Ông chủ tiki là ai

Trong vòng gọi vốn giai đoạn C, Công ty Cổ phần Tiki [Tiki.vn] đã chính thức đón nhận đầu tư từ JD.com, một trong những tập đoàn thương mại điện tử hàng đầu của Trung Quốc. JD đứng đầu một nhóm nhà đầu tư với tổng giá trị đầu tư vào khoảng 44 triệu USD, theo Dealstreetasia.

Theo người phát ngôn của Tiki, sau khi thương vụ hoàn tất, JD sẽ trở thành nhà đầu tư có cổ phần lớn nhất tại Tiki, tuy nhiên họ không tiết lộ số tiền đầu tư cụ thể từ JD.

Theo doanh thu, JD.com là nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất tại Trung Quốc cung cấp cho người tiêu dùng trải nghiệm mua sắm trực tuyến tốt nhất thông qua website, ứng dụng và WeChat cùng Mobile QQ.

Tính đến tháng 9/2017, JD.com sở hữu 7 trung tâm vận hành và 405 kho hàng bao phủ 2.830 quận, huyện trên khắp Trung Quốc. JD.com là một thành viên của NASDAQ100 và nằm trong top 500 công ty lớn nhất thế giới theo bảng xếp hạng Fortune Global 500.

"Chúng tôi mong muốn được làm việc với Tiki để mang đến một trải nghiệm thương mại điện tử đẳng cấp thế giới cho người tiêu dùng Việt Nam ", ông Winston Cheng, Chủ tịch Tổ chức quốc tế tại JD.com cho hay.

Đây được xem là bước đi chiến lược của JD trong việc gia nhập vào thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á. Trước đó, năm 2015, công ty đã chính thức gia nhập thị trường Indonesia. Và vào năm 2017, JD đã hợp tác với tập đoàn Central Group [Thái Lan] để mở rộng thị trường sang Thái Lan.

Theo thỏa thuận đầu tư, Tiki sẽ hợp tác với JD trong nhiều lĩnh vực bao gồm ngành hàng, các dịch vụ xuyên biên giới, cơ sở hạ tầng, áp dụng nhiều công nghệ mới vào các khâu vận hành tại Tiki.

Tiki và JD sẽ hợp tác để đưa các thương hiệu toàn cầu đến với người tiêu dùng Việt Nam một cách rộng rãi hơn, đồng thời giúp các thương hiệu Việt Nam được mở rộng trên phạm vi quốc tế thông qua nền tảng toàn cầu của JD.

Việc gọi vốn lần này giúp Tiki.vn có thể tiếp tục cuộc chơi thương mại điện tử Việt Nam với hai đại diện lớn nhất là Shoppee Việt Nam và Lazada Việt Nam. Một trong những đối thủ lớn nhất của Tiki hiện nay là Lazada đã được 'kỳ phùng địch thủ' của JD - Alibaba mua lại.

Ông Trần Ngọc Thái Sơn, sáng lập và CEO của Tiki, chia sẻ. "JD và Tiki chia sẻ chung một triết lý kinh doanh: giành được thị phần bằng cách chiếm được cảm tình của khách hàng. Kể từ khi thành lập, Tiki luôn tập trung vào trải nghiệm mua sắm tốt nhất và chưa từng có cho khách hàng cùng với giải pháp giao hàng nhanh. Chúng tôi tin rằng JD.com, với kinh nghiệm về trải nghiệm khách hàng, quy trình, hậu cần và công nghệ sẽ là tài sản vô giá cho Tiki khi chúng tôi phấn đấu trở thành nền tảng thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam".

Tiki được thành lập từ năm 2010, là một nền tảng thương mại điện tử B2C [trực tiếp từ doanh nghiệp đến khách hàng] của Việt Nam.

CyberAgent Ventures [Nhật Bản] là quỹ đầu tiên tham gia đầu tư vào Tiki.vn vào tháng 8/2013. Tiếp sau đó, Tiki nhận đợt đầu tư thứ hai từ Tập đoàn Sumitomo [Nhật Bản]. Sau đợt đầu tư này Sumitomo giữ khoảng 30% cổ phần trong Tiki.vn, CyberAgent giữ 15% [giảm 7% so với ban đầu]. Năm 2016, Công ty Cổ phần VNG mua 38% cổ phần Tiki với giá 384 tỷ đồng.

