Tiếng đàn cầm như thế nào?

Cách ví von tiếng suối của Nguyễn Trãi trong hai câu thơ: “Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” và của Hồ Chí Minh trong câu thơ “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” [Cảnh khuya] có gì giống và khác nhau?

Cách ví von tiếng suối của Nguyễn Trãi trong “Bài ca Côn Sơn” và của Hồ Chí Minh trong câu thơ “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” [Cảnh khuya] có gì giống và khác nhau?

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa...”. Nguyễn Du, Bạch Cư Dị so tiếng đàn với tiếng suối. Thế Lữ lại so sánh tiếng hát trong với nước ngọc tuyền. Những người này không miêu tả trực tiếp tiếng suối. Chỉ có Nguyễn Trãi cho tiếng suối là tiếng đàn cầm. Có lẽ đó là hình ảnh gần nhất với hình ảnh trong câu thơ này. Có thể chẳng phải ngẫu nhiên. Nguyễn Trãi sành âm nhạc. Bác Hồ cũng thích âm nhạc. Tiếng hát của một danh ca Pháp từng thích nghe thời trẻ, đến tuổi bảy mươi Bác còn nhờ chị Ma-đơ-len Ríp-phô tìm lại hộ. Tiếng suối ngàn của đất nước hay đó là tiếng hát của trái tim người nghệ sĩ yêu đời ?

[Lê Trí Viễn]

A. Bác bỏ và bình luận

B. Phân tích và bác bỏ

C. So sánh kết hợp với phân tích và bác bỏ

D. So sánh kết hợp với bình luận


Chào các bạn,

Hôm nay Tố Uyên xin giới thiệu đến các bạn Cổ Cầm, một nhạc cụ rất cổ nhưng có âm hưởng rất phong phú và hai bản nhạc cổ cầm.

Cổ Cầm [hay còn gọi đàn Cầm,đàn bảy dây] là một trong những loại đàn khảy cổ nhất của Trung Quốc hiện nay. Từ thời Khổng Tử đàn Cầm đã là một trong những loại nhạc cụ thông dụng và được nhiều người ưa thích, âm thanh của đàn thanh cao, âm vang nên người xưa thường thông qua tiếng đàn để gửi gắm tình cảm và những lý tưởng vào trong đó.

Đến đời Đường, Cổ Cầm đã có pháp ký phổ chuyên riêng, trong pháp ký phổ có lưu lại vị trí của dây đàn, cách khảy đàn bằng tay trái tay phải …nhưng không trực tiếp ghi chép âm cao.

Pháp ký phổ dùng bộ thủ của chữ Hán, các chữ số, chữ giảm thể hợp thành và được gọi là Giảm Tự Phổ. Cho đến nay Ngũ Tuyến Phổ [năm dòng kẻ, hiện đang sử dụng] vẫn không thể thay thế được cách ghi chép tỉ mỉ và tính khoa học của Giảm Tự Phổ. Theo thống kê thì dùng Giảm Tự Phổ để ghi chép và lưu truyền các tác phẩm của Cổ Cầm có khoảng hơn 150 loại và hiện được coi là kho âm nhạc quý hiếm cần được bảo tồn.

Sau đây là một vài giới thiệu về cấu tạo của đàn Cổ Cầm:

Cổ Cầm dài khoảng 120-125cm, rộng khoảng 20cm, dày khoảng 6cm. Hình dáng của đàn được mô phỏng theo hình dáng Phượng Hoàng, toàn thân đàn tương ứng với thân Phượng Hoàng [ cũng có thể nói tương ứng với thân người ] bao gồm: đầu đàn, cổ đàn, vai đàn, lưng đàn, đuôi đàn, chân đàn. Phần phía trên đầu đàn được gọi là phần trán , đoạn dưới phần trán có nạm gỗ cứng để buộc dây đàn, gọi là Nhạc Sơn [hay Lâm Nhạc ] là phần cao nhất của đàn. Phần đáy đàn có hai rãnh âm, nằm ở phần giữa đáy đàn kích thước lớn gọi là Rãnh Long, nằm ở phần đuôi của đáy đàn kích thước nhỏ hơn gọi là Rãnh Phượng, đây gọi là trên núi dưới biển vừa có Rồng lại vừa có Phượng , tượng trưng cho đất trời vạn vật .


Nhạc Sơn giáp với trán đàn có nạm một thanh gỗ cứng gọi là Thừa Lô , phía trên Thừa Lô có 7 mắt dây dùng để cột dây đàn, phía dưới Thừa Lô có 7 Chẩn Cẩm dùng để điều chỉnh dây đàn. Phía ngoài cùng của đầu đàn có mắt Phượng và phần bảo vệ Chẩn Cẩm.

Phần đuôi đàn cũng được nạm bằng gỗ cứng , trên mặt gỗ được khắc những rãnh nông dùng để cột dây đàn [ được gọi là Long Lợi ] , hai bên Long Lợi là Quán Góc [ hay còn gọi Tiêu Vĩ ].

7 dây của đàn được cột từ phần Thừa Lô, mắc qua phần Nhạc Sơn, Long Lợi, sau đó chuyển hướng xuống đôi Túc Nhạn nằm ở phần đáy đàn. Còn phần mặt của đàn có 13 Cầm Huy, tượng trưng cho một năm có 12 tháng và một tháng nhuận.

Phần hộp đàn của Cổ Cầm là cả một khúc gỗ được khoét rỗng tạo thành , thành hộp khá dày và ghồ ghề , do đó âm thanh của đàn thanh cao , ý vị .

Phần đầu của bụng đàn có 2 rãnh âm là Thiệt Huyệt và Thanh Trì , phần đuôi của bụng đàn có một rãnh âm được gọi là Ý Chiểu. Đối ứng với Long Trì và Phượng Chiểu đều có phần nạp âm riêng. Phần đầu của nạp âm Long Trì có Thiên Trụ, phần đuôi có Địa Trụ, làm cho khi khảy đàn âm phát ra bị giữ lại không thoát đi được.

Vì đàn không có Phẩm [cột] nên khi khảy đàn sẽ linh động hơn, lại có những ưu điểm sau: dây đàn khá dài, độ rung của dây đàn lớn, dư âm dài … do đó Cổ Cầm mang những nét đặc sắc riêng của thủ âm.

Sau đây mời các bạn thưởng thức 2 bản Cổ Cầm. Bản đầu có cổ cầm, sáo và giọng ca. Bản sau là Nước Chảy, do Qong Yi độc tấu cổ cẩm.

Ca cùng với cổ cầm và sáo


.

Nước Chảy – Gong Yi – 2008

Cầm, kỳ, thi, họa là bốn loại hình nghệ thuật mà người quân tử Trung Quốc từ xưa đến nay đều cần hiểu biết, trong đó Cổ cầm là nhạc cụ mà người quân tử Trung Quốc cổ đại thường mang theo bên mình, là biểu tượng của thánh hiền và quân tử.

Âm nhạc Cổ cầm chứa đựng văn hóa truyền thống Trung Hoa vừa sâu vừa rộng, phản ánh tinh thần yên tĩnh và nho nhã, điềm đạm và trung hậu, theo đuổi cảnh giới tĩnh mịch cao xa. Người xưa trọng phẩm hạnh, mọi việc đều trọng dùng cái tâm, trong đó chuyện học đàn cầm luôn mang theo những gợi mở cho thế nhân.

Sư Văn người nước Trịnh thời Xuân Thu muốn học đàn cầm, chàng nghe nói nhạc công Sư Tương nổi tiếng khi buông tiếng đàn thì chim chóc cũng theo nhịp điệu bay lượn, cá cũng nhảy theo điệu nhạc, thế là Sư Văn liền đến nước Lỗ bái Sư Tương làm thầy.

Sư Tương dạy Sư Văn phối âm, nhưng ngón tay của Sư Văn lại quá cứng, học đến ba năm vẫn không đàn nổi một khúc nhạc. Sư Tương liền nói với Sư Văn: “Con thiếu ngộ tính, học đàn không truyền đến tâm”.

