Thế nào là tài sản của nhà nước

Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Vậy hiểu cụ thể tài sản là gì? Quyền tài sản được pháp luật quy định thế nào?

Tài sản là gì?

Với tư cách là khách thể quyền sở hữu – đã được Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 [BLDS] xác định như sau: Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Vật

Vật là đối tượng của thế giới vật chất theo nghĩa rộng bao gồm cả động vật, thực vật, vật với ý nghĩa vật lý ở mọi trạng thái [rắn, lỏng, khí].

Với ý nghĩa là một phạm trù pháp lý, vật là một bộ phận của thế giới vật chất có thể đáp ứng được một nhu cầu nào đó [vật chất] của con người. Tuy nhiên, không phải bất cứ một bộ phận nào của thế giới vật chất đều được coi là vật. Vì vậy, có những bộ phận của thế giới vật chất ở dạng này thì được coi là vật nhưng ở dạng khác lại không được coi là vật.

Ví dụ: Không khí trong tự nhiên, nước suối, nước sông, nước biển… không được coi là vật. Nhưng nếu đóng vào bình nước, hay được làm nóng, làm lạnh… lại được coi là vật.

Như vậy, ngoài yếu tố đáp ứng được nhu cầu của con ngưòi, vật có thực vdi tính cách là tài sản phải nằm trong sự chiếm hữu của con người, có đăc trưng giá trị và trở thành đối tượng của giao lưu dân sự.

Do sự phát triển của khoa học, công nghệ, khái niệm vật trong khoa học pháp lý cũng được mở rộng.

Ví dụ: Phần mềm trong máy tính hoặc chất thải nếu sử dụng làm nguyên liệu sẽ được coi là vật, nhưng bình thường không được coi là vật.

Vật là tài sản không chỉ là những vật tồn tại hiện hữu mà còn bao gồm cả những vật [hay tài sản] chắc chắn sẽ có. Điều 175 BLDS đã xác định loại tài sản này là: hoa lợi và lợi tức. Đây chính là sự gia tăng của tài sản trong nhũng điều kiện nhất định. Tương tự, tiền và những loại giấy tờ có giá cũng được xác định là những loại tài sản có tính chất đặc biệt.

Xem thêm: Phân loại vật theo quy định của Bộ luật dân sự 2015

Phân biệt tài sản và hàng hóa

Cần phân biệt tài sản với khái niệm hàng hóa trong khoa học chính trị kinh tế học [là sản phản do con người tạo ra có giá trị và giá trị sử dụng]. Giá trị của hàng hóa được xác định bằng lao động xã hội đã bỏ ra để sản xuất hàng hóa đó. Đất đai, tài nguyên thiên nhiên ỉà vật [tài sàn] nhưng không phải hàng hóa vì không gắn với lao động xã hội. Vì vậy, khái niệm tài sản có phạm vi ngoại diện rộng hơn khái niệm hàng hóa.

Quyền tài sản

Ngoài vật, tiền— tài sản còn được xác đinh là quyền tài sản theo quy định tại Điều 115 BLDS: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.”.

Quyền tài sản hiểu theo nghĩa rộng là quyền của cá nhân, tổ chức được pháp luật cho phép thực hiện hành vi xử sự đối với tài sản của mình và yêu cầu nguời khác phải thực hiện một nghĩa vụ đem lại lại ích vật chất cho mình. Xét theo ý nghĩa này thì quyền sở hữu cũng là quyền tài sản [vật quyền]. Quyền yêu cầu người khác thực hiện nghĩa vụ tài sản [trái quyền] cũng là quyền tài sản.. Trên cơ sở quan niệm như vậy, Luật La mã phân loại quyền tài sản [quyền dân sự] thành vật quyền và trái quyền mà không phân thành quyền tài sản và quyền sở hữu .Vì suy cho cùng quyền sở hữu tài sản cũng ỉà quyền tài sản.

Điều 115 BLDS quy định quyền tài sản là quyền trị giá bằng tiền. Theo quy định này, Nhà lập pháp muốn nói tới quyền đối nhân, tức là quyền của một chủ thể đối với một chủ thể khác và quyền này trị giá bằng tiền.

Vậy, theo quy định tài Điều 115, thì quyền tài sản là quyền yêu cầu người khác thực hiện nghĩa vụ có giá trị bằng một khoản tiền nhất định như trả nợ, bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu người khác chuyển giao giá trị của một vật. Ví dụ quyền yêu cầu thanh toán giá trị tài sản chung.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, xã hội nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự quản lỷ của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phạm vi tài sản với tính cách là khách thể của quyên sở hữu -là không hạn chế. Chúng bao gồm toàn bộ các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng trong xã hội. Nghĩa là quyền sở hữu có thể được xác lập với bất kỳ một loại tài sản nào, miễn là pháp luật không cấm lưu thông dân sự.

Trên đây là nội dung Tài sản là gì? theo quy định của pháp luật dân sự hiện nay Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey để được tư vấn.

Xem thêm: Quyền sử dụng tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự 2015

Quyền chiếm hữu tài sản được quy định như thế nào?

