Rượu ngọc cẩu là gì

Nấm ngọc cẩu [còn gọi nấm tỏa dương] dùng ngâm rượu thần dược chốn phòng the. Vậy rượu ngâm nấm ngọc cẩu có tác dụng gì và cách ngâm rượu ngọc cẩu

Rượu ngâm nấm ngọc cẩu có tác dụng gì ? Cách ngâm rượu nấm ngọc cẩu

Nấm ngọc cẩu [còn gọi nấm tỏa dương] là loại thảo dược nửa cây nửa nấm. Thân nấm ngọc cẩu có màu đỏ nâu, ván hoa lớn, mang hoa dày đặc có chứa các mo màu tím. Nấm có mùi hôi đặc trưng, thân nấm nhiều thịt và không có lá. Hoa đực có hình trụ dài từ 10 đến 15cm. Hoa cái có hình đầu dài từ 2-3 cm. Ruột phần hoa giống ruột quả thanh long và chứa nhiều tinh bột.  Nấm ngọc cẩu dùng ngâm rượu là phổ biến nhất. Vậy rượu ngâm nấm ngọc cẩu có tác dụng gì và cách ngâm rượu ngọc cẩu như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ qua nội dung được chia sẻ dưới đây nhé!

rượu ngâm nấm ngọc cẩu có tác dụng gì ? Cách ngâm rượu nấm ngọc cẩu | bình ngâm rượu rẻ

Rượu ngâm nấm ngọc cẩu có tác dụng gì mà được các quý ông ưa thích?

Nấm ngọc cẩu [nấm tỏa dương] được sử dụng trong các bài thuốc bổ máu, kích thích tiêu hóa và bổ và bổ thận. Các chứng bệnh về xương khớp, hệ bài tiết sẽ có chuyển biến tích cực nếu dùng nấm ngọc cẩu đúng cách. Đặc biệt nấm ngọc cẩu rất tốt cho phụ nữ sau sinh, tăng nội tiết tố estrogen giúp tiêu những khối u lành rất hiệu quả.

Các quý ông thường săn lùng tìm mua nấm ngọc cẩu chất lượng dùng ngâm rượu, xem như là “thần dược chốn phòng the”. Rượu ngâm nấm ngọc cẩu là liều thuốc tăng cường sinh lý mạnh, bổ thận tráng dương, giúp kích thích tình dục cho cả nam và nữ.  

Những củ nấm ngọc cẩu già có hoa màu trắng mọc trên đầu. Nấm ngọc cẩu sống kí sinh trên các thân cây gỗ lớn nằm dưới lòng đất hoặc dưới lùm cây bụi râm mát. Nấm ngọc cẩu đặc biệt chỉ sinh trưởng ở thổ nhưỡng có độ cao trên 1500m. Những cây nấm ngọc cẩu chất lượng nhất thường mọc ở vùng quanh năm lạnh giá và có tuyết rơi như ở đỉnh núi Tây Côn Lĩnh của dãy Hoàng Liên Sơn. Vùng núi thuộc các tỉnh Lào Cai, Hòa Bình, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang cũng có thể tìm được loại nấm này.

rượu ngâm nấm ngọc cẩu có tác dụng gì ? Cách ngâm rượu nấm ngọc cẩu | bình ngâm rượu rẻ

Chọn  nguyên liệu ngâm rượu nấm ngọc cẩu đạt hiệu quả cao

Sơ chế nấm ngọc cẩu bằng cách thái mỏng phần hoa và củ nấm rồi phơi trong bóng râm khoảng 1 ngày. Nấm sau khi đã phơi héo thì dùng mâm đặt trên nồi nước sôi rồi sao cho nấm khô hơn. Nấm ngọc cẩu khi tươi có vị chát, khi phơi khô ngả sang màu cánh gián và có mùi thơm nhẹ. Nếu mua nấm ngọc cẩu đã sơ chế và phơi khô sẵn nên chọn địa chỉ cung cấp uy tín, tránh mua nhầm hàng kém chất lượng.

Rượu dùng để ngâm nấm tốt nhất là rượu nếp được ủ thủ công từ men rượu thuốc bắc và nồng độ từ 40% trở lên. Bình ngâm rượu tốt nhất là bình thủy tinh hoặc bình sứ [chum sành ngâm rượu], tránh dùng bình nhựa vì quá trình ngâm lâu dài sẽ tạo ra chất độc.

rượu ngâm nấm ngọc cẩu có tác dụng gì ? Cách ngâm rượu nấm ngọc cẩu | bình ngâm rượu rẻ

Cách ngâm rượu nấm ngọc cẩu đúng chuẩn

Rượu ngâm nấm ngọc cẩu càng lâu thì độ bổ dưỡng sẽ càng tăng. Nếu nấm ngọc cẩu sau khi làm khô mà chưa dùng thì cho vào túi ni lông buộc kín và bảo quản nơi khô ráo. Rượu ngâm nấm ngọc cẩu thành phẩm đạt chất lượng cao là rượu có màu đen thẫm, có mùi thuốc Bắc thơm nhẹ.

Nếu các bạn muốn ngâm được một bình rượu khoảng 5 lít thì sẽ dùng 500g nấm ngọc cẩu khô. Đối với nấm ngọc cẩu tươi [thái lát] thì bạn dùng 1kg nấm cho 5 lít rượu. Để giảm vị chát của nấm tươi thì bạn có thể thêm 200ml mật ong ngâm chung vào rượu. Rượu nấm ngọc cẩu ngâm 3 tháng là có thể sử dụng được.

Những người có bệnh lý nếu sử dụng rượu nấm ngọc cẩu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Rượu nấm ngọc cẩu có tác dụng gì và cách ngâm rượu nấm ngọc cẩu đã được chia sẻ rất chi tiết ở trên. Vì vậy hãy tự làm ngay một bình rượu nấm ngọc cẩu cho gia đình bạn nhé!

Các cây thuốc ngâm rượu có tác dụng cường dương bổ thận tốt nhất

Bên cạnh rượu ngâm nấm ngọc cẩu được xem là “thần dược” cho quý ông, trong đông y còn có các loại cây thuốc khác cũng có công hiệu tương tự. Đặc biệt phải nhắc đến chính là sâm cau [hay còn gọi là cây tiên mao]

Sâm cau ngâm rượu có tác dụng đẩy mạnh khả năng thích nghi của cơ thể với môi trường thiếu dưỡng khí [khí oxy], hỗ trợ tăng cường chức năng của hệ miễn dịch, tăng cường sản sinh hormone sinh dục nam.

- Tác dụng bồi bổ sức khỏe, bổ khí huyết.

- Giúp tăng cường chức năng sinh lý cho cả nam và nữ

- Giúp tăng sức khỏe của gân cốt và hỗ trợ điều trị một số loại bệnh khác về xương cốt, tiêu hóa

Sâm cau ngâm rượu hiện nay có 2 loại là sâm cau đỏ và sâm cau đen. Sâm cau là cây thuốc phổ biến ở miền núi, dễ tìm thấy hơn nấm ngọc cẩu cho nên giá cả cũng mềm hơn. Các bạn có thể ngâm rượu sâm cau đỏ độc vị hoặc dùng ngâm chung với các vị thuốc bổ thận khác để tăng công hiệu.

Để biết thêm về sâm cau và cách ngâm rượu sâm cau, bạn có thể tham khảo tại đây:

» Sâm cau ngâm rượu có tác dụng gì ? Cách ngâm rượu sâm cau đúng chuẩn

Ngâm rượu thuốc bổ thận cường dương bằng chum sành tăng đôi công hiệu

NẾU BẠN MUỐN MUA BÌNH NGÂM RƯỢU , CHUM SÀNH NGÂM RƯỢU CHẤT LƯỢNG TỐT NHẤT, HÃY GHÉ THĂM CỬA HÀNG BÌNH NGÂM RƯỢU RẺ CỦA CHÚNG TÔI .

ĐỊA CHỈ CỬA HÀNG BÌNH NGÂM RƯỢU TẠI TPHCM:

» Q TÂN BÌNH : 21 Cộng Hòa, P4, Q.Tân Bình, TPHCM

» QUẬN 7 : 021 Nguyễn Văn Linh, Phú Mỹ Hưng , P Tân Phong , Q7

» Q TÂN PHÚ : 6 Chế Lan Viên, Tây Thạnh, Q. Tân Phú, TPHCM

» QUẬN 1 : 98 Võ Thị Sáu, P. Tân Định, Quận 1, TPHCM

» Cửa hàng chi nhánh tại ĐÀ NẴNG :

27B Nguyễn Tri Phương, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng

SỐ ĐIỆN THOẠI HOTLINE TƯ VẤN - MUA HÀNG:

☏ TPHCM: 0938 309 713

☏ Đà Nẵng : 0915 599 363

ĐẶT MUA SẢN PHẨM BÌNH NGÂM RƯỢU TRỰC TIẾP TRÊN WEBSITE / QUA ĐIỆN THOẠI / QUA KÊNH BÁN HÀNG FACEBOOK

Nấm ngọc cẩu vị chát, ngọt, tính ôn, quy vào Tỳ, Thận và có nhiều tác dụng chữa bệnh như trị yếu sinh lý, liệt dương, táo bón, đau nhức xương khớp, bồi dưỡng cơ thể. Dược liệu này không độc và hầu như không có tác dụng phụ. Dùng nấu ăn, sắc uống hoặc ngâm rượu đều rất an toàn.

Nấm ngọc cẩu là vị thuốc quý trong Đông y
  • Tên khác: Tỏa dương, củ pín, xà cô, địa mao cầu, củ gió đất
  • Tên khoa học: Cynomorium songaricum
  • Họ: Balanophoraceae [ Gió đất ]

Đặc điểm thực vật

Nấm ngọc cẩu là cây sống lâu năm. Cây tồn tại và phát triển bằng cách sống ký sinh trên các cây gỗ lớn, có tán lá rộng trong rừng. Về bản chất, loại cây này vốn không thuộc họ nhà nấm nhưng khi chồi lên khỏi mặt đất, phần ngọn có hình dáng tương tự như thân cây nấm nên được dân gian gọi với cái tên là “nấm ngọc cẩu”.

Nấm ngọc cẩu có mấy loại?

Tùy theo màu sắc, hình dáng mà nấm ngọc cẩu được chia thành nhiều loại khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là các loại sau:

– Theo hình dạng bên ngoài:

  • Nấm ngọc cẩu đực: Thân hình chóp, chiều dài dao động từ 10 – 15cm nhưng cũng có khi dài hơn. Quan sát bên ngoài thấy màu đỏ nâu thẫm được tạo thành bởi vô số những cán hoa nhỏ li ti , có mo màu tím bao bọc bên ngoài, không mở bung ra. Loại nấm này sẽ có hương thơm dịu và mùi thơm nhiều hơn so với giống cái.
  • Nấm ngọc cẩu cái: Thân cây bé hơn, bông to, dài tương tự như bắp nhô non. Hương thơm có nhưng ít. Củ non và chứa ít chất xơ.
– Phân theo màu sắc của ruột:
  • Nấm ruột vàng: Phần ruột bên trong có màu vàng và thơm
  • Nấm ruột đỏ, tím: Ruột màu đỏ, một số loại hơi ngả sang sắc tím. Chiều dài và đường kính nhỏ hơn so với nấm ruột vàng.

Phân bố

Nấm ngọc cẩu phát triển tốt trong môi trường rừng sâu ẩm thấp có độ cao trên 1500 mét, dưới các tán cây lớn. Ở nước ta, dược liệu này được tìm thấy nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Yên Bái, Cao Bằng, Tam Đảo, Lào Cai, Ba Vì, Sơn La, Hòa Bình, Hoàng Liên Sơn, Sa Pa.

Bộ phận dùng

Có thể dùng toàn cây nấm ngọc cẩu làm thuốc

Nấm ngọc cẩu có vào mùa nào?

Nấm ngọc cẩu thường có vào thời điểm từ tháng 9 – 12 hàng năm. Những cây đạt kích thước chuẩn sẽ được người dân thu hái về. Sau tháng 12, một số cây còn sót lại sẽ bị chìm xuống đất và tiếp tục phát triển vào năm sau khi gặp điều kiện thuận lợi.

Thu hoạch – sơ chế

Nấm ngọc cẩu thường mọc theo cụm. Trong cùng một cụm có thể tìm thấy cả nấm đực lẫn cái. Những cây nấm có kích thước to bằng ngón tay lớn, màu nâu hay đỏ sẫm sẽ được đào về. Một vài nhánh còn quá bé sẽ được giữ lại để chúng tiếp tục phát triển và thu hoạch vào những lần sau đó.

Sau khi đào về, nấm sẽ được đem rửa qua nhiều lần nước cho sạch, để ráo nước. Dùng tươi hoặc sấy khô cả củ hay cắt thành nhiều lát mỏng theo chiều dọc phơi trong bóng râm cho hơi se mặt lại là được.

Đặc điểm dược liệu

Nấm ngọc cẩu khô có màu đen hoặc sẫm, hơi mềm, bề mặt sù xì, hình dáng không đồng nhất. Một đầu hình bầu dục, thon dài về phía dưới thân.

Dược liệu nấm ngọc cẩu dạng khô

Nấm ngọc cẩu có ăn được không?

Nấm ngọc cẩu có thể ăn được. Nguyên liệu này được sử dụng trong rất nhiều món ăn bài thuốc giúp hỗ trợ điều trị bệnh, bồi bổ sức khỏe.

Bảo quản

Nấm ngọc cẩu khô sẽ bảo quản được lâu hơn so với nấm tươi. Sau khi phơi và sấy khô hoàn toàn, dược liệu được đựng trong các túi ni lông hoặc hộp nhựa, hũ thủy tinh.

Cần đảm bảo đậy kín miệng lại hoặc cột chặt đầu bao lại, cất nơi khô ráo, thông thoáng để vi khuẩn, nấm và không khí ẩm không có khả năng xâm nhập vào bên trong khiến dược liệu bị hư hỏng. 

Thành phần hóa học

Trong nấm ngọc cẩu chứa:

  • Chất béo
  • Tinh dầu
  • Gentianine
  •  Carpaine
  • Choline
  • Vitexin
  • Orienti
  • 13 loại axit amin
  • Chất kích thích ham muốn tình dục, cải thiện nội tiết tố nam: Testosterone, L Arginin

Tính vị:

Dược liệu này có vị chát nhẹ, hơi ngọt, tính ôn

Quy kinh: 

Tỳ, Thận

Công dụng của nấm ngọc cẩu

Nấm ngọc cẩu có tác dụng gì? Theo Đông y, nấm ngọc cẩu có tác dụng bổ Tỳ dưỡng Thận, tráng dương, bổ máu, giảm đau, kích thích lưu thông khí huyết, bồi dưỡng cơ thể, nâng cao khả năng sinh lý.

 Nấm ngọc cẩu chữa bệnh gì?

Dược liệu này được chỉ trị các chứng bệnh sau:

  • Đau nhức xương khớp
  • Yếu sinh lý
  • Liệt dương
  • Rối loạn cương dương
  • Xuất tinh sớm
  • Di tinh
  • Liệt dương
  • Suy giảm trí nhớ và sức khỏe

Ngoài ra, nấm ngọc cẩu còn được dùng trong làm đẹp, dưỡng da, trị nám, tàn nhang, ngăn ngừa thiếu máu và phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau sinh.

Cách sử dụng nấm ngọc cẩu

Dùng nấm ngọc cẩu dạng sắc, ngâm rượu uống hoặc chế biến thành các món ăn bài thuốc. Tùy theo mục đích mà sử dụng với liều lượng thích hợp.

1. Điều trị yếu sinh lý, rối loạn cương dương, bồi bổ sức khỏe, tăng cường trí nhớ

  • Chuẩn bị: 30g nấm ngọc cẩu, 2 muỗng mật ong
  • Cách sử dụng: Đem nấm ngọc cẩu sắc với 1 lít nước, canh đến khi cạn còn 600ml thì ngưng. Gạn thuốc ra, thêm mật ong vào quậy đầu chia uống làm 2 lần.

2. Cường dương, cải thiện khả năng cương cứng của dương vật khi quan hệ

  • Chuẩn bị: Nấm ngọc cầu khô và nhục thung dung [mỗi vị 5g], thịt dê [50g], bột mì [200g]
  • Cách sử dụng: Đem hai vị thuốc bắc sắc chung với nhau. Gạn lấy nước thuốc nhào chung với bột mì thành một hỗn hợp bột đặc, mịn, không còn bị vón cục. Dùng chai cán mỏng khối bột ra và xắt thành sợi dài tương tự như sợi mì. Nấu mì ăn cùng với thịt dê mỗi ngày một lần. Dùng liên tục một thời gian để thấy được sự thay đổi rõ rệt sau mỗi lần quan hệ.

3. Rượu thuốc tăng cường sinh lý, bồi dưỡng cơ thể từ nấm ngọc cẩu

– Cách 1: Rượu nấm ngọc cẩu tươi

  • Chuẩn bị: Nấm ngọc cẩu tươi [1kg], mật ong [200ml], rượu nếp trắng trên 40 độ [4 lít], bình thủy tinh có miệng rộng.
  • Cách sử dụng: Nấm tươi mua về rửa qua nhiều lần nước cho sạch đất cát, để ráo nước, tráng qua 1 lần rượu. Sau đó, tùy theo kích thước to nhỏ của cây nấm mà có thể cắt làm đôi hoặc làm 4 phần theo chiều dọc. Xếp nấm vào bình rồi cho hết rượu cũng như mật ong vào ngâm trong 30 ngày là dùng được.
Nấm ngọc cẩu ngâm rượu dạng tươi hay khô đều được

– Cách 2: Rượu nấm ngọc cẩu khô

  • Chuẩn bị: Nấm khô [1/2kg], mật ong [ 100ml ], rượu nếp ngon [5 lít ]
  • Cách sử dụng: Bạn cho nấm vào bình ngâm tương tự như cách ở trên. Thông thường, ngâm rượu nấm ngọc cẩu khô sẽ mất nhiều thời gian hơn so với nấm tươi [ khoảng 2 – 3 tháng ]. Tuy nhiên rượu thành phẩm sẽ cho vị đậm đà hơn do nấm khô đã được rút bớt nước.

→ Liều dùng: Mỗi ngày dùng 50ml chia 2 – 3 lần uống. Về bản chất, rượu nấm ngọc cẩu vẫn chứa cồn như các loại rượu thông thường khác nên đấng mày râu không được lạm dụng.

4. Trị xuất tinh sớm, suy giảm ham muốn tình dục, tinh dịch loãng

  • Chuẩn bị: 20g nấm ngọc cẩu, địa hoàng thán và đỗ trọng mỗi vị 30g, 8q quả táo tàu khô, 15g gừng tươi và 150g đuôi lợn.
  • Cách sử dụng: Gừng giã nát, đuôi lợn cạo sạch lông và chặt khúc vừa ăn. Đem tất cả các nguyên liệu cho hết vào nồi, đổ nước ngập mặt đun sôi, vặn nhỏ lửa hầm trong 2 tiếng liên tục. Cuối cùng thêm một chút gia vị vào chia vài lần ăn trong ngày. 

5. Trị thận dương bất túc, lưng gối đau mỏi, khó đậu thai, tiểu nhiều về đêm, chống xuất tinh sớm

  • Chuẩn bị: Thịt dê 100g, nấm ngọc cẩu 15g, 1 chén gạo nứt, gừng tươi xắt sợi, hành lá và các gia vị thông dụng.
  • Cách sử dụng: Trước tiên sắc nấm ngọc cẩu với 700ml nước trong 20 phút. Dùng nước này hầm thịt dê và gạo lứt cho chín nhừ. Thêm gừng, hành lá và gia vị cho vừa miệng rồi dọn ra ăn nóng.

6. Điều trị liệt dương

– Cách 1:

  • Chuẩn bị: Nấm ngọc cẩu khô, quả dâu tằm chín mỗi loại 20g, mật ong 10ml
  • Cách sử dụng: Nấm ngọc cẩu tán nhỏ, đem hãm với nước sôi cùng với mật ong và dâu tằm tương tự như pha trà. Để trong 15 – 20 phút sau gạn ra uống dần. Lưu ý dùng hết trong ngày, tránh uống thuốc khi đang tiêu tiêu lỏng.

– Cách 2:

  • Chuẩn bị: Nấm ngọc cẩu, phục linh, nhục thung dung, ba kích nhục, thỏ ty tử, bạch nhân sâm, sao táo nhân mỗi vị 12g, thục địa, câu ký, sơn dược, sơn thủ nhục mỗi vị 15g, thiên môn đông, cam thảo mỗi vị 9g.
  • Cách sử dụng: Tất cả tán bột mịn, trộn mật làm hoàn, trọng lượng mỗi viên khoảng 9g. Mỗi lần dùng 1 viên x 3 lần/ngày, uống cùng nước đun sôi để nguội. Trong quá trình điều trị nên kiêng đồ tanh và các thức ăn lạnh.

7. Điều trị di tinh, hoạt tinh, yếu sinh lý ở nam giới

  • Chuẩn bị: Nấm ngọc cẩu và tang phiêu phiêu mỗi loại 120g, long cốt và bạch phục linh mỗi loại 40g.
  • Cách sử dụng: Tán mịn tất cả các vị thuốc trên. Mỗi lần lấy 15 – 20g bột thuốc pha cùng nước muối loãng uống. Kiên trì dùng ngày 2 lần để cố tinh, nâng cao khả năng sinh lý tình dục.

8. Điều trị nhức mỏi xương khớp, dưỡng thận

  • Chuẩn bị: Nấm ngọc cẩu, hoàng bá, hủ trường, quy bản, mộc miên, ngưu tất mỗi vị 16g, đương quy và địa hoàng mỗi vị 8g, rượu trắng
  • Cách sử dụng: Nghiền thuốc thành bột mịn, sau đó nháo với một lượng rượu vừa đủ. Vo thuốc thành các viên nhỏ có trọng lượng khoảng 10g, đựng trong lọ kín. Mỗi ngày uống 2 viên.

9. Bổ thận dương, lợi huyết, ích tinh

  • Chuẩn bị: Thận lợn 2 quả, gừng tươi băm nhỏ, hành lá, một ít nấm ngọc cẩu khô
  • Cách sử dụng: Thận bổ làm đôi, lạng bỏ hết màng nhầy và dùng nước gừng tươi rửa để khử mùi hôi. Nấm ngọc cẩu khô tán bột mịn rồi rắc vào trong giữa quả thận. Úp nửa quả còn lại vào rồi dùng hành lá cột chặt lại. Hấp cách thủy cho chín. Dọn ra ăn nóng cùng với nước mắn gừng rất ngon miệng lại giúp bồi dưỡng cơ thể, nâng cao sức khỏe thận.

 10. Điều trị xuất tinh sớm, thận hư, di tinh, bất lực ở đàn ông

  • Chuẩn bị: 1 con gà trống cỡ nhỏ, nấm ngọc cẩu và ngũ vị tử mỗi vị 20g, đảng sâm và hoài sơn mỗi vị 50g.
  • Cách sử dụng: Gà làm sạch lông, mổ bỏ nội tạng. Sau đó nhét tất cả các vị thuốc đã chuẩn bị vào trong bụng gà. Hấp cách thủy khoảng 60 phút là ăn được. Chia gà làm 2 lần ăn, mỗi tuần thực hiện một lần.

11. Nhuận tràng, trị táo bón cho người lớn tuổi

– Cách 1:

  • Chuẩn bị: Nấm ngọc cẩu và nhục thung dung mỗi loại 100g, 250 ml mật ong.
  • Cách sử dụng: Đem thuốc sắc kỹ với 2 lần nước. Sau đó trộn lại và tiếp tục nấu cho cô đặc thành cao. Cuối cùng thêm mật ong vào trộn đều là được. Cất vào lọ thủy tinh dùng dần. Trước mỗi bữa ăn chính lấy 2 – 3 muỗng pha loãng với một chút nước uống.

– Cách 2: 

  • Chuẩn bị: Nấm ngọc cẩu 15g, chỉ xác và ngưu tất mỗi loại 10g, vừng vàng và vừng đen mỗi loại 12g.
  • Cách sử dụng: Sắc lấy nước đặc uống 1la62n lúc đói bụng.

12. Trị ra nhiều khí hư ở phụ nữ, bổ thận dương

– Cách 1: 

  • Chuẩn bị: Hồng trà, đảng sâm, hoài sơm mỗi vị 3g, nấm ngọc cẩu 5g, phúc bồn tử 2g.
  • Cách sử dụng: Tất cả đem nấu với 1 lít nước. Uống thay trà trong ngày.

– Cách 2:

  • Chuẩn bị: Nhục thung dung, hồng trà, tang phiêu phiêu, long cốt, phục linh mỗi vị 3g, nấm ngọc cẩu khô 5g. 
  • Cách sử dụng: Nấu nước uống tương tự như bài trên.

13. Bồi bổ sức khỏe, giảm nhức mỏi tay chân, đau lưng cho sản phụ

  • Chuẩn bị: Nấm ngọc cẩu tươi hoặc khô, rượu trắng cao độ.
  • Cách sử dụng: Cứ 1 kg nấm ngọc cẩu bạn đem ngâm với 4 – 5 lít rượu. Để nơi thoáng mát trong 30 ngày. Mỗi lần uống 20ml x 2 lần/ngày. Dùng trước bữa ăn để đạt được hiệu quả tốt nhất.

14. Bổ huyết, trị tàn nhang, làm sáng da, ổn định nỗi tiết tố

  • Chuẩn bị: Nấm ngọc cẩu khô
  • Cách sử dụng: Nấu nước hoặc hãm trà uống hàng ngày, mỗi ngày dùng 0,5 lạng.

Thận trọng đọc kỹ những lưu ý dưới đây khi bạn có ý định dùng nấm ngọc cẩu:

– Nấm ngọc cẩu có tác dụng phụ không?

Nhiều người thắc mắc không biết nấm ngọc cẩu có độc không và dùng hàng ngày liệu cơ thể có gặp tác dụng phụ gì hay không. 

Hiện nay, chưa có bằng chứng nào cho thấy trong nấm ngọc cẩu có độc tố hay bất kì hoạt chất nào gây hại cho sức khỏe. Mặc dù vậy không phải đối tượng nào cũng dùng được nấm ngọc cẩu. Một số bệnh lý có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi dùng loại nấm này.

– Những ai cần kiêng kỵ nấm ngọc cẩu?

Bạn không nên dùng nấm ngọc cẩu nếu đang gặp các vấn đề sau:

  • Cao huyết áp
  • Mắc các bệnh lý ở đường tiêu hóa
  • Đang điều trị ung thư bằng phương pháp xạ trị
  • Có tiền sử bị dị ứng với nấm ngọc cẩu hay bất cứ dược liệu nào phối hợp trong bài thuốc
  • Suy giảm chức năng gan thận

– Tương tác thuốc:

Các hoạt chất trong nấm ngọc cẩu có thể tương tác với một số loại thuốc tân dược, thảo dược, thực phẩm hay sản phẩm chức năng. Tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến thầy thuốc, bác sĩ hay những người có kinh nghiệm chuyên môn trước khi dùng.

– Cách phân biệt nấm ngọc cẩu thật giả và hàng chất lượng tốt:

Hiện nay, trên thị trường mỗi ký nấm ngọc cẩu tươi có giá dao động từ 200.000 – 290.000 đồng. Trong khi đó giá nấm ngọc cẩu khô thì cao hơn, mỗi ký được bán với giá khoảng 500.000 – 700.000 đồng. Do có giá trị kinh tế cao, nhiều người bán hàng vì lợi nhuận kinh tế mà pha trộn tạp chất vào trong dược liệu khô. Điều này có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng.

Nấm ngọc cẩu khô được chế biến theo 2 cách là sây khô cả cây hoặc thái lát mỏng rồi phơi khô. Nấm chất lượng tốt và nguyên chất sẽ có những đặc điểm sau:

  • Mùi vị: Thơm dịu, không bị ẩm mốc hoặc có mùi hôi khó chịu
  • Màu sắc bên ngoài: Ở dạng khô nấm có màu nâu sẫm, nếu sấy nguyên cây phải có cả phần thân dính liền với củ.
  • Hình dạng: Nấm không bị vụn nát. Những cây nấm ruột tím chuẩn thường có kích thước nhỏ. Loại thân to thường là nấm dại hoặc nấm ruột trắng có giá trị dược liệu kém.

Đặc điểm của nấm giả, nấm kém chất lượng:

  • Mùi vị: Không có mùi thơm khi đưa lên mũi ngửi. Thậm chí một số loại để lâu còn có mùi hôi.
  • Màu sắc: Nấm kém chất lượng có màu đen hoặc màu sắc khác lạ, có thể nổi nhiều mốc trắng trên bề mặt, thân và củ nấm tách rời.
  • Hình dáng: Nấm bị vụn nát nhiều, kích thước lớn.

Việc lựa chọn nấm ngọc cẩu tương dường như dễ dàng hơn vì bạn có thể dễ dàng quan sát được hình dáng bên ngoài của dược liệu. Tuy vậy cũng cần lưu ý chọn những cây nấm có ruột tím, không bị dập nát, đổi màu hoặc bị thối.

Kinh nghiệm dân gian cho thấy, dùng nấm được sẽ cho tác dụng tốt hơn là nấm cái. Bạn có thể dựa vào những đặc điểm của nấm đực đã được mô tả ở đầu bài viết để lựa chọn được những cây nấm có chất lượng tốt nhất.

Có thể bạn chưa biết:

Video liên quan

Chủ Đề