Review bộ sách vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương

Trên đời này, nghề làm cha mẹ luôn là nghề khó nhất và có khi bạn mất cả đời để học. Sinh con ra, nuôi dạy con khôn lớn là trách nhiệm của mỗi người làm cha, làm mẹ.Tình yêu con luôn vô bờ bến, nếu khác, có chăng cũng là cách thể hiện khác nhau. Hành trình này thật sự vất vả nhưng cũng rất thiêng liêng, cần rất nhiều sự kiên trì và bao dung. Combo Sách Vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương kể về hành trình nuôi dạy con thành tài của mẹ Do Thái bằng phương pháp mới sau thời gian dài nghiên cứu. Cùng Newshop tìm hiểu về phương pháp này nhé.

>> Xem thêm:  9 sách DẠY CON LÀM NGƯỜI cần có trong hành trình làm bố mẹ

 

VÔ CÙNG TÀN NHẪN, VÔ CÙNG YÊU THƯƠNG

Sách Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương là tác phẩm của một người mẹ Do Thái, ghi lại những trải nghiệm sống động chân thực khi nuôi dạy con ở hai nền văn hóa khác nhau: Trung Quốc và Do Thái.

Vào những năm 1930, gia đình Sara Imas đã rời Liên Xô, lưu lạc đến Thượng Hải. Nhờ tính cách bền bỉ của một người gốc Do Thái, gia đình bà đã có cuộc sống sung túc khi làm khách trên đất nước này suốt hai mươi mấy năm. Khi đó, Sara đã nhận cùng lúc 2 nền giáo dục khác nhau. Ở trường dạy theo những kiến thức, phong tục, lễ nghi của người Trung Quốc. Nhưng khi về nhà, Sara lại được cha dạy văn hóa của người Do Thái. Bên cạnh đó bà còn tiếp xúc với với hầu hết đều là người Do Thái thông qua Hội Liên hiệp người Do Thái qua cách giao tiếp bằng tiếng anh. Cha Sara còn dạy bà tiếng Hebrew cổ.


Năm 20 tuổi, cha Sara qua đời, cuộc sống đang đầy đủ bỗng dưng sụp đổ. Vì cuộc Đại cách mạng văn hóa, Sara đã bị đuổi ra khỏi nhà, chỉ được học đến cấp hai rồi nghỉ. Bà cũng tìm một công việc nuôi sống bản thân. Thời gian trôi qua, Sara cũng lấy chồng và sinh được ba người con vào cuối những năm 1970, lần lượt là Dĩ Hoa, Huy Huy và Muội Muội.

Đầu thập kỉ 90, Trung Quốc và Israel thiết lập quan hệ ngoại giao, khi đó Sara cũng vừa ly hôn, là một người vợ thất bại nhưng bà muốn mình là người mẹ thành công. Cuối cùng Sara quyết định bỏ cuộc sống yên ổn ở Trung Quốc, đưa theo ba đứa con trở về Israel, với ấp ủ tìm hiểu phương pháp nuôi dạy con được mọi người trên thế giới đều ca tụng là như thế nào. Nhờ vào sự trải nghiệm về nền giáo dục của cả hai quốc gia, Sara đã đúc kết được những kinh nghiệm trong phương pháp dạy con, hiểu được giá trị đích thực của tình mẫu tử.

