Phương pháp học tập nhóm của sinh viên

02(57)/2010

Phương pháp học tập nhóm của sinh viên

Mục lục

  • 1.Làm việc nhóm và sự cần thiết của phương pháp này trong giảng dạy đại học
  • 2.Thực trạng sử dụng phương pháp làm việc nhóm trong các buổi thảo luận
  • 3.Một số gợi ý về việc sử dụng có hiệu quả phương pháp làm việc theo nhóm
  • 4.Tài liệu tham khảo

Thảo luận theo phương pháp làm việc nhóm trong giảng đường đại học

TRẦN VĂN TRÍ

02(57)/2010 - 2010, Trang 55-end

Ngày đăng:

  • Trích dẫn

TÓM TẮT

không có


ABSTRACT:

no


TỪ KHÓA: không có,

KEYWORDS: no,


Trích dẫn:

×

TRẦN VĂN TRÍ, Thảo luận theo phương pháp làm việc nhóm trong giảng đường đại học, Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, 02(57)/2010, Trang 55-end

https://tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?oid=112e2f9f-1602-40de-a6e3-164fe78b5666

Đăng ký để tải miễn phí Đăng ký

Bài viết đã được lưu vài tài khoản.

×

Vui lòng vào mục "Quản lý tài khoản" -> "Bài viết đã lưu" để có xem tiếp ngay lần đăng nhập sau.

1. Làm việc nhóm và sự cần thiết của phương pháp này trong giảng dạy đại học.

Làm việc nhóm là cách thức làm việc mà ở đó một nhóm nhỏ những người cùng làm một công việc, gặp gỡ để cùng nhận dạng, phân tích và giải quyết các vấn đề được đặt ra[1]. Làm việc nhóm có nhiều chức năng hữu ích:

Một là, tạo môi trường làm việc thân thiện. Làm việc nhóm không chỉ cải thiện hành vi giao tiếp của các thành viên của nhóm thông qua việc trao đổi thường xuyên làm cho mọi thành viên của nhóm thân thiện với nhau hơn, từ đó giúp bầu không khí học tập, lao động trở nên sôi động hơn. Mọi người dần giảm bớt chủ nghĩa cá nhân để hướng đến tập thể, để cùng giải quyết các vấn đề lớn mà một người hoặc một nhóm người làm việc độc lập, riêng rẽ không thể hoàn thành được.

Tinh thần đồng đội được xây dựng, các thành viên của nhóm hỗ trợ nhau cùng hoàn thành công việc, cùng phát triển.

Hai là, huy động nguồn nhân lực để hoàn thành công việc nhanh nhất và hiệu quả nhất. Nhóm thường giải quyết các vấn đề liên quan trực tiếp đến công việc của mỗi thành viên, vì vậy họ bị cuốn hút bởi sự hấp dẫn của công việc được tạo ra từ quá trình sinh hoạt nhóm. Đồng thời, qua đó tinh thần làm việc, phát triển ý thức về chất lượng và sự tiến bộ và tạo cơ hội thuận lợi cho các thành viên phát huy tài năng của mình. Mọi người có dịp nhóm họp, cùng suy nghĩ và đưa ra những ý kiến của mình cho việc giải quyết các vấn đề khó khăn, khiến mỗi thành viên nhận thấy mình là một phần hữu cơ của tổ chức.

Ba là, thảo luận nhóm, kích thích sáng tạo của mọi người, giãm lãng phí, nâng cao hiệu quả lao động và học tập. Hiệu quả học tập hay năng suất lao động bị ảnh hưởng nhiều bởi tâm lí của người thực hiện, khi tham gia vào nhóm tâm lí của mỗi thành viên được cải thiện nhiều, do đó hiệu quả học tập, năng suất lao động cũng được cải thiện đáng kể. Mặt khác, khi tham gia hoạt động nhóm, các vấn đề khó khăn của mỗi thành viên được đưa ra và giải quyết bởi tập thể, do đó áp lực công việc giảm bớt, đồng thời họ nhận thấy nhiều khía cạnh chưa tích cực trong lao động và học tập của chính mình để tự khắc phục và thay đổi cho phù hợp.

