Thục địa là thuốc gì

Thục địa là một trong chín loại dược liệu thường được sử dụng trong các bài thuốc Đông Y nhằm tăng cường sức khỏe, bồi dưỡng cơ thể và kết hợp với các loại dược liệu khác để chữa trị các bệnh như bổ thận, đau đầu chóng mặt, hoạt huyết.v.v. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu kỹ hơn về loại dược liệu này cũng như những công dụng chữa bệnh rất hiệu quả của thục địa.

1. Thục địa là gì? Có đặc điểm như thế nào?

Hình ảnh của cây thục địa

Cây thục địa còn có tên gọi khác là cây địa hoàng, có tên khoa học là rehmania glutinosa libosch, thuộc họ hoa mõm chó, mọc rất nhiều ở các vùng nông thôn Bắc Bộ. Là một loại cây thân thảo, sống nhiều năm, thuộc cây rễ củ. Mỗi cây có từ 5-7 củ, vỏ củ màu đỏ nhạt. Toàn thân cây được bao phủ bởi một lớp lông màu trắng, mềm, cao khoảng 30cm.

Lá cây thường mọc dưới gốc cây, và đối xứng giữa các đốt thân. Lá cây thường có hình trứng lộn ngược, đôi lá có hình bầu dục dài, phần mép lá có răng cưa, bề mặt lá có nhiều nếp nhăn. Hoa cây thục địa thường mọc theo chùm ở trên ngọn cây, đài hoa hình chuông, có 5 cánh, cánh hoa bên ngoài có màu tím, phía trong màu vàng vân tím. Quả nang, hình tròn trứng và có nhiều hạt.

Phần củ của cây sau khi bào chế, bảo quản kỹ lưỡng trong lọ kín và được sử dụng là một vị thuốc phổ biến trong Đông Y.

2. Tác dụng của thục địa đối với sức khỏe

Dược liệu thục địa với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả

Giúp tăng cường chức năng của hệ miễn dịch: Theo nhiều nghiên cứu cho rằng, nước sắc từ thục địa có tác dụng làm giảm tác dụng của corticoid lên thận và rất tốt cho hệ tim mạch, bảo vệ gan, cầm máu và chống lại các loại nấm khuẩn, chất phóng xạ rất hiệu quả.

Giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể: Đối với những người có thể trạng yếu hay bị suy nhược cơ thể khi sử dụng thục địa sẽ giúp cơ thể khôi phục và tăng nhanh lượng hồng cầu, giúp lưu thông khí huyết, da dẻ trở nên hồng hào hơn và sức khỏe được cải thiện rất đáng kể.

Giảm sưng viêm: Nước sắc thục địa có tính kháng viêm cao, giúp làm giảm các vết sưng viêm rất rõ rệt.

Giảm lượng đường trong máu, huyết áp cao: Cây có tính mát rất phù hợp với những người bị cao huyết áp hay bị mỡ máu.

Thảo dược rất tốt cho thận: Cây có tính ôn và bổ cho thận và máu thường dùng trong các bài thuốc bổ huyết, ích khí hay những người bị tóc bạc sớm, mắt mờ dùng thục địa thường xuyên giúp giảm hẳn.

Thảo dược giúp điều hòa kinh nguyệt và tăng khả năng thụ thai ở nữ giới.

3. Một số bài thuốc từ dược liệu thục địa

3.1. Bài thuốc trị huyết áp cao

Dùng khoảng 30g thục địa sắc lấy nước uống hàng ngày trong khoảng 3 tuần liên tiếp sẽ thấy bệnh chuyển biến rất tích cực.

3.2. Bài thuốc trị viêm và thoái hóa cột sống

Chuẩn bị: 30kg thục địa, 20kg bột thục nhung, 10kg la bạc tử, 20kg dâm dương hoắc và 20kg kê huyết đằng đem nấu cao cho đến khi thu được 22kg cao là đạt. Sau đó cho thêm 3kg mật ong và trộn đều, vo thành từng viên khoảng 2,5g. Mỗi lần uống 2 viên, ngày uống 3 lần liên tiếp trong vòng 1 tháng sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.

