Nước dừa gừng đường phèn cách nấu

Nhiều người cho rằng chưng nước dừa tươi với gừng và đường phèn giúp người bệnh Covid-19 hồi phục. Theo tiến sĩ, dược sĩ Nguyễn Thành Triết, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM - Cơ sở 3, hiện chưa có nghiên cứu cũng như bằng chứng nào cho thấy từng loại riêng lẻ hay sự phối hợp của ba nguyên liệu này sẽ cho một tác dụng đặc hiệu nào đó đối với nCoV.

Dừa ở dạng tự nhiên là một loại đồ uống giải khát và bổ dưỡng. Nước dừa chứa nhiều cytokinin là một nhóm thuộc về hormone thực vật, bao gồm kinetin, trans-zeatin, dihydrozeatin, các gibberellins... Những chất này có tác dụng chống lão hóa, hỗ trợ ngăn ngừa các yếu tố gây ung thư và chống đông máu.

"Các vi chất dinh dưỡng khác trong nước dừa như kali, natri, canxi, magne, selen, đồng, kẽm,... cho thấy đây là một thức uống bù nước hiệu quả nhằm bổ sung chất điện giải của cơ thể bị mất đi khi bài tiết qua mồ hôi cũng như duy trì một số chức năng khác", dược sĩ Triết chia sẻ.

Nước dừa còn chứa đường, chất béo, acid amin, acid hữu cơ và các enzyme, các vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, vitamin C... Đây là các chất đóng vai trò quan trọng vào quá trình xúc tác một số phản ứng hóa sinh, góp phần duy trì chức năng sinh lý bình thường của cơ thể.

Nước dừa có thể xem là một vị thuốc có tác dụng hạ cholesterol, trị sỏi thận, kích thích miễn dịch, kích thích sinh sản, bù nước trong trường hợp tiêu chảy hay luyện tập thể thao. Thường xuyên uống nước dừa cũng có hiệu quả trong kiểm soát tăng huyết áp, phòng nguy cơ nhồi máu cơ tim

Hiện rất ít tác dụng phụ của nước dừa được ghi nhận. Tuy nhiên do là thức uống rất giàu kali nên những người tiểu đường hay suy thận, đang uống các thuốc giữ kali tránh uống quá nhiều vì có thể gây tình trạng tăng kali huyết. Nước dừa rất ít natri nên những người mắc bệnh xơ nang (bệnh di truyền gây tăng tiết mồ hôi, chất nhầy) không nên sử dụng như một phương pháp để tăng lượng natri huyết.

Dược sĩ Triết lưu ý người huyết áp thấp hoặc trước khi phẫu thuật ít nhất hai tuần cũng không nên uống nước dừa vì có thể ảnh hưởng nhiều đến huyết áp. Uống một lượng lớn nước dừa có thể gây đầy bụng, khó chịu ở dạ dày.

Lượng nước dừa cần thiết để uống mỗi ngày phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, mức độ hoạt động và các yếu tố đi kèm khác của cơ thể. Tuy nhiên, dựa vào giá trị dinh dưỡng, các chuyên gia khuyên có thể uống 1-2 cốc nước dừa (khoảng 240 ml) mỗi ngày đối với một người trưởng thành khỏe mạnh. Các trường hợp có bệnh lý như huyết áp thấp, tiểu đường, suy thận hoặc có rối loạn điện giải cần thận trọng và cần hỏi ý kiến của chuyên gia.

Gừng là gia vị có mùi thơm, vị cay, tính ấm. Mùi và hương vị đặc trưng của gừng là do hỗn hợp của chất nhựa cay (chủ yếu là zingerone, shogaol và gingerol) cùng các thành phần dễ bay hơi trong tinh dầu (chủ yếu là zingiberene, curcumene, zingiberenol, geraniol) chiếm 1-3% trọng lượng của gừng tươi. Gừng được sử dụng như một dược liệu làm thuốc với nhiều tác dụng như kháng viêm, chống dị ứng, kháng khuẩn, hạ đường huyết, ngăn ngừa ung thư.... Ngoài ra, gừng còn góp phần điều hòa hệ miễn dịch.

