Phim mưu cầu hạnh phúc đánh giá

Nếu bạn search Google “Những bộ phim tạo động lực”, Google sẽ trả lại rất nhiều những danh sách, và The pursuit of happyness nằm trong phần lớn những danh sách đó.

Bộ phim kể về Chris Gardner, một người đàn ông da màu sống ở New York. Anh có vợ, một đứa con trai năm tuổi, và hằng ngày rong ruổi trên khắp các nẻo đường để bán những chiếc máy soi xương. Trước đây vợ chồng họ nghĩ những chiếc máy này rất tân tiến và là một món hời lớn nên đã mua rất nhiều máy về để bán dần, thế nhưng các bác sĩ lại nghĩ rằng đây là những chiếc máy tốn kém và không cần thiết nên họ đã gặp rất nhiều khó khăn. Chris đã nợ nhiều tháng tiền nhà, tiền thuế, vợ anh không thể chịu nổi nữa và bỏ đi, để lại đứa con năm tuổi của họ, Christopher, cho Chris nuôi. Trong tình huống khó khăn đến cực độ, Chris phải tìm cách để nuôi sống chính mình cùng con trong 6 tháng, cùng lúc đó phải vượt qua kì thực tập tại công ty môi giới chứng khoán để được nhận vào làm chính thức và đảm bảo được tương lai của hai cha con anh.

Phim là một câu chuyện xúc động về quá trình vươn lên của Chris. Anh đã trải qua quá nhiều biến cố, cái sau lại càng nghiêm trọng hơn cái trước, đến mức cha con anh phải ra đường để sống. Thế nhưng chính trong hoàn cảnh ngặt nghèo đó, anh lại càng quyết tâm hơn, càng liều lĩnh hơn. Sự liều lĩnh đó đôi lúc khiến anh lâm vào nguy hiểm, nhưng cũng khiến anh gặp được những cơ hội lớn lao của đời mình. Và không chỉ có liều lĩnh, anh còn vô cùng chăm chỉ và cẩn trọng nữa. Tất cả những cố gắng đó đã khiến anh đạt được điều mình mong muốn. Vai chính Chris được thể hiện bởi Will Smith, một trong những diễn viên mình yêu thích nhất, và anh đã thể hiện rất tốt vai của mình. Cách kể chuyện của phim cũng khá thú vị, với những lời dẫn như: “Phần này của cuộc đời tôi có tên là ‘ngu ngốc'”, “Phần này của cuộc đời tôi có tên là ‘chạy'”, và đến cuối cùng khi bộ phim kết thúc, “Phần này của cuộc đời tôi có tên là ‘hạnh phúc'”, thật sự khi đến đó mình đã nổi da ga một chút, vì nó thật tuyệt vời 😀

Đây là một bộ phim thích hợp để xem khi bạn gặp khó khăn muốn có động lực để gượng dậy, hoặc đơn giản là cần một bộ phim hay để xem vào cuối tuần. Rất đáng xem!

Mỗi một con người trên trái đất này đều đang mang một gánh nặng riêng cho bản thân. Đó có thể là gia đình, là công việc, là học tập, là tiền bạc… bất cứ ai cũng đang mang gánh nặng. Thế nhưng hãy đừng vứt bỏ gánh nặng của mình. Hãy mang nó suốt cuộc hành trình của bạn, đừng đặt nó xuống. Bởi vì có thể bạn sẽ về đích sớm hơn nếu nhẹ gánh hơn, tuy nhiên trên con đường đấy, sẽ có lúc bạn cần chính những gánh nặng ấy để vượt qua chướng ngại vật của cuộc đời. Vậy nên hãy nhớ, hãy là một người có trách nhiệm.

Cuối cùng, sự nghèo khổ, sự thất vọng, nản chí có thể ập đến chúng ta bất cứ khi nào. Vậy nên hãy can đảm và mạnh mẽ lên. Không ai cho không ai cái gì. Vì thế hãy kiên cường đến cuối con đường và bạn sẽ thấy thành quả của bản thân.

