Tại sao bán hàng đa cấp là lừa đảo

Đầu tiên phải khẳng định, kinh doanh đa cấp được pháp luật Việt Nam thừa nhận là hợp pháp và là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và chỉ được hoạt động khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của Chính phủ.

Tuy nhiên, một số người, nhóm người đã sử dụng mô hình này với mục đích vụ lợi ngay từ đầu, họ tìm cách dụ dẫn người khác đưa tiền cho mình rồi tìm cách tháo chạy an toàn và mang theo số tiền đó. 

Thời gian qua, tình trạng kinh doanh theo phương thức đa cấp đã diễn biến phức tạp, có dấu hiệu biến tướng, tiềm ẩn các hành vi có tính chất lừa đảo. Một số tổ chức đa cấp giả mạo trang bị nhiều thủ đoạn tinh vi, đánh vào lòng tham và sự thiếu hiểu biết của nhiều người để lôi kéo, kêu gọi các thành viên tham gia mạng lưới đa cấp phi pháp.

Tại sao bán hàng đa cấp là lừa đảo

Ai cũng có thể tham gia đường dây bán hàng đa cấp, từ sinh viên, mẹ bỉm sữa cho đến những người hưu trí. 

Cùng với đó tận dụng sự phát triển của công nghệ thông tin, loại hình bán hàng đa cấp lại càng được mở rộng và thu hút nhiều khách hàng tham gia. Theo quy định hiện nay, các hoạt động kinh doanh đa cấp bị cấm bao gồm: dịch vụ, hàng hóa nhưng không có giấy chứng nhận do Bộ Công Thương cấp; các hình thức lợi dụng mô hình đa cấp khác không phải là mua bán hàng hóa như tiền ảo, huy động vốn dự án, thương mại điện tử…

Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng quy định:

Kinh doanh theo phương thức đa cấp là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới.

Dưới đây là một số chiêu trò lừa đảo bán hàng đa cấp phổ biến mà bạn nên lưu ý:

Kêu gọi góp vốn với con số cực nhỏ

Để lôi kéo nhiều người tham gia vào mạng lưới bán hàng, thông thường các công ty đa cấp sẽ chào mời người bán với số vốn rất nhỏ và hứa hẹn những khoản lợi nhuận hấp dẫn.

Chiêu thức này sẽ đánh vào tâm lý của rất nhiều đối tượng ham làm giàu, từ học sinh, sinh viên, đến các bà nội trợ, những người đã về hưu,…

Các công ty đa cấp lợi dụng sự thiếu hiểu biết của những người mới tham gia nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản bằng nhiều hình thức tinh vi khác nhau: Mua hàng của công ty để trở thành hội viên, lấy tiền của người vào sau trả hoa hồng cho người vào trước…

Yêu cầu đặt cọc, mua hàng

Bất cứ yêu cầu bắt buộc mua hàng hóa, đặt cọc, phải nộp tiền là điều kiện để tham gia hệ thống công ty đa cấp đều là biểu hiện của hoạt động đa cấp biến tướng, vi phạm quy định pháp luật.

Theo quy định pháp luật lao động, người sử dụng lao động không được yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động và không được thu học phí của người tham gia học nghề.

Tuy nhiên thời gian đần đây rất nhiều công ty đa cấp yêu cầu người mới tham gia phải đóng cọc giữ chỗ hoặc mua hàng thì mới được hoạt động trong hệ thống, nhưng một khi đã đóng tiền thì người tham gia sẽ không thể rút lại vốn. Tại đây, những hội viên tham gia bán hàng luôn được động viên đóng thêm tiền, đồng thời lôi kéo người khác tham gia. Nếu không, người tham gia sẽ không được rút lại số vốn đã bỏ. 

Liên tục tuyển dụng cộng tác viên

Đặc trưng của bán hàng đa cấp là phải lôi kéo thật nhiều người vào đường dây của mình để thành lập nhóm, nếu số lượng thành viên càng đông thì số tiền được trích hoa hồng càng nhiều vì mỗi người khi tham gia là thành viên của đường dây đều phải đóng một khoản tiền theo quy định.