Theo Y học cổ truyền, gừng là một dược liệu quý có tác dụng làm ấm, chữa cảm lạnh, giảm đau, chống nôn, kích thích tiêu hóa, trị đau bụng do hàn. "Gừng cũng có một số tác dụng phụ được ghi nhận, sử dụng từ 6 g gừng trở lên một ngày có thể gây tiêu chảy nhẹ, nóng ngực, khó chịu ở dạ dày, bụi gừng cũng có thể gây dị ứng nếu hít phải. Ngoài ra gừng cũng có thể tương tác với thuốc chống đông như warfarin nếu sử dụng liều cao", dược sĩ Triết lưu ý

Đường phèn được điều chế và kết tinh từ đường mía, thành phần chính là saccarose. Đường phèn thường được dùng để nấu chè, chế biến món ăn cũng như sử dụng trong một số bài thuốc dân gian chữa ho, viêm họng, bổ dưỡng. Tuy nhiên, thành phần chính của nó cũng giống với đường tinh luyện thông thường nên có thể ra một số vấn đề về sức khỏe như nguy cơ béo phì, tiểu đường, tim mạch và các bệnh về răng miệng.

Theo dược sĩ Nguyễn Thành Triết, từ phân tích trên, cho thấy có thể sử dụng bài thuốc phối hợp giữa nước dừa, gừng và đường phèn như một thức uống có tác dụng bổ dưỡng, cung cấp khoáng chất, tăng cường hệ miễn dịch nói chung như các loại nước uống dinh dưỡng khác một cách hợp lý. Cần chú ý đến liều lượng, các trường hợp cần thận trọng...

"Điều cần thiết là thực hiện một lối sống lành mạnh, cân bằng và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch để giúp tăng cường sức khỏe và bảo vệ bản thân trước đại dịch", dược sĩ Triết khuyến cáo.

Lê Cầm

    Đang tải...

  • {{title}}

Nước dừa gừng đường phèn cách nấu


Bài viết giới thiệu bài thuốc dân gian trong việc chữa cảm, ho, rát họng, long đờm. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh được tính hiệu quả và an toàn của nó.

  • Xin đón nhận nó với sự e dè cần thiết.
  • Bạn chỉ nên tham khảo và nếu muốn dùng hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước nhé.


Uống nước Dừa - Gừng - Đường phèn có công dụng gì?

Tác dụng của gừng và nước dừa thì ta hay nghe nói nhiều rồi nên chỉ nói thêm tác dụng của đường phèn. Bên cạnh công dụng là gia vị để nấu ăn, làm nước uống, làm chè thì đường phèn còn giúp làm giảm các cơn ho, viêm họng rất nhanh chóng và hiệu quả. Nhiều hợp chất có trong đường phèn có khả năng làm sạch miệng, giúp làm dịu cơn đau họng, cắt cơn ho hiệu quả.

Gừng và nước dừa có rất nhiều công dụng, sau đây chỉ nêu 1-2 công dụng chính của nó:

  1. Gừng có tác dụng kháng virus, kháng khuẩn và kháng nấm, trị cảm lạnh, buồn nôn và cúm rất hiệu quả. Đặc tính kháng viêm còn giúp gừng có thể hỗ trợ giảm đau, đặc biệt là điều trị đau đầu, đau nửa đầu, đau nhức xương khớp... Nhờ tác dụng này mà nước gừng còn được dùng để hỗ trợ mất ngủ, giảm căng thẳng, mệt mỏi.
  2. Trong khi đó, nước dừa có tác dụng điều hòa huyết áp. Nếu thường xuyên sử dụng nước dừa, những bệnh nhân mắc chứng huyết áp cao có thể sẽ điều hòa được chỉ số huyết áp rất tốt nhờ nồng độ axit lauric và kali trong nước dừa cao. Nước dừa còn có tác dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Cách nấu nước dừa với đường phèn và gừng

NGUYÊN LIỆU

  • 1 trái dừa tươi
  • 1 củ gừng tươi nhỏ
  • 2 thìa đường phèn

Cách nấu rất đơn giản và nhanh


Nếu không ăn gừng, bạn có thể lượt bỏ. Bạn chia ra uống 1 đến 3 lần mỗi ngày.

Lưu ý thêm: - Không sử dụng cho trẻ em, phụ nữ có thai.

- Không uống quá nhiều, không cho quá nhiều gừng. Mỗi lần chỉ nấu 1 trái dừa và dùng trong ngày. Lý do là uống nhiều gừng có thể gây hại cho gan, thận. Uống nhiều nước dừa có thể gây tụt huyết áp, tăng đường huyết.


