Tập thể dục xong cảm giác buồn nôn

wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 20 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian.

Có được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.

Bài viết này đã được xem 14.957 lần.

Tập thể dục cường độ cao có rất nhiều tác dụng đối với cơ thể, chẳng hạn như tăng cường trao đổi chất và đốt cháy mỡ thừa, tuy nhiên hoạt động này đồng thời cũng có thể khiến bạn bị mất nước, chóng mặt và buồn nôn. Dù bạn tập cardio (bài tập làm tăng nhịp tim) hay các bài tập gia tăng sức mạnh thì việc bị nôn trong hoặc sau khi tập không phải là điều hiếm xảy ra. Có rất nhiều việc bạn có thể làm để tránh cảm giác này và tập luyện vui vẻ hơn. Buồn nôn là nôn là các triệu chứng xuất hiện trong khá nhiều tình huống, vì vậy mà bạn có thể chọn một cách điều trị thích hợp nhất hoặc thử kết hợp các biện pháp phòng ngừa. Phần tiếp theo trong bài sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin chi tiết hơn.

Các bước

  1. Uống nước thường xuyên để bù lại lượng nước bị mất khi tập thể dục. Tình trạng mất nước xảy ra khá phổ biến đối với những người tập thể dục, chính vì vậy bạn nên uống nước đều đặn trong và sau khi tập để bù lại lượng nước đã mất.

    • Một số triệu chứng khác của tình trạng mất nước bao gồm: khô miệng, dính miệng, khát nước, lượng nước tiểu giảm, cơ bị yếu, chóng mặt và đau đầu.
    • Cung cấp đủ nước cho cơ thể bằng cách uống ít nhất 2 cốc (480ml) nước khoảng 1 đến 2 giờ trước khi tập thể dục. Uống thêm 2 cốc nữa (480ml) trước khi bắt đầu tập. Trong khi tập, sau mỗi 15 phút tập bạn nên uống thêm 1/2 cốc nước (120ml).

  2. Không vội vàng uống quá nhiều nước một lúc trong khi tập. Uống nhiều nước một lúc có thể giúp bạn thỏa cơn khát, tuy nhiên, cơ chế phòng vệ của cơ thể sẽ khiến bạn bị nôn nếu dạ dày quá căng. Trong lúc tập, bạn hãy uống nước đều đặn từng ngụm một.

  3. Ăn trước khi tập từ 1 đến 2 giờ. Một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến bạn buồn nôn khi tập thể dục là do đường huyết thấp. Nếu cơ thể đã sử dụng hết số năng lượng dự trữ, bạn sẽ bắt đầu vã mồ hôi nhiều hơn bình thường, cảm thấy chóng mặt, buồn nôn và ngất xỉu. Cách tốt nhất để đề phòng tình trạng này là bạn hãy ăn một bữa để cung cấp cho cơ thể ít nhất 300 calo, bao gồm protein và carbohydrate trước khi tập luyện.

    • Nếu không thể chuẩn bị bữa ăn một vài giờ trước khi tập luyện, bạn có thể ăn một ít đồ ăn nhẹ giàu carbohydrate, chẳng hạn như chuối, và bổ sung thức uống protein (protein shake) sau khi tập. Carbohydrate chính là nguồn năng lượng được sử dụng cho các bài tập, còn thức uống protein sẽ giúp bạn phục hồi cơ bắp sau khi tập.

  4. Không tập thể dục ngay sau khi ăn. Việc cho hệ tiêu hóa thời gian và năng lượng để tập trung vào hoạt động tiêu hóa là vô cùng quan trọng, nếu không, những chất lỏng cần thiết cho cơ bắp sẽ đổ dồn hết vào hệ tiêu hóa.

  5. Uống nước tăng lực, chẳng hạn như Gatorade trong khi tập nếu bạn dễ bị hạ đường huyết. Dù nước hoa quả và nước ngọt có lượng đường cao, chúng cũng giúp đường huyết của bạn tăng đến mức an toàn và giữ bạn không bị mất nước.

  6. Tránh uống nước có ga trước, trong và sau khi tập thể dục. Nước có ga hay chai nước bị lắc nhiều có thể làm tăng lượng khí tích tụ trong dạ dày sau khi uống. Uống nước bằng cốc cũng sản sinh ra ít khí ga trong dạ dày hơn là khi bạn uống nước từ chai.

  1. Không nhắm mắt khi tập. Khi gập bụng, tập các bài tập dưới sàn, yoga, pilates (một chuỗi các bài tập thể dục có kiểm soát) và tập tạ, mọi người thường nhắm mắt và tập trung vào các động tác. Bạn hãy mở mắt và nhìn về phía trước để cơ thể nhận biết các chuyển động rõ hơn, giống như là khi bạn chống say xe vậy.

  2. Thở chậm và đều khi tập tạ. Kiểm soát hơi thở sẽ giúp hạ huyết áp. Huyết áp tăng nhanh có thể khiến bạn cảm thấy buồn nôn và nôn.

    • Huyết áp cao là vấn đề các vận động viên cử tạ thường gặp phải. Nâng tạ nặng có thể khiến huyết áp tăng mạnh, chính vì vậy việc hít thở khi nâng tạ và tránh tập quá sức là rất quan trọng.