Nội dung sách của Sara gồm 5 chương:
- Chương 1: Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương.  Cả Trung Quốc và Israel đều nổi tiếng về sự yêu thương con cái. Nhưng có chăng sự khác nhau lớn nhất chính là cách yêu. Với Trung Quốc cha mẹ yêu con theo cách bảo bọc, che chở, thay con gánh mọi thứ, thương con, xót con, nên những đứa con được gọi là "tiểu hoàng đế". Người Do Thái thì khác, họ cự tuyệt "thế hệ ăn bám", coi việc bồi dưỡng tinh thần khám phá, giúp con cái trở nên tự lập là cơ sở, nền tảng, là xuất phát điểm tốt nhất con cần học. Song với lời nói, họ hành động ngay trong cách giáo dục con tại nhà bằng việc là việc nhà. Đây được người Do Thái xem là kỹ năng sinh tồn cơ bản. "Cha mẹ Trung Quốc yêu thương con cái giống như hình tử cung, còn các bậc phụ huynh Do Thái yêu thương con cái giống như hình ngọn lửa". Xuất phát từ bức tranh thai nhi của Leonardo Da Vinci vừa tròn tháng nằm gọn trong tử cũng của người mẹ. Vậy nên người ta ví:" Tử cung chính là cung điện của đứa con", muốn bao bọc con suốt cuộc đời như một tử cung vô hình.  Trong khi đó người Do Thái yêu con theo hình ngọn lửa, dùng ngọn lửa để nhóm lên cuộc đời và tiền đồ cho con cái, tựa như ánh mặt trời chiếu từ phía chân mây. Hai cách yêu thương này thực ra không hề mâu thuẫn với nhau, không có tình yêu như hình tử cung thì làm sao có sự hy sinh cho con như vậy, và có sự hy sinh, ngọn lửa nhiệt tình của người Do Thái nhóm lên mới trở nên hiệu quả. Sara đã nghiên cứu và đó trở thành phương pháp dạy con cho riêng mình. Ngoài ra, cha mẹ cần bước ra khỏi 4 sai lầm trong cách dạy con mà Sara đúc kết được: Thứ nhất: Giáo dục tố chất khác với giáo dục nghệ thuật Thứ hai: Đáp ứng mọi đòi hỏi của con Thứ ba: Biết yêu mà không biết dạy Thứ tư: Chăm sóc quá mức, quan tâm ép buộc, lo lắng quá mức

- Chương 2: Yêu con trong nguyên tắc có làm có hưởng

Người Trung Quốc có một câu nói rất phổ biến về cách yêu con của các bậc phụ huynh:"Nô lệ của con". Ngay từ mới chào đời cha mẹ Trung Quốc đã tiêm vào con tư tưởng "hưởng thụ". Con không cần lo lắng hay làm bất kì điều gì khó, con không thích hay sao đó,... tất cả đã có cha mẹ thay con gánh vác. Chính vì tình yêu thương con đến mù quáng, đã biến thế hệ sau thành những đứa trẻ yếu ớt và thiếu tự tin vào bản thân. Ngược lại, người Do Thái lại dạy con phải làm việc ngay từ nhỏ. Bởi tư tưởng và nguyên tác trong dạy con của dân tộc này là "có làm mới có hưởng", bất kể bạn là ai. BỞi vậy, ngoài vấn đề chính là học tập, những đứa trẻ Do Thái còn phải làm việc nhà và phụ gia đình  kinh doanh, buôn bán, làm những việc chúng khả năng làm, học được tính chịu khó, cách phân bổ thời gian hợp lí. Chỉ khi làm được những việc nhỏ, mới có thể làm được việc lớn. Đây là quan niệm trong cách dạy con của người Do Thái. 

- Chương 3: Trì hoãn sự thõa mãn trên danh nghĩa của tình yêu


Tuy được mệnh danh là một trong những đất nước đề cao tình cảm gia đình. Nhưng đáng nói ở chỗ, rất nhiều người nhận xét về cách yêu của người Trung Quốc biết yêu nhưng không biết dạy. Điều này thực sự đáng buồn. Giả dụ cha mẹ yêu con, chiều lòng tất cả mong muốn của con, thay vào đó, cha mẹ sẽ nhận lại vô vàng những đòi hỏi không tên khác, bất chấp khả năng đáp ứng của bản thân họ. Điều này sẽ dần hình thành thói quen và rồi, yêu cầu càng ngày càng nhiều, tới mức không thể đáp ứng được nữa, con sẽ quay sang trách che mẹ không thương mình, sẽ xảy ra những điều không đáng có,....


Vậy làm sao để giải quyết? Trước tiên cần tìm hiểu nguyên nhân và mức độ cần thiết, đứng ở nhiều góc nhìn và nhìn nhận lại hậu quả của việc thỏa mãn tức thời và trì hoãn, từ chối thỏa mãn là gì. Nội dung phần này sẽ phân tích mặt lợi và hại của hai hành động này.

- Chương 4: Càng yêu con càng cần lùi bước

Phần này, ngoài cái tên " Nô lệ của con", phụ huynh lại được gọi là " cha mẹ trực thăng". Càng ngày, cái danh xưng này lại lan rộng hơn ở nhiều nước khác nhau. Họ quá quan tâm con, quá lo lắng, bảo bọc và đặc biệt "không cho con lớn". Họ chấp nhận dùng tất cả thời gian nghỉ ngơi của bản thân để đưa con đến những lớp học thêm với học phí đắt đỏ, con vừa học ra lại chạy đến lớp luyện múa, nhảy, piano,...Họ nghĩ hi sinh như vậy, con sẽ biết ơn và cố gắng hơn nữa.

Nhưng họ quên một điều rằng, con có thật sự thích không? Đam mê của con là gì? Con có thể bay xa hơn với lĩnh vực con thích?,... Họ đã quên điều đó hoặc đơn giản là đã nghĩ tới nhưng thấy không quan trọng. Chính điều này đã phá hủy trẻ, phá hủy luôn chính cuộc đời mình.

Theo quan niệm giáo dục của người Do Thái, cha mẹ quá bảo bọc là một kiểu xâm phạm tâm hồn con trẻ, và cũng là xem thường nhu cầu trưởng thành của chúng, làm giảm khả năng miễn dịch, khả năng tự lo liệu và thích nhi của chúng.

- Chương 5: Cha mẹ nhẫn tâm để yêu thương con sâu đậm Nhẫn tâm của cha mẹ Israel không phải là bỏ mặc con, mà là buông tay để con tự bay trong một giới hạn nào đó, nếu vượt qua, cha mẹ sẽ can thiệp. Đây là nguyên tắc cơ bản trong vấn đề nuôi dạy con của người Do Thái.  Các vấn đề sẽ được đưa ra giải quyết trong các cuộc họp gia đình hằng tuần hoặc hằng tháng để quyết định hành động của cha mẹ. Những dịp như vậy, trẻ sẽ cảm nhận được chúng còn có hậu phương là bố mẹ.

Sách có những nhận định cực kì hay trong cách nuôi dạy con, rất phù hợp trong xã hội hiện nay mà hiện tại có rất ít người có thể áp dụng được.

“Người nào nuông chiều con cái, ắt có ngày người đó phải băng bó vết thương cho con. Mềm mỏng là hại, tàn nhẫn là yêu!”

“Một số cha mẹ Trung Quốc yêu thương con giống hình tử cung, còn các bậc cha mẹ Do Thái yêu thương con cái như hình đống lửa.”

Ngày nay, hầu hết cha mẹ đều đánh giá, hay dạy con chứng minh bản thân bằng điểm số, bằng cấp,...điều này cực kì sai. Nói về phương pháp dạy con của các bậc phụ huynh, có một câu nói cực kì thấm, được nhắc đến khá nhiều: " Đừng để con thua ngay từ vạch xuất phát". Nên cha mẹ đầu tư thật nhiều vào những năm đầu tiên của con bằng cách cho con học ở trường tốt nhất, học thêm nhiều kỹ năng mềm, các lớp năng khiếu,... bất chấp chưa biết con có muốn hay không. Nhiều người xem cuộc đời là một cuộc đua theo đúng nghĩa đen, nên có vạch xuất phát, có sự so sánh và cột mốc cụ thể quyết định thành công hoặc thất bại qua tờ giấy chứng nhận vô hình, qua điểm số, qua xếp hạng,...

Cuộc đời là cuộc hành trình chú trọng sự tìm hiểu và khám phá. Hãy để con phát triển theo hướng tự nhiên nhất, như vậy mới là cuộc sống tốt đẹp.

VÔ CÙNG TÀN NHẪN, VÔ CÙNG YÊU THƯƠNG TẬP 2


Khác với tập 1, Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương tập 2 đã đối chiếu một cách biệt lập giữa phương thức nuôi dạy con của người Trung Quốc và người Israel. Tác giải không ngần ngại phơi bày những bất cập vốn tồn tại đã lâu trong cách nuôi dạy con của người Trung Quốc, đồng thời nêu bật những quan điểm về tình mẫu tử, những giá trị thiết thực trong nền giáo dục gia đình của người Do Thái.

"Tình yêu thương, bản thân nó đã chính là sự giáo dục, vấn đề là chúng ta yêu thương như thế nào mà thôi"

Đối với người Trung Quốc, yêu là yêu, giáo dục là giáo dục, hai thứ đó tách rời nhau và thường dễ dẫn đến những hệ quả tiêu cực. Trong cách giáo dục con cái, người Do Thái quan niệm rằng: "Tình yêu thương, bản thân nó đã chính là sự giáo dục", họ nghiêm khắc với con cái nhưng lại đồng thời cũng khiến chúng cảm nhận được tình yêu thuongư của mình một cách sâu sắc.