Với những chức năng trên của phương pháp làm việc nhóm và xét trong thời đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết. Đơn giản vì không ai là hoàn hảo, làm việc theo nhóm sẽ tập trung những mặt mạnh của từng người và bổ sung cho nhau, khắc phục được những điểm hạn chế của mỗi người. Hơn nữa, chẳng ai có thể cáng đáng hết mọi việc[2]. Chúng ta nhận ra rằng: “ Không một ai trong chúng ta có thể giỏi bằng tất cả chúng ta hợp lại”.[3]

Đối với giáo dục, làm việc nhóm có ý nghĩa quan trọng trong học tập đối với sinh viên đại học[4]. Theo đó, trong học tập, làm việc nhóm là một chiến lược áp dụng cho việc học theo cách đưa sinh viên vào các đội để hoàn thành một số bài tập đã được định sẵn[5], sử dụng đúng phương pháp làm việc nhóm sẽ giúp việc học tập của sinh viên đạt được nhiều mục đích:

- Giảm thiểu thời gian cho việc tìm tòi để thấu hiểu một vấn đền nhời sự góp sức của nhiều người.

- Giảm thiểu thời gian học trong lớp vì các câu hỏi không quan trọng đã được hỏi và trả lời trong các nhóm.

- Tạo cơ hội cho mỗi sinh viên tham gia tranh luận, tránh tình trạng việc đặt câu hỏi và tranh luận chỉ tập trung vào một số ít sinh viên nổi trội.

- Giúp sinh viên có cơ hội lắng nghe, đánh giá và suy ngẫm những phương án tối ưu, hoặc các quan điểm mà trước đó họ chưa từng suy nghĩ tới.

- Giúp sinh viên không nhàm chán, buồn ngủ vì chính mình phải suy ngẫm, tranh luận, đánh giá.

- Giúp sinh viên giảm đi những khó khăn trong học tập vì đã có cả một nhóm hỗ trợ và chia sẻ.

Với tiêu chí “Lấy người học làm trung tâm” nhưng phải với tinh thần “Học là điều sinh viên làm, chứ không phải là điều gì đó được làm sẵn cho sinh viên” thì trong chương trình giảng dạy đại học cần phải thiết kế một cách tương xứng các buổi thảo luận, hay thực hành để giúp sinh viên có kiến thức một cách sâu sắc về môn học. Trong các phương pháp tiến hành thảo luận thì phương pháp làm việc nhóm được xem là phương pháp hiệu quả nhất. Do vậy, việc áp dụng đúng cách phương pháp làm việc nhóm trong các buổi thảo luận sẽ là một phương pháp hiệu quả trong học tập.


[1] Nguyên Dũng: Phương pháp làm việc theo nhóm ỉhttp://w ww.hieuhoc.com/camnanghoctap/chitiet/phuong-phap-lam-viec-theo-nhom-phan-1 -huong-)

[2] Phan Thtrang: Kỹnãngỉàm việcnhónìtỹịệvấn: http:/ /chun gta. com/Desktop. aspx/KinhDoanh-OTDN/Ouan- Ly/Kỵ nang lam viec nhom/)

[3] Ngọc Quỳnh (biên dịch): Xây đụng tính tíỉàỉ làn việc nhán (http://kviiangsong.xitnini.net/congso/9-htnil)

[4] Garry hess và Steven Friedland, Phuong pháp dạy và học đại học - tờ thọc tiễn ngành luật, Nxb Thanh niên, dịch vào 06/2005, tr. 80.

[5] Garry Hess và Steven Friedland, Sđd, tr. 71.

2. Thực trạng sử dụng phương pháp làm việc nhóm trong các buổi thảo luận

Trong giáo dục đại học ở Việt Nam, môi trường học tập đang dần trở nên năng động, nhất là trong điều kiện áp dụng học chế tín chỉ (ở đó trong chương trình giảng dạy sẽ được phân chia thành phần lý thuyết và phần thảo luận). Theo đó, làm việc nhóm đang nổi lên như là một nhu cầu cần thiết.

Tuy làm việc nhóm không phải là một cách thức làm việc quá xa lạ, nhưng tính thực chất và hiệu quả của nó vẫn là một vấn đề lớn cần giải quyết. Lý do là mặc dù cụm từ này thường được nhắc đến nhưng ít được áp dụng và thực hiện theo đúng nghĩa của nó.

a. Làm việc nhóm chưa phải là phương pháp phổ quát trong các buổi thảo luận.