3.3. Bài thuốc thục địa trị đau đầu, chóng mặt

Sắc lấy nước uống, mỗi ngày một thang. Thang thuốc gồm 120g mẫu đơn bì linh, 120g bạch phục, 320g thục địa, 160g sơn thù du, 160g hoài sơn và 120g trạch tả.

3.4. Bài thuốc giúp điều hòa kinh nguyệt

Chuẩn bị: đương quy, xuyên khung, hoàng kỳ – mỗi loại 8g, 16g thục địa, 16g đẳng sâm và 12g bạch thược, cho thêm 0.5l nước vào nấu cho đến khi còn loại khoảng 2 chén thuốc thì tắt bếp. Ngày uống 2 lần sáng và tối, sau 1 tuần sẽ thấy các triệu chứng được cải thiện rõ rệt.

3.5. Bài thuốc chữa trị suy nhược cơ thể

Những người thường có dấu hiệu suy nhược cơ thể như hay mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt , bước đi không có sức chỉ cần uống bài thuốc sau trong vòng 1 tháng sẽ thấy các triệu chứng nói trên giảm hẵn, da dẻ hồng hào hơn.

Chuẩn bị: 4g nhục quế, hoài sơn 12g, sơn thù 12g, thục địa, trạch tả, đàn bì, phụ tử, phục linh – 8g mỗi loại đem sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 bát, mỗi thang thuốc sử dụng được 2 lần.

4. Sản phẩm Hoạt huyết minh não khang

Hoạt huyết minh não khang – giải pháp cho tuần hoàn máu não

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng sản phẩm Hoạt Huyết Minh Não Khang  – với sự kết hợp từ các dược liệu thiên nhiên có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết như thục địa, ngưa tất, ích mẫu và các loại dược liệu có tác dụng an thần như lạc tiên, tâm sen giúp người bệnh tuần hoàn máu tốt hơn, ngủ ngon hơn và giảm hẵn các triệu chứng như hoa mắt, đau đầu chóng mặt, giúp sức khỏe người bệnh ngày một tốt hơn.

Mặc dù có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe, tuy nhiên nếu sử dụng không đúng liều lượng và đúng cách có thể dẫn tới một vài tác dụng phụ như đau bụng, tiêu chảy, hồi hộp… do đó cần tuân theo hướng dẫn của thầy thuốc và cẩn thận khi sử dụng. Bên cạnh đó, thục địa có tính hàn nên không được dùng chung với các loại dược liệu như bối mẫu, tam bạch, phỉ bạch…

Xem thêm bài viết có nội dung liên quan:

Ngưu tất có tác dụng gì? các bài thuốc từ dược liệu ngưu tất
Đương quy là dược liệu quý có tác dụng gì?
Công dụng đặc biệt của cây bạch quả đối với sức khỏe
Bìm bìm – loài hoa dân dã với nhiều công dụng chữa bệnh

Skip to content

Thục địa là vị thuốc nổi tiếng trong đông y, có tác dụng rất tốt cho thận, bồi bổ máu, trị chứng vô sinh ở nữ giới. Cụ thể như thế nào, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Thục địa là gì?

Loại thảo dược này có tên tiếng anh là Rehmannia glutinosa Libosch, dân gian thường hay gọi là cây địa hoàng thán, cây được xếp vào họ nhà hoa mõm chó. Đây là loại thực vật thân thảo có tuổi đời dài, do sở hữu giá trị dược tính cao nên Thục địa được nuôi trồng khá phổ biến trên các vùng núi, những nơi có khí hậu mát mẻ, thời tiết ôn hòa quanh năm.

Thục địa là gì?

