Thước đo cuộc đời là gì

Người ta thường bàn luận về độ “sướng” của một ai đó tương đương với độ giàu có của họ. Giàu như ông Giàu chắc sướng lắm. Người kia trúng số cả tỉ đồng sướng thật. Thằng đó số nó sướng thật khi lấy vợ giàu. Và khi chúng ta coi nó là thước đo, thì rất nhiều hành động trong cuộc sống của chúng ta hướng đến tiền, làm sao để tối đa hóa số tiền mình kiếm được. Mặc cả kỳ kèo với người bán rong, đổi việc đơn giản chi vì lương cao hơn bất chấp nó có phù hợp và làm mình vui không, hy sinh thời gian với gia đinh và bạn bè để “cày” thêm kiếm tiền.

Nhưng thực tế cuộc sống cho ta quá nhiều ví dụ rằng tiền không nói lên điều gì về thành công, hạnh phúc hay cuộc sống trọn vẹn của một con người. Chúng ta không phủ nhận rất nhiều người có tiền thì họ sống rất trọn vẹn. Nhưng cũng không hiếm gặp người giàu nhưng luôn đau buồn bất hạnh. Có những khảo sát nghiên cứu thậm ra còn chỉ ra rằng người giàu có mức độ hạnh phúc còn ít hơn người nghèo. Các thống kê cũng cho thấy những người trúng số hầu hết đều không thành công và hạnh phúc sau đó, nhiều người nhanh chóng tiêu sạch số tiền và trở nên bất hạnh hơn trước khi trúng số rất nhiều. Và khi chúng ta bình tĩnh ngồi đây và nghĩ về cảnh làm dâu hay làm rể nhà giàu, có quá nhiều rủi ro và người làm dâu rể đó mất đi tính tự chủ cuộc sống của mình rất nhiều.

Những thước đo khác như quyền lực hay danh tiếng cũng không đúng với tất cả mọi người. Chẳng hiếm những ví dụ đầy quyền lực và danh tiếng nhưng phải sống cuộc đời bất hạnh.

Hay một thước đo khác là mức độ hạnh phúc. Rằng chúng ta tin rằng hạnh phúc chính là kim chỉ nam của cuộc đời. Làm sao miễn mình hạnh phúc là được. Thật ra thì hạnh phúc cũng là một trạng thái mà chúng ta mong cầu. Vì Hạnh phúc khiến cho chúng ta… hạnh phúc mà, nên rất rất nhiều người trong chúng ta chọn nó là thước đo cuộc sống mình. Theo mình nghĩ thì thước đo này không phải là sai. Nhưng mình nghĩ nó sẽ không phổ quát và áp dụng được với tất cả mọi người. Đúng là có những người mong cầu hạnh phúc. Nhưng cũng có những người khác họ không mong cầu hạnh phúc đó.

Những thước đo ở trên có thể là thước đo của một số người, nhưng chắc chắn không phải là thước đo chung.

Vậy thước đo phổ quát áp dụng cho tất cả mọi người là gì?

Thước đo chung nhất chính là trải nghiệm.

Về mặt thời gian, khi thời gian trôi qua, bất cứ ai trong chúng ta cũng đều trải nghiệm một điều gì đó.

Nên chắc chắn chất lượng cuộc sống chính ở chất lượng của những trải nghiệm chúng ta trải qua.

Khi nói đến đây, có thể câu hỏi bạn đặt ra là: Nói vậy bằng huề, chúng ta đều đang trải nghiệm cuộc sống mình, ai mà không biết. Nói về trải nghiệm ở đây có ý nghĩa gì đâu.

Thật ra thì cũng không có gì to tát lắm đâu.

Đơn giản là khi chúng ta nhìn cuộc sống như là một khoảng thời gian dài thiệt dài, 70, 80 năm cuộc đời, thì có quá nhiều thứ xảy ra khiến chúng ta bị rối lên và không có được một cái nhìn cụ thể, nên không biết phải làm gì với cuộc đời mình cả.

Còn khi ta nhìn cuộc đời bằng thước đo trải nghiệm, chính là chúng ta thực hiện việc “chia để trị” cuộc đời mình. Chúng ta nhìn cuộc đời không còn là sinh ra, lớn lên, làm việc, du lịch, nghỉ hưu, lên trời nữa. Mà sẽ là những khoảnh khắc, những trải nghiệm cực kỳ cụ thể: ăn bữa sáng mẹ nấu, nụ hôn thứ 3, bước từ chỗ nóng vào chỗ có máy lạnh, tỉnh dậy vào buổi sáng, cầm vô lăng lần đầu tiên,… Có nhiều vô kể những trải nghiệm như thế.