Để tiến hành một buổi thảo luận, giảng viên phải làm một công việc rất quan trọng là đặt vấn đề để thảo luận, có thể theo một số cách thức sau: Đặt vấn đề hoặc bài tập yêu cầu sinh viên chuẩn bị trước ở nhà; Đặt vấn đề hoặc bài tập trực tiếp tại lớp để sinh viên tiến hành thảo luận sau đó yêu cầu sinh viên trình bày và đánh giá nhận xét về sự trình bày đó; Đặt câu hỏi yêu cầu sinh viên suy nghĩ và trả lời ngay; Hỏi sinh viên viên có thắc mắc gì không và trả lời những thắc mắc cho sinh viên”

Hệ quả là, về phương pháp, có giảng viên áp dụng phương pháp làm việc nhóm nhưng cũng có không ít giảng viên sử dụng phương pháp cá nhân làm việc. Đó là hướng đến việc yêu cầu mỗi sinh viên tự mình chuẩn bị để giảng viên yêu bất kỳ người nào đứng lên giải quyết vấn đề. Cách làm này dễ biến buổi “thảo luận” thành buổi “giải đáp thắc mắc” cho sinh viên hoặc thành “buổi ôn tập” trong đó giảng viên nhấn mạnh những vấn đề cần lưu ý, những tình huống hóc búa cần lưu tâm hoặc nếu không thì việc thảo luận chỉ tập trung ở những sinh viên nổi trội (tức là chỉ một số ít sinh viên tham gia thực sự vào buổi thảo luận còn những sinh viên khác đến để nghe và ghi chép lại).

b. Lớp động là một trở ngại vô cùng lớn cho buổi thảo luận theo phương pháp làm việc nhóm.

Hiện nay, rất nhiều trường đại học đang đối mặt với thực trạng cơ sở vật chất thiếu thốn nên việc chia lớp thảo luận với số lượng là còn quá lớn. Thay vì nên chỉ có khoảng 25 -30 sinh viên thì các lớp thảo luận thường là trên 50 sinh viên, ở Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh sĩ số đó có thể còn cao hơn.

Về việc phân nhóm, một số giảng viên chia nhóm với số lượng lớn (khoảng 10 sinh viên/ 1 nhóm) cũng có giảng viên chia nhóm với số lượng nhỏ (khoảng 5 sinh viên/1 nhóm).

Với loại nhóm có số lượng sinh viên động thì số nhóm ít vì thể vấn đề giải quyết được lập lại ở mỗi nhóm sẽ cao hơn. Tuy nhiên, loại nhóm này không thể phản ánh nỗ lực của cá nhân vào việc chung của nhóm và không tạo ra sự tiếp xúc, trao đổi với tất cả thành viên. Còn giảng viên thì không thể giám sát được việc học tập của từng cá nhân sinh viên vì không đủ thời gian để có sự tiếp xúc trực tiếp đối với từng sinh viên trong việc lắng nghe, trao đổi với họ.

Với nhóm có số lượng sinh viên ít thì dễ trao đổi, tiếp xúc nhưng sẽ có nhiều nhóm nhỏ. Do vậy, sẽ mất rất nhiều thời gian để tiến hành thảo luận vì phải lắng nghe và đánh giá kết quả làm việc của mỗi nhóm. Đồng thời, loại nhóm này thì tầng suất xoay vòng việc trình bày của mỗi nhóm là rất ít cho nên rất khó để đánh giá toàn diện đối với tất cả các nhóm.

c. Một số vướng mắc xuất phát từ giảng viên khi tiến hành thảo luận bằng phương pháp làm việc nhóm.

Thứ nhất, thiết lập nhóm thảo luận thiếu tính khoa học.

Các sinh viên thường có ý thức tạo lập nhóm bạn ở giảng đường về sở thích, vùng miền, hoặc năng lực học tập... Kết quả là tạo ra sự đồng dạng ở các nhóm: có nhóm thì chỉ bao gồm sinh viên nam, có nhóm thì toàn thể là nữ sinh viên, có nhóm tập trung số lượng lớn sinh viên có học lực tốt, có nhóm thì phần động là sinh viên trung bình yếu (các sinh viên có học lực cao thường thích làm việc cùng nhóm để dễ trao đổi và kết thúc vấn đề đặt ra nhanh). Do vậy, nếu thiết lập nhóm thiếu khoa học thì hiệu quả làm việc của nhóm thấp hoặc giữa các nhóm có độ chênh lệch cao.

