Nỗi mình thêm tức nỗi nhà thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng ngại ngùng dợn gió e sương

Dàn ý chi tiết

1.

Hướng dẫn

Mở bài

Giới thiệu tác giả Nguyễn Du

+  Tên chữ là Tố Như hiệu là Thanh Hiên;sinh ra và lớn lên trong một gia đình làm quan to và có niềm đam mê ca kĩ; sớm mồ côi cha mẹ và cuộc sống trải qua nhiều biến cố và cơ cực.

+ Thơ chữ Nôm có hai tác phẩm nổi tiếng là Truyện Kiều và Văn tế thập loại chúng sinh. Nhưng tác phẩm mang nhiều giá trị nhân đạo hơn hẳn là Truyện Kiều. Nổi bật là đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều phê phán thế lực tàn bạo đã chà đạp lên sắc tài và nhân phẩm của người phụ nữ.

2. Thân bài

Giới thiệu vị trí đoạn trích và khái quát nội dung đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”

Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều là đoạn thơ nằm ở phần “gia biến và lưu lạc” trong Truyện Kiều.

Đây là phần mở đầu cho kiếp đoạn trường của người con gái họ Vương

Nhân vật Mã Giám Sinh

Nhân vật Mã Giám Sinh hiện ra với gốc tích mập mờ đáng quan ngại:

“Hỏi tên rằng: “Mã Giám Sinh”

Hỏi quê rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”

+ Việc sử dụng câu thoại vấn đáp giúp câu thơ thêm phần mới mẻ và thu hút của Nguyễn Du

Ngoại hình cử chỉ và hành động của Mã Giám Sinh

+ ngoài hình rất đỏm dáng:

“Quá niên trạc ngoại tứ tuần

Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao

Trước thầy sau tớ lao xao

Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang

+ việc sử dụng từ ngữ gợi tả: cho thấy ngoại hình trau chuốt nhẵn bóng chẳng giống với tuổi đã ngoài tứ tuần

+ Hành động khiếm nhã của kẻ đàn điếm:

“Ghế trên ngồi tót sổ sàng

Buồn trong mối đã giục nàng kíp ra”

+ Một hành động bất lịch sử chẳng xem trọng thứ bậc vai vế. Rất đáng phê bình của kẽ không ra gì.

Khi vào lễ vấn danh tên Mã Giám Sinh càng bộc lộ rõ nguyên hình một con buôn trá hình với những hành động dò hỏi sành sỏi:

 “ Đắn đo cân sắc cân tài

Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ

Mặn nồng một vẻ một ưa

Bằng lòng khách mới tùy cơ dặt dìu”

+  sử dụng điển tích “ ép cung cầm nguyệt” => ép gảy đàn, thử làm thơ của kiều khi nàng yêu cầu nàng làm thơ trên quạt

+ Bên cạnh đó Mã giám Sinh còn xem Thúy Kiều không khác gì một món hàng mua bán:

“Cò kè bớt một thêm hai

Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm”

+ Với nghệ thuật gợi tả và ngôn ngữ đối thoại xuất sắc: Nguyễn Du đã lật ngược bộ mạt dối trả của Mã Giám Sinh qua hành dộng kì kèo trả giá.

Nhân vật Thúy Kiều

Thúy kiều là đại diện cho một người phụ nữ “hồng nhan,bạc mệnh”

Cuộc sống sung sướng “êm đềm trướng rũ màn che” bỗng chốc biến thành bi kịch

Khi Mã Giám Sinh vào nhà lâu sau Kiều mới bước ra với vẻ căm tức:

Xem thêm:  Tả cảnh mùa thu [mùa tựu trường]

“Nỗi mình thêm tức nỗi nhà

Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng!”

Kiều còn thể hiện tâm trạng nhục nhã ê chề:

“Ngại ngùng dợn gió e sương

Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mạt này”

+ Những cụn từ: “ngại ngùng”,”dợn”,”e”,”thẹn”,… đã phần nào nói lên sự nhục nhã ê chê mà Thúy Kiều đang gánh chịu

Xen vào đó là cảm giác đau buồn, tủi hờn:

“Mối càng vén tóc bắt tay

Nét buồn như cục điệu buồn như mai”

3. Kết bài

Nghệ thuật miêu tả ngoại hình, cử chỉ và ngôn ngữ đối thoại khắc họa tính cách nhân vật

Thể hiện sự đê tiện của Mã Giám Sinh, qua đó lên án xã hooin phong kiến đã chà đạp lên sắc tài và nhân phẩm của người phụ nữ.

