Thuyết trình về bàn phím máy tính

(Steve Jobs: cha đẻ của chiếc máy tính)

Nguồn:https://www.youtube.com/watch?v=o1ibOQhq3gs

    Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như ngày nay, đối với người học sinh, ngoài những người bạn thân quen như sách vờ, bút thước... chúng em còn có thêm một người bạn đặc biệt khác: máy vi tính.

    Chiếc máy vi tính đầu tiên ra đời năm 1956. Ban đầu, chiếc máy vi tính có kích thước rất lớn, nó to bằng cả một căn phòng và chỉ thực hiện được một số phép tính đơn giản.

    Theo thời gian, bằng sự nỗ lực của các nhà khoa học, kích thước chiếc máy tính đã được thu gọn lại như ngày nay.

    Máy vi tính để bàn gồm hai bộ phận lớn tách rời nhau là CPU và màn hình. CPU là bộ phận quan trọng nhất của máy vi tính, đó là nơi xử lí các thông tin dữ liệu rất tinh vi. CPU có hình hộp chữ nhật, kích thước thường là 50 cm * 10 cm * 40 cm. vỏ ngoài được làm bằng kim loại có phủ sơn cách điện. Bên trong là ổ cứng, bộ vi xử lí, các mạch điện, dây dẫn... Mặt trước của máy vi tính là hình chữ nhật kích thước 10 cm * 40 cm. Tại đây có các bộ phận nhỏ để nhận đĩa mềm, kết nối USB và máy, hệ thống nút điều khiển máy... Mặt sau của CPU là ổ cắm dây nối CPU với nguồn điện, màn hình, bàn phím và con trỏ chuột.

    Màn hình máy vi tính thường có kích thước và hình dáng tương đương một chiếc ti vi 21 inch. Nhưng ngày nay do sự phát triển của công nghệ, màn hình máy vi tính chỉ mỏng chừng 2 cm đến 3 cm và được làm bằng tinh thể lỏng.

Thuyết trình về bàn phím máy tính

    Ngoài hai bộ phận trên còn cần có bàn phím và con trỏ chuột mới có thể hoàn chỉnh một chiếc máy vi tính. Bàn phím có hình chữ nhật, kích thước vào khoảng 16 cm * 25 cm, có các phím chữ nổi lên giúp nhập thông tin vào máy. Con trỏ chuột thon nhỏ, vừa tay nắm, có ba nút để điều khiển các lệnh trên màn hình.

    Việc sử dụng máy tính khá đơn giản. Với người học sinh, công dụng chủ yếu là tạo lập văn bản, sử dụng các phần mềm ứng dụng, khai thác Internet và ... chơi game!

    Để sử dụng máy, trước tiên, ta phải cắm phích vào ổ điện, bật máy CPU và bật máy màn hình. Tiếp đó, nếu tạo lập văn bản, ta nhấn hai lần chuột trái vào biểu tượng “W” (microsolf word) trên màn hình rồi sử dụng các phím chữ, đấu... nhập thông tin vào trang trắng trên màn hình. Để sử dụng các chương trình khác, ta cũng mở máy rồi sử dụng bàn phím và con chuột để nhập thông tin và tạo các lệnh.

Thuyết trình về bàn phím máy tính

    Nhờ chiếc máy vi tính, người học sinh có thể trao đổi thông tin học tập, tâm tư tình cảm nhanh chóng, tiện dụng, có thể xem và thực hiện các thí nghiệm vật lí, hóa học, có thể tìm kiếm các thông tin cần thiết cho việc học tập... Ngoài ra, ta có thể giải trí bằng cách chơi trò chơi trên máy tính...

    Chiếc máy vi tính là người bạn vô cùng hữu ích đối với người học sinh. Để bảo vệ người bạn đặc biệt này, chúng ta cần thường xuyên vệ sinh bàn phím, phủi bụi cho các bộ phận cùa máy. Ngoài ra, ta cần để máy nơi khô ráo, tránh ẩm ướt. Đặc biệt, nên cài một chương trình diệt “virus” - tác nhân có thể phá hoại dữ liệu trong máy.