Phim mưu cầu hạnh phúc đánh giá

Chris Gardner, một trong những nhà môi giới chứng khoán siêu hạng của thập niên 80s, 90s đã đưa câu chuyện đầy cảm hứng từ đời thật của mình thành 1 bộ phim đầy nhân văn và động lực cho mọi thế hệ. Như tựa đề bộ phim, nhiều người sẽ thắc mắc tại sao lại là chữ Y mà không phải chữ I trong từ Happyness. Nhưng tất cả đều là dụng ý của đạo diễn, nó cho ta thử định nghĩa lại hạnh phúc cho riêng mình. Nó không phải là một thứ gì đó theo khuôn mẫu. Mỗi người có một kiểu hạnh phúc cho riêng mình, và chúng ta phải theo đuổi nó thì mới có được, như Chris đã luôn tự nhắc nhở mình về tuyên ngôn của Cố Tổng thống Thomas Jefferson của Hoa Kỳ.

Einstein cũng đã có 1 phát biểu : “Tất cả các sự việc đều được hợp thức hóa bởi tư duy của con người hơn là bản chất phức tạp thật sự của nó.”

Và rút cục, hành trình tìm hạnh phúc của Chris thật đến nỗi không chỉ người Mỹ vào giai đoạn khủng hoảng kinh tế của thập niên đầu 90s cảm nhận được, mà lan rộng sang hàng chục quốc gia khác và hàng triệu số phận khác thấy một phần của mình qua Chris.

Bộ phim diễn ra trong bối cảnh nước Mỹ vào năm 1981 khi Tổng thống Ronald Reagan lên truyền hình thông báo các biện pháp kích thích kinh tế vào giai đoạn khủng hoảng tài chính lúc bấy giờ. Chris Gardner là một người bố trẻ, khoảng 35 tuổi, có năng lực và chí tiến thủ, lại rất yêu gia đình nhỏ của mình, nhưng việc đầu tư hầu hết khoản tiền dành dụm vào việc kinh doanh loại thiết bị soi xương xách tay dùng trong y khoa đã đẩy anh vào thế khốn cùng khi chúng thực sự không “dễ ăn” như anh nghĩ.

Bán máy không chạy, phải “ôm sô” hàng chục chiếc, tìm một công việc ổn định khác cũng không xong, gia đình của Chris phải sống trong nợ nần chồng chất – tiền thuê căn hộ, thuê người trông trẻ cho con trai 5 tuổi, thậm chí đến tiền phạt đậu xe trái luật cũng thiếu lên hụt xuống khiến nguy cơ cả nhà phải ra đường lang thang cứ chực chờ hàng ngày. Mọi chi tiêu đổ dồn lên vai người vợ – một nữ nhân viên tiệm giặt ủi phải làm 2 ca mỗi ngày. Chưa hết, những chiếc máy soi xương – nguồn sống của anh – còn bị mất cắp hoặc bị rớt lại trên đường ga xe điện trong lúc anh chạy đua với thời gian để đi xin việc, và bị cả gã bạn quỵt nợ… 14 đô-la.

Phim mưu cầu hạnh phúc đánh giá

Ai bảo chỉ cần yêu nhau là đủ? Cứ thử ở trong hoàn cảnh túng bấn như vợ chồng Chris, bạn sẽ thấy tiền bạc có thể không mua được hạnh phúc, nhưng chính nó có thể là thứ đầu tiên tước đoạt hạnh phúc từ bạn. Mặc cho Chris luôn cố gắng vật lộn với hoàn cảnh, tìm cách xoay xở thì cô vợ vẫn cảm thấy mình chịu đựng hết xiết, rồi suốt ngày cắn đắn chồng và đến đỉnh điểm là… bỏ chồng đi đến tiểu bang khác tìm việc tốt hơn.

Cùng thời điểm mà mọi ngả đường trước mắt đều trở thành ngõ cụt, Chris vẫn không nản lòng và thậm chí còn kiên quyết giữ lại nuôi đứa con trai yêu quý. Giữa lúc đó, nhận thông tin về việc tuyển dụng 20 thực tập sinh (intern) cho hãng môi giới chứng khoán Dean Witter, anh quyết tâm làm quen với Jay Twistle – một trong những nhân vật lãnh đạo của hãng này, trực tiếp lọc hồ sơ ứng viên để được “ưu ái” một cơ hội phỏng vấn. Lý do là Chris chưa từng tốt nghiệp đại học và chứng chỉ cao nhất anh có được là… giấy chứng nhận phục vụ trong Hải quân Mỹ, trong khi các ứng viên khác đều có bề dày học vấn rất ấn tượng đối với công việc có yêu cầu rất cao cấp này.

