Ở đâu là nơi địa đầu tổ quốc

Đất nước ta cong cong hình chữ S có bốn điểm cực Đông, Bắc, Tây, Nam, trong đó cực Bắc thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Lũng Cú - vùng đất địa đầu cực Bắc thiêng liêng của Tổ quốc, gợi lên nhiều cảm xúc thiêng liêng đối với những người thậm chí chưa từng đặt chân tới đây.

Ở đâu là nơi địa đầu tổ quốc

Cột cờ Lũng Cú là cột cờ quốc gia nằm ở đỉnh Lũng Cú (độ cao 1.700 so với mực nước biển)  hay còn gọi là đỉnh núi Rồng, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, điểm cực Bắc của Tổ quốc.

Ở đâu là nơi địa đầu tổ quốc

Cột cờ Lũng Cú là biểu tượng của sức mạnh, lòng tự hào, tự tôn, tinh thần kiêu hãnh, ý chí quật cường của dân tộc Việt Nam qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Lá cờ Tổ quốc có chiều dài 9m, rộng 6m, diện tích 54m2, tượng trưng cho 54 dân tộc anh em chung sống trên đất nước Việt Nam.

Ở đâu là nơi địa đầu tổ quốc

Nếu ai đó đã một lần đặt chân đến Hà Giang, đến với Cao nguyên đá Đồng Văn, thăm cột cờ Lũng Cú, đỉnh "chóp nón" núi Rồng đầy kiêu hãnh, chắc hẳn không thể quên vẻ đẹp thiên nhiên của núi đá trập trùng, mây trời hòa quyện làm say mê lòng người.

Ở đâu là nơi địa đầu tổ quốc

Từ trên đỉnh Lũng Cú nhìn về phía tây có hai hồ nước, mặc dù ở độ cao chót vót này nhưng nguồn nước luôn trong xanh không bao giờ cạn, được người dân coi là “long nhãn” (mắt rồng).

Ở đâu là nơi địa đầu tổ quốc

Vẻ đẹp thiên nhiên của núi đá trập trùng, mây trời hòa quyện làm say mê lòng người.

Ở đâu là nơi địa đầu tổ quốc

Ở đâu là nơi địa đầu tổ quốc

Đặt chân lên cột cờ Lũng Cú vào khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 12, bạn có có cơ hội ngắm nhìn những sắc màu rực rỡ, đầy yên bình mà thiên nhiên đã ban tặng cho nơi này. Những thửa ruộng vàng óng như mật, đưa hương lúa non hòa cùng làn gió mát hay những thung lũng hoa tam giác mạch hồng phớt đang đu đưa, dạo chơi trong cơn gió thu dịu nhẹ. Chính những màu sắc này sẽ giúp cho chuyến đi trải nghiệm của bạn càng thêm phần thú vị hơn.

Ở đâu là nơi địa đầu tổ quốc

Đường lên cột cờ Lũng Cú.

Ở đâu là nơi địa đầu tổ quốc

Trong cuộc đời mỗi chúng ta, được đặt chân đến những vùng đất thiêng của Tổ Quốc là một niềm hạnh phúc lớn lao. Đặc biệt hơn được đứng dưới chân cột cờ Lũng Cú ngắm lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên nền trời xanh thẳm với cảm xúc đến rưng rưng ai cũng ngẹn ngào thốt lên “Ôi, thiêng liêng và tự hào quá Việt Nam ơi”. Mọi cảm xúc đều thăng hoa, có lẽ đây cũng là cảm giác chung của ai đã một lần đặt chân đến đây và được hát vang lên bài Quốc ca ngay tại chân cột cờ này. Được ôm trọn một phần quê hương trong tầm mắt, chắc chắn trong mỗi người càng thấy thêm yêu Tổ quốc Việt nam.


Cùng Wanderlust Tips chinh phục 4 điểm địa đầu Tổ quốc, 4 điểm cuối cùng ở các hướng Đông – Tây – Nam – Bắc, giới hạn phần lãnh thổ Việt Nam với biên giới các nước bạn.

