Tại sao phải bảo vệ môi trường không khí trách nhiệm của ảnh chỉ đối với nhiệm vụ này

Hiện nay trên các phương tiện truyền thông đại chúng luôn kêu gọi mọi người phải chung tay bảo vệ môi trường. Nhưng rất nhiều người không ý thức được việc này mà lại có suy nghĩ bảo vệ môi trường là trách nhiệm của “ai đó”, của tổ chức nào đó, mình không giúp được gì. Thậm chí họ còn cho rằng, đây là điều rất xa vời. Thật ra, bảo vệ nơi chúng ta đang sống rất quan trọng. Bởi lẽ, con người không thể nào sinh sống, học tập, làm việc, nghỉ ngơi bên ngoài môi trường. Nếu môi trường này bị hủy hoại, con người cũng không thể sinh tồn được nữa. Vậy môi trường mang lại cho con người những gì mà mỗi người chúng ta phải nỗ lực gìn giữ?

Từ lâu, để đảm bảo môi trường sống luôn cân bằng và xanh sạch, có rất nhiều việc mà cả cộng đồng xã hội đều quan tâm và tìm giải pháp để làm cho đời sống con người ngày càng tốt hơn trên mọi mặt. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển kéo theo những hệ lụy, mà trong đó nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường cũng có phần do bàn tay con người tác động đến. Có những thứ chúng ta có thể dễ dàng nhận ra, nhưng bên cạnh đó vẫn âm ỉ những điều mà chúng ta không thể nhìn thấy được. Thế nên, bảo vệ môi trường sống xanh sạch chính là đang bảo vệ cho sức khỏe của mình và cả thế hệ mai sau.

Hoạt động bảo vệ môi trường thực ra cũng rất đơn giản. Mỗi cá nhân chỉ cần thực hành những điều đơn giản như tiết kiệm điện, tiết kiệm nước, tiết kiệm giấy, hạn chế sử dụng đồ dùng bằng nhựa, phân loại và xử lý rác… là đã có thể góp phần bảo vệ môi trường. Bởi lẽ, tiết kiệm những sản phẩm này sẽ đảm bảo không khai thác quá nhiều tài nguyên thiên nhiên và quan trọng nhất là không làm phát triển quá nhanh các ngành công nghiệp. Nhờ đó, nguồn tài nguyên được đảm bảo và còn có giá trị sử dụng dài lâu. 

Trái đất ngày một nóng lên làm cho môi trường sống của một số chủng loài đang đặt trong tình trạng báo động đỏ. Chưa hết, nếu chú ý quan sát bạn sẽ thấy tần suất và cường độ của các thiên tai ngày càng khủng khiếp. Chúng không chỉ tàn phá các công trình xây dựng, gây tổn thất về kinh tế mà còn đe dọa mạng sống của con người. 

Vì lý do đó, các nước trên thế giới và cả Việt Nam nói riêng nỗ lực kêu gọi mọi người giảm bớt tình trạng khai thác bừa bãi, giảm thiểu xả thải ra môi trường để duy trì sự ổn định của quốc gia, chuyên tâm phát triển kinh tế. Vì vậy, bảo vệ môi trường hiện nay là một trong những vấn đề sống còn của cả nhân loại chứ không phải là nhiệm vụ của riêng quốc gia hoặc cá nhân nào.

Để bảo vệ môi trường, chúng ta có thể bắt đầu từ những việc nho nhỏ như không xả rác bừa bãi, không hái hoa bẻ cành, không lãng phí nguồn nước... Chỉ cần tất cả chúng ta cùng chung tay thì chắc chắn sẽ thành công trong việc bảo vệ môi trường, đúng không bạn? 

Cleanipedia tin rằng, bảo vệ môi trường sống cũng chính là một trong những thái độ sống tích cực và có trách nhiệm với thế hệ mai sau.

Xuất bản lần đầu 27 tháng 9 năm 2019

Mục lục bài viết

  • 1. Quy định chung về bảo vệ môi trường
  • 2. Môi trường là gì ?
  • 3. Hiện trạng bảo vệ môi trường
  • 4. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và các cấp độ bảo vệ môi trường

1. Quy định chung về bảo vệ môi trường

Trong các lĩnh vực địa lí, lí học, sinh học, y học..., bảo vệ môi trường được hiểu là tập hợp các biện pháp giữ gìn, sử dụng hoặc phục hồi một cách hợp lí sinh giới [vi sinh vật, thực vật, động vật] và môi sinh [đất, nước, không khí, lòng đất, khí hậu...], nghiên cứu thử nghiệm thiết bị sử dụng tài nguyên thiên nhiên, áp dụng công nghệ không có hoặc ít có phế liệu... nhằm tạo ra một không gian tối ưu cho con người.