Một thực tế là giảng viên tiến hành thiết lập các nhóm thảo luận nhưng còn hời hợt và không dựa trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng thực trạng của từng lớp thảo luận, có nhiều cách thức đã được các giảng viên áp dụng để thiết lập nhóm như:

1. Thiết lập nhóm theo số thứ tự mã số sinh viên. Mặc dù cách thức này cho thấy giảng viên đã giữ quyền chủ động nhưng hiệu quả cũng không cao, lại mang tính cảm tính. Bởi vì, việc dựa theo số thứ tự của mã số sinh viên không tạo ra sự đa dạng ở mỗi nhóm, sự đồng đều giữa các nhóm mà thường hình thành những nhóm đồng dạng.

2. Giảng viên để sinh viên tự chọn nhóm cho mình. Cách thiết lập này giúp sinh viên lựa chọn được những đối tác ưng ý với mình nhưng cũng dễ dẫn sự đồng dạng như trường hợp thiết lập nhóm theo mã số sinh viên.

3. Chấp nhận những nhóm có sẵn từ những môn học trước đó. Ưu điểm của cách này là giảng viên không phải mất nhiều thời gian và sinh viên có sự tiện ích là đã có sự ăn ý trong phối hợp làm việc từ trước. Tuy nhiên, chúng ta không thể chắc chắn rằng người giảng ở môn học trước đó đã thiết lập nhóm có sự tính toán và khoa học hay không nên nếu giảng viên thực hiện cách này thì lối mòn về sự đồng dạng trong nhóm vẫn cứ tiếp diễn. Đồng thời, một điều cần phải nhận thấy là nếu bắt đầu một môn học mới mà chúng ta không có thiết lập nhóm mới thì không thể hiện nét tương thích với những môn vốn có đặc thù riêng và không có sự tươi mát mới cho nhóm để tăng thêm động lực học tập.

Cả ba cách thiết lập nhóm như trên sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả làm việc của nhóm trong sự tương tác với nhóm khác dù rằng có ít giảng viên quan tâm đến vấn đề này.

Thứ hai, sự đơn điệu khi thảo luận.

Thực tế cho thấy, một số trường hợp buổi thảo luận theo phương pháp làm việc nhóm theo mô tip yêu cầu đại diện của nhóm trình bày (nhiều trường hợp không xét đến tính luân phiên giữa các thành viên nhóm trong việc đại diện trình bày, phát ngôn nên nhiều khi trong một môn học một hay một số ít người cứ đại diện cho nhóm trình bày), sau đó đánh giá và rút ra kết luận rồi tiến hành giải quyết tình huống khác. Không tạo môi trường thảo luận tự thân của sinh viên, tức là không để sinh viên có thời gian, cơ hội đánh giá nhật xét lẫn nhau.

Thứ ba, chưa có một kịch bản thảo luận phù hợp.

Có nhiêu trường hợp giảng viên chưa chuẩn bị tốt cho buổi thảo luận như là về kiến thức, về tài liệu...và đặc biệt là một kịch bản. Đương nhiên, kịch bản này không thể như một bộ phim hay một tuồng hát mà ở đó giảng viên phải có một kế hoạch bắt đầu buổi thảo luận như thế nào, các nhóm nào trình bày, nhóm nào phản biện, thời gian trình bày và phản biện là bao lâu v.v. nên đến khi tiến hành thảo luận mà gặp phải những câu hỏi ngược lại từ các nhóm thì lúng túng hoặc không kiểm soát được buổi tranh luận làm mất thời gian mà không đi đến kết quả, thậm chí vấn đề bị các nhóm lái theo hướng khác xa rời với mục đích ban đầu của vấn đề mà giảng viên đưa ra.

d. Vận hành thiếu hiệu quả của nhóm xuất phát từ sinh viên.

Sinh viên Việt Nam ngày càng chứng tỏ sự năng động trong học tập. Nhiều sinh viên đã có tính chủ động trong tiếp cận những thông tin liên quan đến môn học bằng việc đến thư viện trường và truy cập internet (ví dụ: hiện nay Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh đã có một hệ thống thư viện rất hiện đại và hệ thống wireless được trang bị rộng khắp ở Trường). Bên cạnh đó, trong quá trình học ở các buổi thuyết giảng hay thảo luận sinh viên cũng đã tự tin và năng động trong cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.

