So sánh bảo hiểm aviva và manulife năm 2024

(ĐTCK) Sản phẩm bảo hiểm sức khỏe đang bùng nổ khi đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của khách hàng, nhưng đằng sau đó còn có những câu chuyện cần quan tâm...

Không chỉ các công ty bảo hiểm phi nhân thọ như Bảo Việt, PVI, MIC, VBI..., thị trường những năm gần đây còn chứng kiến cuộc chạy đua sản phẩm sức khỏe với nhiều cải tiến để gia tăng sức cạnh tranh, thu hút khách hàng của các công ty bảo hiểm nhân thọ từ nhỏ đến lớn như Prudential, Manulife, Dai-ichi, Generali, FWD, Hanwha, Aviva, Cathay, Fubon...

Đơn cử, mới đây, ngày 14/12/2022, Generali tung ra dòng sản phẩm bảo hiểm ITA - Sức Khỏe Vàng (phiên bản 3) hỗ trợ chi trả chi phí y tế thực tế lên đến 2,5 tỷ đồng/năm, nhận gói kiểm tra sức khỏe toàn diện khi không có bất kỳ sự kiện bảo hiểm nào của bảo hiểm bổ trợ phát sinh trong năm hợp đồng thứ nhất…

Những tấm thẻ chăm sóc sức khỏe (health care) không chỉ nhỏ gọn, bắt mắt, mà còn tích hợp thêm cả chức năng sử dụng trên app giúp giao dịch tiện lợi, cộng với quyền lợi bảo hiểm đa dạng từ bị tai nạn, thương tật, ốm đau tới chăm sóc sức khỏe, khách hàng nằm viện như “đi nghỉ dưỡng” ở các bệnh viện tư nhân sang chảnh chẳng khác nào khách sạn 5 sao như Việt Pháp, Vinmec, Thu Cúc, Hồng Ngọc..., trong khi phí đóng hàng năm không quá cao như càng làm tăng sức hút cho sản phẩm này.

Tuy nhiên, theo nhiều đại lý bảo hiểm, khách hàng từng tham gia, những tấm thẻ bảo hiểm sức khỏe không “hoàn hảo, toàn năng” như lời tư vấn, quảng cáo. Câu chuyện ở đây chính là nội dung được các tư vấn viên giới thiệu đến khách hàng “quá” so với công dụng của sản phẩm.

“Có tư vấn viên nói với khách hàng rằng, anh/chị mua thẻ này của bên em đi, mỗi năm hạn mức chi trả 500-700 triệu đồng, thậm chí 1-2 tỷ đồng, nên ốm đau cứ vào Việt Pháp, Vinmec, Hồng Ngọc… mà nằm như đi nghỉ dưỡng, công ty em sẽ trả hết, yên tâm không lo chi phí nữa”, một đại lý bảo hiểm cho hay.

Còn chị Kim Minh kể, cuối tuần qua, một facebooker có nick là hãng bảo hiểm của Nhật Bản chạy quảng cáo trên facebook rằng: “Gói bảo hiểm ưu việt nhất hiện nay, thanh toán toàn bộ chi phí viện phí, thuốc, giường, xét nghiệm, phẫu thuật, quyền lợi nội trú lên tới 1 tỷ đồng…”.

Là người từng mua bảo hiểm sức khỏe và được thanh toán viện phí qua thẻ, chị biết thực tế không hẳn như vậy nên đã phản hồi lại. Sau một hồi tranh cãi, facebooker phải thừa nhận rằng, không phải mọi khoản chi phí đều được bên bảo hiểm chi trả, tiền giường cũng chỉ tối đa 3 triệu đồng/ngày (nếu vượt quá số tiền này thì khách hàng phải tự bỏ tiền túi ra trả) và cuối cùng, người này đã bỏ chữ “toàn bộ” trong quảng cáo.

Cụ thể hơn, đại lý bảo hiểm Lê Thị Kim Ngân cho biết, với thẻ bảo hiểm sức khỏe của Prudential, gói nội trú Hoàn Hảo, hạn mức nội trú mỗi năm là 1 tỷ đồng, được gia tăng thêm 1 tỷ đồng nếu đã sử dụng hết hạn mức cũ mà phát hiện một bệnh mới, nghĩa là hạn mức tổng tối đa 2 tỷ đồng/năm, nhưng đó là hạn mức theo năm của tất cả các đợt điều trị, còn mỗi đợt điều trị chỉ được chi trả tối đa 250 triệu đồng/đợt, trong đó tiền giường/phòng thường không quá 6 triệu đồng/ngày.