Điểm Cực Bắc – Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang

Điểm địa đầu cực Bắc Tổ quốc là cột cờ Lũng Cú hiên ngang và kiêu hãnh trên đỉnh Long Sơn, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Mảnh đất từ lâu đã trở thành “nơi nên đến ít nhất một lần trong đời” của nhiều người với những cung đường đèo uốn lượn, những ngôi nhà trình tường vách đất, những loài hoa đặc trưng trên nền đá tai mèo, những đứa trẻ hồn nhiên chơi đùa trong các bản làng dân tộc thiểu số cheo leo trên vách núi… Tất cả tạo nên một vùng cao nguyên đá kỳ vỹ, đậm đà bản sắc văn hóa nơi địa đầu Tổ quốc.

Ở đâu là nơi địa đầu tổ quốc
Ở đâu là nơi địa đầu tổ quốc
Điểm Cực Bắc – Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang

Cột cờ Lũng Cú được khánh thành vào tháng 9 năm 2010, cao 29,5m, lá cờ đỏ sao vàng thiêng liêng rộng 54 m2, đại diện cho 54 cộng đồng dân tộc anh em nước Việt Nam. Chân bệ có sáu mặt phù điêu mang nét hoa văn của trống đồng Đông Sơn.

Không những thế, để chinh phục được cột cờ Lũng Cú, những con người thích phiêu lưu mạo hiểm ấy lại phải leo 389 bậc thang sừng sững, và leo thêm 140 bậc thang xoắn ốc ngay trong lòng cột cờ. Nhiều lúc đội cả trời mưa, đội luôn nắng gắt với quyết tâm chinh phục điểm Cực Bắc Việt Nam trong khoảng thời gian nhanh nhất. Đứng dưới cột cờ sừng sững, tắm mát tâm hồn trong những đợt gió mang tình yêu của Việt Nam – đất mẹ thân thương.

Lũng Cú là nơi sinh sống của người dân tộc Mông, Lô Lô, Giáy, họ sống bằng nghề nương rẫy, làm ruộng bậc thang và dệt. Đến đây, không những được chạm tay vào điểm cực Bắc Tổ quốc, bạn còn có cơ hội cùng với đồng bào dân tộc tại nơi đây tìm hiểu thêm về nét đẹp văn hóa cũng như những điều thú vị về cuộc sống thường ngày của những dân tộc anh em.

Điểm Cực Tây – A Pa Chải, Điện Biên

Điểm địa đầu cực Tây A Pa Chải có cột mốc số 0 là điểm đầu của hệ thống cột mốc, thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, là nơi đánh dấu biên giới giữa Việt Nam – Lào – Trung Quốc – nơi chỉ “một tiếng gà gáy, ba nước đều nghe” cùng ngã ba Đông Dương.

Ở đâu là nơi địa đầu tổ quốc
Ở đâu là nơi địa đầu tổ quốc
Điểm Cực Tây – A Pa Chải, Điện Biên

Do đây là ngã ba biên giới, có vị trí quan trọng về mặt an ninh – quốc phòng nên du khách đến đây đăng ký với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Điện Biên hoặc trực tiếp tại Đồn Biên phòng A Pa chải và sẽ được chiến sĩ biên phòng dẫn đường lên thăm cột mốc.

Để lên được điểm cực Tây này, từ đồn điền biên phòng A Pa Chải, bạn đi xe khoảng 5km, 4km còn lại phải leo núi theo đường mòn. Tuy nhiên nhiều đoạn không có đường mòn và dốc dựng đứng. So với những điểm cực khác của Tổ quốc, A Pa Chải, Điện Biên là điểm khiến cho người khám phá có cảm giác chinh phục rõ rệt nhất bởi đường lên A Pa Chải rất khó. 

Đến với A Pa Chải thời điểm nào trong năm cũng đẹp, tháng 3 với rừng hoa ban, mùa xuân thì có hoa đào nở rộ hay mùa hạ có cánh đồng lúa chín vàng.

Điểm Cực Đông – Mũi Đôi, Khánh Hòa

Điểm địa đầu cực Đông, hay chính là điểm đón ánh mặt trời đầu tiên trên phần lãnh thổ đất liền Việt Nam được xác định là Mũi Đôi, Khánh Hòa. Mũi Đôi thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Thời điểm thích hợp nhất để chinh phục Cực Đông – Mũi Đôi là khoảng từ tháng 1 đến tháng 5 hằng năm, thời điểm này chưa đến mùa mưa và cái nắng miền Trung chưa gay gắt.