Nhưng ta không cần phải lo hết cho tất cả chúng, chúng ta có cả cuộc đời để làm cơ mà. Việc cần quan tâm lúc này chỉ là khoảnh khắc hiện tại này, hay những trải nghiệm trong thời gian gần sắp tới. Chất lượng cuộc sống của chúng ta như thế nào tùy thuộc vào chất lượng của những trải nghiệm chúng ta đang trải qua.

Nên nếu mình muốn sống thành công, đơn giản chỉ cần trải nghiệm thành công hiện tại.

Nên nếu mình muốn sống hạnh phúc, đơn giản chỉ cần trải nghiệm hạnh phúc hiện tại.

Nên nếu mình muốn sống trọn vẹn, đơn giản chỉ cần trải nghiệm trọn vẹn hiện tại.

Vì đã chia nhỏ cuộc đời ra, nên ta có thể làm được những điều cụ thể hơn.

Khi một cầu thủ đang tập trên sân, anh ấy biết rằng mình đang trải nghiệm việc tập luyện, và điều tốt nhất anh ấy có thể làm lúc này là tập luyện hết sức mình, cố gắng nhiều hơn hôm qua một chút nữa. Không cần nghĩ về bữa tối nay ăn gì, không cần lo về hợp đồng sắp ký, không mơ mộng về tương lai. Đơn giản tập hết sức mình là điều tốt nhất anh có thể làm lúc đó. Và cứ như vậy, anh đã góp phần làm trọn vẹn cuộc sống của mình.

Một người mong muốn sự an bình hạnh phúc, khi đang ngồi chờ xe buýt, thì điều tốt nhất họ có thể làm là chọn cho mình sự an bình ngay lúc chờ đó. Không cần than phiền về cái nóng giữa trưa, không cần lo trên xe còn chỗ không, không cần phải giận bà hàng xóng lúc sáng. Đơn giản là thực tập sự an bình ngay lúc đó. Mìm cười nhẹ một cái, cảm ơn mái che đã giúp mình tránh cái nắng gay gắt, và quan sát mọi người xung quanh. Đó chính là tạo cho mình phút giây hạnh phúc, chính là trải nghiệm hạnh phúc, và chính là góp phần vào một cuộc đời hạnh phúc.

Một nhân viên ngân hàng muốn sống một cuộc đời trọn vẹn, thì buổi tối nên làm gì? Anh muốn sống trọn vẹn với cả công việc và gia đình, thì công việc anh đã làm cả ngày rồi, tối đến là dành cho gia đình. Không cần phải cầm điện thoại đọc email, không cần phải mở iPad chơi game liên quân, không cân xem chương trình hài mà con anh không thích. Đơn giản là dành cho gia đình, chơi đố chữ với con, kể con nghe vài ba câu chuyện hài tầm phào, rửa chén giúp vợ,… Đơn giản là vậy thôi, không lo nghĩ gì to tát. Chỉ nhiêu đó thôi là anh có một trải nghiệm trọn vẹn với gia đình mình, cũng chính là xây dựng nên cuộc đời trọn vẹn cho bản thân mình.

*

Túm cái quần lại, là chúng ta đừng nhìn cuộc đời như một khoảng thời gian thật dài và tìm cách đo nó bằng các thước đo tiền tài danh vọng các kiểu.

Chia nhỏ cuộc sống ra, từng khoảng khắc mình đang làm gì, giai đoạn này mình cần quan tâm điều gì, và tự hỏi liệu mình đã đang làm nó một cách tốt nhất, đúng đắn nhất, hay tận hưởng nó một cách trọn vẹn nhất chưa?

Tất nhiên việc này chẳng phải dễ, nếu không thì thế giới này thành thiên đường hạnh phúc rồi. Nhưng chỉ cần chúng ta biết về nó, thực tập nó, biến nó thành thói quen, thì cuộc đời của chính chúng ta đã thay đổi, đã trọn vẹn hơn rất nhiều.

Thước đo cuộc đời bạn là gì?

Thước đo nào cho cuộc đời bạn? (How will you measure your life?) một trong những tựa sách được đánh giá cao của tác giả Clay Christensen. Thông điệp xuyên suốt mà tác giả muốn gửi gắm công việc có thể dạy ta rất nhiều về cuộc sống riêng của mỗi người.

Thước đo của cuộc đời không phải là thời gian mà là sự cống hiến là câu nói của ai?

Peter Marshall – thượng nghị viện Mỹ từng nói: “Thước đo của đời người không phải thời gian mà là sự cống hiến”. Cống hiến là đóng góp công sức của mình cho xã hội, góp phần xây dựng thế giới ngày càng tốt đẹp hơn.