Tại sao có tên là cung điện mùa đông

Vào năm 637, để đánh dấu mốc cuộc hôn nhận của vua Tùng Tán Cán Bố và Công chúa Văn Thành, vị vua vĩ đại này đã cho xây dựng một cung điện nguy nga và đồ sộ. Nhưng tới những năm đầu thế kỷ XI, Cung điện mới được đặt tên là Potala, bởi Đức vua Tùng Tán Cán Bố được ví như sự hóa thân Quan Thế Âm vậy, vì thế mà người dân đất nước ngày đã đặt tên cho cung điện mà vị vua này xây dựng là Potala – tên của một ngọn núi thiêng ở Tây Tạng, nơi gắn với truyền thuyết về Quan Thế Âm Bồ Tát.

Tại sao có tên là cung điện mùa đông

Qua thời gian và những biến động của lịch sử, Cung điện mùa đông Potala được Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 5 cho xây dựng lại với quy mô rộng lớn, có diện tích lên đến hơn 130.000 m2 và trở thành nơi ở của Đức Đạt Lai Lạt Ma cùng các đệ tử.

Ngày nay, cung điện Potala gồm 2 cung chính là Bạch Cung (Potrang Karpo) và Hồng Cung (Potrang Marpo). Năm 1645, Bạch Cung bắt đầu được xây dựng và sau 3 năm thì hoàn thành. Hồng Cung được xây dựng sau Bạch Cung, vào khoảng năm 1690 đến năm 1694. Để xây dựng công trình đồ sộ này, cần tới khoảng hơn 7.000 công nhân, 1.500 thợ thủ công, và nhiều nghệ nhân trang trí phải lao động miệt mài.

Tại sao có tên là cung điện mùa đông

Tới thời Đức Đạt Lai Lạt Ma đời 13 đã cho trùng tu, sửa chữa và cải tạo lại các nhà nguyện, điện thờ chính của Bạch Cùng và xây mới thêm hai điện thờ ở Hồng Cung. Cung Potala cũng bị hư hỏng một phần vào năm 1959, khi người Tây Tạng nổi dậy để chống lại sự xâm lược thuộc địa của Trung Quốc, nhưng trong khoảng những năm 1960 – 1970, Thủ tướng Chu Ân Lai với sự can thiệp cá nhân, đã giúp cho Cung Potala không bị lâm vào tình trạng bị cướp bóc và tàn phá như các công trình kiến trúc mang đậm nét tôn giáo khác tại đất nước này, và Potala ngày nay được gìn giữ và bảo tồn gần như nguyên vẹn so với kiến trúc ban đầu.

Khi tới Lhasa, du khách có thể đứng ở bất kỳ nơi nào cũng có thể nhìn ngắm cung điện Potala này. Với sự cổ kính và uy nghiêm của mình, Potala vẫn cực kỳ nổi bật giữa thành phố Lhasa hiện đại. Hàng năm, các tín đồ Phật giáo tại đất nước này đều tới và đi bộ vòng quanh cung điện này ít nhất một lần. Theo quan niệm của nhà Phật, thì phía bên phải là phía mang lại may mắn nên họ thường đi theo chiều kim đồng hồ để Cung điện này luôn nằm về phía bên phải.

Tại sao có tên là cung điện mùa đông

Ngày nay, Cung điện mùa đông Potala Tây Tạng đã trở thành một địa điểm hành hương nơi đất Phật, được UNESCO công nhận là di sản thế giới, là điểm thu hút người dân bản địa và khách du lịch tới đây tham quan khi đến với Tây Tạng.

Tại sao có tên là cung điện mùa đông

Quảng trường phía trước cung điện mùa Đông luôn không thiếu du khách - Ảnh: H.Đ.

Và đã bao giờ bạn tự hỏi, tại sao lại không có cung điện mùa Xuân ở Petersburg? Có khá nhiều lý giải cho điều này, nhưng thời tiết và phong cảnh có lẽ là câu trả lời hợp lý nhất.

Ở nhiều nước phương Tây, mùa xuân (từ tháng 2 đến tháng 4) đánh dấu giai đoạn chuyển dần từ lạnh lẽo sang ấm áp. Nhưng ở Nga, mùa xuân vẫn hoàn toàn lạnh giá. Đến tận khoảng cuối tháng 3, nhiệt độ ở nhiều thành phố ở Nga, bao gồm Petersburg vẫn dưới mức 0 độ C.

Tại sao có tên là cung điện mùa đông

Cung điện mùa Hè - Ảnh: Imperiya

"Ở Petersburg, mùa xuân là mùa tuyết tan. Một số thời điểm trong giai đoạn này thậm chí lạnh hơn cả mùa đông (tuyết khi tan sẽ hấp thụ nhiệt lượng trong không khí, vì thế lạnh hơn khi tuyết rơi). Ngoài ra, tuyết tan khiến mọi thứ rất nhếch nhác và bẩn, chẳng có chút gì đẹp đẽ cả", anh Aren Kurzhov - một chủ khách sạn người Nga giải thích.

Phong cảnh không đẹp, và vì thế mùa xuân hiếm đi vào văn thơ Nga như những hình ảnh lãng mạn của mùa hè, mùa thu hay mùa đông. Giới quý tộc vì thế cũng không muốn xây dựng cung điện gắn liền với thời điểm này trong năm.

Tại sao có tên là cung điện mùa đông

Cung điện mùa Thu nhìn tư bên ngoài - Ảnh: H.Đ.

Xét về thời tiết, nước Nga thật ra chỉ có 2 mùa rõ rệt là mùa hè và mùa đông. Cái tên "cung điện mùa Thu" vì thế không phải là một cái tên chính thức. Cung điện mùa Thu tên đúng là cung điện Catherine, đặt tên theo vị nữ hoàng đầu tiên của Nga (1721-1725).

Điểm đáng nhớ nhất của cung điện Catherine là căn phòng hổ phách huyền ảo, nơi được xây nên bởi 6 tấn hổ phách.

Trong thế chiến thứ II, căn phòng bị quân đội Đức tháo dỡ và đến cuối thập niên 1980, nó mới dần được tái thiết. Đến tận ngày nay, việc tái thiết vẫn chưa xong nhưng vẫn có hàng ngàn du khách xếp hàng đến thăm cung điện Catherine vào mỗi ngày trong mùa du lịch.

Tại sao có tên là cung điện mùa đông

Du khách xếp hàng dài dằng dặc để vào tham quan cung điện mùa Thu - Ảnh: H.Đ.

Vậy tại sao cung điện Catherine còn có cái tên dân gian là cung điện mùa Thu? Có lẽ vì nơi nó tọa lạc, nằm ngay trong thị trấn Pushkin (một thành phố nhỏ nằm phía nam Petersburg) - nơi gắn liền với những năm tháng thăng trầm của "mặt trời thi ca Nga".

Nhắc đến Pushkin, người ta lại nói đến mùa thu. Và hiển nhiên nơi mang tên ông là một trong những địa điểm ngắm lá vàng mùa thu đẹp nhất ở nước Nga.

2 cung điện còn lại, cung điện mùa Hè và cung điện mùa Đông đã quá nổi tiếng. Đặc biệt là cung điện mùa Đông nằm ngay trung tâm của Petersburg là địa điểm quen thuộc để tổ chức các lễ hội, sự kiện quan trọng.

Tại sao có tên là cung điện mùa đông

Các sinh viên đại học đến quảng trường cung điện mùa Đông làm lễ tốt nghiệp - Ảnh: H.Đ.

Cả những sinh viên tốt nghiệp cũng thường đến đây chụp hình lưu niệm. Hôm tôi đến, một nhóm sinh viên trường ĐH bang Petersburg tổ chức lễ tốt nghiệp tưng bừng, với rượu champagne và cả thức ăn trong phần quảng trường phía trước cung điện mùa Đông.

Vì khu vực quảng trường rất rộng lớn, bầu không khí hội hè tưng bừng do các du khách lẫn dân bản địa tạo ra không ảnh hưởng gì đến không gian nghệ thuật bên trong cung điện mùa Đông. Tòa nhà chính của cung điện ngày nay là bảo tàng Hermitage - nơi trưng bày 3 triệu tác phẩm nghệ thuật.

Trong khi đó, cung điện mùa Hè (thường được gọi là cung điện Peterhof) nằm ở phía Tây thành phố sở hữu kiến trúc độc đáo, khu vườn tuyệt đẹp cùng những bức tượng điêu khắc mạ vàng rực rỡ.