So sánh điều kiện bảo hộ sáng chế và giải pháp hữu ích

Bằng độc quyền sáng chế và Bằng độc quyền giải pháp hữu ích đều là hai hình thức bảo hộ sáng chế , vậy chúng khác nhau như thế nào? Giống nhau:

  • Đều là hình thức bảo hộ sáng chế
  • Để được bảo hộ phải đóng phí duy trì hiệu lực hằng năm
Khác nhau :
Tiêu chí Bằng độc quyền sáng chế Bằng độc quyền giải pháp hữu ích
Căn cứ pháp lý Khoản 1 điều 58 luật Sở hữu trí tuệ Khoản 2 điều 58 luật Sở hữu trí tuệ
Điều kiện bảo hộ   Đáp ứng 3 tiêu chí:

-Có tính mới;

– Có tính sáng tạo;

– Có khả năng áp dụng công nghiệp

 Đáp ứng 2 tiêu chí:

–Có tính mới

-Có khả năng áp dụng công nghiệp

Thời hạn bảo hộ 20 năm kể từ ngày nộp đơn hợp lệ 10 năm kể từ ngày nộp đơn hợp lệ
 

Về tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp được quy định cụ thể tại điều 60, 61, 62 Luật sở hữu trí tuệ .

Với các quy định của pháp luật như trên, bằng độc quyền sáng chế phải đáp ứng điều kiện nghiêm ngặt hơn so với bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Chính vì thế, nên đơn đăng ký giải pháp hữu ích thường có khả năng cấp văn bằng bảo hộ cao hơn so với đơn đăng ký sáng chế.

Tuy nhiên, việc lựa chọn đăng ký một giải pháp kỹ thuật là sáng chế hay giải pháp hữu ích tùy thuộc phần lớn vào trình độ sáng tạo cũng như số lượng các giải pháp kỹ thuật có được trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

  • Một đặc quyền dành cho chủ đơn là trường hợp đơn đăng ký sáng chế không đáp ứng tính sáng tạo thì chủ đơn có thể chủ động chuyển thành đơn đăng ký giải pháp hữu ích để được cấp văn bằng bảo hộ

Bằng độc quyền sáng chế và Bằng độc quyền giải pháp hữu ích đều là hai hình thức bảo hộ sáng chế khác nhau như thế nào?

Bằng độc quyền sáng chếBằng độc quyền giải pháp hữu ích đều là hai hình thức bảo hộ sáng chế. Tuy nhiên, hai hình thức này có một số điểm khác nhau như sau:

1. Về thời hạn bảo hộ:

Bằng độc quyền sáng chế hay Bằng độc quyền giải pháp hữu ích đều có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì thời hạn bảo hộ đối với sáng chế được cấp Bằng độc quyền sáng chế là 20 năm kể từ ngày nộp đơn còn thời hạn bảo hộ đối với sáng chế được cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích chỉ là 10 năm.

2. Về điều kiện bảo hộ:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sáng chế  được bảo hộ dưới hình thức Bằng độc quyền sáng chế phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

“- Có tính mới;

– Có tính sáng tạo;

– Có khả năng áp dụng công nghiệp”.

Mặt khác, cũng theo quy định tại khoản này, sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và chỉ cần đáp ứng hai điều kiện là có tính mới và có khả năng áp dụng công nghiệp mà không cần điều kiện về tính sáng tạo.

Về tính mới của sáng chế, Điều 60 Luật sở hữu trí tuệ  2005 quy định như sau:

“1. Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.

2. Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.

3. Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:

a] Sáng chế bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này;

b] Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này công bố dưới dạng báo cáo khoa học;

c] Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức”.

Đồng thời,

“Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương tự” [Điều 61 Luật sở hữu trí tuệ 2005].

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 19006568

Xem thêm: Phát minh là gì? Sáng chế là gì? Phân biệt phát minh với sáng chế?

Bên cạnh đó, căn cứ vào quy định tại Điều 62 Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì :

“Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định”.

Như vậy, theo các quy định trên, chúng ta có thể thấy sáng chế được cấp Bằng độc quyền sáng chế phải đáp ứng điều kiện nghiêm ngặt hơn so với sáng chế được cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

Ngoài ra, thuật ngữ Bằng độc quyền sáng chế được sử dụng thống nhất và chủ yếu bởi hầu hết các quốc gia trong đó có Việt Nam. Mặt khác, ở một số quốc gia, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích được sử dụng với các thuật ngữ khác nhau như Mẫu hữu ích, sáng chế nhỏ hay Sáng chế ngắn hạn.

Xem thêm: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký logo công ty, thương hiệu độc quyền

Sáng chế và giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Đây là 2 thuật ngữ luôn đi cùng với nhau trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ.

Tuy nhiên, giữa chúng vẫn có sự khác nhau mà nhiều người vẫn hay lầm tưởng chúng là một và nhầm lẫn. Để phân biệt được sáng chế và giải pháp hữu ích thì bài viết dưới đây Luật TGS sẽ nêu ra các tiêu chí so sánh giữa chúng.

Điểm giống nhau giữa sáng chế và giải pháp hữu ích

– Đều là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình;

– Chúng đều là đối tượng được pháp luật bảo hộ quyền;

– Đều đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ;

– Đều có tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp.

Điểm khác nhau giữa sáng chế với giải pháp hữu ích

1. Khái niệm

– Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. [Khoản 12 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sử đổi bổ sung 2009].

– Giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Tuy nhiên giải pháp hữu ích là những sáng chế không đáp ứng điều kiện về trình độ sáng tạo như sáng chế, nhưng không phải là những hiểu biết thông thường.

2. Điều kiện bảo hộ

a] Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế

– Có tính mới;

– Có khả năng áp dụng công nghiệp;

– Có trình độ sáng tạo: Được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

>>Có thể bạn quan tâm: Quy trình đăng ký sáng chế từ A đến Z

b] Điều kiện bảo hộ đối với giải pháp hữu ích

– Có tính mới;

– Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Như vậy ta có thể thấy đối với sáng chế có nhiều hơn giải pháp hữu ích 1 điều kiện đó là cần phải “Có trình độ sáng tạo”, chính vì thế mà thủ tục bảo hộ sáng chế cũng khó hơn.

3. Thời hạn bảo hộ sáng chế và giải pháp hữu ích

– Thời hạn bảo hộ sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn [Khoản 2 Điều 93 Luật SHTT].

– Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.[khoản 3 Điều 93 Luật SHTT]

Để duy trì hiệu lực của Bằng độc quyền sáng chế và giải pháp hữu ích, chủ sở hữu văn bằng phải nộp lệ phí gia hạn hằng năm.

4. Quyền sử dụng trước đối với sáng chế và giải pháp hữu ích

– Sáng chế là đối tượng của quyền sử dụng trước [căn cứ theo Khoản 1 Điều 134 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009]

– Giải pháp hữu ích không phải là đối tượng của quyền sử dụng trước

Trên đây là một số tiêu chí cơ bản để người đọc so sánh sáng chế và giải pháp hữu ích giúp dễ dàng phân biệt được chúng. Nếu vẫn còn lăn tăn hay chưa hiểu về vấn đề gì liên hệ Hotline: 024.6682.8986 để được Luật sư tư vấn chi tiết

>>Một số bài viết liên quan:

Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS

Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…

Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.

Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....

Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 024.6682.8986
  • Email:
  • Hotline: 024.6682.8986. - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

Video liên quan

Chủ Đề