Loại cây này có lớp vỏ bên ngoài được bao phủ một lớp lông trắng, sờ vào cảm giác rất mềm. Cây khi phát triển sẽ có chiều cao lên tới 20-30cm. Rễ của cây là bộ phận được sử dụng nhiều nhất. Phần rễ của mọc ra thành từng củ, mỗi cây có tới 5-7 củ, màu đỏ nhạt, hình bầu dục. Hoa của cây thục địa có màu đỏ, tạo bởi 5 cánh. Mỗi 1 bông hoa sẽ có 2 nhị đực và 1 nhị cái. Cây cho quả có hình dạng như quả trứng, nhưng nhỏ hơn, bên trong chứa nhiều hạt màu nâu.
Theo đông y, loại thảo dược này có vị ngọt, đắng, tính hàn, không độc mang lại tác dụng quy vào kinh can, thận.

Thục địa có tác dụng gì?

Là dược liệu tự nhiên, có mặt trong rất nhiều bài thuốc trong đông y. Theo nhiều nghiên cứu, người ta tìm thấy trong cây có tồn tại một số thành phần hóa học như sau:

  • Isoacteoside, Ajugol, Aucubin, Leonuride, Melittoside, Catapol, Rehmanioside A, B, C, D.
  • Monometittoside, glutinoside
  • Geniposide, Ajugoside, Jioglutolide, Jioglutin D, E.
  • Catalpol, Arginine, Rehmannin, Glucose, Campesterol
  • Jioglutolide, Jioglutin D, E, Ajugoside, Geniposide, Manitol, Stigmasterol, Campesterol, b-Sitosterol.

Với những thành phần hội tụ trong cây Thục địa được nêu trên, vị thuốc này sẽ mang tới tác dụng như sau:

  • Tăng cường hệ miễn dịch: Tinh chất trong cây có khả năng ức chế miễn dịch tương tự như tác dụng của corticoid, nhưng lại không gây tổn thương tới tuyến thượng thận như loại thuốc kháng sinh này. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng, thục địa còn có tác dụng rất tốt cho hệ tim mạch, gan, có khả năng cầm máu, kháng viêm,… rất hiệu quả, nên thường được ứng dụng trong rất nhiều bài thuốc.
  • Chữa suy nhược cơ thể: Với đặc tính ngọt, đắng, rất phù hợp với những người có thể trạng yếu, bị suy nhược cơ thể do làm việc quá sức. Sử dụng Thục địa thường xuyên sẽ giúp cơ thể bổ sung lượng hồng cầu bị thiếu hụt, tăng cường lưu thông máu, từ đó sức khỏe được cải thiện nhanh chóng.
  • Điều hòa kinh nguyệt: Thục địa là vị dược liệu quý hiếm có tác dụng điều hòa kinh nguyệt của phụ nữ khi đến kỳ rất tốt. Ngoài ra, loại dược liệu này còn thể hiện khả năng trong việc hỗ trợ điều trị một số vấn đề liên quan tới sinh lý nam giới như xuất tinh sớm, liệt dương, rối loạn cương dương,…
  • Bổ thận: Loại thảo dược này được mệnh danh là thần dược trong điều trị các bệnh về huyết, thích hợp cho những người bị máu nóng, mắt kém, tóc bạc sớm, có khả năng ôn hòa, bổ thận.
  • Trị táo bón: Thục địa là vị thuốc có tính hàn, mát, bởi vậy nó rất tốt cho những đối tượng bị táo bón lâu ngày.

Ngoài Thục địa, Sâm cau cũng là dược liệu có mặt trong rất nhiều bài thuốc “bổ dương”. Hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin về vị thuốc này nhé!

Thục địa mua ở đâu?

