Thời gian có ngày và đêm dài bằng nhau ở tất cả các địa điểm trên Trái đất là

Đề bài

Các câu dưới đây đúng hay sai?

a) Mùa và độ dài ngày, đêm ở hai bán cầu trái ngược nhau.

O Đúng.               O Sai.

b) Ngày 22-6, ở mọi nơi trên Trái Đất đều có thời gian ban ngày dài nhất và thời gian ban đêm dài nhất trong năm.

O Đúng.                O Sai.

c) Ngày 22-12, ở mọi nơi trên Trái Đất đều có thời gian ban ngày ngắn nhất và thời gian ban đêm dài nhất trong năm.

O Đúng.               O Sai.

d) Các ngày 21-3 và 23-9, ở mọi nơi trên Trái Đất đều có thời gian ban ngày và thời gian ban đêm dài bằng nhau.

O Đúng.               O Sai.

e) Ở Xích đạo, quanh năm có thời gian ban ngày và thời gian ban đêm dài bằng nhau.

O Đúng.                O Sai.

g) Chỉ riêng ở hai cực mới có hiện tượng : 6 tháng là ngày và 6 tháng là đêm.

O Đúng.                O Sai.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lại kiến thức các mùa trong năm - Xem chi tiết

Lời giải chi tiết

a) Mùa và độ dài ngày, đêm ở hai bán cầu trái ngược nhau.

Chọn: Đúng

b) Ngày 22-6, ở mọi nơi trên Trái Đất đều có thời gian ban ngày dài nhất và thời gian ban đêm dài nhất trong năm.

Chọn: Sai

c) Ngày 22-12, ở mọi nơi trên Trái Đất đều có thời gian ban ngày ngắn nhất và thời gian ban đêm dài nhất trong năm.

Chọn: Sai

d) Các ngày 21-3 và 23-9, ở mọi nơi trên Trái Đất đều có thời gian ban ngày và thời gian ban đêm dài bằng nhau.

Chọn: Đúng

e) Ở Xích đạo, quanh năm có thời gian ban ngày và thời gian ban đêm dài bằng nhau.

Chọn: Đúng

g) Chỉ riêng ở hai cực mới có hiện tượng : 6 tháng là ngày và 6 tháng là đêm.

Chọn: Đúng

Loigiaihay.com

Theo lịch Trung Quốc cổ đại, xuân phân là điểm giữa của mùa xuân, nó là một trong hai mươi tư tiết khí trong nông lịch và tiết khí này bắt đầu từ điểm giữa mùa xuân. Thời điểm bắt đầu của nó trùng với khái niệm điểm xuân phân tại Bắc Bán cầu theo quan điểm của khoa học phương Tây.

Cũng theo khoa học phương Tây, đây là thời điểm Mặt Trời xuất hiện ở gần xích đạo nhất (thiên xích đạo) và đi lên hướng Bắc. "Xuân phân" cũng được sử dụng để chỉ một điểm trên bầu trời là điểm đầu tiên của cung Bạch Dương trong Hoàng đạo.

Xuân phân diễn ra vào khoảng 19/3 đến 21/3, thời gian chính xác của nó là khoảng 5h49, muộn hơn so với năm trước trong những năm thường và khoảng 17h26 sớm hơn trong những năm nhuận. 

Theo quy ước, tiết Xuân phân là khoảng thời gian bắt đầu từ 21/3 và kết thúc vào khoảng ngày 4-5/4 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết Thanh minh bắt đầu. Ở Nam bán cầu thì thời điểm đó lại là điểm Thu phân.

Vào ngày Xuân phân, thời gian đêm và ngày sẽ dài bằng nhau. Vì quỹ đạo của Trái Đất không thẳng đứng, mà nó nghiêng 23 độ so với mặt phẳng hoàng đạo, nên sẽ có nơi tiếp nhận ánh sáng từ Mặt Trời nhiều hơn một nơi khác ở bán cầu còn lại. Vào 2 ngày Xuân phân và Thu phân trong năm, Trái Đất sẽ hướng thẳng về Mặt Trời, nên ngày và đêm sẽ dài như nhau. Nhưng Trái Đất không ngừng chuyển động, nên sự bằng nhau này sẽ nhanh chóng bị phá vỡ.