Tuy nhiên, việc học theo cách làm việc nhóm của sinh viên hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Thường thì những hạn chế này tập trung ở một số khía cạnh sau:

Thứ nhất, thiếu tính cộng tác. Có thể nói đây là khuyết điểm lớn nhất. Một số người chỉ thích làm việc độc lập mà không muốn chia sẻ suy nghĩ hay ý tưởng với người khác. Hiện tượng này đặc biệt phổ biến ở những sinh viên các thành tích học tập cao vì sự ganh đua hoặc là sợ người khác cướp công vì mình làm nhiều còn người khác không làm hoặc làm ít mà vẫn được hưởng kết quả đánh giá chung của giảng viên đối với nhóm.

Thứ hai, sự bất đồng ý kiến[6]. Đây là khó khăn thường thấy đối với các nhóm làm việc trong học tập khi phải giải quyết một vấn đề nào đó. Đặc biệt đối với sinh viên luật khi đối tượng cần giải mã là các vấn đề gắn với xã hội nên dễ dẫn đến nhiều kết quả khác nhau (“chín người mười ý”) nên ai cũng bảo vệ ý kiến của mình mà không thực sự xem xét thấu đáo ý kiến của người khác.

Thường thì chỉ thấy cái thiếu sót trong ý kiến của người khác mà không tìm ra cái đúng của nó và ngược lại cũng chỉ thấy cái đúng của ý kiến của mình mà không thấy cái thiếu sót. Cuối cùng, nhóm khó đi đến sự đồng thuận cao về một vấn đề. Sự bất đồng ý kiến dễ dẫn đến tan rã nhóm học tập vì những chuyên nhỏ nhặt và dỗi hờn, sĩ diện, hơn thua mà phần nhiều là do sự xung đột về tính cách.

Thứ ba mức trách nhiệm không đồng đều. Trên thực tế mặc dù tình huống được giảng viên đặt ra đối với toàn nhóm nhưng mức độ tham gia của các thành viên là không đồng đều, có người làm nhiều, có người làm ít nhưng cũng có người thờ ơ không làm. Nguyên nhân thì có rất nhiều nhưng có lẽ phổ biến là sự phân công công việc không đồng đều giữa các thành viên và hiện tượng một số thành viên lười biếng ỷ lại vào người khác (Mặc dù những thành viên còn lại không đồng tình nhưng vì nể nang mà không mạnh dạn phê phán hoặc gạch tên người đó ra khỏi nhóm).

Thứ tư, thiếu thủ lĩnh nhóm[7]. Nhóm học tập cũng như bất kỳ nhóm xã hội khác đều cần đến hoạt động quản lý, tức phải có sự định hướng, điều phối và vì vậy không thể thiếu người lãnh đạo, gọi là thủ lĩnh của nhóm. Tuy nhiên, trong môi trường của những chuyên gia pháp luật tương lai, sinh viên luật ít chịu để cho người khách lãnh đạo mình trong quá trình học tập. vì vậy, hiệu quả làm việc đổi khi không đạt được như mong muốn.


[6]Nguyễn Dũng: Phương pháp làm việc theo nhóm (http://www.hieuhoc.com/camnanghoctan/chitiet/ nhuon g-nhan-lam-viec-theo-nhom-nhan-1-huong- dan-thanh-lan-va-hoạt-dong-nhom-2008-08-1 1)

[7] Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học’’ỉẩn thứốĐại học Đà Nằng - 2008: Kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên Khoa tiếng Pháp, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nắng (Nguồn: http:// w'ww'.kh-sdh.udn.vn/zipfiles/sv2008-tb23/ DANG%20KHQA%20KP.pdf)

3. Một số gợi ý về việc sử dụng có hiệu quả phương pháp làm việc theo nhóm

Kết luận: Với chức năng và ý nghĩa của mình, làm việc nhóm là một phương pháp hữu hiệu khi tiến hành các bui thảo luận trong giảng đường đại học. Một thực trạng về vận dụng chưa đúng và hiệu quả phương pháp này xuất phát từ nhiều nguyên nhân có thể là từ khách quan cơ sở vật chất ở các trường đại học, có thể từ bản thân sinh viên và kê cả từ giảng viên. Một s đề xuất, gợi ý để sử dụng có hiệu quả phương pháp làm việc nhóm trong các bui thảo luận sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học đặc biệt trong điều kiện thực hiện chủ trương áp dụng học chế tín chỉ.

a. Thành lập nhóm.