Nhờ trí thông minh và luyện tập trong thời gian rảnh, “chiêu” chơi Rubik của Chris bước đầu đã chinh phục Jay (thời đó trò Rubik đang nổi như cồn). Nó cũng là 1 trong các bài học trong nhiều tình huống khác nhau sau này giáo trình nhân sự tổng hợp lại thành 1 trò gọi là “gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng”, ồ và thực sự nó rất hiệu quả dù kinh tế đang khủng hoảng, ổn định hay tăng trưởng mạnh.

Phim mưu cầu hạnh phúc đánh giá

Phải ngủ lại nơi “tạm giam” do chậm trả tiền đậu xe vào đêm ngay trước khi đi phỏng vấn, mà trước đó đang phải mặc bộ đồ sơn nhà lem luốc (do phải làm không công cho ông chủ nhà trọ để được ở lại thêm ít lâu), anh vẫn bất ngờ vượt qua vòng phỏng vấn khá căng nhờ vào sự chân thành và biết cách thể hiện quyết tâm theo đuổi mục đích sự nghiệp của mình. Oái oăm thay, cuối cùng anh phát hiện ra công việc của thực tập sinh không hề được nhận một xu tiền lương trong vòng đến 6 tháng, trong lúc anh phải đối mặt với hầu như tất cả những bế tắc của cuộc đời do tình hình tài chính đen tối đem lại. Đây là thời điểm mà anh phải chiến đấu thực sự để sống sót hơn cả thời phục vụ ở Hải quân.

Bị tống ra đường, trong túi chỉ còn vài đô-la, cha con Chris phải lang thang tìm chỗ đặt lưng mỗi ngày. Xe bus, ga điện ngầm, nhà tế bần và thậm chí nhà vệ sinh công cộng là những nơi mà cha con anh đã từng qua đêm. Cảnh anh ôm con trai ngủ trên nền nhà vệ sinh được lót bằng những tấm giấy vệ sinh ghép lại, nước mắt lăn dài trên gương mặt hốc hác của một người đàn ông quá thông minh và không lùi bước mới dễ khiến người ta cảm động biết bao! Trong suốt công cuộc trường kỳ kháng chiến với cuộc sống ấy, nước mắt anh đã rơi không chỉ một lần, không phải khóc vì mình quá khổ, mà khóc vì thương con trai – niềm an ủi và niềm tin mà nhờ nó anh mới có thể tiếp tục phấn đấu.

Đây có lẽ là một trong hai phân cảnh hay nhất trong phim, nếu nhìn sâu được nội tâm của Chris khi đó, ta còn thấy hình ảnh của nhiều nhân vật khác, những người ta quen biết, những người ta ái mộ hay chính bản thân mình một lúc nào đó mà khi vượt qua được khoảnh khắc đó, sự vĩ đại dần sẽ lộ diện.

Phim mưu cầu hạnh phúc đánh giá

Cứ thế, cuộc sống của Chris xoay như chong chóng vì phải hoàn thành tốt công việc ở hãng Dean Witter trong vòng chỉ có 6 tiếng so với 8 tiếng đối với người khác, vì anh còn phải dành thời gian đi bán máy soi xương kiếm tiền mưu sinh, rồi chạy đua với thời gian để giành giật chỗ ngủ trong nhà tế bần mỗi tối, đến khi con ngủ thì anh ôm sách đọc hay sửa lại cái máy soi xương cuối cùng để bán.

Một trong những câu mình nhớ nhất trong tất cả lời thoại của phim là đoạn tự thoại (voice-over) khi Chris lâm vào hoàn cảnh dường như là bất hạnh nhất: Ngay lúc này đây tôi nhớ đến bài Tuyên ngôn Độc lập của Tổng thống Thomas Jefferson và cái đoạn nói về quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.

