Thiết kế kết cấu là gì

Kết cấu là gì? Kết cấu xây dựng là gì? Kỹ sư kết cấu là gì? Thông thường, một kỹ sư kết cấu sẽ làm những công việc như thế nào?… Đây chắc hẳn là những thắc mắc của nhiều người khi tìm hiểu về ngành xây dựng – kiến trúc, nhất là khi nhìn thấy những khái niệm này.

Vậy hãy cùng Nhà Đất Mới tìm hiểu đáp án cho những câu hỏi đó trong bài viết dưới đây.

I. Những kiến thức cơ bản về kết cấu xây dựng

1. Kết cấu là gì?

Kết cấu là một thuật ngữ khá phổ biến trong ngành xây dựng – kiến trúc. Đây là bộ phận của các dự án hay công trình xây dựng có tác dụng chịu lực chính và được hiểu như là một bộ xương, bộ khung của dự án hay công trình đó.

Kết cấu là gì?

Một kết cấu gồm nhiều chi tiết và cấu kiện tách lẻ, được liên kết lại với nhau tạo thành một khung công trình có quy mô nhỏ hoặc to tùy thuộc vào thiết kế của dự án đó.

Ví dụ như là dầm, vách, sàn, móng, cột,…

2. Kết cấu xây dựng là gì?

Vậy kết cấu xây dựng là gì? Đây là yếu tố mà các kỹ sư kết cấu cần phải nắm chắc và quan tâm khi một công trình chưa hay đang thi công. Bởi kết cấu xây dựng có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến sức tải của toàn bộ công trình.

3. Các điều kiện đảm bảo một kết cấu xây dựng hoàn hảo

Các điều kiện đảm bảo một kết cấu xây dựng hoàn hảo

Một kết cấu xây dựng được coi là hoàn hảo nếu đảm bảo những yêu cầu, điều kiện như sau:

  • Điều kiện bền yêu cầu các cấu kiện không bị phá hoại do chịu tác động, ảnh hưởng từ các lực, tải trọng bên ngoài
  • Điều kiện cứng đòi hỏi kết cấu và cấu kiện không biến dạng, bị tái hiện sai lệch, bị bóp méo, chuyển vị quá mức cho phép so với bản thiết kế, cần phải đảm bảo nghiêm ngặt về việc vận hành bình thường cho dự án hay công trình
  • Điều kiện ổn định thể hiện ở việc kết cấu có thể trở lại hình dạng ban đầu sau khi tải trọng thôi tác dụng, không bị sụp đổ

II. Một kỹ sư kết cấu thường làm những công việc gì?

1. Kỹ sư kết cấu là gì?

Kỹ sư kết cấu là gì? Đây là cụm từ chỉ những người đảm nhiệm nhiệm vụ thiết kế kết cấu, dự án, hay toàn bộ những việc liên quan đến dự án, công trình đó.

Một kỹ sư kết cấu sẽ đảm nhận các nhiệm vụ thiết kế liên quan đến các lĩnh vực như nhà cửa, máy móc, khu kỳ quan, danh lam thắng cảnh, khu du lịch,…

2. Những tố chất mà kỹ sư kết cấu cần có

Trình độ, kinh nghiệm, phẩm chất là những tố chất mà kỹ sư kết cấu cần có

Thông thường, một kỹ sư kết cấu cần phải có những tố chất như:

  • Trình độ: được thể hiện rõ nhất ở bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng hay các chứng chỉ nghề nghiệp
  • Kinh nghiệm: thường thể hiện qua quá trình làm việc, và hầu hết các doanh nghiệp đều muốn tuyển dụng một kỹ sư kết cấu có kinh nghiệm làm việc từ 3 – 5 năm
  • Phẩm chất: sự sáng tạo, linh hoạt, khả năng chịu đựng áp lực công việc

3. Công việc của kỹ sư kết cấu

3.1. Thực hiện hóa ý tưởng thiết kế

Công việc cụ thể của một kỹ sư kết cấu là thực hiện hóa ý tưởng thiết kế của mình lên trên bản vẽ. Ngoài ra, họ còn phải chịu trách nhiệm về hầu hết các lĩnh vực, nhân công, thời gian hoàn thành ý tưởng thiết kế, nguyên vật liệu xây dựng công trình,… Sau đó là thử nghiệm, giám sát và đưa vào sử dụng.

3.2. Tiết kiệm chi phí

Công việc của một kỹ sư kết cấu

Ngoài ra, một kỹ sư kết cấu sẽ đưa ra cho chủ đầu tư, chủ doanh nghiệp một chi phí xây dựng tối ưu nhất. Do đó, để tối ưu hóa chi phí, kỹ sư kết cấu cần phải quan tâm đến các vấn đề như:

  • Chi phí nguyên vật liệu
  • Chi phí nhân công
  • Chi phí chất xám
  • Vấn đề ăn chặn tiền, tham nhũng

3.3. Đảm bảo sự an toàn cho công trình

Bên cạnh đó, kỹ sư kết cấu phải đảm bảo sự an toàn cho công trình. Việc này được thể hiện ở kết cấu của công trình phải đảm bảo sự chắc chắn, an toàn, không gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

3.4. Đưa ra các giải pháp để mang lại một kết cấu hoàn hảo

Tiếp theo, để bản vẽ được hoàn hảo hơn, kỹ sư kết cấu cần phải sửa chữa nhiều lần, nhận góp ý từ cấp quản lý, cấp trên hay các kỹ sư kết cấu khác để mang lại một bản vẽ hoàn hảo nhất.