Năm 2017, Tiki được trao tặng danh hiệu "Top 10 Công ty có ảnh hưởng lớn nhất trong thập kỷ [2007-2017] cho sự phát triển của ngành công nghiệp Internet Việt Nam".

> Mitsubishi sẽ đầu tư 250 triệu USD xây nhà máy sản xuất ô tô thứ 2 tại Việt Nam

1. Tên đầy đủ: Trần Ngọc Thái Sơn 2. Năm sinh: 1981 3. Quê quán: Tân Bình, 4. Học vấn:

Tốt nghiệp thạc sĩ ngành thương mại điện tử tại Đại học New South Wales, Úc năm 2007

5. Quá trình sự nghiệp của CEO Tiki Trần Ngọc Thái Sơn.

  • Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ tại Úc, ông Sơn đã có một thời gian làm thiết kế Web cho Impaq Interactive tại Thái Lan. Về Việt Nam, ông đã làm ở các vị trí như Giám đốc Marketing cho Vinabook và Quản lý điều hành ở Vega.
  • Năm 2010 [thời điểm 30 tuổi], nhận thấy nhu cầu mua sách và đọc sách của người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là với các đầu sách ngoại ngữ, ông Sơn đã nghĩ đến công cụ để giúp mọi người có thể mua sách dễ dàng hơn. Tiki ra đời với vốn khởi điểm chỉ với 5.000 USD tiền tiết kiệm của chính ông. Cái tên Tiki chính là Tìm kiếm và Tiết kiệm.
  • Thời điểm này, Tiki chỉ bán các sách Tiếng Anh với hơn 100 đầu sách, kho tại gara xe và văn phòng ở ngay trong phòng ngủ của ông Sơn. Có đơn hàng thì người đóng gói và giao hàng cũng chính là ông. Đây là những ngày tháng vô cùng khó khăn bởi vốn ít và lại không tìm thêm được người đồng sáng lập để có thêm sự hỗ trợ, thế nhưng ông Sơn không hề bỏ cuộc. Liên tiếp trong 2 năm, Tiki đứng vị trí “Dịch vụ chăm sóc khách hàng được ưa thích nhất”, “Giao hàng được ưa thích nhất” và “Website thương mại điện tử mô hình B2C chuyên ngành sách được yêu thích nhất” do người tiêu dùng bình chọn.
CEO Tiki Trần Ngọc Thái Sơn
  • Tháng 3/2012, Tiki đã nhận được sự đầu tư của Soichi Tajima – Chủ tịch và CEO của Quỹ đầu tư CyberAgent Ventures Inc. Nhờ vậy, tới tháng 8/2012, Tiki của ông đã có 80 nhân viên, văn phòng, kho chứa và phát triển thành nhà sách trực tuyến số 1 tại Việt Nam.
  • Dấu mốc lịch sử chính là năm 2016, khi Tiki nhận được 384 tỷ vnđ từ Công ty Cổ phần VNG. Nhờ khoản đầu tư này, Tiki có nhiều điều kiện hơn để phát triển hệ thống phần mềm, công nghệ.
  • Năm 2018, Tiki tiếp tục nhận được sự đầu tư của công ty JDar Inc của Trung Quốc và Công ty STIC Investment của Hàn Quốc đã tài trợ cho một vòng Series C trị giá 54 triệu USD để giúp củng cố sự hiện diện của Tiki trên thị trường.

“Đọc sách chưa phải là thói quen của đa số người Việt Nam, nhưng khi dân trí đi lên, người đọc sách sẽ nhiều hơn… Sau khi đọc chán Angela Phương Trinh, Ngọc Trinh, thì người ta sẽ đọc sách”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo thông tin từ Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Cục vừa nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đầy đủ, hợp lệ của Công ty Tiki Global Pte. Ltd và Công ty cổ phần Ti Ki.

