Tại sao từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18 Nho giáo từng bước suy thoái

Giáo dục thi cử của nước ta ở các thế kỉ XVI đến XVIII có điểm hạn chế gì?

Những nhà thơ Nôm nổi tiếng từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII bao gồm

Trong thời gian đầu Quốc ngữ ra đời xuất phát từ nhu cầu nào?

Biểu hiện nào chứng tỏ sự duy trì của văn học chữ Hán ở Đàng Trong?

Đáp án chính xác nhất của Top lời giảicho câu hỏi trắc nghiệm: “Vào thế kỉ XVI-XVII, Nho giáo ở nước ta như thế nào?” cùng với những kiến thức mở rộng thú vị về Kinh tế, Văn hóa nước ta thế kỷ XVI-XVIII là tài liệu ôn tập dành cho thầy cô giáo và các bạn học sinh tham khảo.

Trắc nghiệm: Vào thế kỉ XVI-XVII, Nho giáo ở nước ta như thế nào?

A. Được xem như quốc giáo.

B. Không hề được quan tâm.

C. Được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại.

D. Đã bị xóa bỏ hoàn toàn.

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại.

Kiến thức tham khảo về một số câu trắc nghiệm tìm hiểu về Kinh tế, Văn hóa nước ta thế kỷ XVI-XVIII

1. Tình hình nông nghiệp ở các thế kỷ XVI - XVIII

-Từ cuối thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XVII, nông nghiệp sa sút, mất mùa đói kém liên miên, bị chiến tranh tàn phá

-Từ nửa sau thế kỷ XVII, tình hình chính trị ổn định, nông nghiệp ởĐàng Trong và Đàng Ngoàiphát triển

→ Ở cả 2 Đàng chế độ tư hữu ruộng đất phát triển. Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ.

2. Sự phát triển của thủ công nghiệp

-Nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển đạt trình độ cao

-Một số nghề mới xuất hiện như: khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, làm tranh sơn mài.

-Khai mỏ - một ngành quan trọng rất phát triển ở Đàng Trong và Đàng Ngoài.

-Các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều như làm giấy, gốm sứ, nhuộm vải …..

3. Sự phát triển của thương nghiệp.

Nội thương: ở các thế kỷ XVI - XVIII buôn bán trong nước phát triển

Ngoại thương phát triển mạnh.

-Thuyền buôn các nước Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Anh đến VN buôn bántấp nập

-Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.

-Giữa thế kỉ XVIII ngoại thương suy yếu dần do chế độ thuế khóa của nhà nước ngày càng phức tạp.

4. Sự hưng khởi của các đô thị

- Nhiều đô thị mới hình thành phát triển:

+ Đàng Ngoài: Thăng Long ( Kẻ chợ), Phố Hiến (Hưng Yên).

+Đàng Trong: Hội An (Quảng Nam), Thanh Hà (Phú Xuân - Huế)

→Đầu thế kỉ XIX đô thị suy tàn dần.

5. Tư tưởng, tôn giáo

- Thế kỷ XVI - XVIII, Nho giáo từng bước suy thoái, trật tự phong kiến bị đảo lộn.

- Phật giáo có điều kiện khôi phục lại, nhưng không phát triển mạnh như thời kỳ Lý - Trần.

- Kiến trúc Phật giáo như: Chùa Thiên Mụ (Huế), Phật bà Quan âm nghìn tay nghìn mắt, các tượng La Hán chùa Tây Phương (Hà Tây),...

- Nhiều vị chúa quan tâm cho sửa sang chùa chiền, đúc đồng, tô tượng.

- Thế kỷ XVI - XVIII đạo Thiên chúa được truyền bá ngày càng rộng rãi. Kéo theo đó là chữ Quốc ngữ theo mẫu tự Latinh cũng được sáng tạo tuy chưa được phổ cập rộng rãi trong xã hội.

→ Người dân Việt Nam tạo được nếp sống văn hóa riêng trên cơ sở hòa nhập với nền văn hóa cổ truyền thể hiện trong mối quan hệ gia đình, người già, người trẻ, phân biệt phải trái, đúng sai,...

- Tín ngưỡng truyền thống phát huy: thờ cúng tổ tiên, thần linh, anh hùng hào kiệt được phát huy.

- Đời sống tín ngưỡng ngày càng phong phú.

6. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Vì sao ở thể ki XVII - XVIII, đạo Thiên chúa nhiều lần bị chúa Nguyễn, chúa Trịnh ngăn cảm du nhập vào nước ta?

A. Không phủ hợp với cách cai trị dân của chúa Nguyễn, chúa Trịnh

B. Đào Nho tồn tại ở nước ta

C. Đạo phật và Đạo giáo phát trển mạnh

D. Không phủ hơp với làng quê Việt Nam

Câu 2: Từ thế kỉ XVI-XVII, tôn giáo nào được giới cầm quyền đề cao?

A. Đạo giáo.

B. Phật giáo.

C. Ki-tô giáo.

D. Nho giáo.

Câu 3: Vì sao các Chúa lại ra sức ngăn cấm việc truyền đạo Thiên Chúa?

A. Vì không muốn nhân dân ta theo đạo Thiên Chúa.

B. Vì sợ các giáo sĩ bên cạnh truyền đạo sẽ do thám nước ta.

C. Vì cho rằng đạo Thiên Chúa không phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc.

D. Vì đạo Thiên Chúa không phù hợp với cách cai trị dân của chúa Trịnh, Nguyễn.

Câu 4: Đến thế ki nào tiếng việt trở nên phong phủ và trong sáng?

A. Thế ki XVI

B. Thế kỉ XVII

C. Thế kỉ XVIII

D. Thế kỉ XV

Câu 5: Trạng Trình là tên dân gian của ai?

A Lương Thế Vinh

B. Nguyễn Bỉnh Khiêm

C. Nguyễn Khuyến

D. Chu Văn An

Câu 6: Truyền Nôm vào thế kỉ XVI – XVII thường mang nội dung gì?

A Viết về hạnh phúc con người, tổ cáo những bắt công xã hội và bộ máy quan lại thối nát

B. Phản ảnh bắt công và tội ác xã hội phong kiến

C. Vạch trần bọn quan lại tham nhũng

D. Đả kích vua, quan lại phong kiến, bênh vực quyền sống của phụ nữ

Câu 7:Đâu là nguyên nhân chính đẫn đến xuất hiện các đô thị ở nước ta trong thế kỉ XVII?

A. do sự phát triển của kinh tế hàng hóa

B. do sự phát triển của sản xuất nông nghiệp trên cả nước

C. do chính sách ưu tiên phát triển thương nghiệp của nhà nước

D. do vị trí địa lý của Việt Nam

Câu 8:Đến thế kỉ nào tiếng việt trở nên phong phú và trong sáng?

A. Thế kỉ XV

B. Thế kỉ XVI

C. Thế kỉ XVII

D. Thế kỉ XVIII

Câu 9: Phật giáo nước ta trong thế kỉ XVI - XVIII có điểm gì nổi bật?

A.được phục hồi, phát triển

B.tiếp tục bị suy yếu

C.không thể phát triển trong dân gian

D.không có sự thay đổi so với thế kỉ XV

I. Tư tưởng tôn giáo

- Nho giáo suy thoái, trật tự phong kiến bị đảo lộn. Phật giáo có điều kiện khôi phục lại, nhiều vị chúa quan tâm cho sửa sang chùa chiền, đúc đồng, tô tượng nhưng đạo Phật không phát triển mạnh như thời kỳ Lý - Trần.