Với tư cách là thuật ngữ pháp lí, bảo vệ môi trường được hình thành vào giữa thế kỉ XX, ở các nước có nền công nghiệp phát triển. Thời gian đầu, bảo vệ môi trường chỉ được hiểu đồng nghĩa với bảo tồn, sau đó nội dung được mở rộng bao gồm cả việc khai thác, sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên và cải thiện môi trường sống của con người và hệ sinh vật.

Ngày nay, các nhà khoa học còn cho rằng, môi trường không chỉ được hiểu là môi trường tự nhiên mà còn bao gồm cả môi trường xã hội - là các điều kiện về tinh thần và văn hoá... phục vụ cho Cuộc sống con người được thoải mái. Tuy nhiên, pháp luật môi trường hiện hành chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tự nhiên, bao gồm: các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên.

Tại Luật bảo vệ môi trường năm 2005, hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động nhằm làm cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái; phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học. Như vậy, bảo vệ môi trường vừa được hiểu là bảo vệ chất lượng môi trường nói chung, vừa bảo vệ chất lượng của từng thành phần môi trường như bảo vệ đất, bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ đa dạng sinh học...

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của tất cả mọi người và của mọi quốc gia, không phân biệt hình thức chính thể, chế độ chính trị và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước.

Bảo vệ môi trường được thực hiện bằng việc áp dụng tổng hợp các biện pháp khác nhau như biện pháp tổ chức - chính trị, biện pháp kinh tế, biện pháp khoa học - công nghệ, biện pháp tuyên truyền, giáo dục, biện pháp pháp lí...

Bảo vệ môi trường có thể tiến hành theo nhiều cấp độ khác nhau, gồm: cấp cá nhân, cấp cộng đồng, cấp địa phương, vùng, cấp quốc gia, cấp tiểu khu vực, khu vực và toàn cầu.

Môi trường hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng của mọi quốc gia, dù đó là quốc gia phát triển hay là quốc gia đang phát triển. Sự ô nhiễm, suy thoái và những sự cổ môi trường diễn ra ngày càng ở mức độ cao đang đặt con người trước những sự trả thù ghê gớm của thiên nhiên. Nguy cơ môi trường đặc biệt nóng bỏng ở các quốc gia đang phát triển - nơi nhu cầu cuộc sống hàng ngày của con người và nhu cầu phát triển của xã hội xung đột mạnh mẽ với sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Việt Nam đúng trong hàng ngũ của các quốc gia đang phát triển và cũng đang phải đổi đầu với vấn đề môi trường.

Bảo vệ môi trường ngày nay đã trở thành một trong những chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Bằng những biện pháp và chính sách khác nhau, Nhà nước ta đang can thiệp mạnh mẽ vào các hoạt động của cá nhân, tổ chức trong xã hội để bảo vệ các yếu tổ cùa môi trường, ngăn chặn việc gây ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường. Trong những biện pháp mà Nhà nước sử dụng, pháp luật đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Sự xuất hiện và vai trò ngày càng tăng của các quy định pháp luật về môi trường kể từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường là biểu hiện rõ nét về sự cấp bách của vấn đề môi trường và dẫn đến hệ quả tất yếu là phải đào tạo, giáo dục công dân nhũng kiến thức về pháp luật môi trường.

2. Môi trường là gì ?

Môi trường là khái niệm có nội hàm vô cùng rộng và được sử dụng ứong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong cuộc sống người ta dùng nhiều khái niệm môi trường như môi trường sư phạm, môi trường xã hội, môi trường giáo dục... Môi trường theo định nghĩa thông thường là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với con người hay sinh vật ấy”; là “sự kết hợp toàn bộ hoàn cảnh hoặc điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới sự tồn tại, phát triển của một thực thể”. Định nghĩa tương tự về môi trường như định nghĩa của Luật bảo vệ môi trường năm 1993 có thể tìm thấy trong Chương trình hành động của Cộng đồng châu Âu về môi trường.

