Tại sao cần giáo dục hành vi giới cho trẻ mẫu giáo

Nhất là những em còn ở độ tuổi mầm non từ 3 - 5 tuổi, đã sẵn sàng về thể chất và tâm thần vận động để học hỏi, hòa nhập cùng thế giới xung quanh. Nhưng kèm với việc giúp con phát triển kiến thức, kỹ năng thì chúng ta cũng cần sẵn sàng giáo dục giới tính cho bé ngay giai đoạn này để con đi đúng đường, đồng thời giải đáp những thắc mắc nhạy cảm, có phần ngây ngô của trẻ về khác biệt giới tính.

Tại sao nên giáo dục giới tính cho bé từ lúc mầm non?

Bởi qua đó chúng ta có thể giúp con có được hiểu biết toàn diện về các vấn đề cơ thể mình gặp phải, việc thay đổi tâm sinh lý, thông qua đó sẽ biết cách phòng tránh và giải quyết vấn đề. Đồng thời điều này còn giúp bé sống chan hòa với người khác giới và cùng giới, biết cách phân biệt mối quan hệ lành mạnh hay không lành mạnh.

Nếu trẻ không được giáo dục giới tính từ khi còn bé, những thắc mắc, tò mò trong độ tuổi mới lớn không được giải đáp thì có thể dẫn tới nhiều hậu quả khó lường. Chẳng hạn như không biết cách tự bảo vệ mình trước hành vi xấu của người khác. Hoặc tiếp nhận thông tin về giáo dục giới tính không chính thống, làm sai lệch ảnh hưởng tới suy nghĩ và hành động.

Tại sao cần giáo dục hành vi giới cho trẻ mẫu giáo
Trẻ nên được giáo dục giới tính khi còn bé để được tiếp cận nguồn thông tin chính thống

Những điều cha mẹ nên dạy con ở lứa tuổi mầm non

Trẻ từ 2 - 3 tuổi:

Dạy con biết nhận diện: tên gọi, chức năng, đặc điểm nhận biết các bộ phận trên cơ thể.

Hướng dẫn cách chăm sóc các bộ phận trên cơ thể, rèn tính độc lập trong vệ sinh thân thể.

Dạy con biết tự tôn trọng các bộ phận trên cơ thể và tôn trọng cả cơ thể của người khác, nhất là người khác giới.

Dạy bé biết có một số giới hạn khi tiếp xúc với cơ thể với người lạ: Hướng dẫn trẻ nhận biết khu vực nào là nhạy cảm, bí mật. Đồng thời cho con biết cách thể hiện sự không đồng ý khi có người vi phạm vào khu vực cấm trên người trẻ. Cách nhận biết, chọn lựa các mối quan hệ an toàn là như thế nào và thiết lập vòng tròn an toàn cho trẻ với người thân và người lạ (Ai được ở trong vòng tròn an toàn với con? Ai không được vào trong vòng tròn với con?).

Cuối cùng đừng quên thiết lập thói quen để con chia sẻ bằng lời nói/ hành động với người chăm sóc để chúng ta có thông tin về đời sống/sinh hoạt của trẻ, kịp thời phát hiện/ngăn chặn các tình huống xấu có nguy cơ xảy ra.

Một số lưu ý nhạy cảm mà bạn nên lưu ý:

  • Khuyến khích trẻ tự chăm sóc, vệ sinh cá nhân. Để người thân có cùng giới tính vệ sinh cơ thể của trẻ (bố, mẹ, ông, bà, anh chị ruột). Nó sẽ giúp ta tránh một số nguy cơ trẻ bị xâm hại từ chính người thân trong gia đình. Cũng như loại bỏ sự “bình thường hoá” trong suy nghĩ khi có người khác giới động vào cơ thể mình.
  • Không nên cho trẻ em nam và trẻ em nữ dùng chung WC, tắm chung. Chúng ta nên để trẻ có không gian riêng tư với giới tính của mình.

Tại sao cần giáo dục hành vi giới cho trẻ mẫu giáo
Không để bé trai và bé gái chùng chung WC với nhau

Trẻ từ 3 - 5 tuổi:

Giai đoạn này bé đang có sự tò mò rất mạnh mẽ về giới tính của mình và bạn khác giới. Trên thực tế rất nhiều trường hợp trẻ có hành vi xâm hại tình dục lẫn nhau, hoặc tự “xâm hại” mình.

Trẻ 3 - 5 tuổi đã có ngôn ngữ khá rõ ràng, hoạt động vận động và nhận thức tương đối nhanh nhẹn nên nội dung giảng dạy cũng phong phú hơn: Đầu tiên chúng ta nên ôn luyện lại các kiến thức về chăm sóc cơ thể, nâng cao tính tự lập khi bé chăm sóc bản thân trong sinh hoạt hằng ngày. Tiếp theo bạn nên dạy trẻ một số vấn đề cơ bản như sau.

Dạy trẻ các nhóm kỹ năng giao tiếp xã hội: thiết lập vòng tròn quan hệ lành mạnh và an toàn là một phương án giúp hỗ trợ trẻ chống lại nguy cơ bị quấy rối tình dục từ người lạ.

Dạy bé cách thiết lập mối quan hệ tốt với bạn bè/người thân: Giúp trẻ nhỏ tìm thấy sự an toàn, chia sẻ trong cộng đồng, tránh để xảy ra trường hợp cô đơn mà bị kẻ xấu dụ dỗ.

Dạy các con kỹ năng ứng xử với người lạ: Cả gia đình và nhà trường đều cần phối hợp viết ra vòng tròn an toàn trong giao tiếp, những ai được phép tương tác thân thiết với trẻ? Hỗ trợ bé nhận biết và nhớ các cá nhân trong vòng tròn đó. Dạy trẻ cách giao tiếp/ứng xử với người lạ khi họ cho quà, khi ở nhà một mình, khi gặp người lạ (ở trường, nhà, trên đường…). Đồng thời biết cách yêu cầu trợ giúp từ cộng đồng khi gặp nguy hiểm.

Tại sao cần giáo dục hành vi giới cho trẻ mẫu giáo
Ngày nay trẻ em rất dễ tiếp cận với nhiều nguồn thông tin trên mạng internet nên phụ huynh phải lưu ý kiểm soát bé

Nguyên tắc khi giáo dục giới tính ở độ tuổi mầm non

Dùng ngôn từ đơn giản và đáng tin cậy: Chúng ta nên lựa từ để giải thích ở mức độ mà con có thể hiểu được. Một bé ở độ tuổi mầm non sẽ chẳng thể hiểu được cơ chế rụng trứng, nhưng các con có thể tỏ ra thích thú khi biết được phụ nữ cũng có trứng để sinh con.

Có thể nói mình không biết: Nếu không biết phải trả lời bé như thế nào, thì bạn hãy thẳng thắn nói với con rằng hiện tại bạn cũng chưa hiểu rõ về vấn đề này và hẹn lần tới sẽ giải đáp. Ngay sau đó, cha mẹ nên tìm hiểu thông tin rõ ràng và giải đáp lại cho bé một cách chính xác.

Cả bố và mẹ đều phải tham gia: Khi phụ huynh đều tham gia giáo dục giới tính cho con thì trẻ sẽ thấy rằng tất cả mọi người đều có thể tham gia thảo luận bình đẳng về vấn đề này. Điều này sẽ tạo cảm giác thoải mái hơn khi nói chuyện về những vấn đề nhạy cảm, đồng thời bé biết cách giao tiếp tế nhị hơn trong các mối quan hệ thân mật khi trưởng thành.

Cha mẹ nên là người khơi dậy sự tò mò: Một số trẻ gần như không bao giờ chủ động đặt câu hỏi. Lúc này, cha mẹ cần phải chủ động khơi dậy sự tò mò về giới tính cho con trong những tình huống diễn ra hàng ngày. Chẳng hạn khi đang xem chương trình nói về phụ nữ mang thai, phụ huynh có thể hỏi: “Đố con biết mang thai là gì?”

Thụy Anh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Cha mẹ nào cũng muốn dành cho con mình sự nuôi dưỡng và chăm sóc tốt nhất, mong cho con mình lớn lên có đầy đủ phẩm chất làm người. Muốn vậy, trước hết chính cha mẹ phải học làm cha mẹ tốt nhất, để ngoài tình yêu thương con vô bờ bến, còn có đủ kiến thức và kỹ năng nuôi dạy con.

Thơ ấu là thời kỳ tốt nhất để phát triển trí khôn và là thời kỳ quan trọng để phát triển nhân cách. Đây cũng là thời kỳ then chốt của giáo dục giới tính. Thời kỳ này còn được gọi là “Nụ hoa tính dục”.