- Từ thế kỷ XVI – XVIII, đạo Thiên Chúa lan truyền cả nước nhờ các giáo sĩ phương Tây theo các thuyền buôn nước ngoài vào truyền đạo nhưng sau đó bị nhà nước phong kiến cấm đoán.

- Thế kỉ XVII, cùng với sự truyền bá của Thiên Chúa giáo, chữ Quốc ngữ được sáng tạo nhưng chỉ dùng chủ yếu trong phạm vi hoạt động truyền giáo chứ chưa phổ cập rộng rãi.

- Tín ngưỡng truyền thống phát huy như thờ cúng tổ tiên, thần linh, anh hùng hào kiệt.

- Đời sống tín ngưỡng ngày càng phong phú. Ngoài chùa chiền còn có các nhà thờ, đền thờ, lăng miếu…

II. Phát triển giáo dục và văn học

1. Giáo dục.

- Nhà Mạc tổ chức đều đặn các kì thi Hương, thi Hội để tuyển chọn nhân tài.

+ Khi đất nước bị chia cắt, ở Đàng Ngoài giáo dục nho học vẫn theo chế độ thời Lê sơ nhưng sa sút dần về số lượng.

+ Ở Đàng Trong, năm 1646, chúa Nguyễn tổ chức khoa thi đầu tiên.

+ Thời Quang Trung đã chấn chỉnh giáo dục, cho dịch sách kinh từ chữ Hán ra chữ Nôm, đưa văn thơ Nôm vào nội dung thi cử.

- Nội dung giáo dục vẫn là Nho học, các nội dung khoa học không được chú ý, không được đưa vào khoa cử.

2. Văn học.

- Từ thế kỉ XVI – XVII, Nho giáo suy thoái, văn học chữ Hán mất dần vị thế.

- Văn học chữ Nôm xuất hiện từ thế kỉ XI – XII và phát triển mạnh, từ thế kỉ XVI – XVII xuất hiện nhiều nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Phùng Khắc Khoan…

- Bên cạnh dòng văn học chính thống, dòng văn học trong nhân dân nở rộ với các thể loại phong phú như ca dao, tục ngữ, lục bát, truyện cười, truyện dân gian... mang đậm tính dân tộc và dân gian.

- Thơ ca chữ Nôm ngày càng được trau chuốt, hình thành những ánh thơ Nôm bất hủ như Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc…

III. Nghệ thuật và khoa học - kỹ thuật

- Từ thế kỉ XVI – XVIII, nghệ thuật kiến trúc điêu khắc tiếp tục phát triển với các công trình giá trị như các tượng La Hán chùa Tây Phương, chùa Thiên Mụ, tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay...

- Nghệ thuật dân gian hình thành và phát triển phản ánh đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đồng thời mang đậm tính địa phương.

Nghệ thuật dân gian phát triển mạnh, phản ánh truyền thống cần cù, lạc quan của nhân dân lao động, là vũ khí lên án sự áp bức bóc lột, bất công trong xã hội đương thời.

- Nghệ thuật sân khấu phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài, phổ biến nhiều làn điệu dân ca địa phương như quan họ, hát giặm, hò, vè, lý, si, lượn…

- Khoa học - kỹ thuật:

+ Sử học có các bộ sử tư nhân như Ô châu  cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Đại Việt sử ký tiền biên, Thiên Nam ngữ lục.

+ Địa lý có tập bản đồ Thiên nam tứ chi lộ đồ thư.

+ Quân sự có tập Hổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ.

+ Triết học có một số bài thơ, tập sách cũa Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn.

+ Y học có bộ sách y dược của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác .

+ Kỹ thuật đúc súng đại bác theo kiểu phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành lũy.

+ Tiếp cận với một số thành tựu kĩ thuật hiện đại của phương Tây nhưng do nhiều hạn chế nên không có điều kiện phát triển.


Page 2

Tại sao từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18 Nho giáo từng bước suy thoái

SureLRN

Tại sao từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18 Nho giáo từng bước suy thoái