Theo đó, Tiki Global Pte. Ltd dự kiến sẽ nhận chuyển nhượng 90,5% cổ phần của Công ty cổ phần Tiki sau khi doanh nghiệp này phát hành thêm cổ phiếu theo hình thức chào bán riêng lẻ.

Sau khi hoàn thành giao dịch tập trung kinh tế, Công ty Tiki Global Pte. Ltd sẽ giành được quyền kiểm soát, chi phối Công ty cổ phần Tiki. Do đó, việc tập trung kinh tế nói trên được xác định là hình thức mua lại doanh nghiệp theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Luật Cạnh tranh

Ngày 5/7/2021, trên cơ sở các quy định hiện hành của pháp luật cạnh tranh, Bộ Công Thương đã thông báo việc tập trung kinh tế giữa Công ty Tiki Global Pte. Ltd và Công ty cổ phần Tiki không thuộc trường hợp bị cấm theo quy định tại Điều 30 Luật Cạnh tranh và thuộc trường hợp tập trung kinh tế được thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 41 Luật Cạnh tranh 2018.

Thông báo về việc thành lập Tiki Global của Chính phủ Singapore.

Công ty Tiki Global Pte. Ltd được thành lập tháng 5/2021 theo pháp luật Singapore và chưa có bất cứ hoạt động kinh doanh nào trên thị trường Việt Nam lẫn Singapore.

Về phía sàn TMĐT Tiki, tính đến hết tháng 3/2021, cơ cấu cổ đông của công ty gồm ông Trần Ngọc Thái Sơn [sáng lập kiêm CEO] đang sở hữu 20,1% cổ phần. CTCP VNG, một trong những kỳ lân công nghệ của Việt Nam sở hữu 20,2% cổ phần. Các cổ đông nước ngoài gồm JD.Com sở hữu 18,2%; Ubiquitous Traders 9,9%; Success Elite Holdings 4,5%; Finup Asia Investment I 3,7%... Các cổ đông nước ngoài hiện đang nắm giữ 49,4% cổ phần Ti Ki.

Vào tháng 5/2020, theo Báo cáo thường niên của VNG đã hé lộ con số lỗ khổng lồ của trang thương mại điện tử này năm 2019 với gần 1.800 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước công ty này chỉ lỗ hơn 750 tỷ đồng. Mức lỗ của Tiki cũng tiệm cận với hai tên tuổi lớn trong lĩnh vực này là Lazada và Shopee, với khoản lỗ năm 2018 lần lượt là 1.773 tỷ và 1.901 tỷ đồng.

Sau khi liên hệ với Tiki, họ đã từ chối trả lời vấn đề này.

Còn theo một chuyên gia giấu tên thì Tiki Global do một nhóm cổ đông hiện tại thành lập tại Singapore, để hợp thức hóa việc chuyển Tiki thành công ty nước ngoài, không còn bị ràng buộc về chính sách thuế của Việt Nam cũng như sẽ được hưởng ưu đãi của 1 công ty FDI.

Ngoài ra, trong thời gian gần đây, Tiki thường xuyên bày tỏ ý định sẽ IPO, nhằm có thêm nguồn lực để ‘đốt’, tiếp tục chạy đua cùng Lazada và Shopee tại thị trường Việt Nam. Nhưng Luật doanh nghiệp Việt Nam quy định: 1 doanh nghiệp muốn IPO phải báo lãi từ 3 năm liên tiếp trở lên, trong khi Tiki liên tục lỗ.

Thế nên, việc thành lập pháp nhân tại Singapore cũng là một phần trong các bước chuẩn bị cho quá trình IPO ở thị trường nước ngoài, có thể là trên sàn chứng khoán của Singapore.

Nếu tất cả các suy đoán nói trên đều đúng, thì Tiki Global và Tiki tuy 2 mà 1. Nhưng trong tương lai, Tiki khó có thể tiếp tục định vị mình là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất đấu với các doanh nghiệp ngoại ở thị trường Việt như trước kia.

Video liên quan

Chủ Đề