Giáo dục trẻ nhỏ có tác dụng quan trọng đối với sự hình thành phẩm chất, cá tính của con người. Lúc này trẻ chưa biết tự đánh giá mình, trẻ biết về mình qua nhận xét, đánh giá của người lớn trong nhà và thầy cô giáo. Nếu trong thời kỳ này trẻ hình thành một số cá tính và thói quen, hành vi không tốt, về sau rất khó sửa chữa. Trẻ mầm non đang ở vào giai đoạn tâm lý tính dục đặc biệt gọi là thời kỳ “Nụ hoa tính dục”. Đây là quy luật bình thường về tâm sinh lý, giúp trẻ phát triển lành mạnh về tinh thần và tình cảm, đồng thời là cơ sở cho những quan hệ đúng đắn đối với người khác giới sau này. Giáo dục không đúng có thể gây hậu quả: con trai nữ tính hóa, con gái nam tính hóa, muốn chuyển đổi giới, biến thái tình dục… Vì vậy cha mẹ cần giáo dục giới tính cho con từ khi còn nhỏ.

Tại sao cần giáo dục hành vi giới cho trẻ mẫu giáo

Dạy con về giới tính (Ảnh minh họa)

Tại sao phải giáo dục giới tính cho trẻ?

Giáo dục giới tính cho trẻ là một phần của giáo dục sức khỏe thể chất và tinh thần, một nội dung quan trọng của giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. Các nhà khoa học khẳng định rằng trẻ có ý thức giới tính: Khi mới sinh trẻ bú mẹ giống như quá trình hưng phấn tính dục của người lớn. Khoảng 7 - 8 tháng trẻ biết làm một số động tác như kẹp đùi, mân mê vùng kín của mình. Trẻ mẫu giáo bước vào thời kỳ “nụ hoa tính dục”. Gọi là “nụ hoa”, bởi vì không có bông hoa nào không nở từ nụ, không có trái cây nào không thụ từ hoa, muốn bước vào thời hoa niên con người phải đi từ cái chồi này trước đã. Đó là quá trình phát triển liên tục để trưởng thành.

Trẻ nhỏ có thể nghiệm tính dục không?

Câu trả lời là có. Vì sự phát triển tâm lý là liên tục nên một số vùng nhạy cảm trên thân thể bị đánh thức trước tuổi dậy thì. Trẻ nhỏ qua một kinh nghiệm ngẫu nhiên, chợt phát hiện và khơi dậy tiềm năng hưng phấn tính dục, dần dần dẫn đến đòi hỏi loại khoái cảm này. Xét về bản chất, mục đích trò chơi tính dục của trẻ là phi tính dục, như vui chơi và giao hữu mà trong chiều sâu nội tâm không thể lý giải và ý thức được.

Bốn đặc điểm “nụ hoa tính dục” của trẻ nhỏ:

1. Trẻ “thủ dâm”: Khoảng 3 tuổi trẻ rất hứng thú với “chồi nụ” của mình và có thể thấy khoái cảm khi giỡn chơi nó, đôi khi do viêm nhiễm tại chỗ (chít hẹp bao quy đầu ở trẻ trai và viêm nhiễm âm hộ ở trẻ gái khiến các bé có những động tác “khó coi”).

2. Hiếu kỳ tính dục: Trẻ ý thức được sự khác biệt giới tính nam nữ nên nảy sinh tò mò muốn xem thử bộ phận của người khác phái. Cha mẹ đừng nghĩ con còn bé đã biết gì, nên không chú ý giữ gìn ý tứ trước mặt con (ăn mặc ở nhà thiếu kín đáo, đang tắm nhờ con trai lấy dùm cái khăn lau người, vợ chồng sinh hoạt chung phòng với con, cha mẹ tranh thủ tắm rửa cho hai chị em cùng lúc…) khiến trẻ tò mò, nảy sinh ý muốn khám phá, nhìn trộm.

3. Chứng phô bày: Khi phát hiện bé trai có “con chim nhỏ” mà bé gái không có, nó có thể lấy làm hãnh diện và muốn khoe khoang. Nếu không được rèn kỹ, có thể sau này dẫn đến dạng tình dục lệch độ khi đến tuổi trưởng thành (tình dục lộ thân hay còn gọi là chứng “phô bày sinh dục”).

