Thế mạnh chủ yếu để phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng ở Đồng bằng sông Hồng là

A. CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI
IV. Tình hình phát triển kinh tế
1. Công nghiệp
Câu hỏi: Căn cứ vào hình 21.1, hãy nhận xét sự chuyển biến về tỉ trọng khu vực công nghiệp xảy dựng ở Đồng bằng sông Hồng.


Hình 21.1. Biểu đồ cơ cấu kinh tế của Đồng bằng sông Hồng [%]
Trả lời:
Khu vực công nghiệp tăng mạnh về giá trị và tỉ trọng trong cơ cấu GDP của vùng [chiếm 21% GDP công nghiệp của cả nước năm 2002].

Câu hỏi: Cho biết giá trị sản xuất công nghiệp tập trung ở thành phố nào? Các ngành công nghiệp trọng điểm của Đồng bằng sông Hồng là những ngành nào?


Trả lời:
- Giá trị sản xuất công nghiệp tập trung ở các thành phố Hà Nội, Hải Phòng.
- Các ngành công nghiệp trọng điểm: công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp cơ khí.

Câu hỏi: Dựa vào hình 21.2, cho biết địa bàn phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm.


Trả lời:
Địa bàn công nghiệp trọng điểm: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc. 

Hình 21.2. Lược đồ kinh tế Đồng bằng sồng Hồng

2. Nông nghiệp


Câu hỏi: Dựa vào bảng 21.1, hãy so sánh năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.
Trả lời:
Năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng đạt cao nhất cả nước, do trình độ thâm canh cao và tăng năng suất tăng vụ.

Câu hỏi: Nêu lợi ích kinh tế của việc đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính ở Đồng bằng sông Hồng.


Trả lời:
Do đặc điểm khí hậu có mùa đông lạnh nên hầu hết các tỉnh ở Đồng bằng sông Hồng đều phát triển được một số cây ưa lạnh, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Vụ đông trở thành vụ chính có cơ cấu cây trồng đa dạng ở một số địa phương.

Câu hỏi: Ngành chăn nuôi ở Đồng bằng sông Hồng phát triển như thế nào?


Trả lời:
Ngành chăn nuôi phát triển: chăn nuôi bò sữa, chăn nuôi lợn, gia cầm và nuôi trồng thủy sản được chú trọng phát triển.

3. Dịch vụ


Câu hỏi: Dựa trên hình 21.2 và sự hiểu biết, hãy xác định vị trí và nêu ý nghĩa kinh tế - xã hội của cảng Hải Phòng và sân bay quốc tế Nội Bài.
Trả lời:
Hà Nội, Hải Phòng là hai đầu mối giao thông vận tải quan trọng, đồng thời là hai trung tâm du lịch lớn ở phía Bắc nước ta. Cảng Hải Phòng và sân bay quốc tế Nội Bài là nơi tập trung những hoạt động sôi nổi của các dịch vụ vận chuyển hàng hóa và hành khách.

V. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ


Câu hỏi: Xác định trên hình 21.2 vị trí của các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Trả lời:
- Hà Nội, Hải Phòng là hai trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bàng sông Hồng.
- Gồm 8 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc.

Câu hỏi: Cho biết vai trờ của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả hai vùng Đồng bằng sông Hồng và Trung du và miền núi Bắc Bộ.


Trả lời:
Vùng Đồng bằng sông Hồng tạo cơ hội cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động của cả hai vùng Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi Bắc Bộ.

Câu hỏi: Sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng có tầm quan trọng như thế nào? Đồng bằng sông Hồng có những diều kiện thuận lợi và khó khăn gì để phát triển sản xuất lương thực?


Trả lời:
- Sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng có vị trí hàng đầu trong nông nghiệp. Trong cơ cấu lương thực, lúa giữ vị trí quan trọng nhất.
- Thuận lợi: Sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng có nhiều thuận lợi về tự nhiên và xã hội [đất đai, khí hậu, nguồn nước, nguồn lao động, trình độ thâm canh, ...].
- Khó khăn: Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người thấp, dân số tăng nhanh gây sức ép về phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của vùng, thời tiết biến động, nhiều thiên tai gây ảnh hưởng đến sản xuất lương thực.

Câu hỏi: Chứng minh rằng Đồng bằng sông Hồng có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.


Trả lời:
Đồng bằng sông Hồng có nhiều địa danh du lịch nổi tiếng: chùa Hương, Tam Cốc, Bích Động, Cúc Phương, Đồ Sơn, Cát Bà. Hà Nội và Hải Phòng là hai trung tâm du lịch lớn của vùng.

B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Dựa vào hình 21.1, cho biết tỉ trọng khu vực công nghiệp xây dựng ở Đồng bằng sông Hồng từ 1999 đến 2002:
A. Tăng 5%.
B. Tăng 6,5%.
C. Tăng 8,2%.
D. Tăng 9,4%.
Trả lời:
Đáp án: D

Câu 2: Giá trị sản xuất công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng [2002]:


A. Tăng chậm.
B. Tăng mạnh.
C. Giảm.
D. Cả A, B, C đều sai.
Trả lời:
Đáp án: B

Câu 3: Các ngành công nghiệp nào sau đây là ngành công nghiệp trọng điểm của Đồng bằng sông Hồng?


A. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
B. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
C. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và cơ khí.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Trả lời:
Đáp án:

Câu 4: Dựa vào hình 21.2, cho biết trung tâm công nghiệp Hà Nội và Hải Phòng:


A. Giống nhau về cơ cấu các ngành công nghiệp.
B. Khác nhau về quy mô các ngành công nghiệp.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Trả lời:
Đáp án: C

Câu 5: Dựa vào hình 21.2, cho biết thành phố nào sau đây có các ngành sản xuất công nghiệp chủ yếu là hàng tiêu dùng và cơ khí?


A. Thái Bình.
B. Hà Đông.
C. Bắc Ninh.
D. Phủ Lí.
Trả lời:
Đáp án: B

Câu 6: Việc khai thác thế mạnh của vùng Đồng bằng sông Hồng cần phải kết hợp:


A. Sản xuất lương thực, thực phẩm hàng hóa theo hướng thâm canh, đa dạng hóa gắn với công nghiệp hóa.
B. Giữa nuôi trồng thủy sản, đánh bắt hải sản và phát triển công nghiệp chế biến.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Trả lời:
Đáp án: C

Câu 7: Dựa vào bảng 21.1, cho biết năng suất lúa cúa Đồng bằng sông Hồng qua các năm 1995 - 2002:


A. Luôn thấp hơn cả nước và cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Thấp hơn Đồng bằng sông Cửu Long và cao hơn cả nước.
C. Cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.
D. Cả A, B, C đều sai.
Trả lời:
Đáp án: C

Câu 8: Các địa danh nào sau đây là điểm du lịch hấp dẫn, nổi tiếng?


A. Cúc Phương, Côn Sơn.
B. Chùa Hương, Tam Cốc - Bích Động.
C. Cát Bà, Đồ Sơn.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Trả lời:
Đáp án: D
Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long
Câu 9: Tam giác kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là các thành phố nào?
A. Hà Nội - Hưng Yên - Bắc Ninh.
B. Hà Nội - Vĩnh Yên - Bắc Ninh.
C. Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long.
D. Hà Nội - Hải Phòng - Nam Định.
Trả lời:
Đáp án: C

Câu 10: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tạo cơ hội cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng:


A. Công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
B. Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên của vùng.
C. Sử dụng hợp lí nguồn lao động của vùng.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Trả lời:
Đáp án: D

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề