Phụ nữ mang thai có ra huyết trắng không

Ra huyết trắng khi mang thai là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bà bầu ra huyết trắng nhiều là dấu hiệu của viêm nhiễm âm đạo.

Ra huyết trắng khi mang thai có thể là dấu hiệu báo động “cô bé” đang bị viêm nhiễm. Mẹ bầu phải đặc biệt lưu ý, một số trường hợp dưới đây nhé!

Phụ nữ mang thai có ra huyết trắng không
Mẹ bầu nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát vì vi khuẩn rất dễ sản sinh trong điều kiện chật chội ẩm uớt

Huyết trắng hay còn gọi khí hư, chính là dịch nhầy có màu trắng trong, đôi khi hơi ngả vàng. Lượng khí hư này ra nhiều hay ít tùy theo từng giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt. Huyết trắng giữ ẩm, cân bằng cho âm đạo, tạo điều kiện thuận lợi để tinh trùng vào tử cung khi trứng rụng.

Trong những tháng đầu và giữa của thai kỳ, huyết trắng có xu hướng xuất hiện nhiều hơn. Nguyên nhân là do:

  • Sự gia tăng của hormone estrogen và lưu lượng máu trong cơ thể mẹ bầu khiến khí hư ra nhiều hơn để ngăn chặn vi khuẩn từ môi trường xâm nhập vào âm đạo.
  • Tử cung và cổ tử cung cùng các bộ phận thuộc khu vực vùng kín cũng thay đổi thích ứng với sự phát triển của bào thai. Trong số này, lượng khí hư cũng tiết nhiều hơn để điều hòa sự giãn nở của vùng kín và âm đạo. Nhờ đó, quá trình “yêu” của mẹ bầu cũng thuận lợi hơn.

Tuy nhiên, tình trạng huyết trắng ra nhiều có thể rơi vào 2 trường hợp dưới đây:

1. Dấu hiệu bà bầu ra huyết trắng bình thường

  • Dịch nhầy có màu trắng trong hoặc trắng đục, gần giống như nước mũi trong hoặc như bột nhão. Điều đặc biệt là chúng không được có màu hoặc mùi hôi bất thường.
  • Lượng dịch nhầy có thể tiết ra nhiều hay ít do hormone trong cơ thể mẹ bầu.

Ngoài ra, vào những tháng cuối của thai kỳ, chất nhầy cổ tử cung sẽ tập hợp lại thành nút nhầy, bảo vệ thai nhi khỏi nhiễm khuẩn. Tới giờ G, khi dạ con bắt đầu co thắt, nút bảo vệ này bung ra, thoát ra qua đường âm đạo của mẹ.

  • Trường hợp thai dưới 37 tuần, nếu thấy lượng chất nhầy cổ tử cung thoát ra nhiều hơn bình thường và có lẫn vết màu hồng, mẹ bầu nên báo với bác sĩ. Đây có thể là một trong những dấu hiệu sinh non hoặc viêm cổ tử cung.
  • Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên lưu ý đối với trường hợp huyết trắng có mùi hôi, đổi màu vàng, xanh hay trắng đục đi kèm với các triệu chứng ngứa, khó chịu khi đi tiểu hoặc khi quan hệ. Đây là một trong những dấu hiệu của việc nhiễm trùng âm đạo. Trong trường hợp này, mẹ bầu nên đi khám phụ khoa để được điều trị sớm.

Tuy không gây khó khăn khi điều trị, nhưng nếu mẹ bầu để bệnh kéo dài, tái phát nhiều lần có thể gây nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Đặc biệt các trường hợp bà bầu ra khí hư màu trắng đục nhiều do viêm nhiễm âm đạo nếu không được điều trị sớm có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Lưu ý, tuy quan hệ khi mang thai có được xuất vào trong, nhưng nếu quan hệ mạnh bạo, làm xây xát cô bé cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm nhiễm.