4. Nhận cùng giới tính: Thường do cha mẹ áp đặt ước muốn của mình lên con khi dạy dỗ hàng ngày hoặc thậm chí trong suốt quá trình mang thai. Đứa trẻ nhận thức mơ hồ rằng: chỉ khi mình thuộc về “giới tính kia” thì cha mẹ mới hài lòng, mình mới mang lại niềm vui cho cha mẹ.

Trả lời câu hỏi về tính dục của trẻ như thế nào?

Ở lứa tuổi mầm non, tính hiếu kỳ phát triển mạnh, rất hay hỏi là đặc điểm của trẻ, biểu hiện nguyện vọng và hứng thú mạnh để nhận biết thế giới bên ngoài. Nếu trẻ không nhận được lời giải đáp chính xác, sẽ mất đi tính nhiệt tình tìm hiểu khám phá hiện tượng, sự vật xung quanh, mà chỉ dựa vào trí tưởng tượng suy đoán lung tung. Duy trì bản tính hiếu kỳ của con trẻ là bảo vệ động lực nhận biết thế giới của trẻ. Vậy nên khi cha mẹ trò chuyện về giới tính với con, cần hết sức lưu ý những điều sau:

- Thái độ tự nhiên, ôn hòa, thẳng thắn, không nói dối, không cần nói quá tỉ mỉ, cụ thể và chi tiết. Trả lời kiên quyết, rõ ràng, không dài dòng, liên tưởng.

- Không đồng nhất giáo dục giới tính và giáo dục tình dục, vì thế đừng bao giờ coi là quá sớm để bắt đầu dạy về giới tính cho trẻ. Nội dung sẽ mở rộng theo từng độ tuổi.

- Giải thích ngắn gọn về cơ quan sinh dục, khuyên trẻ tự bảo vệ mình bằng “Luật bàn tay” và “Nguyên tắc đồ lót”.

Tại sao cần giáo dục hành vi giới cho trẻ mẫu giáo

(Ảnh minh họa)

- Nói nhẹ nhàng, không mắc cỡ hoặc gây cảm giác sợ hãi hay thần bí. Đừng dạy quá sớm dễ gây tò mò hoặc lo âu vô cớ, nhưng cũng không quá muộn để xảy ra các hậu quả đáng tiếc do trẻ không được biết.

Thực tế lâu nay không chỉ gia đình, nhà trường mà ngay cả ngành y tế cũng chỉ chú trọng đến chăm sóc sức khỏe thể chất mà chưa quan tâm đúng mức đến sức khỏe tâm thần của trẻ. Trong khi tâm hồn trẻ thơ rất nhạy cảm, mong manh thì người lớn lại có những lời nói, hành động làm tổn thương đến tình cảm của trẻ. Chăm sóc, bảo vệ, giáo dục nhân cách - trí khôn - giới tính là phần bắt buộc trong chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện ở trẻ em. Nếu trẻ không được dạy dỗ, bị ngược đãi, bị lạm dụng tình dục sẽ tổn thương về thể chất, tâm lý, thậm chí có các rối loạn tâm thần.

Để trẻ luôn có sức khỏe tốt, rất cần tình yêu từ gia đình. Trẻ phải được yêu thương, được bảo vệ và được chấp nhận. Trẻ cũng rất cần được nuôi dưỡng và phát triển sự tự tin, lòng tự trọng. Cha mẹ có thể đặt những mục tiêu cho trẻ phấn đấu nhưng cũng cần động viên, khích lệ trẻ đúng lúc, tránh mỉa mai châm chọc hoặc so sánh với “con nhà người ta”. Khuyến khích trẻ chơi đùa, vì chơi sẽ giúp trẻ sáng tạo, phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, tự kiểm soát, học được cách tương tác với người khác. Dù bận rộn thế nào, hàng ngày cho mẹ cũng phải dành thời gian lắng nghe trẻ nói và trao đổi với con những điều xảy ra trong cuộc sống, chia sẻ cảm xúc và cảm nhận cùng trẻ. Ngoài việc cung cấp môi trường sống an toàn, cha mẹ phải chỉ dẫn con thực hiện các quy tắc, các chuẩn mực để kiểm soát trẻ và cũng để giúp trẻ tự kiểm soát bản thân. Quá trình tìm hiểu kiến thức về giới tính một cách đúng đắn là sự trưởng thành tự nhiên và tất yếu, đó cũng là khoảng thời gian để các em học cách hiểu về bản thân mình và người khác hơn, biết yêu thương, quý trọng bản thân nhiều hơn.

Theo Tủ sách Đề án 938