Trên đây, Nhà Đất Mới vừa giới thiệu cho bạn khái niệm kết cấu là gì và những công việc của một kỹ sư kết cấu. Chắc hẳn với những thông tin này, bạn sẽ có được nhiều hiểu biết hơn về ngành nghề mà bạn yêu thích.

Ann Tran – Ban biên tập Nhà Đất Mới

Kết cấu xây dựng là gì, kết cấu xây dựng có ảnh hưởng như thế nào về chất lượng công trình. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức tổng quát nhất về kết cấu xây dựng. Nếu là một kĩ sư xây dựng mới ra trường các bạn nên tham khảo kĩ bài viết này mình tin chắc rằng nó sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc của các bạn sau này

Kết cấu xây dựng là gì

Kết cấu là tập hợp các bộ phận của nhà hoặc công trình có liên hệ với nhau làm nhiệm vụ tiếp nhận, phân bố và chuyển tải trọng đứng và ngang của công trình xuống nền móng và bảo vệ công trình trước các tác động của môi trường như nhiệt độ, xâm thực khí quyển, vv. Kết cấu xây dựng là cơ kết cấu của các cấu kiện xây dựng.

Kết tiếng Hán [結] có nghĩa là thắt nút, liên kết và cấu [構] có nghĩa là làm ra, tạo ra hay tác phẩm. Kết cấu hoặc tĩnh học [tiếng Anh là statics, tiếng Đức là Statik] trong tiếng Hy Lạp cổ là statike [techne] có nghĩa [nghệ thuật của] cân bằng, hoặc statikos là mang lại trạng thái cân bằng. Kết cấu xây dựng phục vụ việc tính toán và thiết kế công trình trong ngành xây dựng. Đó là một công cụ cho việc thiết kế xây dựng và cùng với lý thuyết mô hình hóa và lý thuyết cấu kiện, nó hình thành nên lý thuyết công trình.

Nội dung của nó bao gồm việc tính toán các lực đỡ, nội lực và biến dạng do tác động của ngoại lực lên một hệ chịu lực của công trình xây dựng. Bên cạnh tĩnh lực còn có các tác động khác: thay đổi nhiệt độ, co ngót ẩm, từ biến, biến dạng gối. Lý thuyết độ bền vật liệu [ví dụ lý thiết đàn hồi – elasticity, lý thuyết chảy – plasticity] cũng thuộc về kết cấu xây dựng. Kết cấu xây dựng là cơ sở cho việc thiết kế công trình trong trạng thới giới hạn độ bền [ultra limit states – ULS] và trạng thái giới hạn sử dụng [serviceability limit states – SLS]

Lịch sử phát triển của kết cấu gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội loài người. Từ các công trình đơn giả bằng gạch đá, gỗ tre; đến các công trình bằng bê tông cốt thép, bằng thép, bằng vật liệu composit ngày nay… con người đã đi qua con đường dài của nhiều thiên niên kỷ. Theo thời gian, với sự tiến bộ của vật liệu và kỹ thuật xây dựng, kích cỡ của các công trình cũng ngày càng lớn hơn.

Giới hạn và các khái niệm về kết cấu xây dựng

Khái niệm Tĩnh học, Cơ học hoặc Cơ học kết cấu thường được dùng lẫn lộn và gắn với mặt toán học, vật lý học lý thuyết, trong khi Kết cấu xây dựng hoặc Cơ kết cấu xây dựng có mục đích ứng dụng Cơ học hoặc cơ kết cấu vào trong ngành xây dựng. Vì vậy việc kiến tạo hệ chịu lực công trình và thiết kế cấu kiện [xác định kích thước yêu cầu, mặt cắt, lượng cốt thép, v. v.] được đặt lên hàng đầu.

Nhà kết cấu xây dựng hoặc nhà thiết kế xây dựng – thường là Kỹ sư xây dựng hơn là Kiến trúc sư – đảm nhiệm công việc thiết kế xây dựng.

Nhiệm vụ

Kết quả cuối cùng của việc thiết kế xây dựng là các bản tính kết cấu và thuyết minh chứng tỏ hệ chịu lực đã chọn thỏa mãn các tiêu chuẩn xây dựng bắt buộc.