Khi bạn được giới thiệu về một doanh nghiệp bán hàng đa cấp, bạn cần quan sát các hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp đó. Nếu doanh nghiệp đó chỉ chú trọng tổ chức các buổi tuyển dụng mà không tổ chức đào tạo bán hàng cho nhà phân phối thì bạn cần cẩn trọng.

Nhiều doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất chính chỉ tồn tại nhờ số tiền những người mới gia nhập bỏ ra mua hàng. Công ty thu lợi nhuận từ khoản tiền này và cũng dùng khoản này để chia hoa hồng cho những người có công tuyển dụng.

Những doanh nghiệp như vậy sẽ không tồn tại được khi không tuyển thêm được người hoặc khi người được tuyển không mua hàng, vì họ không chú trọng bán hàng, không có nguồn doanh thu từ việc tiêu thụ hàng hóa.

Không chú trọng sản phẩm

Bản chất của hoạt động bán hàng đa cấp là giới thiệu, chia sẻ về các sản phẩm chất lượng tốt để bán các sản phẩm đó cho người tiêu dùng. Như vậy, nếu sản phẩm không tốt thì bạn không có gì để giới thiệu, chia sẻ và do đó sẽ khó bán được hàng, khó có thể kiếm được tiền hoa hồng. 

Bán hàng đa cấp là một hình thức bán hàng. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp đó liên tục hướng dẫn bạn cách lôi kéo thêm nhiều người cùng tham gia mà không chú trọng bán hàng, tiêu thụ sản phẩm thì bạn cần suy nghĩ doanh nghiệp đó có tồn tại được lâu dài hay không, và tồn tại dựa trên nguồn doanh thu nào. 

Dùng các mỹ từ thuyết phục người tham gia

Bằng cách mở ra các khóa học, chương trình giúp đỡ khởi nghiệp để trở thành doanh nhân thành đạt với đồ hiệu, xe sang đã khiến nhiều người trẻ dễ dàng bị thu hút.

Theo đó các công ty đa cấp biến tướng luôn tìm cách tẩy não người tham gia với các điệp khúc như: tương lai của bạn là do bạn quyết định đừng bao giờ bị cản trở bởi người khác, muốn thành công thì phải hành động dù đó là hành động sai trái như lấy tiền của gia đình và nói dối, muốn làm chủ thì phải bỏ tiền đầu tư…

Các công ty đa cấp có một đội ngũ Marketing chuyên nghiệp dễ dàng dẫn dụ nhiều sinh viên, người ít hiểu biết bị choáng ngợp trước sức mạnh của đồng tiền. Vậy nên để tránh bị mời gọi và gia nhập các đường dây này, bạn cần tìm hiểu rõ thông tin của công ty đó, chủ sở công ty, ngành nghề hoạt động để không bị mời gọi tới các địa điểm được dựng lên và liên tục thay đổi. Thông tin của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng được con bố công khai tại cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trên đây là những chiêu trò lừa đảo bán hàng đa cấp phổ biến mà mọi người nên lưu ý, khi nhận biết được chân tướng các doanh nghiệp này thì bạn sẽ không vướng phải tình cảm “tiền mất tật mang”.

Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng quy định về đối tượng kinh doanh theo phương thức đa cấp như sau:

1. Hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp chỉ được thực hiện đối với hàng hóa. Theo phương thức đa cấp với đối tượng không phải là hàng hóa đều bị cấm, chưa trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Những hàng hóa sau không được kinh doanh theo phương thức đa cấp

a. Hàng hóa gọi là thuốc, trang thiết bị y tế, các loại thuốc thú y (bao gồm cả thuốc thú y thủy sản), thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn hạn chế sử dụng và cấm sử dụng trong lĩnh vực gia dụng và y tế và các loại hóa chất nguy hiểm;

b. Sản phẩm nội dung thông tin số

Hoài Thơm

Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương), trong năm 2020, cả nước có 22 công ty đa cấp, hơn 800.000 người tham gia, tổng doanh thu đạt trên 15.300 tỉ đồng. Giảm về số lượng nhưng tăng về chất lượng so với năm 2015.