  • Việc tăng chất nhầy cổ tử cung, ra dịch nhầy như lòng trắng trứng khi mang thai, là hiện tượng bình thường. Mẹ bầu có thể sử dụng băng vệ sinh hằng ngày, loại không mùi hoặc thường xuyên thay đổi quần lót 2 lần/ngày. Nên chọn quần có chất liệu cotton, tháng mát và thoải mái. Việc mặc quần lót quá chật cũng tạo môi trường cho vi khuẩn có hại phát triển.
  • Chú ý luôn giữ cho “cô bé” khô thoáng và sạch sẽ. Khí hư ra nhiều làm âm đạo ẩm ướt là môi trường thuận lợi cho nhiều vi khuẩn sinh sôi gây viêm nhiễm. Vì vậy, bạn cần vệ sinh vùng kín đúng cách và thường xuyên, đặc biệt là sau khi gia hợp. Mẹ bầu nên vệ sinh từ trước ra sau để tránh tình trạng vi khuẩn từ hậu môn thâm nhập vào “cô bé”.
  • Cẩn thận khi dùng sữa tắm hoặc các dung dịch vệ sinh vì lúc này, “cô bé” của bạn đang mẫn cảm hơn bình thường.
  • Không sử dụng khăn lau có mùi thơm, hoặc xịt khử mùi âm đạo.
  • Không nên thụt rửa sâu âm đạo vì cách này sẽ làm phá vỡ môi trường cân bằng tự nhiên của âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm.
  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn. Tình trạng lo âu, căng thẳng khiến nội tiết trong cơ thể mẹ bầu dễ mất cân bằng, gia tăng nguy cơ viêm nhiễm.
  • Đảm bảo thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng. Mẹ bầu nên hạn chế các món ăn có nhiều dầu mỡ hoặc quá cay. Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều rau củ quả tươi giàu vitamin A, vitamin C… như cà rốt, cà chua, ổi, kiwi để giúp cân bằng pH cho âm đạo, kiểm soát tình trạng ra huyết trắng khi mang thai.
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao: Việc đi bộ nhẹ nhàng, thực hiện một số bài tập yoga cho mẹ bầu có thể giúp bạn ngủ ngon, tăng cường sức đề kháng, nhờ đó phòng tránh được sự tấn công của virus, vi khuẩn nấm, giúp ngăn chặn nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa, thủ phạm gây ra huyết trắng khi mang thai.
  • Cảnh giác với các phương pháp đồn đãi, thiếu ăn cứ khoa học về việc chữa tình trạng ra huyết trắng khi mang thai. Lúc này, “cô bé” rất nhạy cảm và độ pH âm đạo không ổn định. Nếu bạn áp dụng sai cách sẽ tạo điều kiện gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa nguy hiểm.
  • Tuân theo lịch khám thai định kỳ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé một cách tốt nhất.

Ra huyết trắng khi mang thai là hiện tượng phổ biến và không gây nguy hiểm cho sức khỏe mẹ bầu và bé. Giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ giúp mẹ nhanh chóng hạn chế tình trạng này. Đừng quá lo lắng mẹ nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

 http://www.momjunction.com/articles/jelly-like-discharge-during-pregnancy_00386361/ https://www.pregnancy-baby-care.com/conditions-during-pregnancy/jelly-discharge-during-pregnancy.html https://www.healthline.com/health/womens-health/watery-discharge https://parenting.firstcry.com/articles/watery-discharge-during-pregnancy/?ref=interlink http://kindmommy.com/watery-discharge-during-pregnancy/

  • Nhiễm nấm candida albicans
  • Nhiễm trùng roi âm đạo trichomonas vaginalis
  • Nhiễm tạp trùng
  • U xơ tử cung
  • Rối loạn tâm lý
  • Ung thư tử cung

Như vậy, dựa vào thông tin trên, bạn có thể tự giải đáp cho mình rằng ra huyết trắng có thai không?ra huyết trắng nhiều có phải có thai không. Đồng thời, bạn cũng có thể xác định được phần nào tình trạng bệnh và nên sớm đến gặp bác sĩ điều trị dứt điểm vấn đề.

Mặt khác, nếu không gặp tình trạng như trên, bạn nên tham khảo tiếp nội dung bên dưới để xác định liệu việc bản thân ra huyết trắng có thai không nhé.

Phân biệt huyết trắng khi mang thai

1. Ra huyết trắng có thai không? Dấu hiệu huyết trắng báo có thai như thế nào?

Nếu bạn có thai, một trong các dấu hiệu mang thai sớm là ra nhiều huyết trắng. Khi đó, do lượng nội tiết tố progesteron tăng cao, huyết trắng (khí hư) sẽ có những đặc điểm như sau.

  • Huyết trắng ra nhiều hơn bình thường
  • Có sự thay đổi nhẹ về màu sắc
  • Có độ lỏng, nhầy và dính hơn
  • Không có sự thay đổi về mùi

Bên cạnh đó, trong suốt thai kỳ, lượng huyết trắng sẽ nhiều hơn bình thường, đặc biệt càng về cuối sẽ càng nhiều hơn. Vào tuần thứ 40, huyết trắng ra nhiều kèm máu đỏ hoặc hồng có thể là dấu hiệu nút nhầy tử cung đã bong, em bé sắp chào đời.

2. Huyết trắng ra nhiều đã đủ xác định có thai?

Phụ nữ mang thai có ra huyết trắng không

Ra huyết trắng có thai không? Sau quan hệ 3 ngày ra dịch trắng có thai không? Câu trả lời là có thể. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào dấu hiệu ra huyết trắng có thai không để xác định việc mang thai thì không bảo đảm 100%.

Đây có thể chỉ là phản ứng sinh lý sớm nhất khi có thai khiến cho lượng chất nhầy từ âm đạo gia tăng. Để chắc chắn rằng mình đang mang thai, bạn nên kết hợp với các biện pháp thử thai khác dựa trên khoa học như sử dụng que thử thai, siêu âm xác định túi thai, xét nghiệm máu hoặc nước tiểu để đo nồng độ Beta – hCG…

Hoặc với một số mẹo dân gian về cách thử thai, bạn có thể tham khảo cách thử thai bằng muối, thử thai bằng xà phòng, thử thai bằng điện thoại…