Tôi nghĩ tại sao ông lại đặt chữ “mưu cầu” vào đó nhỉ? Phải chăng hạnh phúc là thứ mà chúng ta chỉ có thể theo đuổi và tìm kiếm chứ không thể thực sự sở hữu được nó? Có nghĩa gì đâu chứ. Sao mà ông ấy lại hiểu rõ điều ấy như thế nhỉ? [It was right then that I started thinking about Thomas Jefferson on the Declaration of Independence and the part about our right to life, liberty, and the pursuit of happiness. And I remember thinking how did he know to put the pursuit part in there? That maybe happiness is something that we can only pursue and maybe we can actually never have it. No matter what. How did he know that?]

Sáu tháng bi đát ấy rồi cũng qua với bài thi “tốt nghiệp thực tập” khiến Chris trở thành người duy nhất được chọn làm nhân viên chính thức của hãng Dean Witter trong số 20 người đã bỏ 6 tháng học việc không lương ấy. Lúc được mời tới thông báo kết quả cũng là khi Chris một lần nữa rơi nước mắt, và là khi Chris nhớ lại “đó là cái thời khắc mà tôi cảm nhận được Hạnh phúc”.

Hạnh phúc của Chris khi nhìn toàn cảnh của cả bộ phim ta sẽ thấy nó thật phi thường, và dường như ai cũng có thể làm được như anh ấy, chắc vậy đúng không?

Phim mưu cầu hạnh phúc đánh giá

Không hẳn vậy, sau nhiều lần xem lại bộ phim và già dặn hơn trong các trải nghiệm của bản thân. Trong hạnh phúc của Chris tôi nhận ra 2 điều tuyệt đẹp, thứ nhất đó là niềm hân hoan, vui sướng của riêng anh ấy, chỉ là của riêng anh ấy mà thôi, không giống bất cứ ai khác trên thế giới này vì mỗi một cá thể chúng ta là vốn là một tạo vật khác biệt. Điều thứ hai hay hơn và chỉ có một số ít người trên thế giới có được, anh ấy đã được đặt vào một bối cảnh tuyệt vời cộng với một nỗ lực siêu việt để đạt được giấc mơ thành công của mình. Món quà mà Chris và một số ít những người siêu giàu trên thế giới nhận được chính là bối cảnh nền kinh tế khủng hoảng. Nghe có vẻ không hợp lí?

Nhưng hãy xem xét những gì xảy ra với tuổi 35 của anh, anh đã được trao cơ hội để học một khóa đào tạo cơ bản về thị trường chứng khoán mà giáo trình đã được cải biến ngoạn mục hơn rất nhiều so với chính ông chủ của Dean Witter mấy chục năm về trước. Người ta phải làm vậy không chỉ vì kinh tế khủng hoảng mà vì động cơ to lớn hơn là có những nhân viên môi giới đầy tiềm năng cho cả nền thị trường của “con đại bàng Hoa Kỳ”.

Chính Chris và một số ít những người khác đã góp phần đẩy Hoa Kỳ về “quỹ đạo” của nó theo một cơ hội và nỗ lực đáng kính phục như vậy. Và anh được trao luôn cơ hội để thực hành ngay những kiến thức mình có với những khách hàng tiềm năng trong thời điểm nền kinh tế xuống cấp, chúng ta thử sàng lọc lại xem trong hàng triệu nhân viên môi giới trong mọi lĩnh vực trên khắp thế giới ở thời đại này, rõ ràng họ ít có cơ hội gặp được các khách hàng tiềm năng hơn vì họ có quá nhiều, còn thời của Chris thì chỉ có một số lượng khá ít các nhân viên môi giới vì họ phải thật sự chuyên nghiệp, vậy nên cơ hội tiếp xúc với các khách hàng tiềm năng của họ cao hơn rất rất nhiều.

Sự thật về “những kẻ xuất chúng” như Chris đã được bóc tách lần lượt như vậy qua cây bút của Malcolm Gladwell. Và chung quy lại, Chris đã tìm thấy cho mình một thứ hạnh phúc riêng biệt của anh, cho chính hoàn cảnh của anh. Anh cho chúng ta động lực để tự truy đuổi theo hạnh phúc của chính mình. Và tôi lại nhớ một câu nói : “It’s gotta be a long night!” (Đêm nay sẽ dài lắm đây). Dụng ý rằng hành trình theo dấu hạnh phúc sẽ rất xa, kẻ có thể tìm được “đảo giấu vàng” của mình như Jim Hawkins trong tác phẩm cùng tên sẽ chỉ có 1 trong hành trình riêng biệt của mình.