Môi trường sử dụng trong lĩnh vực khoa học pháp lí là khái niệm được hiểu như là mối liên hệ giữa con người và tự nhiên, trong đó môi trường được hiểu như là những yếu tố, hoàn cảnh và điều kiện tự nhiên bao quanh con người. Điều 1 Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kì họp thứ 7 thông qua ngày 23/6/2014 định nghĩa môi trường “là hệ thống các yếu tổ vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. Như vậy, theo cách định nghĩa của Luật bảo vệ môi trường thì con người trở thành trung tâm trong mối quan hệ với tự nhiên và dĩ nhiên mối quan hệ giữa con người với nhau tạo thành trung tâm đó chứ không phải mối liên hệ giữa các thành phần khác của môi trường.

Môi trường được tạo thành bởi vô số các yếu tố vật chất. Trong số đó những yếu tố vật chất tự nhiên như đất, nước, không khí, ánh sáng, âm thanh, các hệ thực vật, hệ động vật có ý nghĩa đặc biệt và quan ttọng hom cả. Những yếu tố này được coi là những thành phần cơ bản của môi trường. Chúng hình thành và phát triển theo những quy luật tự nhiên vốn có và nằm ngoài khả năng quyết định của con người. Con người chỉ có thể tác động tới chúng trong chừng mực nhất định.

Bên cạnh những yếu tố vật chất tự nhiên, môi trường còn bao gồm cả những yếu tố nhân tạo. Những yếu tổ này do con người tạo ra nhằm tác động tới các yếu tố thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu của bản thân mình, như: hệ thống đê điều, các công trình nghệ thuật, các công trình văn hoá kiến trúc mà con người từ thế hệ này sang thế hệ khác dựng nên.

Môi trường hiện tại đang có những thay đổi bất lợi cho con người, đặc biệt là những yếu tố mang tính tự nhiên như nước, đất, không khí, hệ thực vật, hệ động vật. Tình trạng môi trường thay đổi theo chiều hướng xấu đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu cũng như trong phạm vi mỗi quốc gia.

3. Hiện trạng bảo vệ môi trường

Trên phạm vi toàn cầu, sự thay đổi theo chiều hướng xấu của môi trường diễn ra ở nhiều yếu tổ của môi trường, với nhiều cấp độ khác nhau. Dưới đây là một số biểu hiện chủ yếu:

- Sự thay đổi của khí hậu toàn cầu dưới tác động của nhiều yếu tố khác nhau như: rừng bị tàn phá, đặc biệt là các khu vực rừng nhiệt đới ở Nam Mỹ và châu Á; sự gia tăng của chất thải chứa khí CFCs ở mức độ lớn; sự gia tăng của dân số và tác động của nó tới các thành phần môi trường. Toàn bộ những yếu tố nêu ttên đã góp phần làm cho không khí nóng lên, dẫn đến những thay đổi bất thường của khí hậu.

- Một trong những biến đổi của thiên nhiên gây tác động xấu đến môi trường một cách đáng lo ngại là những thảm hoạ thiên nhiên trong cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI. Những ttận động đất, sạt lở đất, những trận địa chấn gây những đợt sóng thần mạnh như sóng thần Tsunami ở Đông Nam Á và Đông Á vừa qua đã để lại những hậu quả rất lớn đối với môi trường. Những đợt núi lửa trào phun ở lòng đại dương như vừa diễn ra có thể khiến ữong nước biển chứa những độc tố, dẫn đến sự huỷ hoại hoặc nhiễm độc các loại hải sản. Dịch bệnh do những thảm hoạ thiên nhiên mang lại cũng chứa đựng các nguy cơ lớn đối với các loài thực vật và động vật ưên cạn. Các nhà khoa học cảnh bảo về thảm hoạ môi trường sẽ diễn ra sau thảm hoạ sóng thần Tsunami.

- Một thay đổi đáng lo ngại khác của môi trường là sự suy giảm của tầng ôzôn. Tầng ôzôn được coi là vỏ bọc, là chiếc áo giáp của trái đất, “là tầng ôzôn khí quyển bên ngoài tầng biên hành tinh” [Điều 1 Công ước Viên về bảo vệ tầng ôzôn]. Sự tồn tại của tầng ôzôn có ý nghĩa quan trọng đối với trái đất ở trên nhiều phương diện. Thứ nhất, nó ngăn không cho các tia cực tím trong vũ trụ xâm nhập trái đất, gây những tác hại cho con người và các hệ sinh thái; thứ hai, nó đóng vai trò của lớp áo trái đất, ngăn cho bầu khí quyển bao quanh trái đất không nóng lên bởi năng lượng mặt hời. Với những lí do đó, sự suy giảm hoặc những lỗ thủng của tàng ôzôn sẽ tạo ra những biến đổi xấu của môi trường ưên trái đất.