Yêu cầu cơ bản quan trọng nhất của kết cấu xây dựng cũng như cơ kết cấu là hệ chịu lực phải nằm trong trạng thái cân bằng ổn định. Một phần quan trọng trong kết cấu xây dựng là mô hình hóa hệ chịu lực mẫu từ công trình xây dựng phức tạp [ngôn ngữ trong ngành còn gọi là “bổ kết cấu”] làm sao để làm sao tính toán được trong giới hạn công sức hợp lý kinh tế.

Quá trình tính toán kết cấu xây dựng tiếp tục với việc xác định ngoại lực tác động [Chú thích: tác giả dùng từ [ngoại tác] thay cho tải trọng hoặc ngoại lực vì ngoài tác nhân lực – trọng lực, gió, động đất, v. v. – ra còn có thể có các tác nhân không phải là lực khác là nhiệt, biến dạng cưỡng bức, v. v.]. Từ đó có thể tính được các nội lực trong các cấu kiện. Lực tác động sẽ được truyền qua các cấu kiện xuống đến nền móng công trình.

Hệ chịu lực – Kết cấu xây dựng chia làm hai nhóm Hệ chịu lực

Hệ thanh và Hệ giàn [Thanh, Dầm, Cột, Khung]

Hệ chịu lực mặt, bao gồm Bản, Tấm, Vỏ cứng và Màng

Ngoại tác [ngoại lực, tải trọng]của một hệ chịu lực trong kết cấu xây dựng phải chú ý đến bao gồm:

Trọng lực

Lực giao thông

Lực gió

Lực sử dụng

Lực nước

Lực đất

Động đất

Nhiệt

Cưỡng bức

V. v.

Các lực động [va chạm, rung, dao động, động đất, v. v.] thường được tính quy chuyển sang một lực tĩnh trước khi dùng để tính toán cho công trình xây dựng.

Phân loại kết cấu xây dựng

Theo vật liệu xây dựng

Kết cấu xây dựng có thể được phân loại theo Vật liệu xây dựng qua đó cũng có phương pháp tính toán và quy trình thiết kế khác nhau:

– Kết cấu xây dựng bằng gạch đá [kết cấu gạch đá]

– Kết cấu gỗ, tre [kết cấu gỗ]

– Kết cấu bê tông tươi và kết cấu bê tông cốt thép

– Kết cấu thép và kim loại khác

– Kết cấu bằng vật liệu hỗn hợp composit

– Kết cấu nền móng: đất, đá

– Thủy tinh

– v. v.

Theo sơ đồ chịu lực

– Kết cấu tĩnh định

– Kết cấu siêu tĩnh

– Kết cấu phẳng

– Kết cấu không gian

Theo phương pháp thi công

– Kết cấu thi công toàn khối, tại chỗ

– Kết cấu thi công lắp ghép và thi công bán lắp ghép

Theo dạng công trình:

Kết cấu nhà cao tầng: nhà thấp tầng, nhà cao tầng, nhà công nghiệp, v. v.

Kết cấu cầu: cầu giản đơn, cầu dây văng, cầu treo, v. v.

Kết cấu hầm: hầm đi bộ, hầm qua núi, mêtrô, v. v.

Tính toán kết cấu xây dựng

Lý thuyết tính

Các lý thuyết tính toán cho kết cấu dựa trên các giả thuyết gần đúng, trong đó quan trọng phải kể đến lý thuyết bậc I, bậc II, bậc III:

Lý thuyết bậc I: tính toán các lực trên một hệ chịu lực không biến dạng. Điều này có nghĩa là các biến đổi hình học của hệ chịu lực do tải trọng tác động bị bỏ qua. Việc này chỉ được chấp nhận khi biến dạng nhỏ không làm ảnh hưởng đến kết quả tính toán. Khi việc ổn định của hệ chịu lực có nguy cơ bị ảnh hưởng thì việc tính toán thay đổi hình học của hệ chịu lực biến dạng phải được chú trọng. Ngoài ra nhìn chung các sai lệch không mong muốn của hệ chịu lực so với hình học thiết kế [ví dụ độ lệch xiên của cột] và các tiền biến dạng của cấu kiện [ví dụ độ cong của các thanh chịu nén] cần phải được chú ý.

Lý thuyết bậc II: việc quay của một cấu kiện nhỏ đủ bỏ qua. Từ giả thiết này có thể tính gần đúng sin φ = φ và cos φ = 1.

Lý thuyết bậc III: tính toán xét đến độ quay của hệ chịu lực.

Khi ổn định của hệ chịu lực, đặc biệt khi tính toán cho vật liệu mảnh như thép, nhôm, v. v.]] thì người tính phải tính toán cho các tiêu chuẩn đặc biệt cho loại biến dạng phá hoại này.

Phương pháp tính

Các phương pháp tính toán cơ bản:

Phương pháp lực

Phương pháp chuyển vị

Phương pháp chuyển vị cổ điển

Phương pháp tính máy [phương pháp phần tử hữu hạn – FEM]

Sưu tầm bởi: bê tông thương phẩm

Video liên quan

Chủ Đề