Ở đâu là nơi địa đầu tổ quốc
Ở đâu là nơi địa đầu tổ quốc
Điểm Cực Đông – Mũi Đôi, Khánh Hòa

Để chinh phục Mũi Đôi cũng rất khó khăn, để chạm tay đến chóp Inox này, bạn phải trekking qua đồi núi, đồi cát, xuyên rừng hay những con dốc khá cheo leo, thời tiết lại nắng, do đó trước khi tham gia trekking để chinh phục đoạn đường gian nan này bạn nên chuẩn bị thật kĩ sức khỏa cũng như những vật dụng trekking cần thiết. Du khách đa số là các bạn trẻ thường tìm đến đây để trải nghiệm cảm giác đón bình minh ở điểm cực Đông Tổ quốc sẽ như thế nào.

Trước khi Mũi Đôi chính thức được công nhận là điểm cực Đông trên đất liền thì Mũi Điện ở xã Hòa Tâm (huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) giữ danh hiệu này. So với đường đi đến Mũi Đôi thì Mũi Điện dễ chinh phục hơn. Nếu đi từ thành phố Tuy Hòa, du khách có thể đi qua đèo Cả, qua cảng Vũng Rô rồi theo đường lớn đi đến Mũi Điện.

Ở đâu là nơi địa đầu tổ quốc
Ở đâu là nơi địa đầu tổ quốc
Trước Mũi Đôi – Khánh Hòa, Mũi Điện – Phú Yên được coi là điểm cực đông của Tổ quốc.

Nhìn bản đồ chữ S của Việt Nam chắc chắn ai cũng nhận ra Mũi Cà Mauđiểm địa đầu cực Nam cuối cùng của Tổ Quốc. Đến Mũi Cà Mau, bạn sẽ có cơ hội ngắm nhìn cảnh sắc của bình minh buổi sáng hay hoàng hôn lúc xế chiều ngay trên Mũi bởi phía bên phải Mũi là biển Tây và bên Mũi trái là biển Đông.

Ở đâu là nơi địa đầu tổ quốc
Ở đâu là nơi địa đầu tổ quốc
Điểm Cực Nam – Mũi Cà Mau, Cà Mau

Cách trung tâm thành phố Cà Mau khoảng 110km, trước kia, khách tham quan muốn đến được điểm cực Nam này chủ yếu phải di chuyển bằng canô. Tuy nhiên, từ năm 2019, khi thông xe tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn từ Năm Căn đến Đất Mũi, du khách có thể di chuyển bằng đường bộ thuận tiện hơn.

Biểu tượng là con thuyền hướng ra biển ở điểm cực Nam cùng với đó là cột mốc điểm cuối cùng của đường Hồ Chí Minh chính là một trong số những địa điểm du khách tới vùng đất Cà Mau này.

Ở đâu là nơi địa đầu tổ quốc
Ở đâu là nơi địa đầu tổ quốc
Cột mốc điểm cuối cùng của đường Hồ Chí Minh cũng được đặt ở Cà Mau.

Thời tiết ở đất mũi Cà Mau được chia làm 2 mùa rõ rệt là: Mùa mưa (từ tháng 5 – tháng 11) và mùa khô (từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau). Đến với vùng cực Nam Việt Nam, dân phượt cũng không thể bỏ qua Hòn Đá Bạc với những viên đá granit xếp chồng lên nhau tạo nên những hình thù kỳ dị mà độc đáo. Hay tham quan những chiến tích lịch sử và huyền thoại ở đầm Thị Tường, thưởng thức những món ăn dân dã mang đậm phong cách miền Tây.

Dù là bất cứ cực nào trong 4 cực Đông, Tây, Nam, Bắc, những mảnh đất đều có những giá trị, ý nghĩa, đặc trưng riêng. Nhưng trong tất cả chúng, đều mang sự thiêng liêng, linh hồn dân tộc hiên ngang và kiêu hãnh. Nếu bạn là một phượt thủ thực thụ, thì đừng bỏ lỡ 4 điểm địa đầu này của Tổ quốc nhé!

Ảnh: Internet.

Wanderlust Tips | Cnet.


Page 2

Cùng Wanderlust Tips chinh phục 4 điểm địa đầu Tổ quốc Đông - Tây - Nam - Bắc mà bất…