Hay như thẻ bảo hiểm sức khỏe của Manulife, gói Bạch Kim, hạn mức mỗi năm là 1 tỷ đồng, nhưng cũng là cho tất cả các đợt điều trị, còn mỗi đợt điều trị hạn mức tối đa là 200 triệu đồng đối với điều trị không phẫu thuật và 400 triệu đồng đối với điều trị có phẫu thuật. Tiền giường/phòng thường không quá 5 triệu đồng/ngày.

“Bước sang năm 2023, khi Luật Kinh doanh bảo hiểm mới chính thức có hiệu lực, thị trường bảo hiểm sẽ thanh lọc dần những hoạt động không lành mạnh, nhưng khách hàng cũng cần tinh tấn hơn và phải hiểu rằng, nhà bảo hiểm cũng đi kinh doanh, không phải nhà từ thiện”, đại lý Ngân nói và chia sẻ thêm, không chỉ thẻ bảo hiểm sức khỏe mà với cả những sản phẩm bảo hiểm khác, chẳng hạn như bảo hiểm nhân thọ, sản phẩm chính chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu, nếu muốn có quỹ hưu trí an nhàn sau này thì bắt buộc phải “nâng cấp” sản phẩm và đương nhiên, số tiền bảo hiểm phải đóng hàng năm cũng sẽ tăng theo.

Sau 1 năm kể từ khi công bố, giao dịch đến nay công ty Aviva mới hoàn tất thương vụ bán cổ phần tại Aviva Việt Nam cho Manulife.

So sánh bảo hiểm aviva và manulife năm 2024

Ngày 29/12, Aviva plc thông báo đã chính thức bán toàn bộ cổ phần tại Aviva Việt Nam cho Manulife. Như vậy, giao dịch được hoàn tất sau 1 năm kể từ khi công bố.

Cụ thể, vào giữa tháng 12/2020, Vietinbank và Manulife đã ký kết thỏa thuận hợp tác độc quyền 16 năm phân phối bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng (Bancassurance).

Một phần trong thỏa thuận hợp tác này là việc Manulife châu Á sẽ mua lại Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Aviva Việt Nam, qua đó giành quyền bán bảo hiểm độc quyền trong mạng lưới Vietinbank trong 16 năm.

Tại Việt Nam, Aviva bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ từ năm 2011, với tiền thân là Công ty bảo hiểm nhân thọ Vietinbank Aviva - liên doanh giữa tập đoàn Aviva và Vietinbank. Năm 2017, Aviva Việt Nam được thành lập khi Aviva mua lại phần vốn góp của VietinBank. Ngay sau đó, Aviva Việt Nam đã ký hợp đồng hợp tác độc quyền dài hạn với VietinBank trong việc phân phối các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam.

Hiện nay, Aviva Việt Nam đang triển khai các mô hình phân phối bảo hiểm trên 2 kênh chính là Bancassurance và Đại lý, trong đó năm 2020 phí bảo hiểm quy năm của kênh Bancassurance chiếm 38% và kênh Đại lý chiếm 62%.

Trong năm 2020, Aviva Việt Nam đạt tổng doanh thu 3.600 tỷ đồng, tăng trưởng 40% so với năm 2019. Tuy nhiên, trừ đi các loại chi phí, Aviva Việt Nam lại báo lỗ trước thuế 166 tỷ đồng và lỗ sau thuế 169 tỷ đồng. Điều này khiến lỗ lũy kế của Aviva Việt Nam tăng lên 1.345 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2020. Tổng tài sản của công ty này đến cuối năm 2020 là 7.445 tỷ đồng.

Theo Doanh Nghiệp Tiếp Thị Copy link

Link bài gốc Lấy link! https://doanhnghieptiepthi.vn/tim-kiem.htm?keyword=Aviva+Vi%E1%BB%87t+Nam+ch%C3%ADnh+th%E1%BB%A9c+v%E1%BB%81+tay+Manulife