Tắm khuya có tốt không

Từ xa xưa, dân gian đã có câu “tắm sáng là vàng, tắm trưa là bạc, tắm tối là chì”. Việc tắm nước lạnh về đêm rất có hại đến sức khỏe, cần tránh thói quen xấu này.

1. Ảnh hưởng tới quá trình tuần hoàn máu

Càng về đêm, nhiệt độ không khí xuống thấp làm nhiệt độ nước giảm theo. Lúc này, tắm bằng nước lạnh sẽ dễ xảy ra hiện tượng co thắt mạch máu. Từ đó, làm cản trở quá trình máu lưu thông và dẫn đến những bệnh như đau vai gấy, đau đầu... về lâu dài sẽ trở thành bệnh kinh niên khó chữa.

2. Nhiễm lạnh phổi

Phổi chính là cơ quan phải chịu tổn thương đầu tiên do bị nhiễm lạnh bởi thói quen tắm nước lạnh về đêm. Khi phổi bị suy yếu, cơ thể con người dễ mắc các bệnh liên quan tới đường hô hấp như viêm phổi, phổi tắc nghẽn,...

3. Cảm lạnh, sốt cao

Với những người cơ thể đang nóng nực, lỗ chân lông đang mở để thoát nhiệt, nếu tắm khuya dễ gây ra tình trạng cảm lạnh. Hơn nữa, những ngày cơ thể mệt mỏi, suy nhược thì tuyệt đối không nên tắm đêm. Vì lúc này, sức đề kháng của cơ thể đang rất yếu nên dễ gây ra các triệu chứng như ho, cảm cúm, sổ mũi, sốt cao…

Ảnh minh họa tắm đêm. Đồ họa: An Nhiên

4. Lão hóa sớm

Khi tắm khuya, cơ thể sẽ không nhận được đủ oxy, gây rối loạn quá trình trao đổi chất và đẩy nhanh quá trình lão hóa sớm. Do vậy, bạn nên chú ý đi tắm sớm trước 19h để bảo vệ sức khỏe cũng như nhan sắc của mình tốt nhất.

5. Các bệnh về khớp

Bạn sẽ có nguy cơ gặp phải những bệnh về khớp như thấp khớp, viêm xương khớp… nếu thường xuyên đi tắm vào buổi đêm. Nguyên nhân gây ra là do sự phản ứng giữa nhiệt độ nước với cơ thể vào ban đêm. Vì vậy, bạn cần chú ý từ bỏ ngay thói quen tắm đêm để phòng ngừa những hậu quả nghiêm trọng.

6. Đột tử giữa đêm

Tắm vào buổi đêm dễ khiến các mạch máu não bị co lại một cách đột ngột, gây đột quỵ do nhồi máu não hoặc mạch vành [mạch máu cung cấp máu cho tim]. Đó cũng là lý do tại sao tắm đêm đột quỵ mà nhiều người hay nhắc nhau hiện nay.

7. Hiện tượng chóng mặt, choáng váng sau tắm gội đêm

Đây là do hiện tượng giãn mạch vì tắm nước nóng, làm giảm lượng máu đến tim, đến não, gây hiện tượng choáng váng, ngất xỉu sau tắm. Hiện tượng này khác với đột quỵ. Đây cũng là lý do khi đi tắm thuốc bắc, ngâm mình trong bồn nước nóng thuốc bắc, nhiều người cảm thấy lâng lâng, choáng váng tưởng bị say thuốc.

8. Đầu đầu mãn tính

Việc tắm và gội đầu đêm khuya sẽ làm da đầu sẽ trở nên bị ẩm, có nguy cơ bị nhiễm lạnh, các mạch máu khó lưu thông làm bạn cảm thấy đau đầu vào sáng hôm sau gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống. Nếu lặp đi lặp lại nhiều lần tình trạng này, có thể dẫn đến bệnh đau đầu mãn tính.

Đau đầu, sốt, nhiễm trùng phổi, đột quỵ và nguy cơ tử vong cao là những căn bệnh tiềm ẩn do thói quen tắm khuya gây ra. Trong đó, gội đầu nhưng không sấy và để tóc ướt đi ngủ là một sai lầm nghiêm trọng. Việc này khiến da đầu bị nhiễm lạnh, ảnh hưởng tới mạch máu và lâu dần sẽ hình thành nên chứng đau đầu kinh niên. Không chỉ gây đau đầu, nếu để tóc ướt đi ngủ, quá trình bay hơi của nước cần đến nhiệt độ khiến các dây thần kinh dưới lớp biểu bì của da đầu, vùng da sau tai, cổ và vai không được giữ ấm. Nếu trời quá lạnh, nhiệt độ cơ thể xuống thấp, toàn bộ vùng mặt sẽ bị liệt cứng bởi hệ thống dây thần kinh mặt đã bị cóng. Đi kèm với đó là miệng bị méo, thường xuyên chảy nước dãi, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sinh hoạt thường ngày.