Thời gian có ngày và đêm dài bằng nhau ở tất cả các địa điểm trên Trái đất là

 Ngày 20/3, Google Doodle  "nhắc nhở" người dùng về ngày xuân phân.

Một số quốc gia ở Bắc Bán cầu xem đây là ngày bắt đầu Mùa Xuân theo thiên văn.

Ở nhiều quốc gia, đây được xem là một dịp lễ hội. Người Iran có Lễ hội Norouz; ngoài ra còn có lễ hội Ostara của đạo Wicca, một trong tám lễ hội Sabbatcủa những người theo đạo đa thần giáo kiểu mới (neopagan) này; Lễ hội Chol Chnam Thmay mừng năm mới của người Khmer bắt đầu vào khoảng giữa tháng 4 dương lịch.

Vào dịp này, các ngày Tết Lào, Tết Thái Lan, Tết Miến Điện cũng bắt đầu được tổ chức vào giữa tháng 4. Giữa tháng 3 cũng bắt đầu tháng Nisan, tháng đầu tiên theo lịch tôn giáo của người Do Thái. Năm mới Tamil của người nam Ấn Độ được tổ chức sau ngày Xuân phân, được gọi là Tamil Nadu.

Tại Nhật Bản, ngày Xuân phân là ngày lễ chính thức của quốc gia để mọi người đi tảo mộ và đoàn tụ gia đình.

Với các quốc gia theo đạo Cơ đốc, Lễ Phục sinh được tổ chức vào ngày chủ nhật đầu tiên ngay sau khi trăng tròn tính từ ngày Xuân phân.

Ngày 21/3, thế giới kỷ niệm Ngày Trái Đất đúng vào dịp Xuân phân. 

Câu 33: Có phải ngày 21-3 và ngày 23-9 là ngày tất cả vĩ tuyến (địa điểm) trên Trái Đất đều có ngày dài bằng đêm, nên ở tất cả vĩ tuyến đều có góc chiếu sáng như nhau và sẽ nhận được lượng nhiệt như nhau phải không? Vì sao?

Lời giải

Ngày 21-3 và ngày 23-9 là ngày tất cả các vĩ tuyến đều có thời gian ngày bằng thời gian đêm, nhưng các vĩ tuyến không thể có góc chiếu sáng như nhau được vì Trái Đất hình cầu, do góc chiếu sáng khác nhau nên không thể nhận được lượng nhiệt như nhau được.

Câu 33. Thời gian ngày và đêm dài bằng nhau ở mọi địa điểm trên Trái Đất vào ngày

     A. 21/3 và 22/6.              B. 21/3 và 23/9.             

C. 22/6 và 22/12.      D. 23/9 và 22/12

Các câu hỏi tương tự

Vào ngày 21/3 và 23/9, nơi nào sau đây có hiện tượng ngày dài bằng đêm

A. Xích đạo

B. Chí tuyến

C. Cực

D. Toàn bộ bề mặt Trái Đất

Thời gian có ngày và đêm dài bằng nhau ở tất cả cá...

Câu hỏi: Thời gian có ngày và đêm dài bằng nhau ở tất cả các địa điểm trên bề mặt Trái đất là

A 22/6 và 22/12

B 21/3 và 23/9

C 21/3 và 22/6

D 23/9 và 22/12

Đáp án

B

- Hướng dẫn giải

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

Vào ngày 21/3 và 23/9, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở xích đạo, lúc này trục Trái Đất trùng với đường phân chia sáng tối. Khi trục Trái Đất trùng với đường phân chia sáng tối => thời gian chiếu sáng bằng nhau ở mọi nơi trên bề mặt Trái Đất

=> chọn B

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm

- Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất

Lớp 10 Địa lý Lớp 10 - Địa lý