Tại sao không nên ăn vặt

Cơ thể cần thức ăn để tồn tại. Nhưng không phải tất cả các loại thực phẩm đều tốt.

Một ví dụ điển hình là thức ăn nhanh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những phân tích cho thấy thức ăn nhanh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe theo cách tiêu cực.

Thức ăn nhanh có hại cho sức khỏe của bạn vì nó có thể gây ra các vấn đề sau:

Nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn

Các chất béo xấu [chất béo chuyển hóa và bão hòa] trong thức ăn nhanh làm tăng triglyceride và cholesterol LDL trong máu của bạn, dẫn đến sự tích tụ mảng bám trong lòng động mạch. Điều này có thể dẫn đến bệnh tim. Thức ăn nhanh cũng gây ra đột biến lượng đường trong máu cao và viêm động mạch khiến mảng bám dễ dàng bám vào bên trong thành động mạch. Khi các động mạch bị hẹp lại và tắc, các cơn đau tim có thể xảy ra.

Giảm chức năng não

Nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng thức ăn nhanh gây giảm khả năng ghi nhớ và học các kỹ năng mới. Các chất béo xấu trong đồ ăn vặt, chẳng hạn như chất béo chuyển hóa, có thể thay thế các chất béo tốt trong não, can thiệp vào cơ chế truyền tín hiệu. Tiêu thụ một lượng lớn chất béo và thức ăn nhanh có đường cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.

Bệnh tiểu đường typ 2

Khi ăn đồ ăn vặt, lượng đường trong máu tăng đột biến do tính chất chế biến của đồ ăn vặt. Điều này tương tự cú sốc đối với sự trao đổi chất của cơ thể, ảnh hưởng xấu đến khả năng sử dụng insulin của cơ thể, có thể dẫn đến bệnh tiểu đường typ 2.

Các vấn đề về thận tiềm ẩn

Hàm lượng muối là một lý do khác khiến thức ăn nhanh có hại cho sức khỏe. Một chế độ ăn nhiều muối có thể phá vỡ sự cân bằng của natri và kali, gia tăng gánh nặng cho thận. Các chất phụ gia khác nhau và các chất khác cũng có thể dẫn đến giảm chức năng thận.

Thức ăn nhanh có hại cho sức khỏe

Có thể bị tổn thương gan

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thức ăn nhanh có hại cho gan gần như rượu. Ăn thức ăn nhanh trong 4 tuần có thể ảnh hưởng xấu đến men gan. Ngoài ra, chất béo chuyển hóa từ đồ ăn vặt có thể lắng đọng trong gan, gây ra các vấn đề về gan.

Vấn đề tiêu hóa

Thức ăn nhanh hầu như không có chất xơ. Điều này có nghĩa là nguy cơ táo bón và trĩ cao hơn. Hàm lượng chất béo cao của loại thực phẩm này có thể làm tăng tiết axit dạ dày, kích thích lớp niêm mạc dạ dày. Gia vị cay trong thức ăn nhanh cũng có thể kích ứng dạ dày, gây cảm giác nóng rát, đau.

Tăng nguy cơ ung thư

Nhiều nghiên cứu liên kết chế độ ăn ít chất xơ với bệnh ung thư đường tiêu hóa mà thức ăn nhanh hầu như không chứa chất xơ. Hàm lượng đường và chất béo cao làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Các loại đồ ăn nhanh chiên có thể gây ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.

Suy yếu hệ miễn dịch

Một chế độ dinh dưỡng thích hợp là cần thiết để xây dựng hệ miễn dịch. Nếu ăn quá nhiều thức ăn nhanh, cơ thể thiếu vitamin và khoáng chất cần thiết để thiết lập hệ thống ngăn ngừa bệnh tật khiến cơ thể dễ bị cúm, nhiễm trùng và các bệnh khác.

Trầm cảm, đặc biệt là ở thanh thiếu niên

Tiêu thụ thức ăn nhanh có thể làm cho các vấn đề cảm xúc tồi tệ hơn và thậm chí dẫn đến trầm cảm vì thực phẩm này thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết để cân bằng nội tiết tố. Người ta nghiên cứu thấy rằng nguy cơ bị trầm cảm tăng 58% ở những thanh thiếu niên thường ăn đồ ăn nhanh.

Yếu và mệt mỏi

Trớ trêu thay, mặc dù thức ăn nhanh thường có lượng calo rất cao nhưng nó thường khiến bạn cảm thấy yếu và mệt mỏi. Mâu thuẫn rõ ràng này là do thức ăn nhanh có ít chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin và khoáng chất. Nó không thể cung cấp cho bạn năng lượng liên tục. Tiêu thụ lâu dài thức ăn nhanh có thể dẫn đến mệt mỏi mạn tính.

Các vấn đề về da, răng, xương

Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa việc tiêu thụ thức ăn nhanh với mụn trứng cá và bệnh eczema. Điều này không có gì ngạc nhiên khi có dầu và chất béo thường có rất nhiều trong thức ăn nhanh. Các vấn đề về răng là do đường tinh chế và carbohydrate tạo môi trường rất tốt cho vi khuẩn phát triển trong miệng. Ngoài ra, một lý do khác khiến thức ăn nhanh có hại cho bạn là tiêu thụ quá nhiều natri [thức ăn nhanh có hàm lượng natri rất cao] làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương.

Nghiện

Thức ăn nhanh có thể gây nghiện. Một số thành phần, gia vị được đưa vào chế biến thức ăn nhanh kích hoạt các tế bào trong não gây hưng phấn, vui vẻ. Để tìm kiếm nhiều niềm vui hơn, bạn sẽ ăn nhiều thức ăn béo hơn khiến bạn nghiện nó. Hóa ra thuốc lá, rượu và ma túy không phải là những tệ nạn gây nghiện duy nhất.

Mất vệ sinh an toàn thực phẩm

Cuối cùng là thực tế cho thấy, nhiều thức ăn nhanh thường được sản xuất trực tiếp trên đường phố và thiếu điều kiện nấu nướng hợp vệ sinh. Vì vậy, những người thường xuyên ăn thức ăn nhanh dễ có khả năng bị nhiễm vi khuẩn, virut và ký sinh trùng.

Theo newhealthadvisor.com

Điều cần thiết là phải hiểu chính xác điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi bạn liên tục ăn vặt cả ngày, thay vì chỉ thưởng thức một món ăn nhẹ hoặc hình thành thói quen ăn vặt lành mạnh.

Dưới đây là một số tác động tiêu cực của việc ăn vặt không lành mạnh cả ngày đối với cơ thể của bạn.

1. Có lượng calo cao hơn

Bằng cách ăn nhiều thức ăn hơn trong ngày, bạn sẽ tiêu thụ một lượng calo cao hơn. Và bằng cách ăn nhiều calo hơn nhu cầu cơ thể thực sự cần, bạn có thể sẽ tăng cân.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn phải từ bỏ thói quen ăn vặt. Trên thực tế, nhiều chuyên gia dinh dưỡng thực sự nói rằng việc thưởng thức một bữa ăn nhẹ trong ngày là rất tốt - đặc biệt là trong khoảng thời gian dài giữa bữa trưa và bữa tối. Điều quan trọng là phải cung cấp năng lượng cho cơ thể khi đói, thay vì ăn vặt một cách vô thức với lượng calo rỗng không thực sự khiến bạn cảm thấy no.

Các chuyên gia nói rằng điều quan trọng là phải làm cho bữa ăn nhẹ của bạn trở thành một bữa ăn cân bằng nhỏ, vì đó là cách duy nhất để ăn nhẹ và giảm cân.

2. Có thể ở trong tình trạng bị viêm liên tục

Dữ liệu ứng dụng trên điện thoại thông minh cho thấy, chúng ta không chỉ ăn theo lịch trình không thường xuyên mà còn đang dành 16 giờ mỗi ngày trong trạng thái được gọi là "được cho ăn". Trạng thái này là nguyên nhân thúc đẩy hoạt động của hệ thống miễn dịch, vì kích hoạt sản sinh phản ứng viêm nhất thời.

Hãy chọn thời điểm thích hợp để thưởng thức một trong những món ăn nhẹ yêu thích của bạn trong ngày để bạn cảm thấy chán ăn mà không phải liên tục giữ cơ thể ở trạng thái “no” suốt cả ngày.

3. Có thể tăng cân

Ăn vặt nhiều dễ khiến bạn bị tăng cân

Shutterstock

Lượng calo hằng ngày cao hơn, đã đề cập ở trên, nhanh chóng chuyển thành tăng cân nhiều hơn. Tăng cân sẽ thậm chí còn nhanh hơn nếu bạn ăn nhiều đồ ăn nhẹ hoặc đồ ăn nhẹ chứa nhiều protein. Nghiên cứu từ BBC News cho thấy người Mỹ trung bình đang tiêu thụ nhiều hơn khoảng 600 calo so với những năm 1970. Đó là sự gia tăng mạnh mẽ có khả năng gây ra tình trạng béo phì lan rộng trên khắp nước Mỹ, theo Eat This, Not That!

Thay vào đó, chìa khóa để có một bữa ăn nhẹ lành mạnh là đảm bảo kết hợp carb phức hợp, chất béo lành mạnh và chất xơ. Điều này sẽ đảm bảo rằng bữa ăn nhẹ trong ngày của bạn thực sự là một bữa ăn no thay vì liên tục cảm thấy đói và thò tay vào tô khoai tây chiên.

Một vài ví dụ dễ hiểu về đồ ăn nhẹ bao gồm 3 chất dinh dưỡng quan trọng này bao gồm một quả táo với bơ đậu phộng, sữa chua Hy Lạp với quả mọng, hummus và cà rốt, hoặc bánh quy giòn với các lát pho mát.

4. Có thể bị sâu răng

Việc ăn uống thường xuyên hơn trong ngày, đồng thời tuân thủ lịch đánh răng trung bình một lần vào buổi sáng và một lần trước khi đi ngủ, sẽ để lại nhiều thời gian cho vi khuẩn từ mảng bám bắt đầu phân hủy răng của bạn.

Thủ phạm thực phẩm ăn vặt tồi tệ nhất nuôi dưỡng vi khuẩn gây hại này là bất cứ thứ gì có đường hoặc chứa đầy carbohydrate - khoai tây chiên, thanh granola, kẹo…

Bạn càng ăn vặt suốt cả ngày mà không đánh răng trực tiếp sau đó, bạn càng có nhiều khả năng bị sâu răng.

5. Tăng nguy cơ mắc bệnh tim

Nếu bạn thường ăn bánh quy, kẹo, khoai tây chiên hoặc bánh quy giòn khi đến giờ ăn nhẹ, bạn có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Lý do là những thực phẩm chế biến sẵn này đều có giá trị dinh dưỡng thấp và chứa nhiều đường tinh chế.

Thay vào đó, hãy loại bỏ các loại thực phẩm đã qua chế biến và tìm kiếm những thực phẩm lành mạnh có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp bạn cảm thấy no, để ăn vặt, theo Eat This, Not That!

Một trong những tích cực đáng kể của việc ăn vặt suốt cả ngày là nó có thể ngăn chặn việc ăn quá nhiều trong bữa ăn chính.

Một [hoặc hai] bữa ăn nhẹ trong ngày, đặc biệt nếu chúng là những món ăn nhẹ lành mạnh, có thể giúp kiểm soát cơn đói cực độ của bạn, theo Eat This, Not That!

Tin liên quan

Ăn vặt có phải là ăn nhẹ?

Ăn vặt là trường hợp ăn thức ăn hoặc dùng đồ uống giữa các bữa ăn chính thông thường hàng ngày. Thuật ngữ thực phẩm ăn nhẹ trong ăn vặt thường được dùng để chỉ các loại thức ăn được chế biến sẵn, có hàm lượng calo cao như khoai tây chiên, bánh quy... Ăn vặt thường chỉ đơn giản là ăn một loại thức ăn hoặc uống một loại đồ uống nào đó ở giữa các bữa ăn chính hàng ngày, bất kể thức ăn hay đồ uống đó có tốt cho sức khỏe hay không. Tình trạng đói bụng là một động lực chính ở đằng sau để thúc đẩy việc ăn vặt; tuy vậy các yếu tố như địa điểm sinh hoạt, môi trường xã hội, thời điểm trong ngày và các loại thực phẩm ưa thích có ở chung quanh cũng đóng góp vào hiện tượng ăn vặt.

Thực tế ghi nhận một số người thường thích ăn vặt hay ăn nhẹ khi nhìn thấy các loại thức ăn ưa thích và ngon miệng hiện diện ở chung quanh ngay cả khi họ không có cảm giác đói bụng. Trong một nghiên cứu thực hiện ở những người thừa cân béo phì với câu hỏi được đặt ra là tại sao họ chọn các loại thức ăn nhẹ không lành mạnh, câu trả lời phổ biến nhất là bị sự cám dỗ, tiếp theo đó là do đói bụng và cần có năng lượng sinh hoạt. Ngoài ra sự mong muốn ăn vặt và biết chuyện ăn vặt có thể ảnh hưởng đến sức khỏe hình như là việc sở thích của từng cá nhân nên họ vẫn thực hiện.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ăn vặt có thể bao gồm tuổi tác và thói quen nhưng việc thực hiện ăn vặt có lành mạnh hay không còn tùy thuộc vào niềm tin của vấn đề. Tóm lại, ăn vặt là vấn đề có liên quan đến việc ăn hoặc uống ngoài các bữa ăn chính thông thường hàng ngày; lý do dẫn đến hiện tượng này bao gồm cảm giác đói bụng, sẵn có các loại thực phẩm, có tín hiệu gợi ý từ môi trường và xã hội chung quanh.

Ảnh minh họa

Ăn vặt có làm tăng sự trao đổi chất?

Mặc dù có một số ý kiến cho rằng ăn vặt cứ mỗi vài giờ một lần sẽ làm gia tăng sự trao đổi chất của cơ thể nhưng chưa có một bằng chứng khoa học nào mang tính thuyết phục về vấn đề này.Nghiên cứu cho thấy tần suất của bữa ăn hàng ngày không ảnh hưởng đáng kể đến việc đốt cháy bao nhiêu năng lượng calo của cơ thể. Một nghiên cứu khác cũng ghi nhận ở những người cùng tiêu thụ một lượng thức ăn có calo bằng nhau trong 2 hoặc 7 bữa ăn mỗi ngày không có sự khác biệt về lượng calo được đốt cháy.

Một nghiên cứu nữa cũng cho thấy những người mắc bệnh béo phì tuân thủ theo chế độ ăn rất ít calo với thời gian khoảng 3 tuần có tốc độ trao đổi chất giảm đi tương tự bất kể họ ăn khoảng 800 calo với 1 hay 5 bữa ăn mỗi ngày. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu khác thấy những người đàn ông trẻ và năng động chỉ cần ăn một bữa ăn nhẹ giàu protein hoặc nhiều carb trước khi đi ngủ đã làm tăng đáng kể tốc độ trao đổi chất vào buổi sáng hôm sau.Tóm lại, việc ăn vặt cứ mỗi vài giờ một lần thường được cho là có khả năng làm tăng sự trao đổi chất; tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu cho thấy tần suất ăn ít hoặc nhiều bữa ăn không làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất.

Carb là chữ viết tắt từ carbohyrates để chỉ các hợp chất có carbon, hydrogen và oxygen. Ba nguyên tố này kết nối theo cách thức riêng để tạo ra carb và được chia thành 3 loại chính gồm: đường là chất tạo ngọt, có dây phân tử ngắn, gồm đường ăn, đường glucose, đường fructose [có trong trái cây, mật ong], đường galactose [có trong sữa]... Tinh bột có dây phân tử dài với rất nhiều phân tử glucose kết hợp lại, khi tiêu hóa tinh bột bị phân hóa thành đường glucose thì ruột mới hấp thu được. Chất xơ cũng có dây phân tử dài như tinh bột nhưng kết cấu phức tạp hơn. Công dụng chính của carb là sinh ra năng lượng được đo bằng calo, muốn sinh ra năng lượng hệ tiêu hóa phải phân hóa carb thành đường glucose thì ruột mới hấp thu được, sau đó mới chuyển glucose vào máu đem đến các tế bào để đốt cháy thành năng lượng hoạt động.

Ăn vặt ảnh hưởng đến sự thèm ăn và cân nặng như thế nào?

Một số nghiên cứu của các nhà khoa học về tác dụng của việc ăn vặt đối với sự thèm ăn và cân nặng đã cho nhiều kết quả quan trọng.

Ảnh hưởng đến sự thèm ăn: vấn đề đặt ra là việc ăn vặt ảnh hưởng đến sự thèm ăn như thế nào và lượng thức ăn phổ biến thường dùng. Một nghiên cứu đánh giá mặc dù đồ ăn nhẹ có khả năng đáp ứng nhanh cho cơn đói bụng và thúc đẩy được cảm giác no bụng nhưng lượng calo của chúng tạo ra không được bù vào bữa ăn tiếp theo; điều này sẽ dẫn đến việc tăng lượng calo trong ngày. Trong nghiên cứu ghi nhận những người đàn ông ăn bữa ăn nhẹ vượt mức 200 calo khoảng 2 giờ sau khi ăn sáng thì sẽ ăn ít hơn 100 calo vào bữa trưa; điều này có nghĩa là tổng năng lượng của họ tăng khoảng 100 calo.

Một nghiên cứu có kiểm soát khác cũng nghi nhận những người đàn ông gầy ốm ăn 3 món thức ăn nhẹ giàu protein, chất béo hoặc carb cao trong 6 ngày thấy mức độ đói bụng và tổng lượng calo của họ không thay đổi so với những ngày họ không ăn đồ ăn nhẹ và điều này xác định đồ ăn nhẹ có tác dụng trung tính. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã khẳng định rằng việc ăn vặt có thể giúp giảm đi cảm giác đói bụng.

Nghiên cứu ở những người đàn ông ăn một thanh đồ ăn nhẹ giàu chất xơ, chất xơ này có tác dụng làm mức nội tiết tố đói bụng ghrelin thấp và làm mức nội tiết tố no bụng GLP-1 [glucagon-like peptide-1] cao; họ chỉ tiêu thụ trung bình ít hơn 425 calo mỗi ngày. Một nghiên cứu khác ở 44 phụ nữ béo phì hoặc thừa cân ghi nhận họ dùng một bữa ăn nhẹ khi đi ngủ có hàm lượng protein hoặc carb cao sẽ làm giảm cảm giác đói trong đêm và vẫn còn cảm giác no vào sáng hôm sau; tuy vậy nhưng mức độ nội tiết tố insulin giảm đường huyết cũng cao. Căn cứ vào những kết quả nghiên cứu khác nhau này, các nhà khoa học cho rằng hầu như tác dụng của việc ăn vặt đối với sự thèm ăn phụ thuộc vào từng cá nhân và loại đồ ăn nhẹ được tiêu thụ.

Ảnh hưởng đến cân nặng: hầu hết các nghiên cứu ghi nhận việc ăn vặt giữa các bữa ăn chính hàng ngày không ảnh hưởng đến cân nặng. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác cho rằng ăn đồ ăn nhẹ giàu protein, giàu chất xơ có thể giúp giảm cân như một nghiên cứu ở 17 người mắc bệnh tiểu đường có kết quả thông báo cho rằng nếu ăn đồ ăn nhẹ giàu protein và carb tiêu hóa chậm sẽ dẫn đến khả năng giảm cân trung bình khoảng 2,2 pound, tương ứng 1 kg trong vòng thời gian 4 tuần.

Mặt khác, một nghiên cứu ở những người béo phì hoặc có cân nặng, bình thường cho thấy việc ăn vặt có thể làm giảm cân chậm hơn, thậm chí có thể làm tăng cân. Trong một nghiên cứu ở 36 người đàn ông gầy thấy có hiện tượng tăng 40% lượng calo bằng cách tiêu thụ lượng calo dư thừa của bữa ăn nhẹ giữa các bữa ăn chính, họ trải qua sự gia tăng cân nặng đáng kể từ gan và mỡ bụng. Thời gian ăn đồ ăn nhẹ cũng có thể ảnh hưởng đến sự thay đổi cân nặng, một nghiên cứu ở 11 phụ nữ gầy ghi nhận việc tiêu thụ một bữa ăn nhẹ với 190 calo vào lúc 11 giờ tối sẽ giúp giảm lượng chất béo được đốt cháy nhiều hơn đáng kể so với việc ăn cùng một bữa ăn nhẹ như vậy vào lúc 10 giờ sáng. Các kết quả nghiên cứu hỗn hợp đều cho thấy phản ứng về cân nặng của cơ thể đối với việc ăn vặt có thể thay đổi theo từng cá nhân và thời gian thực hiện bữa ăn trong ngày.

Ăn vặt ảnh hưởng đến lượng đường trong máu

Mặc dù nhiều người cho rằng cần phải ăn thường xuyên để duy trì lượng đường trong máu ổn định trong suốt cả ngày nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Trên thực tế, một nghiên cứu ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2 cho thấy chỉ cần ăn 2 bữa ăn chính 1 ngày sẽ làm cho lượng đường trong máu thấp hơn, độ nhạy đối với nội tiết tố insulin tốt hơn và có thể giảm cân nhiều hơn so với ăn 6 lần mỗi ngày.

Các nghiên cứu khác lại ghi nhận không có sự khác biệt về lượng đường trong máu khi cùng tiêu thụ một lượng thức ăn như bữa ăn chính hoặc bữa ăn chính cộng thêm với bữa ăn nhẹ.Tuy vậy, loại đồ ăn nhẹ và lượng tiêu thụ là những yếu tố chính ảnh hưởng đến lượng đường ở trong máu. Thực tế đồ ăn nhẹ có hàm lượng chất xơ thấp, trong khi đó đồ ăn có chất xơ cao hơn được chứng minh là có tác dụng khá thuận lợi đối với việc ổn định lượng đường trong máu và nội tiết tố insulin so với đồ ăn nhẹ có hàm lượng carb cao ở những người bị mắc bệnh và không mắc bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, đồ ăn nhẹ có hàm lượng protein cao có thể cải thiện việc kiểm soát lượng đường ở trong máu. Trong một nghiên cứu ở 20 người đàn ông khỏe mạnh ăn 1 bữa ăn nhẹ có hàm lượng protein cao, ít carb dẫn đến lượng đường trong máu thấp hơn trước bữa ăn tiếp theo so với các món ăn nhẹ từ chất sữa có hàm lượng carb cao hơn hoặc nước cam. Tóm lại, không cần thiết phải ăn các bữa ăn nhẹ để duy trì lượng đường trong máu nếu cơ thể khỏe mạnh; ăn đồ ăn nhẹ giàu protein hoặc chất xơ sẽ làm tăng lượng đường trong máu ít hơn so với tiêu thụ đồ ăn nhẹ có hàm lượng carb cao.

Ăn vặt có thể ngăn chặn cơn đói dữ dội

Ăn vặt có thể không tốt cho tất cả mọi người nhưng chắc chắn chúng có thể giúp một số người khắc phục khi bị cơn đói dữ dội.Trong một thời gian làm việc, sinh hoạt, đi lại quá lâu mà không ăn uống gì thì sẽ có thể dẫn đến cơn đói dữ dội đến mức là phải ăn nhiều thức ăn với nhiều calo hơn mức cần thiết để bù đắp. Do đó việc ăn vặt có thể giúp giữ mức độ bị đói xảy ra nhất là vào những ngày mà các bữa ăn chính cách xa nhau. Tuy vậy, điều quan trọng nhất là phải thực hiện việc lựa chọn đồ ăn nhẹ lành mạnh và phù hợp. Tóm lại, việc ăn một bữa ăn nhẹ rất cần thiết và tốt hơn là để xảy ra tình trạng đói bụng dữ dội, điều này có thể dẫn đến sự lựa chọn thực phẩm kém và không phù hợp với lượng calo dư thừa do hiện tượng đói bụng dữ dội tác động ảnh hưởng.

Lời khuyên cho việc ăn vặt lành mạnh

Để việc ăn vặt bảo đảm sự lành mạnh, cần thực hiện các yêu cầu cần thiết về số lượng đồ ăn, tần số ăn, đồ ăn di động, đồ ăn phù hợp. Số lượng đồ ăn tốt nhất là nên ăn loại đồ ăn nhẹ với lượng phù hợp để cung cấp khoảng 200 calo và ít nhất 10g protein để giúp tạo nên cảm giác no bụng cho đến bữa ăn chính tiếp theo. Tần số ăn với số lượng đồ ăn nhẹ phù hợp cần thay đổi căn cứ trên mức độ hoạt động và kích cỡ của bữa ăn, nếu sinh hoạt hay làm việc năng động có thể dùng 2 bữa ăn vặt mỗi ngày, trái lại người ít vận động có thể dùng chỉ một bữa ăn vặt hoặc thậm chí không ăn vặt.

Đồ ăn di động là đồ ăn nhẹ luôn mang theo khi đi ra ngoài làm các công việc khác hoặc trong khi đi du lịch không có điều kiện thực hiện các bữa ăn bình thường. Đồ ăn phù hợp là đồ ăn nhẹ được chế biến có nhiều đường để có thể cung cấp một chút năng lượng cho các hoạt động trong thời gian ngắn ngủi nhưng sau đó khoảng một vài giờ sẽ cảm thấy đói bụng.Khi ăn vặt nên chọn đúng loại thức ăn phù hợp và ăn lượng thức ăn vừa phải để giảm bớt cơn đói bụng, tránh ăn quá nhiều lần ăn vặt sau đó.Mặc dù thực tế có nhiều loại đồ ăn nhẹ khác nhau và thanh đồ ăn đóng gói sẵn rất tiện dụng nhưng việc lựa chọn thực phẩm bổ dưỡng, lành mạnh vẫn là điều quan trọng nhất.Theo đó, một ý tưởng tốt để có bữa ăn vặt bằng đồ ăn nhẹ bao gồm cả protein như phô mai que và trứng luộc chín có thể giúp duy trì cảm giác no bụng trong nhiều giờ. Lưu ý đồ ăn nhẹ có nhiều chất xơ như hạt hạnh nhân và hạt đậu lạc [đậu phụng] có thể làm giảm sự thèm ăn và lượng thức ăn tiếp nhận vào bữa ăn tiếp theo. Một vài ý tưởng về thức ăn vặt lành mạnh khác là dùng phô mai dạng sợi, lát rau tươi, hạt giống hoa hướng dương, phô mai với trái cây... Tóm lại, nên lựa chọn đồ ăn nhẹ lành mạnh là đồ ăn có nhiều protein, chất xơ giúp làm giảm cơn đói bụng và giữ cho cảm giác no bụng trong vài giờ.

Điều cần quan tâmViệc ăn vặt có thể tốt và cũng có thể xấu cho sức khỏe nếu không thực hiện đúng những yêu cầu cần thiết.Trên thực tế, việc ăn vặt có thể tốt cho sức khỏe trong một số trường hợp như để ngăn chặn cơn đói ở những người có thói quen, tập quán hay khả năng ăn với lượng thức ăn khá nhiều nhưng do điều kiện đi làm việc, lao động hoặc du lịch, dã ngoại quá lâu và quá xa mà không có thức ăn để thực hiện bữa ăn chính đúng thời gian thông thường hàng ngày. Một số trường hợp những người khác có thói quen hay tập quán ăn vặt một vài lần trong mỗi ngày cũng có thể tốt cho sức khỏe.

Vấn đề quan trọng của việc ăn vặt hàng ngày là một sự lựa chọn của cá nhân như vậy cần thiết hay không. Nếu là người thường hay ăn vặt, nên lưu ý chọn loại thực phẩm, đồ ăn nhẹ tốt cho sức khỏe để giúp có cảm giác no bụng lâu và phù hợp yêu cầu sở thích của đồ ăn nhẹ.


BS. NGUYỄN VÕ HINH

Video liên quan

Chủ Đề