Tiểu phẫu bao lâu thì lành

Chỉ khâu y tế dùng đóng miệng vết thương hoặc vết mổ có nhiều loại, được phân loại dựa trên tính chất tan hay không tan, một sợi hay nhiều sợi. Trong đó, loại chỉ khâu thường được ưa chuộng là chỉ tự tiêu nhờ ưu điểm không cần phải cắt bỏ.

Mặc dù đã và đang được sử dụng phổ biến nhưng vẫn có nhiều người không rõ chỉ tự tiêu bao lâu thì tiêu hết, liệu có xảy ra trường hợp chỉ tự tiêu không tiêu hay không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp những câu hỏi trên cùng 5 thông tin thú vị xoay quanh các loại chỉ tự tiêu trong phẫu thuật.

Chỉ tự tiêu là gì?

Chỉ tự tiêu là một loại chỉ khâu y tế làm bằng vật liệu đặc biệt như collagen trong ruột cừu, ruột bò, protein động vật hoặc polyme tổng hợp. Những thành phần này có thể được cơ thể phân hủy và hấp thụ. Nhờ ưu điểm này, người bệnh không cần quay lại phòng khám hay bệnh viện để cắt chỉ.

Các loại chỉ bị phân hủy và mất đi khả năng chịu lực trong vòng 60 ngày được xem là chỉ tan hay chỉ tự tiêu. Khả năng chịu lực của chỉ có thể giảm với các mức độ khác nhau trước khi chỉ bắt đầu phân hủy.

So với chỉ không tan, chỉ tan có thời gian duy trì khả năng chịu lực ngắn hơn nhưng ít làm cơ thể phản ứng với ngoại vật hơn, giảm khả năng nhiễm trùng hoặc đào thải.

Việc chỉ định sử dụng chỉ tự tiêu trong phẫu thuật phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Thời gian vết thương lành hoàn toàn, không cần lực hỗ trợ nữa
  • Nguy cơ nhiễm trùng vết thương
  • Mức độ phản ứng của vết thương với ngoại vật

Tuy nhiên, do có thể để lại nhiều sẹo hơn những mũi khâu không tan nên chỉ tự tiêu thường được sử dụng bên dưới bề mặt da. Một số loại phẫu thuật mà bác sĩ có thể lựa chọn dùng chỉ tự tiêu là:

  • Các phẫu thuật liên quan đến miệng [như nhổ răng khôn]
  • Phẫu thuật cơ và mô liên kết
  • Ghép da
  • Phẫu thuật vùng bụng, kể cả sinh mổ
  • Phẫu thuật vùng phụ khoa hay khâu tầng sinh môn do sinh nở

Bạn có thể quan tâm: Sinh mổ bao lâu thì lành? Chăm sóc sau sinh mổ

5 thắc mắc thường gặp về chỉ tự tiêu

Một số yếu tố xác định khoảng thời gian cần thiết để các vết khâu có thể phân hủy và tiêu biến là:

  • Quy trình phẫu thuật được sử dụng hoặc loại vết thương cần khâu
  • Loại mũi khâu được sử dụng để đóng miệng vết mổ hoặc vết thương
  • Loại chất liệu của chỉ tự tiêu
  • Kích thước chỉ được chỉ định sử dụng

Thông thường, khung thời gian để chỉ có thể tiêu hết là từ vài ngày đến 1-2 tuần [sinh mổ], có loại cần đến vài tháng [phẫu thuật thay khớp].

2. Phải làm gì nếu thấy đường khâu bị lệch hoặc lỏng?

Chỉ tự tiêu không tiêu hết vì bong ra khỏi bề mặt da

Có nhiều khả năng chỉ bị bong ra khỏi da do đường khâu lệch, lỏng. Trừ trường hợp vết thương hở, đang chảy máu hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng thì việc chỉ khâu lộ ra không phải là tình trạng đáng báo động.

Những mũi khâu này có thể tự rụng theo thời gian. Bạn đừng cố thử cắt hoặc kéo chỉ khâu ra vì có thể vết thương vẫn chưa lành hẳn. Tốt hơn hết nên kiên nhẫn và để quá trình lành vết thương diễn ra bình thường, tự nhiên. Hãy tham vấn thêm ý kiến bác sĩ để biết khi nào cần chủ động cắt vết chỉ khâu.