Phân tích đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều

Bài văn tham khảo

Giai đoạn văn học cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX đã bắt đầu sáng tác nhiều đến thân phận người phụ nữ và những áp bức bóc lột mà họ gánh chịu. Nguyễn Du đại thi hào của dân tộc Việt Nam cũng không thể bỏ qua một chủ đề nhân đạo như thế. Để đóng góp vào chủ đề trên Nguyễn Du đã sáng tác nên tác phẩm truyện Kiều gần như trở thành “quốc hồn,quốc túy” cho dân tộc Việt Nam. Từng phần trong truyện Kiều đều thẫm đẫm câu chuyện nhân văn sâu sắc về thân phận của người phụ nữ. Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều đã phần nào nói lên số phận tài hoa bạc mệnh hẩm hiu của Thúy Kiều vô cùng đáng thương.

Truyện Kiều là một trong hai tác phẩm chữ Nôm vô cùng xuất sắc mà Nguyễn Du đã để lại cho đời. Người ta thường bảo Nguyễn Du kể chuyện bằng thơ là thế ấy. Là thơ nhưng toát lên linh hồn của một câu chuyện đặc sắc về thân phận của người phụ nữ. Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều là câu chuyện đầy cảm động về thân phân không hơn gì một món hàng hóa. Đây là đoạn trích nằm ở phần “gia biến và lưu lạc” trong truyện Kiều. Từ đây là một chuỗi ngày bi kịch ấp đến với cô gái họ Vương. Đang tận hưởng cuộc sống êm đềm trướng rũ màn che thì bỗng tai họa kéo đến. Bỗng từ một cô gái tài sắc vẹn toàn, có một tình yêu khiến mọi người ngưỡng mộ với Kim Trọng trong phút chốc Thúy Kiều bỗng trở thành một món hàng mua bán không hơn không kém!

Nguyễn Du đã xây dựng nhân vật Mã Giám Sinh rất sinh động ngay khi mở đầu đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”. Đó là một nhân vật không mấy thiện cảm ngay lần đầu gặp mặt:

Hỏi tên rằng: “Mã Giám Sinh”

Hỏi quê rằng: “ huyện Lâm Thanh cũng gần”

Với việc sử dụng câu thoại vấn đáp dường như tăng sức thuyết phục và hấp dẫn cho phần mở đầu đoạn thơ. Nguyễn Du rất tài tình trong việc kết hợp như thế! Cách hỏi và cả cách vấn đáp gần như qua loa cho có lệ chứ không giống như là nghi lễ của tục “vấn danh” như tập tục chính thống.  Ngoài cách hỏi đáp không mấy thiện cảm thì đến cách ăn mặc chảy truốt lại càng gây thiếu thiện cảm cho đối phương

Xem thêm:  Kể lại câu chuyện với bao kỉ niệm với cô giáo của em

“ Quá niên trạc ngoại tứ thần

Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao

Trước thầy sau tớ lao xao

Nhà băng đưa lối rước vào lầu trang”

Ngày xưa ấy, khi con người trạc tuổi tứ tuần đã trông xem rất già. Thế nhưng Mã Giám Sinh còn “mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao”. Trông không đâu vào đâu đúng như lời mọi gười thường bình luận. Từ đó mọi người cũng có thể suy đoán đây là một con người quen thối trăng hoa và có những hành động đàn điếm thật khiếm nhã.  Đã thế ấy hắn còn dắt theo “thầy tớ lao xao” thật không đâu vào đâu. Từ láy “lao xao” được Nguyễn Du sử dụng như muốn nhấn mạnh và gây sự chú ý cho người đọc. Nếu đọc kỹ ta thấy có cả “thầy” và”tớ” chả đâu vào đâu cứ lao xao không có bất kỳ sự tôn ti trật tự nào cả. Từ hành động của người đày tớ đi sau đủ khả năng đánh giá người chủ của bọn họ như thế nào. Vì chủ không đàng hoàng liêm chính thì làm sao mà dạy bọn đày tớ nên người?

Lời nói gây thiếu thiện cảm đã đành, đằng này hành động của Mã Giám Sinh cũng vô cùng mất học và thiếu lịch sự đối với bề trên.

“Ghế trên ngồi tót sổ sàng

Buồng trong mối đã giục nàng kíp ra”

Thay vì lúc đầu qua nhà gái nếu là người đàng hoàng thì ta phải e ngại, còn Mã giám Sinh được Nguyễn Du miêu tả qua động từ “ngồi tót” trông rất thô thiển! “Ngồi tót” một cách rất “sổ sàng” đã phần nào nói lên nhân cách không ra gì của hắn. Khi vào lễ vấn danh tên Mã Giám Sinh càng bộc lộ rõ nguyên hình một con buôn trá hình với những hành động dò hỏi sành sỏi:

“Đắn đo cân sắc cân tài

Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ

Mặn nồng một vẻ một ưa

Bằng lòng khách mới tùy cơ dặt dìu”