Nguồn: http://loigiaihay.com/gioi-thieu-ve-mot-do-dung-trong-hoc-tap-hoac-trong-sinh-hoat-c35a2183.html

Bàn phím máy tính là gì? các loại bàn phím và chức năng của nó

Một bàn phím là một trong những chính thiết bị đầu vào sử dụng với một máy tính. Tương tự như máy đánh chữ điện, bàn phím bao gồm các nút dùng để tạo chữ, số, ký hiệu và thực hiện các chức năng bổ sung. Các phần sau cung cấp thêm thông tin chuyên sâu và câu trả lời cho một số câu hỏi thường gặp về bàn phím.

Tổng quan về bàn phím

Các chương trình hình ảnh sau một 104-key Saitek bàn phím với các mũi tên chỉ vào từng bộ phận, trong đó có các phím điều khiển, các phím chức năng, chỉ số LED, pad cổ tay, phím mũi tên, và bàn phím.

Thuyết trình về bàn phím máy tính
Bàn phím máy tính là gì? các loại bàn phím và chức năng của nó

Các hàng bàn phím là gì?

Các hàng ngang của phím ký tự có tên cụ thể. Ví dụ: khi đặt tay lên bàn phím, chúng phải được đặt trên các phím hàng chính. Các phím bên dưới hàng chính được gọi là các phím hàng dưới cùng và phía trên các phím hàng chính là các phím hàng trên cùng.

Các kiểu loại bàn phím

Bàn phím (keyboard) của máy tính và thiết bị điện tử có thiết kế khác nhau tùy theo ngôn ngữ được dùng để nhập dữ liệu. Bàn phím QWERTY cho bảng chữ cái tiếng Anh là hệ thống chuẩn nhưng hiện nay, nhiều dự án được đưa ra để thay thế nó, nổi tiếng nhất là Dvorak.

Trên một keyboard, các chữ cái được in hoa và thực hiện cả hai chức năng: hiển thị chữ hoa và thường (chuyển đổi qua Shift hoặc Caps Lock). Bàn phím chuẩn còn chứa phím điều khiển Control Ctrl, phím lựa chọn Alternative Alt và các phím chức năng.

Đặc biệt, “phím chết” (dead key) là phím không hiển thị bất cứ chữ gì khi nó được nhấn, nhưng có khả năng thay đổi ký tự gõ sau đó. Nó được sử dụng để đánh chữ có dấu, ví dụ để soạn chữ “á”, người đánh máy sẽ nhấn phím ´, sau đó bấm a. Trong khi đó, để gõ ký tự nằm phía dưới bên phải của một phím thì sử dụng AltGr.

Bàn phím Latin

Ký tự trong các bàn phím Latin có thể được sắp xếp theo cách riêng do đặc thù ngôn ngữ, nhưng không thực sự khác biệt nhau. Tùy vị trí của các phím Q, A, Z, M, và Y mà người ta chia thành các kiểu bàn phím và đặt tên theo 6 chữ cái đầu thuộc hàng đầu tiên xuất hiện trên keyboard. Các phím số từ 1 – 9 gần như không thay đổi giữa các loại.

QWERTY

Thuyết trình về bàn phím máy tính
Bàn phím QWERTY của Mỹ.

Bàn phím người Việt Nam sử dụng thường là bàn phím QWERTY của Mỹ. Bàn phím này không sử dụng AltGr và phím chết, do vậy nó chỉ phù hợp với một số ngôn ngữ nhất định. Tuy nhiên, trong bàn phím quốc tế của Mỹ lại có dead key.

Bàn phím quốc tế của Mỹ (màu đỏ là dead key).

Keyboard của Mỹ được sử dụng tại hầu hết các nước nói tiếng Anh như Canada, Australia, New Zealand… Riêng người Anh lại sử dụng bàn phím riêng của họ:

Bàn phím Anh.

