Sách thuốc bảo vệ thực vật

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT chân thành xin lỗi Quý khách vì website không vào được hoặc vào rất chậm trong hơn 1 ngày qua.

Khoảng 8 giờ sáng ngày 19/7/2022, trang www.ThuVienPhapLuat.vn có biểu hiện bị tấn công DDoS dẫn đến quá tải. Người dùng truy cập vào web không được, hoặc vào được thì rất chậm.

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã báo cáo và nhờ sự hỗ trợ của Trung Tâm Giám sát An toàn Không gian mạng Quốc gia (NCSC), nhờ đó đã phần nào hạn chế hậu quả của cuộc tấn công.

Đến chiều ngày 20/07 việc tấn công DDoS vẫn đang tiếp diễn, nhưng người dùng đã có thể sử dụng, dù hơi chậm, nhờ các giải pháp mà NCSC đưa ra.

DDoS là hình thức hacker gửi lượng lớn truy cập giả vào hệ thống, nhằm gây tắc nghẽn hệ thống, khiến người dùng không thể truy cập và sử dụng dịch vụ bình thường trên trang www.ThuVienPhapLuat.vn .

Tấn công DDoS không làm ảnh hưởng đến dữ liệu, không đánh mất thông tin người dùng. Nó chỉ làm tắc nghẽn đường dẫn, làm khách hàng khó hoặc không thể truy cập vào dịch vụ.

Ngay khi bị tấn công DDoS, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã họp xem thời gian qua mình có làm sai hay gây thù chuốc oán với cá nhân tổ chức nào không.

Và nhận thấy mình không gây thù với bạn nào, nên chưa hiểu được mục đích của lần DDoS này là gì.

Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:

  • sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống pháp luật
  • và kết nối cộng đồng dân luật Việt Nam,
  • nhằm giúp công chúng loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu,
  • và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng nhà nước pháp quyền.

Luật sư Nguyễn Thụy Hân, Phòng Cộng Đồng Ngành Luật cho rằng: “Mỗi ngày chúng tôi hỗ trợ pháp lý cho hàng ngàn trường hợp, phổ cập kiến thức pháp luật đến hàng triệu người, thiết nghĩ các hacker chân chính không ai lại đi phá làm gì”.

Dù thế nào, để xảy ra bất tiện này cũng là lỗi của chúng tôi, một lần nữa THƯ VIỆN PHÁP LUẬT xin gửi lời xin lỗi đến cộng đồng, khách hàng.

thông tư 19-2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành quy định danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam (thông tư 19-2022). 

"So với thông tư 19-2021, thông tư 19-2022 có tăng thêm loại thuốc bảo vệ thực vật. Số lượng tăng không nhiều do các hồ sơ từ những năm trước chưa thể khảo nghiệm vì dịch COVID-19.

Thông tư 19-2022 thêm vào danh mục được phép sử dụng 303 loại thuốc bảo vệ thực vật, trong số này chủ yếu là các loại thuốc được bổ sung phạm vi sử dụng (bổ sung đối tượng cây trồng, sinh vật gây hại).

Ngoài ra, danh mục bổ sung thêm 11 hoạt chất mới, đây là hoạt chất rất tốt để xử lý trên nấm bệnh, thuốc trừ tuyến trùng trên bưởi, thuốc trừ cỏ thế hệ mới và hoạt chất kích thích sinh trưởng. Trong số này, có 1 hoạt chất là thuốc bảo vệ thực vật sinh học" - ông Trung nói. 

* Để đưa gần 4.400 loại thuốc bảo vệ thực vật vào danh mục được phép sử dụng, các loại thuốc này phải đảm bảo yêu cầu gì, thưa ông?

- Ông Hoàng Trung: Đối với năm 2022, sau khi các doanh nghiệp nộp báo cáo khảo nghiệm về cục, các tổ đánh giá kết quả khảo nghiệm đã đánh giá rất kỹ, có hơn 400 hồ sơ không đảm bảo vì có hiệu lực thấp, nền thí nghiệm thấp, báo cáo khảo nghiệm không đầy đủ, hoặc thuốc ảnh hưởng đến sinh trưởng cây thì hội đồng đã loại bỏ.

Quá trình xây dựng, ban hành danh mục rất chặt chẽ, qua rất nhiều quy trình xây dựng văn bản quy định pháp luật, qua các hội đồng, cấp bộ cũng họp. Đồng thời chúng tôi cũng đăng tải trên website của văn phòng SPS, Chính phủ để lấy ý kiến và đều nhận được đồng tình.

Sau đó, cục mới hoàn thiện dự thảo danh mục thuốc bảo vệ thực vật để trình lên Hội đồng quốc gia thuốc bảo vệ thực vật để xem xét, đánh giá lại một lần nữa thì mới hoàn thiện danh mục này để trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

* Được biết năm 2022, cục đã có kế hoạch loại bỏ một số hoạt chất, vì sao đến nay chưa loại bỏ thêm hoạt chất nào?

- Năm nay cục đã rà soát, tuy nhiên chưa quyết định loại bỏ thêm hoạt chất nào ra khỏi danh mục được phép sử dụng vì chưa đủ căn cứ, bằng chứng. 

Tuy nhiên, cục đã kêu gọi hiệp hội và doanh nghiệp thuốc bảo vệ thực vật tự rà soát các bộ thuốc, nếu thuốc nào không kinh doanh hiệu quả, thuốc cũ thì tự loại bỏ. Các doanh nghiệp đã loại bỏ được 12 loại thuốc ra khỏi danh mục.

Như vậy, bằng nhiều phương thức để làm sao danh mục thuốc bảo vệ thực vật của Việt Nam vừa gọn và mới so với thế giới. Đặc biệt là tăng thuốc bảo vệ thực vật sinh học lên, đây là điều mà chúng tôi đang cố gắng lắm.

Tổng số thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong danh mục vừa được ban hành là 39 loại (chiếm 9,94%). Đây là tỉ lệ mình cũng thấy hài lòng. Tuy nhiên, cục đang tiếp tục rà soát để đưa các hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật ra khỏi danh mục.

* Lộ trình được thực hiện như thế nào, thưa ông?

- Cục đã thông báo cho hiệp hội và doanh nghiệp về việc cục đang rà soát loại bỏ 4 hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật mà chúng tôi đã thu thập được các bằng chứng về khoa học. Khi có đầy đủ căn cứ, chúng tôi sẽ báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thông tư loại bỏ ra khỏi danh mục.

Chúng tôi cũng khuyến khích doanh nghiệp tăng cường thuốc bảo vệ sinh học. Các doanh nghiệp có thể hợp tác với Mỹ, Nhật, Hà Lan, đây là các nước nổi trội về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học. 

Hai nữa là dùng các tác nhân sinh học dưới dạng chế phẩm sinh học. Cục khuyến khích doanh nghiệp nhập, lấy mẫu về khảo nghiệm thì cục sẽ tạo điều kiện tối đa.

Theo chiến lược chung của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cục, doanh nghiệp đều hướng tới việc tăng thuốc bảo vệ thực vật sinh học. Chúng tôi cố gắng tăng số lượng sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong danh mục khoảng 30%. Đến năm 2025, số lượng thuốc thực tế sử dụng ngoài đồng ruộng khoảng 20%.

Ngoài ra, cục đang phối hợp cùng hiệp hội, doanh nghiệp xây dựng các mô hình, hướng dẫn cho người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả.

Sách thuốc bảo vệ thực vật

Nông dân lựa chọn mua thuốc bảo vệ thực vật tại một cửa hàng vật tư nông nghiệp ở TP Cần Thơ - Ảnh: CHÍ QUỐC

* Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có quá nhiều loại thuốc so với các nước trên thế giới?

- Phải khẳng định, danh mục thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam ở khúc trung bình thấp của thế giới (do FAO công bố). Ngay trong ASEAN, Việt Nam cũng nằm ở mức trung bình, như Thái Lan, Philippines đều hơn chục nghìn loại thuốc, còn Việt Nam chỉ hơn 4.000. Một điểm nữa là lượng sử dụng ở Việt Nam hiện khoảng 1,7kg/ha, ở mức thấp so với các nước, như Trung Quốc cao hơn Việt Nam gấp 6 lần.

Tổng lượng nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật năm vừa qua có tăng lên gần 70.000 tấn. Tuy nhiên khoảng 1/3 số này được xuất ngược trở lại.

Qua đánh giá, trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng năm 2021 có hơn 4.000 sản phẩm thì chỉ có gần 2.000 sản phẩm được lưu hành bên ngoài thị trường. Còn một loạt tên thương phẩm trong danh mục chưa sử dụng lúc nào. Tuy nhiên, chúng tôi chưa thể đưa ra được, do luật chưa có quy định loại bỏ nếu không sử dụng trong khoảng thời gian nhất định.

* Vừa qua, nhiều nước châu Âu cảnh báo về việc phát hiện dư lượng hoặc thuốc bảo vệ thực vật mà họ cấm trong nông sản xuất khẩu. Cục có tính tới hạn chế để loại bỏ hoặc có giải pháp để xuất khẩu nông sản bền vững?

- Châu Âu hay Mỹ đều có quy định riêng về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật khi nhập khẩu. Như ở Mỹ, chúng tôi phải kiểm tra xem danh mục được phép sử dụng và cấm hoạt chất nào. 

Khi Mỹ cấm, chúng tôi đã phổ biến ngay cho toàn bộ hệ thống là các hoạt chất này cấm sử dụng, và chúng tôi cũng gần như loại bỏ các hồ sơ đăng ký các hoạt chất mà Mỹ cấm. 

Các doanh nghiệp cũng nhạy cảm và không đăng ký lưu hành, nên vô hình trung đã loại bỏ thuốc mà nước bạn đã cấm, do đó người dân có muốn dùng cũng không có để dùng.

Thứ hai, đối với mức dư lượng tối đa cho phép. Tuy theo quy định của mỗi nước thì chúng ta phải có khuyến cáo, hướng dẫn cho người dân. 

Cục đã triệu tập chi cục bảo vệ thực vật ở địa phương để tập huấn, cam kết đồng hành cùng cơ quan chuyên môn để giám sát người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. 

Cục cũng sẵn sàng bố trí lực lượng xuống sát cánh cùng địa phương làm. 

Sách thuốc bảo vệ thực vật
Công bố chuỗi video hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn

TTO - Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, tiết kiệm sẽ góp phần giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho sản phẩm đầu ra và góp phần thúc đẩy mở cửa rất nhiều thị trường với nông sản. Thông tin từ cuộc họp báo của Cục Bảo vệ thực vật cho biết.