Tại sao bán hàng đa cấp là lừa đảo
Số liệu doanh thu bán hàng đa cấp giai đoạn 2015 - 2020. Ảnh: Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng 

Đại diện Cục này khẳng định mô hình bán hàng đa cấp (MLM) không xấu. Thậm chí, nó còn mang lại nhiều lợi ích cho các bên. Doanh nghiệp sản xuất thì tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng kinh doanh, tiết kiệm chi phí nhân sự. Bên bán hàng đa cấp nhận được hoa hồng còn người tiêu dùng thì mua hàng với giá rẻ hơn.

Tuy nhiên, lợi dụng một số lỗ hổng, kinh doanh đa cấp đã bị làm cho méo mó khi vào Việt Nam. Hàng loạt công ty MLM biến tướng đã lừa đảo người tiêu dùng, thu lời bất chính hàng nghìn tỉ đồng bằng những "lời hứa trên đầu môi". 

Chuyên gia từ chương trình Tài chính thông minh đã vạch trần 3 sự thật bất ngờ mà các boss đa cấp luôn giấu kín.

99% người tham gia không kiếm được đồng nào

Nhiều mô hình MLM biến tướng sẽ tập trung tôn vinh một số người có doanh thu cao ngất ngưởng. Họ khoe được thưởng tiền, kỳ nghỉ sang chảnh hay thậm chí là cả ôtô. Những người top đầu này sẽ được tận dụng triệt để nhằm tuyển mộ thành viên mới.

Tuy nhiên, điều mà các công ty đa cấp hiếm khi tiết lộ là chỉ số ít đại lý mới kiếm được lời khủng như vậy. Ủy ban Thương mại Mỹ phát hiện ra rằng chỉ có 0,4% thành viên bán hàng đa cấp bất chính kiếm được tiền!

Lợi nhuận không đến từ sản phẩm

Một mô hình kinh doanh đa cấp đúng nghĩa là ít nhất 70% hàng hóa bán ra phải được mua bởi khách hàng chứ không phải là nhà phân phối. Tuy nhiên, đa cấp biến tướng chỉ tập trung vào mở rộng mô hình kim tự tháp. Doanh thu chủ yếu đến từ hoạt động giới thiệu mà chẳng ai mảy may đến việc làm sao để bán sản phẩm đến tay người mua.

Các boss còn phải trăn trở trong việc giữ chân những tuyến dưới ở lại. Bởi lợi nhuận từ bán hàng hầu như không có, họ sẽ liên tục thực hiện tung ra sản phẩm mới, mở lớp đào tạo bán hàng để nuôi mộng làm giàu. Người chịu thiệt chính là những người ôm hàng ế và vòng lặp này cứ diễn ra liên tục.

Phai mờ niềm tin nơi người thân

Đại lý bán hàng đa cấp sẽ tiếp cận tệp khách hàng là người thân của mình đầu tiên. Họ tận dụng niềm tin từ các mối quan hệ quen biết để bán hàng và tuyển dụng. Tuy nhiên, kết quả lại là đa số người được chào mời đều cảm thấy phiền phức.

Hiệp hội Khiếu nại và Dịch vụ Công cộng của Malaysia ghi nhận rất nhiều trường hợp các đại lý MLM đã cầu xin anh chị em, cô dì chú bác đầu tư vào công ty của mình do không đạt được chỉ tiêu lợi nhuận.

Thậm chí, một người đàn ông đã phải ly dị vợ sau khi cô ấy "cống" sạch sổ tiết kiệm của gia đình vào kinh doanh đa cấp.

Tại sao bán hàng đa cấp là lừa đảo
Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Đoàn Luật sư TP Hà Nội, Chủ tịch SBLaw chia sẻ về quản lý tài chính thông minh, tránh xa đa cấp lừa đảo. 

Đừng để tiền rơi, Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Đoàn Luật sư TP Hà Nội, Chủ tịch SBLaw sẽ mở "túi khôn", chỉ cách để kiểm tra tính hợp pháp, uy tín của tổ chức kinh doanh đa cấp trong chương trình Tài chính thông minh.

Số 7 với chủ đề "Đa dạng thu nhập nhờ bán hàng đa cấp, tại sao không?" sẽ được phát trên laodong.vn vào 19h tối nay (24.3). Chương trình Tài chính thông minh được phối hợp thực hiện bởi Báo Lao động và viện Friedrich Naumann Việt Nam (FNF).