Đây là vị thuốc phổ biến, vì vậy có khá nhiều nơi cung cấp loại dược liệu này, bạn đọc có thể tìm mua nó dễ dàng. Tuy nhiên, trước khi quyết mua, bạn cần phải lưu ý tới chất lượng, cũng như mức độ uy tín của đơn vị cung cấp. Có rất nhiều địa chỉ lợi dụng sự khan hiếm của hàng hóa đã độn giá lên cao, gây thiệt thòi cho người mua.
Không những thế, thục địa mà người mua nhận về chưa chắc đã là hàng chất lượng mà còn có thể bị đánh tráo. Với những người không có kinh nghiệm thì khó có thể phân biệt được hàng thật và hàng giả. Bởi vậy, tốt nhất bạn nên tìm mua ở những đơn vị có uy tín, được nhiều người tiêu dùng đánh giá cao. Điều này sẽ hạn chế được tối đa rủi ro khi mua hàng.

Thục địa giá bao nhiêu tiền?

Là vị thuốc có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc. Hiện nay, tại Việt Nam người mua có thể tìm thấy Thịa địa tại các vườn trồng dược liệu ở vùng núi Trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Trên thị trường, Thục địa đang có giá dao động trong khoảng từ 120-180k/kg.
Tuy trên thị trường có nhiều địa chỉ cung cấp vị thuốc này với giá rất rẻ, nhưng rủi ro khi mua phải hàng kém chất lượng là rất cao. Do đó, bạn đọc nên cẩn trọng và tìm hiểu thật kỹ đơn vị cung cấp loại dược liệu này.

Cách dùng thục địa

  • Cách bào chế nguyên liệu:

Chuẩn bị nguyên liệu: Củ thục địa [Chọn những củ to, đẹp], 20 lít rượu trắng, 2kg càng dương, 4kg sa nhân.

Cách dùng thục địa

Cách thực hiện:

  • Cho càng dương, sa nhân ngâm với rượu trong khoảng 2 tháng.
  • Chắt phần nước cốt rượu sa nhân ngâm với củ thục địa theo tỷ lệ 0,7:10. Thời gian ngâm trong vòng 1 đêm.
  • Sáng hôm sau đổ hỗn hợp trên vào nồi hấp cách thủy trong vòng 1 ngày rồi mang ra nắng phơi cho ráo nước.
  • Thực hiện thao tác này 9 lần thì thu được thành phẩm là củ có màu đen.

Ngoài ra, Nhục thung dung cũng được coi là một trong những vị thuốc Đông Y có tác dụng rất tốt với sức khỏe. Cách sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.

Một số cách dùng tốt:

  • Ngâm rượu bổ thận: 50g ba kích tím, 40g sơn thù, 60g dâm dương hoắc và 50g thục địa. Cho tất cả các nguyên liệu này vào bình thủy tinh rồi đổ 2 lít rượu trắng vào, ngâm trong khoảng 10 ngày là có thể lấy ra sử dụng được. Nên lựa chọn rượu gạo nguyên chất, dùng bình thủy tinh thay vì bình nhựa. Mỗi ngày dùng 2 chén nhỏ trong bữa ăn để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Cao huyết áp: Lấy khoảng 20-25g thục địa sắc cùng với 1 lít nước, đun sôi khoảng 15 phút thì tắt bếp. Uống liên tục trong khoảng từ 2-3 tuần sẽ nhận thấy tiến triển rõ rệt.
  • Bổ máu: Chuẩn bị 50g thục địa, 5 cặp chân gà, 100g huyết heo. Cho các nguyên liệu trên hầm chung đến khi chín nhờ thì lấy ra. Cách 1 tuần ăn một lần sẽ có tác dụng rất tốt cho chị em phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt.

Trên đây là những thông tin xoay quanh vị thuốc thục địa. Hy vọng chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn đọc!

Bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng sinh ngày 25/06/1959, ông nguyên là phó khoa Đông y của Viện Y học cổ truyền Quân đội. Bác sĩ Vưỡng hiện đang làm việc tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường và tác giả biên soan, chịu trách nhiệm nội dung trên trên website tamminhduong.com của Nhà thuốc Tâm Minh Đường.

Video liên quan

Chủ Đề