Về quy mô. nhiều nhà nghiên cúu khuyên rang, quy mô của nhóm chỉ nên thì 3-6 sinh viên[8]. Tuy nhiên, đối với thực trạng Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh hiện nay, số lượng thành viên của mỗi nhóm trong khoảng 5 đến 8 thành viên, với số lượng này nhóm sẽ hoạt động đạt hiệu quả hơn. Bởi vì hiện trạng ở các trường đại học các lớp thảo luận thường có số lượng lớp động.

Về cơ cấu: việc lựa chọn thành viên của nhóm nên do giảng viên lựa chọn không nên để sinh viên tự chọn. Việc sinh viên tự chọn nhóm dễ dàng dẫn đến sự đồng nhất không có tính mới lạ như khi làm việc với những người có nền tảng kiến thức khác nhau. Giảng viên nên lựa chọn trong mỗi nhóm phải có sự đan xen giũa sinh viên nam và nữ, sinh viên có học lực tốt và sinh viên có học lực thấp để tạo ra sự đồng đều giũa cấc nhóm. Qua đó, sinh viên có học lực tốt sẽ phát huy được vai trò thủ lĩnh của mình, sinh viên kém thì có cơ hội nâng cao khả năng của mình.

Bầu nhóm trưởng. cấc nhóm bầu nhóm trưởng trên cở sở tự thỏa thuận với nhau. Tiêu chí để bầu nhóm trưởng là: Nhóm trưởng là người có học lực tốt, khả năng giao tiếp tốt, tạo được mối quan hệ thân thiện với các thành viên trong nhóm; Có khả năng đánh giá, tổng hợp một vấn đề;Có khả năng nhân sự: phân chia nhiệm vụ, giao nhiệm vụ cho các thành viên, đánh giá vấn đề, ngoài khả năng chuyên môn, khả năng này cũng rất quan trọng, nó đảm bảo công việc được thực hiện với hiệu quả cao nhất[9].

Đặt ra phương thức làm việc cho nhóm. Mạnh dạn giao cho nhóm trưởng quyền điều hành nhân sự để đảm bảo kết quả làm việc có sự đóng góp tương xứng của tất cả các thành viên của nhóm, đặc biệt nhóm trưởng có quyền đề xuất với nhóm quyết định có đề nghị giáo viên loại trừ một thành viên nào đó không cho điểm hoặc hạ điểm đối với một thành viên so với mức điểm chung của cả nhóm.

Đặt ra quy tắc là khi tiến hành thảo luận giảng viên có thể yêu cầu bất kỳ thành viên nào trình bày kết quả làm việc của nhóm và đó là cơ sở đánh giá chung. Điều này sẽ tránh tình trạng nhóm thường cử ra người giỏi nhất của mình để trình bày mà không tạo cơ hội cho các thành viên khác và cũng tránh tình trạng công việc của nhóm tập trung ở những một vài thành viên tích cực còn các thành viên khác không tham gia mà vẫn hưởng lợi.

Kèm theo là phân công các nhóm nào sẽ phản biện vấn đề lẫn nhau.

b. Đặt vấn đề (bài tập) để nhóm làm việc.

Các bài tập cung cấp kinh nghiệm học chủ động và làm cho tất cả sinh viên phải tham gia vào quá trình học, những bài tập thực hành nhóm này giúp sinh viên phát triển kỹ năng phân tích, lập luận, truyền đạt và giao tiếp các cá nhân. Hơn nữa bài thực hành nhóm còn giúp nâng cao khả năng chịu đựng sự khác biệt, bởi vì làm việc trong một môi trường thân mật hơn, sinh viên học được cách tôn trọng các quan điểm, các kiểu học và các phương pháp giải quyết vấn đề khác nhau[10].

Theo đó, việc giao bài tập cho nhóm một cách hợp lý sẽ rất có ý nghĩa trọng hiệu quả của các buổi thảo luận. Một số yêu cầu trong việc giao bài tập:

Một là, nên giao bài tập trước ở nhà để nhóm có thời gian sưu tầm tài liệu, nghiên cứu chuẩn bị. Đến khi tiến hành buổi thảo luận thì hiệu quả sẽ cao hơn vì các nhóm đã có sự nghiên cứu sâu sắc hơn. Đồng thời, việc này cũng giảm việc mất thời gian tại lớp thảo luận để chuẩn bị thay vì tập trung ở những phần khác.

