho đều, đánh mỏi nhừ cả tay, cho thật nổi, không được đổi tay người khác, vì trứng sẽ bị vữa. Sau đó nhóm bếp than cho thật hồng, gạt bớt than, trứng và bột sau khi đánh xong, đổ vào nồi gang nướng, than hồng đổ trên mặt vung. Phải canh than trên dưới mặt nồi để bánh không bị khét.

Bao nhiêu vất vả mới làm xong ổ bánh bông lan nướng than. Cả nhà ai cũng suýt xoa hít hà khi mỗi người được chia một miếng nhỏ xíu, sao mà ngon thế. Còn bây giờ cái gì cũng có sẵn, từ máy đánh trứng cho tới lò nướng, nhưng mãi mãi không bao giờ tôi có lại cảm giác như ăn miếng bánh mộc mạc ngày xưa, dù rằng bánh làm bằng các vật liệu thượng hạng từ bơ tới bột.

Cũng vậy, bây giờ mọi thứ cứ làm sẵn từ ẩm thực tới du lịch. Ngày xưa khi xem thác Datanla trên Đà Lạt chúng tôi phải đi bộ từ chợ Hòa Bình tới thác hàng mấy cây số, chỉ dùng phương tiện sẵn có là đôi chân, rồi phải len lỏi trèo các con đường hoàn toàn hoang dã, để vào tận bên trong. Du lịch mà tưởng như đi khám phá thiên nhiên, cảm giác đó thích thú ngạc nhiên, có một chút gì hãnh diện vì mình đã bỏ công sức, mới có món quà: ngắm nhìn kiệt tác của thiên nhiên.

Ngày nay người ta muốn thực hiện nhiều “kiệt tác” chế ngự thiên nhiên, nên họ làm đủ thứ “ hoa lá cành” tô son trét phấn cho các thắng cảnh. Có cáp treo đưa khách đến tận nơi, xe dập dìu, cửu vạn gồng gánh đồ cúng vái. Du lịch ngày nay có vẻ như để khoe của hơn là tìm hiểu di tích thiên nhiên, áo quần loè loẹt, lo chụp hình để đưa lên Face Book.

Người ta chen vào các phương tiện hiện đại để phục vụ du khách, với mục đích kiếm tiền, vô tình làm mất đi những nét hoang dã nguyên thủy.

Mùa khai trường đến rồi, các cô cậu học trò dù chỉ mới bắt đầu mẫu giáo, cũng phải từ bỏ vui chơi để học hành nghiêm chỉnh, chẳng cần nhắc nhở “No Pain No Gain”. Knowledge is power nghe dễ hiểu hơn câu ví von “có công mài sắt có ngày nên kim”.

Thời công nghệ tiên tiến không ai hiểu để có một cây kim, phải mài cục sắt (cho tới bao giờ).

Nhà bác học Albert Einstein khuyên chúng ta làm việc chăm chỉ sẽ thành công vì “Thiên tài chỉ bằng nửa lao động”. Như các cụ thường khuyên nhủ con cháu “cần cù bù thông minh”, chẳng cần như những lời sáo rỗng “Lao động là vinh quang”.

Xin nhớ dùm “No Pain No Gain,” các cô cậu học trò ơi.

Không lo học hành thì Burger King chờ ở cuối đường. Không phải làm chủ, mà bưng bê rửa chén suốt đời.