Tổng hợp: Đam San Store (PGS.TS Phạm Duệ, nguyên trưởng khoa chống độc Bệnh viện Bạch Mai, chia sẻ trên Tuổi Trẻ Online)

Hương Vị Truyền Thống Việt! Đam San Store - Đặc Sản Pro


  Tags:   Sức khỏe Gừng tươi đường phèn Cảm cúm Trị ho Rát họng Long đờm


Cập nhật: 21/01/2022 08:34 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Nước dừa nấu với gừng có tác dụng gì? Nước dừa nấu với gừng đường phèn có tốt không? Nước dừa nấu với gừng uống được không? Nước dừa nấu với gừng là một loại thức uống thanh mát và cực kỳ tốt cho sức khỏe. Đây còn là thức uống thơm ngon, bổ dưỡng và hấp dẫn với mọi lứa tuổi. Để tìm hiểu thông tin chi tiết hơn, bài viết dưới dây là hướng dẫn cách nấu nước dừa với gừng và công dụng tốt cho sức khỏe.

Hỗn hợp nước dừa với gừng mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe mà bạn không thể bỏ lỡ dưới đây:

1.1. Công dụng của dừa với sức khỏe:

  • Giúp làm đẹp da
  • Cải thiện tim mạch
  • Tăng cường năng lượng
  • Hỗ trợ điều trị bệnh tiêu hóa
  • Chống oxy hóa
  • Chống mất nước
  • Tăng cường hệ miễn dịch

Trong Đông y, nước dừa có tính hàn, tăng cường khí lực, có vị ngọt ấm không độc mà vẫn làm tươi nhuận nhan sắc. Mục đích giúp điều trị chảy máu cam, cảm nắng, tiêu khát.

Nước dừa gừng đường phèn cách nấu
Nguyên liệu chuẩn bị nấu nước dừa và gừng tốt cho cơ thể

Nước dừa chứa nhiều dưỡng chất với công dụng tốt cho sức khỏe như: Trong 240g nước dừa tươi sẽ gồm 46 calo cùng với những dướng chất dưới đây: 10% nhu cầu vitamin C, 17% nhu cầu Kali, 11% nhu cầu Natri, 3g chất xơ, 2g Protein và 9g Carbohydrate.

>>> Có khi bạn đang muốn biết về Hướng dẫn xông sả gừng an toàn và tốt cho làn da và sức khỏe

1.2. Công dụng của gừng với sức khỏe:

  • Chống oxy hóa, chống viêm, giảm cân, giảm tình trạng buồn nôn, hỗ trợ đường tiêu hóa
  • Giảm đau bụng kinh và triệu chứng tiền kinh nguyệt ở nữ giới.
  • Giảm tình trạng nôn, ói với những người say tàu xe.
  • Tăng cường sức khỏe, sức đề kháng và giải độc cho cơ thể tốt.
  • Hỗ trợ điều trị tình trạng đau đầu và đau nửa đầu.

Có thể thấy, tác dụng của nước dừa nấu với gừng rất tuyệt vời cho sức khỏe nhằm tăng cường sức đề kháng. Mặt khác, hai nguyên liệu này không hề kỵ nhau, do vậy nếu dùng dụng sẽ an toàn cho sức khỏe. Chúng vừa giúp tăng cường sức đề kháng và chống chọi lại thời điểm dịch bệnh.

Theo dược sĩ Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, nước dừa nấu với gừng đường phèn có tác dụng chữa cảm cúm, cảm lạnh, giúp làm giảm đau họng, kháng vi sinh, hạ sốt, đờm, ho, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hiệu quả với những bệnh lý về đường tiêu hóa rất tốt cho cơ thể. Nhất là trong thời điểm dịch bệnh Covid 19 như hiện nay thì bạn có thể sử dụng hỗn hợp nước uống này sẽ giúp làm giảm những triệu chứng Covid 19.

2. Hướng dẫn nấu nước dừa với gừng và đường phèn

2.1. Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 1 trái dừa
  • 20gr đường phèn
  • 20gr gừng

2.2. Chia sẻ mẹo hay chọn mua dừa:

- Bạn hãy lựa chọn những trái dừa xanh đều, không bị dập với trọng lượng từ 1- 1.5 kg. Nếu chọn dừa quá nhỏ thì sẽ ít nước còn chọn quả quá to sẽ bị nhạt nước đó nhé.

- Tránh chọn những trái dừa màu vàng hoặc nâu bởi chúng thường bị để lâu hoặc quả già thì nước sẽ không ngon.

- Nên lựa chọn trái dừa xiêm lấy nguyên liệu nước dừa sẽ có vị ngọt và ngon hơn.

2.3. Mẹo chọn mua gừng ngon:

- Nên lựa chọn những loại gừng có da sần sùi, có đường vân và được chia thành các nhánh nhỏ bởi đó là gừng có mùi thơm hơn.

- Tránh mua các củ gừng có vỏ láng mịn, dễ bóc vỏ, và ít đường vân bởi đó là gừng Trung Quốc và kém thơm hơn.