Hai là, cụ thể hoá mục đích của bài tập, tức là nêu chính xác và cụ thể những việc phải làm của bài tập, tránh tình trạng mục đích không rõ ràng làm các nhóm không biết được mình phải làm gì.

Ba là, mức độ của bài tập không quá khó so với trình độ thực của các nhóm, nếu quá khó nhóm không có khả năng hoàn thành được. Ngược lại, bài tập cũng không nên quá dễ vì như thế sẽ thiếu tính thách thức, thiếu sự khơi gợi tìm tòi, sáng tạo của nhóm.

Bốn là, độ dài của bài tập cũng nên thích hợp không nên dài quá hoặc vấn đề lớn quá cần phải mất thời gian giải quyết.

Năm là, số lượng bài tập đặt ra cho một buổi thảo luận. Đặt ra bài tập nhiều hay ít phải phải xem xét đến độ dài của một buổi thảo luận, độ dài của bài tập và số lượng nhóm có trong lớp thảo luận.

c. Tiến hành thảo luận tại lớp

Bước 1: Yêu cầu nhóm phụ trách bài tập lên trình bày kết quả giải quyết bài tập đó. Như đã đề cập là bất kỳ thành viên nào cũng có thể được giảng viên yêu cầu đại diện cho nhóm trình bày.

Bước 2: Nhóm phản biện cử đại diện phản biện. Thực hiện việc phản biện cũng cần phải có tính khoa học. Trước hết người phản biện cần khái quát được những việc mà nhóm trình bày đã làm được và chưa làm được theo mục đích của bài tập. Qua đó, bình luận đánh giá và đặt câu hỏi phản biện.

Bước 3: Tranh luận giữa các nhóm. Bước này bắt đầu bằng việc nhóm trình bày sẽ trả lời những câu hỏi của nhóm phản biện và từ các nhóm khác về bài tập mà nhóm mình phụ trách. Những điểm nào chưa rõ ràng hoặc chưa đồng tình thì các nhóm tiến thành tranh luận tại lớp. Chỉ nên tranh luận một lần về một vấn đề trong bài tập.

Lưu ý: Cả ba bước trên giảng viên nên tính toán để khống chế thời gian thích hợp, tránh sa đà, lạc đề lãng phí thời gian. Bước 2 và bước 3 nên tránh tình trạng triệt buộc nhau giữa các nhóm bằng cách đặt câu hỏi thách đố, hoặc tránh tình trạng tranh luận trở thành “cãi lộn”.

d. Kết thúc và đánh giá.

Tốt hơn cả nên cho ý kiến phản hồi theo từng giai đoạn chứ không chỉ đơn giản khi kết luận về bài tập. Ý kiến nhận xét phản hồi không chỉ là tấm gương cho các sinh viên mà còn là động lực cho sự cải tiến, động lực hoàn thành tốt công việc để được thừa nhận.

Giảng viên phải là người sau cùng đưa ra đáp án của bài tập. Để thuyết phục thì giảng viên nên nhận xét hoạt động của nhóm chuẩn bị và nhóm phản biện cùng với những câu hỏi đặt ra. Qua đó, để sinh viện nhận thức sâu sắc rằng họ đã làm được gì, những gì chưa được và có nhầm lẫn gì không.


[8] Garry Hess và Steven Friedland, Sđd, tr.73.

[9] Nguyễn Dũng: Phương pháp làm việc theo nhóm (http://www.hieuhoc.com/camnanghoctap/chitiet/ phuong-phap-lam-viec-dìeo-nhom-phan-l -hucng-dan- thanh-lap-va-hoat-1).

[10]Garry Hess và Steven Friedland,Sđd, tr. 75.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

©

Bài viết được đăng tải dưới sự cho phép của Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, mọi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến bài viết được bảo lưu. Chi tiết xin vui lòng liên email

Vui lòng đăng nhập tài khoản để tải miễn phí.

Gmail

Đăng ký

Quên mật khẩu?

Đặt mua


Bản giấy tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam

Bài viết liên quan trên

Google scholar

Trích dẫn bài viết qua

Google scholar Crossref

  • Bài báo mới