Sư Văn nói: “Con không phải không thể đàn được, không phải không thể diễn tấu hoàn chỉnh một khúc nhạc. Nhưng điều con chú ý không chỉ chuyện điều phối dây đàn, con cũng không chỉ hướng về âm điệu tiết tấu. Thứ con theo đuổi là muốn dùng tiếng đàn biểu đạt tiếng lòng của con!

[Ảnh: vantho.net]

Khi con không thể làm cho tiếng đàn chuyển tải nỗi lòng, không cảm ứng được nhạc khí [trong hợp với lòng, ngoài ứng với khí], con không dám buông ngón tay gảy đàn. Mong thầy cho con thêm thời gian xem có tiến triển không.”

Sư Văn hạ quyết tâm hàng ngày chuyên tâm học tập, theo quan niệm dùng tâm để biểu đạt âm nhạc, không ngừng hoàn thiện việc tu dưỡng. Sau một thời gian Sư Văn lại tới bái kiến Sư Tương, Sư Tương hỏi: “Khả năng đàn của con giờ thế nào rồi?” Sư Văn nói: “Đã ứng với tâm, để con đàn thử nhé!”

Thế rồi Sư Văn bắt đầu gảy đàn, đầu tiên tấu vào dây Thương thuộc âm Kim, tiếng đàn nghe có phong vị mùa thu tháng Tám, cảm giác gió thu mát mẻ, cây cối sinh trưởng đơm hoa kết trái.

Đối diện với sắc thu vàng óng ả, Sư Văn lại đàn dây Giác thuộc âm Mộc, tiếng đàn gợi nhớ tháng Hai mùa xuân, gió xuân ấm áp vang vọng bên tai, cỏ tốt hoa nở, dường như vạn vật như thay áo mới.

Tiếp theo Sư Văn lại đàn dây Vũ thuộc âm Thủy, tiếng đàn gợi cảm giác về tháng Mười Một, trong chốc lát cảm giác như sương tuyết giao thoa, dòng Trường Giang đóng băng, khung cảnh sơ xác tiêu điều như hiện trước mắt.

[Ảnh: Duky.net]

Tiếp theo chàng lại đàn dây Chinh thuộc âm Hỏa, tiếng đàn gợi cảm giác về tháng Năm nắng gắt như đổ lửa, băng cứng tiêu tan.

Khi nhạc khúc đến phút chót, Sư Văn lại đàn dây Cung đứng đầu Ngũ âm, khiến 4 dây Thương, Giác, Chinh, Vũ cùng hòa vào, trong chốc lát xung quanh như có gió nam thổi nhè nhẹ, mây bay lượn lờ như sương từ trời hạ xuống.

Sư Tương vô cùng cao hứng, tán thưởng Sư Văn: “Tài đàn của con quá tuyệt vời! Như đưa người ta vào cảnh thật trước mắt, cảm thụ được vẻ đẹp thực sự của nó!”

Sau này Sư Văn là người nổi danh về âm nhạc một thời của nước Trịnh.

Câu chuyện Sư Văn học đàn cho thấy: Bất luận học nghệ thuật gì, không thể chỉ dựa vào kỹ thuật bên ngoài mà phải lĩnh ngộ từ nội tâm. Cần có tinh thần miệt mài vì chân lý như Sư Văn, quyết chí không nản, đề cao tu dưỡng và ngộ tính. Sự cao siêu của nghệ thuật âm nhạc nằm ở lòng người chứ không ở dây đàn, nằm ở chí người chơi đàn chứ không ở thanh âm, nằm ở “tay chuyển theo tâm”. Phần Hình Nhi Hạ [hậu thiên] thì hầu như ai cũng có thể đạt được; chỉ có Hình Nhi Thượng [tiên thiên], nếu không phải người phi thường thì không thể lĩnh hội được đạo lý phi thường này.

Ý nghĩa của Cổ cầm vượt lên trên âm nhạc thông thường, trở thành biểu tượng về văn hóa truyền thống và lý tưởng nhân cách của người Trung Quốc, nó mang nội hàm về đạo đức, là sự kết nối tâm hồn giữa người với người, là để người ta dùng tâm hồn trong sáng, thiện hảo mà cảm hóa khắp nơi.

Theo epochtimes.com
Tinh Vệ biên dịch

Clip ý nghĩa:

Video liên quan

Chủ Đề