2.4. Mẹo chọn đường phèn tốt:

- Trên thị trường hiện nay có bán 2 loại đường phèn là đường phèn trắng và đường phèn vàng. Theo đó thì đường phèn vàng có hàm lượng dinh dưỡng cao và vị ngọt tự nhiên hơn loại màu trắng.

>>> Bạn có thể muốn biết thêm về Uống nước chanh sả gừng mỗi ngày có tốt không?

3. Cách chế biến nước dừa nấu với gừng an toàn và hiệu quả

3.1. Bước 1: Các bước sơ chế nguyên liệu

Trước tiên, bạn hãy chặt trái dừa ra để lấy nước dừa. Tiếp theo bạn hãy chặt trái dừa ra để lấy nước dừa. Sau đó bạn hãy lấy 20g gừng rồi cạo sạch vỏ và thái thành các lát mỏng chuẩn bị để nấu thành hỗn hợp.

3.2. Bước 2. Hướng dẫn cách nấu nước dừa gừng đường phèn

Tiếp theo bạn hãy cho nước dừa vào nối và cho khoảng 20g đường phèn và thái gừng như bước 1 ở trên, Sau đó đun hỗn hợp nước trên bếp khoảng từ 5-10 phút cho đến khi nước sôi thì tắt bếp và để nguội. Sau đó bạn hãy đổ ra cốc và có thể  thưởng thức trọn vẹn.

3.3. Thành phẩm:

Nước dừa nấu với gừng có tốt không? Bạn sẽ có được hỗn hợp nước dừa nấu gừng rất bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe. Do vậy, bạn có thể cảm nhận được vị ngọt tự nhiên như nước dừa tươi với mùi hương của gừng tốt cho sức khỏe.

>>> Click xem thông tin chi tiết về Uống nước chanh sả gừng giảm cân hiệu quả không?

4. Những lưu ý khi khi dùng nước dừa nấu gừng và đường phèn

Mặc dù nước dừa gừng rất tốt cho cơ thể nhưng khi sử dụng bạn cần phải chú ý những điều dưới đây để mang lại hiệu quả tốt nhất:

Nước dừa gừng đường phèn cách nấu
Phụ nữ mang thai tránh dùng nước dừa gừng quá nhiều

4.1. Không nên uống quá nhiều

Nghiên cứu cho thấy, mỗi trái dừa có chứa đến 70 Kcal năng lượng. Do vậy nếu dùng quá nhiều sẽ gây nên tình trạng thừa cân, béo phì và gây áp lực cho thân. Không chỉ vậy, nếu như dùng gừng quá nhiều trong ngày thì sẽ gây ra tình trạng đầy hơi, ợ nóng, đau bụng hay bỏng miệng.

4.2. Tránh uống uống nước dừa và gừng vào buổi tối.

Gừng có vai trò làm tăng cường và thúc đẩy tuần hoàn máu. Từ đó giúp kích thích tiết dịch dạ dày, làm hưng phấn ruột- dạ dày, cải thiện đường tiêu hóa. Để mang lại hiệu quả tốt nhất thì bạn nên uống vào buổi sáng tuy nhiên chúng lại có hại nếu dùng nhiều vào buổi tối. Đó là khi cơ thể cần được nghỉ ngơi thì phải lại hoạt động nhiều hơn làm mất ngủ. Đặc biệt khi bạn uống nước dừa lạnh vào buổi tối thì sẽ khiến cho cơ thể bị nhiễm lạnh, xương khớp và dễ mắc bệnh khiến cho người dùng cảm thấy đuối sức.

4.3. Phụ nữ có thai, cho con bú nên chú ý

Uống nước dừa với gừng tốt cho phụ nữ mang thai bởi công dụng chống buồn nôn tuy nhiên chúng có thể gây ra rủi ro cho phụ nữ mang thai với tình trạng dưới đây:

  • Người mắc bệnh tiểu đường, sỏi mật thì cần tránh dùng.
  • Tuyệt đối không được dùng nước dừa gừng với socola

Trong chocolate có chứa hàm lượng axit oxalic lớn mà trong nước dừa lại chứa nhiều canxi và protein. Bởi vậy, nếu chúng kết hợp với nhau thì sẽ tạo thành canxi oxalat không hòa tan. Từ đó, chúng sẽ gây ra sự cản trở hấp thu canxi không tốt với cơ thể.

Bài viết trên đây về nước dừa nấu với gừng hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, nếu có triệu chứng bệnh gì cần báo cho bác sĩ để được thăm khám và xử lý nhé. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật kiến thức hữu ích nhé. Chúc bạn sức khỏe nhé!