  3. Hạn chế gập người. Nếu bạn hít một hơi thật sâu và gập người xuống thì dạ dày sẽ có cảm giác bị căng như khi ăn quá no và khiến bạn bị nôn. Nếu đang thở mạnh thì thay vì gập người, bạn có thể tập squat.

  4. Giảm cường độ tập luyện nếu nhịp tim của bạn đang ở mức tối đa. Tập luyện quá sức thường dẫn đến tình trạng nôn mửa. Bạn có thể tránh điều này bằng cách tăng cường độ tập luyện từ từ để nhịp tim duy trì ở mức 70- 85% nhịp tim tối đa.

    Tập thể dục rất tốt cho sức khỏe nhưng những người bị buồn nôn và ói mửa khi luyện tập lại cảm thấy hoàn toàn ngược lại. Những thay đổi về sinh lý của cơ thể do các hoạt động đòi hỏi nhiều sức lực có thể gây ra các vấn đề về đường ruột, tiêu hóa dẫn tới tình trạng buồn nôn hoặc ói mửa. Trong trường hợp này, chỉ cần chuẩn bị kỹ và điều chỉnh về cường độ sẽ giảm bớt hoặc tránh được buồn nôn, ói mửa, tiếp tục tập thể dục để nâng cao sức khỏe và cải thiện tâm trạng. Sau đây là một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng buồn nôn và ói mửa khi tập thể dục.

    Thay đổi lưu lượng máu

    Tập thể dục xong cảm giác buồn nôn

    Các bài tập đòi hỏi vận động mạnh có thể làm giảm lưu lượng máu tới đường tiêu hóa, khiến cho nhiều người dễ bị buồn nôn, ói mửa.

    Theo nghiên cứu trong cuốn Nausea and Vomiting: Recent Research and Clinical Advances, thay đổi tuần hoàn và lưu lượng máu đến não thất ở tim khi tập thể dục có thể gây ra một phản ứng tự động là buồn nôn và ói mửa. Các bài tập đòi hỏi vận động mạnh có thể làm giảm lưu lượng máu tới đường tiêu hóa, khiến cho nhiều người dễ bị buồn nôn, ói mửa hoặc gặp phải các vấn đề liên quan khác như  trào ngược axit, đầy hơi, hoặc tiêu chảy. Khởi động nhẹ nhàng và giảm nhiệt từ từ sau khi tập thể dục có thể bảo vệ cơ thể trước những thay đổi đột ngột lưu lượng máu, giảm nguy cơ xảy ra buồn nôn hoặc ói mửa.
    Mất nước

    Tập thể dục xong cảm giác buồn nôn

    Buồn nôn có thể là triệu chứng của mất nước, một tình trạng cực kỳ nguy hiểm.

    Bổ sung nước cho cơ thể là rất quan trọng để tránh buồn nôn và ói mửa trong khi tập luyện. Buồn nôn có thể là triệu chứng của mất nước, một tình trạng cực kỳ nguy hiểm. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, uống quá nhiều nước, cơ thể hấp thu không kịp thời dẫn tới dư thừa trong dạ dày cũng có thể gây nôn mửa. Do đó tốt nhất là uống từng ngụm nhỏ thường xuyên trong khi tập luyện và để ý lượng nước uống nếu có vấn đề về dạ dày.
    Ăn uống không đúng lúc

    Tập thể dục xong cảm giác buồn nôn

    Theo lời khuyên của các bác sĩ, nên ăn trước khi bắt đầu tập thể dục ít nhất là 3 – 4 giờ, nếu là bữa nhẹ thì từ 1 – 2 giờ.

    Tập thể dục xong bị chóng mặt buồn nôn phải làm sao?

    Cách khắc phục hiện tượng buồn nôn sau khi tập thể dục, tập yoga. Chóng mặt khi tập thể dục không phải là vấn đề cần lo lắng. Tuy nhiên, nếu không thể tiếp tục, bạn hãy cho bản thân được nghỉ ngơi bằng cách ngồi yên hoặc nằm xuống thảm trong một phút và chú ý quan sát hơi thở của mình.

    Tại sao khi tập thể dục lại bị chóng mặt?

    Khi đứng lên hoặc tập thể dục quá nhanh, cơ thể tự điều chỉnh bằng cách tăng huyết áp để bơm máu đi khắp cơ thể, nhất là bộ não. Với người bị hạ huyết áp tư thế đứng, cơ chế này hoạt động không ổn định dẫn tới hoa mắt, chóng mặt, dễ đau ngực, buồn nôn, mệt mỏi, suy nhược hoặc nhìn mờ.

    Tại sao khi chạy lại buồn nôn?

    Khi chạy, máu giàu oxy sẽ được dẫn ra khỏi dạ dày và các cơ quan không quan trọng khác nhằm truyền đến phổi, tim cùng các bộ phận có cường độ hoạt động cao. Khi đó, dạ dày không còn đủ nguồn máu bình thường để tiêu hóa chất dinh dưỡng, buộc phải tạm dừng, vì thế runner dễ buồn nôn sau tập luyện.

    Tại sao tập thể dục xong rồi cơ thể lại mệt mỏi?

    Thông thường bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ sau khi tập thể dục lâu hoặc căng thẳng. Nói chung, điều này xảy ra do cơ bắp của bạn hết năng lượng. Hệ thống thần kinh trung ương của bạn cũng mất khả năng tiếp tục vận động các cơ của bạn. Điều này gây ra hiện tượng mỏi cơ, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.