Sự khác nhau giữa mục tiêu và mục đích nghiên cứu

Mục tiêu được tạo ra vì mục đích

Mục tiêu là những bước cần thiết để đạt được mục đích. Dẫu nói thế nào chăng nữa, để đạt được mục đích thì tất cả những hành động nên làm và những con đường cần đi đều trở thành “mục tiêu”. Bạn sẽ không thể nào đưa ra mục tiêu khi không có mục đích. Hãy nhớ rằng nhờ có mục đích mà bạn tìm ra được mục tiêu.

Mục tiêu là thứ cụ thể, mục đích là thứ trừu tượng

Mục đích nếu là thứ mang tính khái niệm ví dụ như làm cho thế giới trở nên hòa bình và hạnh phúc, thì mục tiêu chính là chiếc biển chỉ đường để đạt được mục đích đó. Vì vậy, nếu mục tiêu không phải là những phương pháp hay thủ thuật rõ ràng thì sẽ không thể xây dựng được con đường hướng đến mục đích.

Với mục đích, nếu đưa ra một mục đích quá rõ ràng sẽ chỉ khiến cho số lượng “mục tiêu” cần thực hiện để hướng tới mục đích tăng lên, và việc đạt tới mục đích sẽ trở nên khó khăn hơn.

>>>> Xem thêm: Nỗi sợ ngày Chủ nhật

Sự khác nhau giữa mục đích và mục tiêu nghiên cứu giáo dục

Sự khác nhau giữa mục đích và mục tiêu nghiên cứu giáo dục

KHi viết đề tài nghiên cứu khoa học, giao dục rất có thể bạn sẽ bị nhầm lẫn khái niệm dựa mục đích nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu gây lẫn lộn và không chính xác. Dưới đây là định nghĩa về đục mđích và mục tiêu các bạn có thể tham khảo


  • Mục đích: là hướng đến một điều gì hay một công việc nào đó trong nghiên cứu mà người nghiên cứu mong muốn để hoàn thành, nhưng thường thì mục đích khó có thể đo lường hay định lượng. Nói cách khác, mục đích là sự sắp đặt công việc hay điều gì đó được đưa ra trong nghiên cứu. Mục đích trả lời câu hỏi "nhằm vào việc gì?", hoặc "để phục vụ cho điều gì?" và mang ý nghĩa thực tiển của nghiên cứu, nhắm đến đối tượng phục vụ sản xuất, nghiên cứu.
  • Mục tiêu: là thực hiện điều gì hoặc hoạt động nào đó cụ thể, rõ ràng mà người nghiên cứu sẽ hoàn thành theo kế hoạch đã đặt ra trong nghiên cứu. Mục tiêu có thể đo lường hay định lượng được. Nói cách khác, mục tiêu là nền tảng hoạt động của đề tài và làm cơ sở cho việc đánh giá kế hoạch nghiên cứu đã đưa ra, và là điều mà kết quả phải đạt được. Mục tiêu trả lời câu hỏi “làm cái gì?”.

  • 1. Khái niệm

    Trong nghiên cứu khoa học, khi thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học, nhà người cứu cần đề ra mục tiêu nghiên cứu và mục đích nghiên cứu khoa học

    1.1. Mục tiêu nghiên cứu là gì?

    Mục tiêu nghiên cứu khoa học là mốc chuẩn để người nghiên cứu xây dựng phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp, là nhiệm vụ trực tiếp của các hoạt động nghiên cứu hay nghiên cứu khoa học. (Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Tuấn, Cẩm nang nghiên cứu khoa học – Từ ý tưởng đến công bố , xuất bản 2020)

    Mục tiêu nghiên cứu được chia nhỏ thành mục tiêu tổng quát và mục tiêu chi tiết.

    • Mục tiêu tổng quát có tính khái quát hóa rất cao, phần nào đó giúp phân loại các đề tài nghiên cứu. Song, các nhà nghiên cứu thực hiện các nghiên cứu cấp cơ sở hay đề tài tốt nghiệp thường bỏ qua các mục tiêu tổng quát trong một đề tài nghiên cứu khoa học.
    • Mục tiêu cụ thể thường là một hệ thống những mục tiêu nhỏ để có thể đạt được mục tiêu tổng quát. Nhà nghiên cứu sẽ đặt ra các mục tiêu cụ thể, thực hiện dần để có thể nhanh chóng đạt được mục tiêu tổng quát.

    Trong các đề tài nghiên cứu cấp cơ sở hay đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp, các nhà nghiên cứu thường chăm chút rất nhiều vào các mục tiêu cụ thể.

    1.2. Mục đích nghiên cứu là gì?

    Sự khác nhau giữa mục tiêu và mục đích nghiên cứu
    Mục đích nghiên cứu của đề tài

    Mục đích nghiên cứu chính là kết quả, giải pháp mà người nghiên cứu hướng đến khi sử thực hiện nghiên cứu khoa học. Mục đích nghiên cứu có thể hiểu chính là ý nghĩa thực tiễn của một nghiên cứu khoa học. (Nguyễn Văn Tuấn (2020). Cẩm nang nghiên cứu khoa học – Từ ý tưởng đến công bố)

    Giải thích một cách dễ hiểu hơn, mục đích nghiên cứu được sử dụng để trả lời cho câu hỏi, kết quả của nghiên cứu này được sử dụng để làm gì.

    Nếu như mục tiêu nghiên cứu là mốc chuẩn để người nghiên cứu thực hiện nghiên cứu khoa học, thì mục đích nghiên cứu là giải pháp mà người nghiên cứu đang tìm kiếm và hướng tới thông qua kết quả của nghiên cứu khoa học.