Đêm là thời điểm nhiệt độ xuống thấp, nếu bạn tắm khuya thường xuyên, nhất là lại dùng nước lạnh sẽ vô tình sẽ khiến cơ thể mất nhiệt thái quá. Với những người có hệ miễn dịch yếu, việc tắm khuya rất dễ dẫn đến bị cảm và lạnh phổi. Trầm trọng hơn, nhiều người phải đối mặt với sốt siêu vi, thậm chí là nhiễm trùng phổi. Khi các cơ quan hô hấp bị suy yếu lâu ngày sẽ dẫn đến mất sức đề kháng. Viêm nhiễm phổi lâu ngày nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến ung thư.

Thống kê của Bệnh viện Châm cứu T.Ư [Hà Nội] cho biết, đột tử sau khi tắm khuya thường xảy ra trên nền những bệnh lý mãn tính có sẵn như tim mạch, huyết áp, mỡ máu. Đặc biệt, trong điều kiện kết hợp với các yếu tố như ăn uống no, say, ngủ trong phòng lạnh… sẽ rất dễ xảy ra các tai biến nguy hiểm với cơ thể, xấu nhất là đột tử. Hầu hết những ca đột quỵ thường thay đổi theo mùa rất rõ ràng. Tỷ lệ xảy ra vào mùa đông thường cao hơn và có nhiều triệu chứng xấu hơn mùa hè. Điều đặc biệt là các ca đột quỵ vào ban đêm phần lớn có nguyên nhân do tắm khuya gây ra.

Cách hiệu quả để phòng tránh những rủi ro nêu trên là tạo thói quen tắm sớm. Tuyệt đối không tắm sau 23 giờ. Từ 19 giờ tối trở đi, nếu có gội đầu, bạn nên gội bằng nước ấm và sấy thật khô tóc trước khi ngủ.

Tránh dội nước lên người hoặc trên đầu xuống một cách đột ngột vì sẽ khiến cơ thể bị hạ nhiệt đột ngột, dễ gây nguy cơ bị bệnh và đột quỵ. Để tắm một cách khoa học, khi trời lạnh, bạn nên làm quen với nhiệt độ bằng cách đưa nước từ chân dần lên hai tay và sau đó mới tới người.

Ngoài ra, nên dành thời gian để chơi thể thao hay những hoạt động thể chất. Tập luyện thể thao giúp chúng ta có sức đề kháng cao và chống chọi được nhiều bệnh tật hơn. Ngay sau khi tập, cơ sẽ thể nóng lên và khiến bạn muốn vào phòng tắm ngay. Nghỉ ngơi 15 phút sau khi tập thể thao để hạ nhiệt và tắm bằng nước ấm là cách thích hợp để bảo vệ sức khỏe. Bạn sẽ hạn chế được thói quen tắm muộn nếu chăm chỉ rèn luyện.

Không nên tắm lúc mấy giờ?

Tuy nhiên, không phải thời điểm nào tắm cũng có lợi cho sức khỏe. Tuyệt đối không nên tắm sau 23h dù bất cứ lí do gì. Đêm là thời điểm nhiệt độ xuống thấp nhất trong ngày, cơ thể trở nên yếu và mệt mỏi hơn, cộng thêm tác động của nước khiến nhiệt độ cơ thể bị thay đổi nhanh chóng.

Tại sao không nên tắm vào ban đêm?

Theo các bác sĩ cho biết, tắm khuya làm tăng nguy cơ đột qụy cùng những biến chứng vô cùng nguy hiểm khác, tắm đêm vì bất kỳ lý do gì vẫn tiềm ẩn nguy hiểm với nguy cơ đột qụy, việc tắm đêm dễ dẫn đến tai biến mạch máu não, bị nhồi máu cơ tim cấp hoặc cơn đau thắt ngực.

Không nên tắm khuya quá mấy giờ?

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, thời điểm thích hợp nhất cho việc tắm là vào buổi sáng. Nếu bắt buộc phải tắm buổi tối thì nên tắm trước 20 giờ để tránh những tai biến nguy hiểm. Về nhiệt độ, nên tắm trong khoảng từ 20 - 25 độ C, không nên tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh vì đều ảnh hưởng đến mạch máu dưới da.

Tắm khuya như thế não?

Cách tắm là làm ướt người dần dần, từ dưới lên trên để cơ thể quen dần với nhiệt độ. Không nên tắm quá lâu, đặc biệt là các thời điểm có nhiệt độ trong ngày thấp hoặc những ngày mà thời tiết lạnh như mùa đông. Khi tắm xong không nên để đầu bị ướt trước khi ngủ. Sấy khô đầu hoặc không gội đầu khi tắm đêm.

Chủ Đề