Càng lúc ngòi bút miêu tả của Nguyễn Du càng thêm sắc sảo. Tác giả đã dùng những động từ “cân” nhằm nhấn mạnh vào mối quan hệ đang diễn ra. Nó giống như một cái chợ có người cân bán có người mua, có người kì kèo giá cả. Ôi thôi, cảnh tượng ấy làm người ta đau lòng như chết đi sống lại.Sau nhiều người không thử đạt câu hỏi, tại sao Thúy kiều phải chịu cảnh tình nghiệ ngã như thế? Vì đơn giản xã hội phong kiến bấy giờ đã ép gia đình Kiều đi đến bước đường cùng, hoàn cảnh bắt buộc Kiều không còn sự chọn lựa nào khác. Một sự đau khổ thật khốn cùng! Bên cạnh đó Nguyễn Du còn sử dụng điển tích “ép cung cầm Nguyệt” để nói lên cuộc mua bán này thật quá tàn nhẫn. Mã Giám Sinh muốn Thúy kiều làm thơ đánh đàn cho hắn thưởng thức. Đáng lẽ, tài năng và sắc đẹp như Thúy Kiều phải được người thật sự có nhân phẩm cảm nhận và trân trọng chứ không phải để cho Mã Giám Sinh nghiễm nhiên khen chê. Đến câu thơ cuối thật sự khiến người đọc phải rơi lệ

“Kì kèo bớt một thêm hai

Giờ lâu ngã giá vâng ngoài bốn trăm”

Nhân phẩm và tài năng sự trong trắng của đời con gái mà Thúy Kiều lúc bấy giờ thì chảng khác gì món hàng không hơn không kém. Cụm từ “kì kèo” càng cho thấy sự vô liêm sỉ và vô nhân tính của Mã Giám Sinh rất đáng phê bình của cả hôm nay và mãi mãi về sau. Đó là thái độ thờ ơ vô trách nhiệm đối với một người con gái bất hạnh đáng thương như Thúy Kiều.

Bao nhiêu oan trách bao nhiêu tủi hờn điều đổ lên đầu cô gái tài hoa bạc mệnh như Thúy Kiều. Một cô gái đáng lí ra đang “ êm đềm trướng rũ màn che”. Thúy Kiều chính là đại diện là hiện thân cho thân phậ của người phụ nữ xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Nàng cũng biết giận biết tuổi hờn nhưng cũng đành lặng im chấp nhận mà không thể nào làm khác được:

“Nỗi mình thêm tức nỗi nhà

Thềm hoa một bước lệ bhoa mấy hàng

Ngại ngùng dợn gió e sương

Ngừng hoa bóng thẹn trong gương mạt dày”

Với việc miêu tả cử chỉ để bày tỏ tái độ Nguyễn Du đã rất thành công đối với nhân vật Kiều lúc này. Với nghệ thuật lặp từ “nỗi tăng tiến trong câu thơ của Nguyễn Du đã thể hiện đầy đủ nỗi bi thương ai oán bất công mà Thúy Kiều đang gánh chịu. Kiều tức “nỗi mình” vì mới hôm nào thôi còn cùng Kim Trọng thề non hẹn biển vậy mà hôm nay lại thành món hàng trao đổi buôn bán của Mã Giám Sinh. Nguyễn Du để nhân vật mình bày tỏ thái độ để cho người đọc thấy rằng thật ra họ cũng biết lấy đau khổ nhưng không có quyền phản kháng. Vì sao như thế? Vì xã hội lúc bấy giờ ép con người ta như thế ấy! Ngoài ra những từ như “ ngại ngùng”, ”thẹn”,”e”, “thẹn”,… là những tính từ miêu tả cảm xúc xấu hổ đến tột cùng của nàng Kiều. Sự đau khổ ấy là rất lớn mà cô gái đáng thương như Thúy Kiều phải gánh chịu. Như vậy có phải chăng quá bất công đối với một kiếp người? Với tài năng nghệ thuật thiên phú Nguyễn Du đã miêu tả cử chỉ ngôn ngữ rất thật rất cảm động cho nhân vật Thúy Kiều.

Qua đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều Nguyễn Du đã không chỉ thành công trong việc miêu tả nhân vật phản diện là Mã Giám Sinh, mà còn rất thành công trong việc miêu tả tâm trạng đáng thương của Thúy Kiều. Với việc thành công trong việc miêu tả ngoại hình, cử chỉ và ngôn ngữ đối thoại để khắc họa tính cách nhân vật. Tác giả Nguyễn Du đã bốc trần bản chất xấu xa, đê tiện của Mã Giám Sinh và đồng thời thể hiện sự thương cảm xót xa cho thân phận “bèo dạt mây trôi” của người phụ nữ phong kiến lúc bấy giờ!

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề