So sánh ADN và ARN tại sao ADN lại bền vững hơn ARN

So sánh ADN và ARN tại sao ADN lại bền vững hơn ARN

154356 điểm

trần tiến

Hãy giải thích tại sao ADN của sinh vật có nhân thường bền vững hơn nhiều so với ARN?

Tổng hợp câu trả lời (1)

ADN có cấu trúc 2 mạch còn ARN có cấu trúc 1 mạch, cấu trúc xoắn 2 mạch của ADN phức tạp hơn. - ADN thường liên kết với prôtêin nên được bảo vệ tốt hơn - ADN được bảo quản trong nhân nên thường không có enzim phân hủy chúng. Trong khi ARN thường tồn tại ngoài nhân nơi có nhiều hệ enzim phân hủy

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Cho các phát biểu sau: 1. Có 4 dạng cấu trúc không gian cơ bản của protein gồm bậc 1, bậc 2, bậc 3, bậc 4. 2. Protein bậc 1 có mạch thẳng, bậc 2 xoắn lò xo có liên kết hidro để tăng độ vững chắc giữa các vòng. 3. Protein bậc 3 hình cầu, trong protein bậc 4 các chuỗi polypeptit xếp thành khối dạng cầu. 4. Protein nào có bậc càng cao, độ bền vững càng thấp. Có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
  • Đặc điểm nào sau đây không thuộc giới động vật? 1. Tế bào nhân sơ. 2. Cơ thể đơn bào hoặc đa bào. 3. Sống chuyển động và theo phương thức dị dưỡng. 4. Cơ thể đa bào phức tạp. Phương án đúng là: A. 1 B. 1, 2, 3 C. 1, 2, 3, 4 D. 1, 2
  • Plasmit là gì? Plasmit có vai trò gì đối với vi khuẩn.
  • mô tả cấu trúc của nhân tế bào
  • Đặc điểm của pha tiềm phát trong nuôi cấy vi sinh vật theo hình thức không liên tục là: A. Vi khuẩn tạo ra bào xác để phản ứng lại môi trường mới. B. Vi khuẩn tổng hợp mạnh mẽ ADN và các enzim để chuẩn bị cho sự phân bào. C. Vi khuẩn tổng hợp mạnh mẽ các dây tơ vô sắc để chuẩn bị phân bào. D. Vi khuẩn thải ra môi trường một số chất dư thừa làm thay đổi độ pH cho phù hợp.
  • Hãy phân tích mối liên hệ của các mô đun 1, 2, 3 đã tập huấn với mô đun 4 trong bảng “Chuỗi hoạt động học của chủ đề” (Thể hiện trong Bước 2. Xác định chuỗi hoạt động học của KHBD và mục tiêu của hoạt động )
  • Tại sao xenluloz được xem là cấu trúc lí tưởng cho thành tế bào thực vật ?
  • Vào thế kỉ XVIII, Cac Linne đã chia sinh vật thành 2 giới nào? A. Sinh vật bậc thấp và sinh vật bậc cao. B. Sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực. C. Thực vật và động vật. D. Tiến hóa thấp và tiến hóa cao.
  • Chức năng không có ở prôtêin là: A. cấu trúc B. xúc tác quá trình trình trao đổi chất. C. điều hòa quá trình trao đổi chất. D. truyền đạt thông tin di truyền.
  • Nội dung nào sau đây sai? A. Lên men là quá trình yếm khí, các electron sinh ra trong đường phân được chuyển cho phân tử hữu cơ oxi hóa B. Trong hô hấp hiếu khí, các electron sinh ra đường phân được chuyển cho oxi và tạo ATP. C. Thực chất của lên men giấm là quá trình oxi hóa rượu, thực hiện bởi vi khuẩn axetic D. Trong quá trình lên men lactic, chất nhận điện tử cuối cùng là CO2.

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 10 hay nhất

xem thêm

Bộ ba đổi mã (anticôđon) của tARN vận chuyển axit amin mêtiônin là

Hiện tượng gen phân mảnh ở sinh vật nhân thực giúp các gen này

Điểm giống nhau giữa quá trình phiên mã và dịch mã ở sinh vật nhân thực là

Nhận xét nào sau đây sai về các thể đột biến  số lượng NST?

Dạng đột biến nào sau đây có thể sẽ làm phát sinh các gen mới?

ADN và ARN là những đại phân tử sinh học có vai trò vô cùng quan trọng trong tất cả sự sống sự sống. Nó tồn tại ở khắp bên trong các tế bào của động vật, thực vật, vi sinh vật, vi rút và thể phệ khuẩn. Hai phân tử này có những điểm giống và khác nhau nhất định, cùng so sánh ADN và ARN về cấu tạo, chức năng, quá trình tổng hợp và mối liên hệ giữa 2 phân tử dưới đây.

So sánh ADN và ARN tại sao ADN lại bền vững hơn ARN

Phân biệt ADN và ARN

So sánh ADN và ARN

ADN và ARN có những điểm tương đồng về cấu tạo, khác nhau về cấu trúc, chức năng và quá trình hình thành.

Giống nhau

ADN và ARN đều là các axit hữu cơ, được cấu tạo bởi 5 nguyên tố hóa học là: C, H, O, N, P, có khối lượng và kích thước vô cùng lớn. Trong cấu tạo giống nhau gồm các đơn phân nucleotit: A, G, X liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị. So sánh ADN và ARN nhận thấy 2 đại phân tử này đều có cấu trúc xoắn, xảy ra trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian.

Khác nhau

Các nhà khoa học sau khi so sánh phân tử ADN và ARN đã tìm ra những điểm khác nhau về cấu trúc và chức năng của chúng, cụ thể như sau:

Cấu trúc

So sánh ADN và ARN tại sao ADN lại bền vững hơn ARN

Cấu trúc của ADN

Theo Watson và Crick nghiên cứu năm 1953, ADN gồm 2 mạch polynucleotit dạng xoắn và nằm ngược chiều nhau, gồm 4 đơn phân chính là A, T, G, X. Đường kính vòng xoắn là 20A với chiều dài vòng xoắn là 34A bao gồm các cặp nucleotit cách nhau 3,4A. ADN là cấu trúc trong nhân, các mạch liên kết theo quy tắc bổ sung A với T, G liên kết với X.

ARN chỉ gồm một mạch polynucleotit, mạch này thẳng hay xoắn với số lượng ít hơn ADN lên đến hàng nghìn đơn phân. 4 đơn phân chính cấu thành ARN là:A, U, G, X; liên kết với nhau tại các điểm xoắn, A liên kết với U, G với X. ARN được chia làm 3 loại là mARN, tARN và rARN. Sau khi được tổng hợp trong nhân, các ARN sẽ ra khỏi nhân để thực hiện các chức năng.

Chức năng

ADN là đại phân tử có tính đa dạng và đặc thù, chính sự đa dạng và đặc thù này là cơ sở để hình thành nên sự khác biệt giữa các loài sinh vật. ADN có khả năng bảo quản, lưu giữ và truyền đại các thông tin di truyền trong mỗi loài sinh vật. Khi ADN bị đột biến sẽ làm cho kiểu hình sinh vật thay đổi.

ARN có chức năng truyền đạt các thông tin di truyền đến ADN, chức năng truyền đại này do mARN thực hiện. Các axit amin sẽ được ARN vận chuyển đến nơi tổng hợp protein và tiến hành dịch mã. Dịch mã xong, các mARN biến mất, vì vậy nó không làm ảnh hưởng đến tính trạng biểu hiện ra kiểu hình của sinh vật.

So sánh ADN và ARN trong quá trình tổng hợp

Quá trình nhân đôi ADN ở kì trung gian tại nhiễm sắc thể trong nhân tế bào. Phân tử ADN sẽ tiến hành tháo xoắn cả 2 mạch, 2 mạch này được sử dụng làm khuôn mẫu để hình thành các ADN con. Sau khi hình thành, các mạch mới và mạch khuôn mẫu sẽ xoắn lại, các ADN con nằm trong nhân tế bào. Trong quá trình hình thành, enzim polymeraza tham gia và tạo nên 2 ADN con.

So sánh ADN và ARN tại sao ADN lại bền vững hơn ARN

Quá trình nhân đôi ADN

Tổng hợp ARN diễn ra ở kì trung gian, trong nhân tế bào và tại nhiễm sắc thể. Tuy nhiên, chỉ có một đoạn của phân tử ARN ứng với 1 gen thực hiện tháo xoắn. Sau khi tổng hợp, ARN sẽ tách khỏi gen, rời khỏi nhân tế bào và tham gia quá trình tổng hợp protein. Hệ enzim tham gia tổng hợp là enzim polimeraza.

So sánh ADN và ARN tại sao ADN lại bền vững hơn ARN

Tổng hợp ARN dựa trên ADN

Tổng hợp tất cả sự khác nhau giữa 2 đại phân tử này là câu trả lời cho câu hỏi “tại sao ADN có vai trò mã hóa sự sống mà không phải ARN”. Theo như nghiên cứu năm 1959 của Hoogsteen cho thấy ADN có sự biến đổi linh hoạt về cấu trúc phân tử.

  • Tham Khảo Thêm: Bảng Giá Xét Nghiệm ADN Huyết Thống Tại Hà Nội

Cụ thể là khi có protein gắn vào ADN hay có sự tổn thương về mặt hóa học từ các nucleotit thì ADN có khả năng tự sửa chữa và quay về liên kết ban đầu, các ADN có thể chịu và khắc phục được tổn thương hóa học, còn ARN lại cứng và tách ra bên ngoài. Vì vậy, ADN đảm nhận tốt vai trò truyền đạt các thông tin di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Mối quan hệ giữa ADN và ARN

Thông qua việc so sánh ADN và ARN, người ta tìm ra mối quan hệ mật thiết giữa 2 phân tử này quy định nên tính trạng của cơ thể sống.

  • ADN là khuôn mẫu để hình thành lên mARN, từ đó quy định ra cấu trúc của protein trong cơ thể, protein chịu các tác động từ môi trường biểu hiện ra các tính trạng.
  • ADN chứa nhiều gen cấu trúc, mỗi một gen cấu trúc lại mang thông tin khác nhau nên có thể hình thành lên nhiều kiểu mARN.
  • Trình tự sắp xếp các nucleotit trong ADN sẽ quy định trình tự sắp xếp các nucleotit trên mARN theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết U, T liên kết với A, X liên kết với G và G liên kết với X.

Trên đây, https://www.xetnghiemadnchacon.com/ tổng hợp và so sánh ADN và ARN, đồng thời cũng nêu ra được mối quan hệ mật thiết giữa chúng. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về 2 đại phân tử có chức năng truyền đạt thông tin di truyền này.