Cha mẹ tốt mới nuôi dạy con cái tốt


Điều hạnh phúc lớn nhất với mỗi người làm cha, làm mẹ nói chung và Sara nói riêng là con cái mình hiếu thuận, lương thiện và có giáo dục, không bao giờ ỷ vào chút tiền bạc mà ngang ngược, tùy tiện, muốn làm gì thì làm. 

"Có một đứa trẻ ngày ngày đều tiến về phía trước Cậu bé sẽ biến thành thứ đầu tiên mà cậu nhìn thấy Thứ đầu tiên cậu bé nhìn thấy sẽ trở thành một phần con người cậu Nếu đó là đóa tử đinh hương buổi sớm, nó sẽ trở thành một phần của cậu

Nếu đó là đồng cỏ hỗn tạp, nó cũng trở thành một phần của cậu."

Điều đầu tiên con trẻ nhìn thấy và tiếp xúc chính là gia đình. Mỗi một hành động của các thành viên trong gia đình sẽ quyết định phần lớn con người của con sau này.
Dạy con trưởng thành là một quá trình gian khổ mà các bậc phụ huynh cần phải kiên trì từ những điều nhỏ nhặt nhất.

VÔ CÙNG TÀN NHẪN, VÔ CÙNG YÊU THƯƠNG 3

Tiếp nối những chia sẻ về trải nghiệm của người mẹ Do Thái Sara Imas về nuôi dạy con, cuốn sách Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương 3 chủ yếu nói về vai trò của người cha trong quá trình nuôi dạy con.
Đây là những bài học nhân văn và ý nghĩa mà tác giả nhận được từ 12 năm sống cùng người cha Do Thái của mình, về những điều đơn giản trong cuộc sống, sau đó sẽ theo bà trong suốt quá trình hình thành nhân cách, trưởng thành, và làm mẹ sau này.


Cuốn sách có hai phần chính:  - Phần 1 kể về những năm tháng tác giả sống bên cha [trước khi ông qua đời năm 72 tuổi] - Phần 2 nói về cuộc sống sau này và hiện tại của bà [khi cùng các con trở về cố hương tại Israel rồi quay lại Thượng Hải]. 

Vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương 3 vẫn giữ được ngọn lửa nhiệt thành trong chia sẻ, sự giản dị gần gũi trong những câu chuyện kể lại, và tính thiết thực trong các bài học đem lại cho độc giả, và nhờ đó xứng đáng là một cuốn sách bổ ích cho bất cứ bậc phụ huynh nào.

“Cha không bao giờ vội vã mua thức ăn mà luôn chậm rãi lựa chọn, nhưng cuối cùng cha sẽ cố tình mua một số thực phẩm kém chất lượng. Mình hỏi tại sao lại làm vậy, cha mỉm cười: Nếu như ai cũng chọn hết phần tốt, vậy những phần không tốt sẽ bán cho ai? Điều đó có nghĩa chúng ta cần bao dung với khuyết điểm của bản thân và của cả người khác”

Ba cuốn sách Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương xuyên suốt trong series về chủ đề phương pháp nuôi dạy con của Sara Imas, người mẹ Trung Quốc gốc Do Thái.  Không quá nhiều lí thuyết, Sara chủ yếu viết về những trải nghiệm của bản thân trong quá trình tìm kiếm cách dạy con tốt nhất, hoàn thành mục tiêu trở thành một người mẹ thành công. Sách có những tình huống cụ thể, thực tế và rất gần gũi trong đời sống mọi người, đúc kết tinh túy về cách yêu thương con của Trung Quốc và Do Thái, hai đất nước nổi tiếng hàng đầu về tình yêu thương con. Sách đã thành công chia sẻ đến các bậc phụ huynh, cha mẹ về định hướng cho con trong mọi tình huống, để con phát triển bản thân tốt nhất, vui vẻ và tự nhiên nhất.

>>> 13 Sách Nuôi Dạy Con Hay Nhất Mọi Thời Đại

Video liên quan

Chủ Đề