Nội dung này được THƯ VIỆN PHÁP LUẬT tư vấn như sau:

Tài sản nhà nước là Tài sản hình thành từ ngân sách nhà nước hoặc do pháp luật quy định thuộc sở hữu, quản lý của Nhà nước, bao gồm: trụ sở làm việc, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; máy móc, phương tiện vận tải, trang thiết bị làm việc; tài sản từ nguồn viện trợ, tài trợ, đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước cho Nhà nước và các tài sản khác do pháp luật quy định

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .


Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước là gì?

Nội dung này được THƯ VIỆN PHÁP LUẬT tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý: Bộ luật dân sự 2005

Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước Bao gồm đất đai, rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác do pháp luật quy định.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Lợi ích công cộng là gì?

Hiểu thế nào là tài sản nhà nước? Khái niệm "Tài sản nhà nước" được hiểu theo nhiều cách khác nhau phù hợp với hệ thống pháp luật và hành chính cùng đặc điểm chính trị của từng nước. Bài viết dưới đây của HoaTieu.vn sẽ phân tích và cung cấp thông tin về khái niệm nhà nước theo pháp luật Việt Nam. Mời bạn đọc tham khảo.

Quy định về tài sản công

Tài sản nhà nước là những tài sản được pháp luật quy định thuộc sở hữu nhà nước

Tài sản nhà nước là Tài sản hình thành từ ngân sách nhà nước hoặc do pháp luật quy định thuộc sở hữu, quản lý của Nhà nước, bao gồm:

  • Trụ sở làm việc, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;
  • Máy móc, phương tiện vận tải, trang thiết bị làm việc;
  • Tài sản từ nguồn viện trợ, tài trợ, đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước cho Nhà nước và các tài sản khác do pháp luật quy định

Trên thực tế, đây chỉ là cách hiểu phổ biến ở Việt Nam về tài sản nhà nước. Bởi các văn bản pháp luật nước ta đều được thống nhất theo Hiến pháp, mà tại Điều 53 Hiến pháp 2013 quy định:

“Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.

Do quy định của pháp luật và đặc điểm nền chính trị nước ta mà những tài sản công được cho là thuộc sở hữu toàn dân chứ không phải sở hữu riêng của bất kì ai.

Tuy nhiên, "sở hữu toàn dân" không đồng nhất với chủ “sở hữu nhà nước”. Theo đó, "Nhà nước" là đại diện cho "toàn dân", đây là quan hệ đại diện và ủy quyền. "Toàn dân" ủy quyền cho "nhà nước" quản lý tài sản của họ; dù vậy toàn dân vẫn giữ quyền quyết định, nhà nước phải quản lý tài sản theo ý chí, nguyện vọng của toàn dân, vì lợi ích của toàn dân.

Nhà nước là chủ thể đại diện cho toàn dân, trong đó bao gồm cả việc là đại diện chủ sở hữu và quản lý tài sản công thuộc sở hữu toàn dân.

Có thể hiểu là chủ sở hữu lớn nhất đối với của cải của các quốc gia không phải là các doanh nghiệp tư nhân hay các cá nhân giàu có, mà là các Chính phủ.

2. Đặc điểm tài sản nhà nước

Công dân có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng.

Tài sản nhà nước có những đặc điểm sau đây:

- Tài sản nhà nước là những tài sản được pháp luật quy định thuộc sở hữu nhà nước xuất phát từ chế độ sở hữu toàn dân, do đó nhà nước được coi là đại diện duy nhất có quyền quản lý tài sản thuộc chế độ sở hữu này.

- Tài sản nhà nước có phạm vi rất rộng và phong phú, có thể là:

  • Các doanh nghiệp, quỹ tiền mặt, các công trình xây dựng, các phương tiện vận tải...
  • Tư liệu sản xuất như: đất đai, rừng núi, tài nguyên thiên nhiên, …

- Tài sản nhà nước được quản lí, sử dụng, khai thác bởi rất nhiều chủ thể khác nhau. Nhà nước hay chính phủ là chủ sở hữu của tài sản nhà nước. Tuy nhiên những tài sản này sẽ được giao cho các cơ quan nhà nước, các tổ chức, đơn vị, các doanh nghiệp nhà nước quản lí, sử dụng.

3. Thế nào là lợi ích công cộng?

Lợi ích công cộng là những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội. Để phát triển kinh tế của đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Ví dụ: bệnh viên, trường học, công viên, cầu đường...

Công dân có nghĩa vụ:

  • Không được xâm phạm hoặc lấn chiếm, phá hoại hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân tài sản Nhà nước và lợi ích cộng cộng.
  • Khi được Nhà nước giao quản lí, sử dụng tài sản Nhà nước thì phải bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm, hợp lí, không được lợi dụng của công để làm việc tư.

Bài viết trên đã làm rõ khái niệm về tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Hỏi đáp pháp luật và Tài liệu của HoaTieu.vn.

Video liên quan

Chủ Đề