- Chất thải là vấn đề mà môi trường thế giới đang phải đối mặt. Sự gia tăng dân số, sự gia tăng nhu cầu sản xuất tiêu dùng dẫn đến sự gia tăng chất thải. Các quốc gia, các cộng đồng đều có chất thải mà nếu không xử lí thì chỉ có thể thải vào môi trường. Một số quốc gia phát triển đã lợi dụng sự thiếu thốn của các quốc gia nghèo tìm cách xuất khẩu vào đó những chất thải, đặc biệt là chất thải rắn, chất thải nguy hại.

- Sự suy giảm của nhiều loại thực vật, sự diệt vong của nhiều loại động vật cũng là vấn đề môi trường cấp bách. Môi trường là tổng họp các hệ sinh thái có mối liên hệ mật thiết với nhau. Sự tồn tại của hệ sinh thái này là điều kiện để giữ sự cân bằng của hệ sinh thái khác, sự tồn tại cùa loài động vật này chính điều kiện cân bằng môi trường cho các loại động vật khác. Đáng tiếc là ở nhiều quốc gia ữên thế giới, nhiều loại động vật và thực vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do sự khai thác quá mức của con người. Ví dụ: đàn voi của châu Phi đã giảm xuống đến mức báo động; loài tê giác bây giờ chỉ còn không đáng kể ở Việt Nam; loài hổ ở ân Độ cũng đang ở trong nguy cơ bị tuyệt chủng...

Tình trạng môi trường của Việt Nam cũng có những nét chung của môi trường thế giới và cũng có những nét riêng do hoàn cảnh lịch sử và sự phát triển của đất nước qua các giai đoạn khác nhau. Có nhiều mặt, có nhiều yếu tố, thực trạng môi trường của Việt Nam còn xấu hơn ở nhiều nước trên thế giới.

Việc môi trường bị huỷ hoại diễn ra do nhiều yếu tố khác nhau. Mỗi thành tố của môi trường chịu sự tác động của một hoặc một vài nhân tố khác nhau đồng thời cũng chịu tác động trực tiếp lẫn nhau. Trong số các nhân tố ảnh hường đến môi trường sống của con người cần phải kể đến việc gây ô nhiễm, việc đô thị hoá, phát triển công nghiệp, phá rừng, khai thác tài nguyên bừa bãi.

Cũng như nhiều quốc gia khác ttên thế giới, Việt Nam đang đối mặt với mâu thuẫn giữa phát triển và bảo vệ môi trường. So vói nhiều nước khác, vấn đề môi trường ở Việt Nam đang nằm ttong trạng thái báo động cấp bách hơn. Điều này được lí giải bởi nhiều nguyên nhân khác nhau:

- Trước hết, cũng như nhiều nước đang phát triển, Việt Nam có xu hướng xuất khẩu tài nguyên rừng, khoáng sản để đáp ứng những nhu cầu công nghiệp hoá hoặc trả các món nợ nước ngoài. Việc khai thác tài nguyên, nhất là tài nguyên rừng và khoáng sản thiếu quy hoạch, khai thác không tính đến khả năng tái sinh các nguồn tài nguyên này đã dẫn đến những huỷ hoại nghiêm trọng về môi trường. Nhiều địa phương, nhiều vùng trong cà nước đã để cho những cánh rừng bị tàn phá nghiêm ttọng do khai thác gỗ thiếu quy hoạch, do phá rừng để lấy chất đốt hoặc lấy đất canh tác. Bên cạnh đó, việc khai thác đá quý, vàng hoặc các sàn phẩm lâm nghiệp quý cũng đã gây nên sự huỷ hoại môi trường ở nhiều vùng khác nhau.

- Do thiếu công nghệ tiên tiến và các nguồn tài chính cần thiết nên một khối lượng rất lớn các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt chưa được xử lí. Phần lớn các chất thài được đưa xuống sông, hồ đã tạo nên những hồ chết, sông chết. Sông Tô Lịch ờ Hà Nội, các kênh rạch ở thành phố Hồ Chí Minh đã ô nhiễm đến mức không có sinh vật nào sống nổi trong dòng nước của những kênh rạch đó. Nhiều khu dân cư phải sống ưong những môi trường ô nhiễm nặng. Không khí ở các thành phổ và thị trấn đã bị ô nhiễm tới mức đáng lo ngại. Tất cả những điều này đã tác động xấu đến sức khoẻ của toàn thể cộng đồng.

- Những cuộc ném bom huỷ diệt, đặc biệt là những ttận rải chất độc màu da cam mà Mỹ thực hiện trong cuộc chiến ưanh xâm lược Việt Nam đã tàn phá nặng nề môi trường. Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã trút xuống đất nước ta hàng chục triệu tấn bom đạn các loại, hàng nghìn tấn chất độc màu da cam. Nhiều khu rừng, nhiều vùng đất phải bị tàn phá nặng nề và rất khó được khôi phục trở lại. Những hậu quả mà chiến tranh để lại cho môi trường là hết sức nặng nề.

- Ý thức bảo vệ môi trường của phần lớn các tầng lớp trong dân cư vẫn còn thấp. Những khó khăn về đời sống kinh tế, những nhu cầu sinh hoạt trước mắt đã làm cho người dân không thấy hết những tác hại của việc môi trường sống bị huỷ diệt, nhất là không thấy hết sự suy thoái của các yếu tổ như rừng, nước và không khí. Phần lớn dân cư vẫn quan niệm rằng rừng, nước, không khí là vô tận, là của trời sinh. Hiện tượng xả rác bừa bãi hiện đang còn rất phổ biến ở các đô thị và nông thôn nước ta.

- Hệ thống pháp luật của Nhà nước ta chưa thực sự chú trọng đến việc bảo vệ môi trường. Chỉ mãi tới những năm cuối của thập kỉ thứ 10 của thế kỉ XX thì vấn đề bảo vệ môi trường mới bắt đầu thực sự được pháp luật điều chỉnh. Tuy Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về môi trường song việc triển khai thực hiện chúng chưa triệt để. Chẳng hạn các quy định về bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước chống lại sự khai thác rừng bừa bãi hay việc huỷ hoại bởi các chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp chưa được thực hiện triệt để. Các cơ quan chức năng của Nhà nước cũng chưa thực sự chú ý đến vấn đề môi trường, coi đó là vấn đề thứ yếu ứong các kế hoạch kinh doanh hay kế hoạch hành động của mình.

Một trong những nguyên nhân quan ttọng khác quyết định tính chất cấp bách của vấn đề môi trường là sự gia tăng và bùng nổ dân số ở nhiều vùng vùng, nhiều nơi trong cả nước. Vào những năm đầu của thập kỉ thứ 7 của thế kỉ XX, dân số nước ta có hơn 30 triệu song chỉ gần 40 năm sau đã đạt tói 75 triệu, tăng gấp hơn 2 lần. Sự phát triển dân số ào ạt đã mâu thuẫn với diện tích đất và tài nguyên thiên nhiên có hạn. Dân số tăng làm cho các nhu cầu của con người đối với tài nguyên thiên nhiên, đối với môi trường vốn không phải là vô tận đã dẫn đến sự gia tăng của các yếu tố gây ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường.

- Thiếu định hướng và sự kiểm soát cần thiết đối với hoạt động của con người trong môi trường cũng là nguyên nhân của tình trạng môi trường ô nhiễm và suy thoái. Mặc dù việc định hướng và kiểm soát hoạt động của con người được thực hiện chủ yếu thông qua các công cụ pháp luật và chính sách song vai trò của dư luận xã hội, của giáo dục cộng đồng cũng cần phải được coi ttọng. Đáng tiếc là những công cụ định hướng và kiểm tta mang tính xã hội rộng rãi chưa được sử dụng triệt để ttong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở nước ta.

Vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay đang được Đảng và Nhà nước Việt Nam đậc biệt quan tâm. Trong chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2010 do Đại hội toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX thông qua, vấn đề môi trường được nhấn mạnh: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”.

4. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và các cấp độ bảo vệ môi trường

Nguy cơ môi trường bị huỷ hoại với những hậu quả nghiêm trọng của nó đã buộc các quốc gia chú ý hơn tới những biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ môi trường. Nhiều biện pháp kinh tế, xã hội, tổ chức được triển khai nhằm thực hiện việc bảo vệ có hiệu quả môi trường. Nhiều quốc gia đã thực hiện việc giảm hoặc miễn thuế đối vói kinh doanh ưồng rừng, miễn thuế đối với các chi phí đầu tư vào các biện pháp bảo vệ môi trường, áp dụng việc đánh giá tác động môi trường đôi với các dự án đầu tư, dự án sản xuất kinh doanh của các tổ chức và cá nhân ttong nước. Nhiều trung tâm nghiên cứu môi trường được thành lập để nghiên cứu các tác động của môi trường và các biện pháp đối phó nhằm giảm thiểu những hậu quả tiêu cực mà sự trả thù của môi trường có thể mang lại. Những quyết định của Chính phủ về đóng cửa rừng, về việc khoảnh vùng các khu bảo tồn thiên nhiên, lập vườn quốc gia đã góp phần đáng kể trong việc ngăn cản sự huỷ hoại môi trường.

Bảo vệ môi trường là yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển của các quốc gia và vì thế nó được thực hiện dưới nhiều cấp độ khác nhau.

- Cấp độ cá nhân: Môi trường có ảnh hưởng tới bất cứ cá nhân nào. Vì vậy việc bảo vệ môi trường phải được coi là công việc của từng cá nhân. Mỗi cá nhân có trách nhiệm thực hiện đúng những quy định của pháp luật, các quy tắc của cộng đồng để giữ gìn môi trường sống. Việc phát huy hoạt động bảo vệ môi trường ở cấp độ cá nhân hiện nay cần được chú trọng. Quan niệm cho rằng bảo vệ môi trường là công việc của các cơ quan quản lí, các tổ chức bảo vệ môi trường đã dẫn đến sự thờ ơ và thiếu trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với môi trường. Chính vì lí do này mà nhiều khu rừng nguyên sinh bị cháy, bị khai thác đến mức huỷ hoại bởi những cá nhân. Các hành động riêng lẽ của cá nhân có thể góp phần bảo vệ tốt môi trường và cũng có thể làm tổn hại đến môi trường. Giải pháp cơ bản cho việc nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường ở cấp độ cá nhân nằm ở việc giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của môi trường.

- Cấp độ cộng đồng: Cộng đồng là tập thể người có gắn kết với nhau bằng những yếu tố kinh tế, xã hội hoặc tổ chức, chính ttị. Tồn tại dưới bất cứ hình thức nào, gắn kết với nhau bằng những yếu tố nào, các cộng đồng đều phải quan tâm và bảo vệ môi trường vì lợi ích của chính mình. Ở cấp độ cộng đồng, các biện pháp giáo dục, các hành động tập thể cần được đặc biệt chú trọng. Vai trò của cộng đồng đối vói việc bảo vệ môi trường là vô cùng to lớn. Cộng đồng, nhất là cộng đồng làng, bản có mối liên hệ mật thiết với môi trường với nhiều lợi ích ràng buộc. Sự thống nhất và ràng buộc bởi lợi ích chung này là nền tảng quan trọng cho việc huy động cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường. Nhiều cộng đồng đã đưa ra các quy tắc, các chương trình và biện pháp khác nhằm nhằm bảo vệ môi trường. Một trong những biện pháp pháp thu hút sự tham gia tích cực của cộng đồng vào việc bảo vệ môi trường là sự phân phối công bằng các nguồn tài nguyên môi trường.

- Cấp độ địa phương, vùng: Do đậc điểm của môi trường, đặc biệt là các yếu tố môi trường như nước, không khí, việc bảo vệ môi trường sẽ trở nên có hiệu quả nếu được thực hiện ở phạm vi lớn hơn vói sự tham gia của nhiều cộng đồng hơn. Hiện nay, ở Việt Nam việc bảo vệ môi trường ở cấp độ địa phương được thực hiện theo nguyên tắc địa giới hành chính. Cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện việc bảo vệ môi trường là cơ quan hành chính nhà nước địa phương.

- Cấp độ quốc gia: Việc bảo vệ môi trường ở cấp độ quốc gia được thực hiện thông qua hoạt động quản lí thống nhất của Nhà nước trung ương. Nhà nước thông qua các công cụ và hình thức khác nhau để thực hiện việc bảo vệ môi trường, cấp độ quốc gia về bảo vệ môi trường được xem xét kĩ trong toàn bộ giáo trình này.

- Cấp độ quốc tế: Thế giới hiện nay đang chứng kiến những cố gắng lớn lao của nhân loại trong việc bảo vệ môi trường. Các tổ chức, các công ước quốc tế làn lượt ra đời để bảo vệ môi trường ở cấp độ quốc tế. Phần này sẽ được xem xét kĩ hơn trong các chương XIV, XV của giáo trình này.

Luật Minh Khuê [biên tập]

Video liên quan

Chủ Đề