Ở Hong Kong, người ta chỉ dùng bàn phím của Mỹ hoặc Trung Quốc. Một số nước khác cũng thiết kế bàn phím QWERTY riêng như Na Uy, Bồ Đào Nha, Đan Mạch…

QWERTZ

Bàn phím Đức.

Thiết kế QWERTZ được sử dụng tương đối rộng rãi ở Đức và Trung Âu. Sự khác biệt chung nhất so với QWERTY là chữ Y và Z được hoán đổi cho nhau. Ngoài ra, những ký tự đặc biệt như dấu ngoặc đơn ( ) được thay bằng những ký tự riêng của Đức.

AZERTY

AZERTY phổ biến ở Pháp, Bỉ và một vài nước lân cận. Nó khác QWERTY ở chỗ phím A đổi vị trí cho Q, Z hoán đổi với W còn phím M chuyển từ bên phải chữ N sang bên phải chữ L. Các phím số giữ nguyên nhưng phải sử dụng kèm phím Shift.

Tuy nhiên, bàn phím AZERTY của Pháp lại không hợp chuẩn tiếng Pháp như không thể gõ ký tự É, Ç hay các dấu «» và ‹›. Thay vào đó, nó chứa nhiều biểu tượng mà hiếm khi được dùng trong các hội thoại thông thường, chẳng hạn §, µ, ², °. Vì lý do này, một số người Pháp bắt đầu dùng bàn phím đa ngôn ngữ Canada.

Bàn phím đa ngôn ngữ của Canada.

QZERTY

QZERTY được sử dụng hầu như chỉ ở Italia. Nó giống QWERTY nhưng phím Z và W được thay thế nhau trong khi phím M đứng bên phải chữ L tương tự trong AZERTY.

Dvorak

Bàn phím Dvorak.

Hiện nay có rất nhiều kiểu bàn phím được thiết kế không theo khuôn mẫu của QWERTY, QWERTZ hay AZERTY. Kiểu nổi tiếng nhất là Dvorak (được đặt theo tên người phát minh chứ không phải trật tự phím). Nó giúp giảm chuyển động của ngón tay và tăng tốc độ gõ phím. Ngoài ra còn có keyboard Colemak, Arensito, Asset, Plum, Qwerak, Maltron, XPeRT…

Bàn phím không sử dụng bảng chữ cái Latin

Bàn phím Nga.

Bàn phím Thái.

Một số bàn phím cho ngôn ngữ Đông Á

Bàn phím tiếng Trung.

Bàn phím Dubeolsik Hangul (dành cho tiếng Hàn)

Cổng và giao diện bàn phím

Ngày nay, hầu hết các bàn phím máy tính để bàn đều kết nối với máy tính bằng USB hoặc Bluetooth để giao tiếp không dây. Trước USB, máy tính sử dụng PS/2, cổng nối tiếp hoặc AT (Din5) làm giao diện bàn phím.

Thuyết trình về bàn phím máy tính

Bàn phím có thể làm gì khác?

Bàn phím máy tính có nhiều chức năng hơn là đánh máy. Dưới đây là danh sách các tác vụ bổ sung mà bạn có thể thực hiện bằng bàn phím.

Nhập lệnh trong một dòng lệnh hoặc CLI khác (giao diện dòng lệnh).Sử dụng phím tắt để thực hiện các tác vụ nhanh hơn. Ví dụ: sử dụng Ctrl + C để sao chép văn bản và Ctrl + V để dán nó vào nơi khác.

Sử dụng các phím chức năng để thực hiện các tác vụ. Ví dụ: nhấn F5 trong trình duyệt để làm mới trang web.

Kiểm soát phần cứng máy tính. Ví dụ: nhiều bàn phím có thể thay đổi âm lượng loa của bạn.Sử dụng các phím mũi tên để di chuyển con trỏ văn bản trên màn hình.Sử dụng các phím WASD hoặc phím mũi tên để di chuyển một nhân vật trong trò chơi.

Sử dụng bàn phím số để thực hiện các phép tính trong máy tính.