3. Khâu chỉ tự tiêu thì tắm vòi hoa sen có an toàn không?

Cần tuân theo các hướng dẫn của bác sĩ khi chăm sóc mũi khâu có chỉ tự tiêu. Đa số trường hợp, sau khi khâu 24 giờ, người bệnh có thể tắm vòi hoa sen như bình thường và không cần quá lo lắng về áp lực nước từ vòi. Tuy nhiên, nên tránh ngâm mình trong bồn tắm trong một khoảng thời gian nhất định.

4. Có nên tự tháo chỉ hay không?

Bạn không nên cố gắng loại bỏ bất kỳ mũi khâu nào mà không được sự cho phép từ bác sĩ điều trị. Nhìn chung, người bệnh không cần phải tự tháo chỉ tan vì chúng sẽ tự phân hủy và được cơ thể hấp thụ.

Nếu cần phải tháo chỉ khâu, bạn hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ thật cẩn thận để giảm nguy cơ nhiễm trùng và các biến chứng khác.

5. Dùng chỉ tự tiêu có biến chứng gì không?

Biến chứng khả dĩ nhất do khâu chỉ tự tiêu là nhiễm trùng vết mổ. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa bằng cách giữ cho vết khâu sạch sẽ, khô ráo hoặc sử dụng thuốc mỡ kháng khuẩn theo khuyến cáo của bác sĩ.

Các dấu hiệu và triệu chứng khi vết mổ bị nhiễm trùng là:

  • Vùng da xung quanh vết mổ bị sưng, đỏ hoặc có cảm giác ấm nóng
  • Tình trạng đau nặng hơn, lan ra từ vùng vết mổ
  • Vết mổ có mùi khó chịu hoặc có dịch tiết ra
  • Sốt
  • Sưng hạch
  • Cảm thấy không khỏe

Bạn có thể quan tâm: Chăm sóc vết sẹo sinh mổ đúng cách

Bạn cần lưu ý những điểm sau:

  • Giữ vết mổ sạch và khô. Tránh nhiễm bẩn, không để vết mổ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì vùng da xung quanh vết mổ rất nhạy cảm trong giai đoạn đang lành, sẽ dễ bị bỏng nắng hơn các vùng da còn lại trên cơ thể.
  • Thoa kem dưỡng da vitamin E để giúp tăng tốc độ chữa lành và giảm sẹo. Tuy vậy, trước khi quyết định dùng kem dưỡng, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ vì cơ địa mỗi người không giống nhau.
  • Nếu nghi ngờ vết mổ của mình bị nhiễm trùng, bạn nên lập tức đến viện để kiểm tra kịp thời. Nhiễm trùng vết thương có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng khác như viêm mô tế bào và nhiễm khuẩn huyết [nhiễm trùng máu].
  • Nếu vết mổ hở miệng do chỉ tự tiêu bị đứt, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để khâu lại, tránh gây nhiễm trùng. Trong trường hợp có triệu chứng sốt hoặc nhận thấy vết mổ đỏ, sưng, đau hoặc chảy dịch [mủ] từ trước hoặc sau khi bạn gỡ bỏ mũi khâu, bạn cũng cần quay lại phòng khám để kiểm tra gấp.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Chỉ tự tiêu là một phát minh vĩ đại, được sử dụng phổ biến trong các ca phẫu thuật giúp hạn chế đau đớn và hỗ trợ làm lành vết thương nhanh hơn. Vậy chỉ tự tiêu có gì khác so với chỉ thường, nó dùng trong trường hợp nào? Khâu chỉ tự tiêu sau bao lâu thì hết? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới dây.

Khâu chỉ tự tiêu sau bao lâu thì hết?

1. Chỉ tự tiêu là gì? Có gì khác so với chỉ thường?

Chỉ tự tiêu là vật dụng không thể thiếu trong y khoa để khâu kín vết thương, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình lành thương và đông máu của bệnh nhân. Sau một thời gian nhất định, khi vết thương đã ổn định, các Enzym trong tổ chức mô của cơ thể sẽ giúp chỉ khâu tự tan không để lại dấu vết và hoàn toàn không đau đớn, không chảy máu.

Khâu chỉ tự tiêu sau bao lâu thì hết phụ thuốc vào các thành phần trong từng loại chỉ. Thông thường chỉ tự tiêu được làm từ các thành phần tự nhiên đặc biệt như Protein có nguồn gốc từ động vật hay Polymer tổng hợp. Các men sinh lý trong cơ thể có thể phá vỡ những thành phần này cũng như hấp thụ chúng một cách hoàn toàn. Vì vậy chỉ tự tiêu an toàn tuyệt đối với cơ thể người bệnh, không gây ra bất cứ phản ứng hay biến chứng gì.

Nhờ sự tiện lợi và an toàn với cơ thể mà ngày nay chỉ tự tiêu hiện nay đã gần như thay thế hoàn toàn chỉ rút thông thường, hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ phẫu thuật và quá trình lành thương nhanh chóng của bệnh nhân. Do vậy mà vấn đề khâu chỉ tự tiêu sau bao lâu thì hết ngày càng được đông đảo mọi người quan tâm.

Chỉ tự tiêu thường có màu tím, màu xanh dương, màu đen hoặc sọc kẻ để dễ dàng phân biệt với màu da và các mô mềm xung quanh, giúp cho việc khâu vết thương dễ dàng, an toàn, tránh tình trạng cắt nhầm chỉ hoặc không buộc được chỉ khâu.

Ít có trường hợp để màu chỉ tự nhiên mà hầu hết các loại chỉ khâu tự tiêu sẽ được nhuộm thêm một màu tối để đồng đều màu chỉ. Loại chỉ phổ biến thường gặp nhất đó là chỉ khâu Polyglactin có màu tím.

Chỉ tự tiêu thường có màu xanh dương hay một số màu tối để dễ phân biệt với các mô mềm

Tuy nhiên, trong một số trường hợp bác sĩ sẽ sử dụng chỉ khâu tự tiêu màu trong hoặc màu trắng như chỉ Poliglecaprone và Polyglactin giúp đạt được thẩm mỹ tốt nhất nếu là vết thương ngoài da mà người đối diện có thể nhìn thấy được vết thương đó.

Chỉ tự tiêu có nhiều ưu điểm như vậy càng thu hút mọi người tìm hiểu và thắc mắc khâu chỉ tự tiêu sau bao thì hết. Tiếp tục theo dõi bài viết nhé.

2. Những trường hợp nên sử dụng chỉ tự tiêu

Hiện nay chỉ tự tiêu đang được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến trên toàn thế giới. Nó có vai trò làm giảm số lần tái khám để cắt chỉ, tiết kiệm thời gian đồng thời hạn chế sẹo và nhiễm trùng. Nhưng không phải trường hợp nào cũng sử dụng loại chỉ giống nhau và sử dụng được chỉ tự tiêu.

Tùy vào tình trạng của vết thương và vị trí vết thương, bác sĩ sẽ lựa chọn loại chỉ khâu khác nhau và phù hợp. Từ đó mới có thể xác định được khâu chỉ tự tiêu sau bao lâu thì hết. Đối với các vết thương ngoài da thì chỉ rút được sử dụng nhiều hơn bởi độ chắc chắn để tiếp xúc với ngoại lực. Còn với các vết thương bên trong mô mềm, khó rút, ít cần vận động thì chỉ tự tiêu sẽ thích hợp hơn.

Bác sĩ sẽ sử dụng chỉ tự tiêu trong một số trường hợp cụ thể như: phẫu thuật ghép da, các vết thương trên mặt, giúp da lành nhanh chóng, giảm đau và hạn chế để lại sẹo. Hay ở trong khâu cắt âm đạo và tầng sinh môn, cắt bao quy đầu, phẫu thuật tại ở bụng bác sĩ cũng chọn chỉ tự tiêu. Ngoài ra, đóng vết rách lưỡi hoặc niêm mạc miệng như nhổ răng khôn hoặc phẫu thuật rách cơ bắp và một số mô liên kết bác sĩ cũng đều chọn chỉ tự tiêu để thuận tiện cho vết thương.

Xem thêm:Sâu răng cấm phải làm sao? Răng sâu nên nhổ bỏ hay giữ lại?

Chỉ tự tiêu dùng cho các trường hợp đòi hỏi tính thẩm mỹ và dùng khi nhổ răng khôn

3. Chỉ tự tiêu có dễ đứt không?

Nắm rõ được các đặc điểm trên của chỉ tự tiêu, bạn sẽ dần trả lời được câu hỏi khâu chỉ tự tiêu sau bao lâu thì hết. Chỉ khâu tự tiêu được làm hoàn toàn bằng các nguyên liệu tự nhiên có độ dẻo dai khá cao nên ở trong điều kiện bình thường sẽ không dễ dàng đứt được.

Tuy nhiên, nếu so sánh chỉ tự tiêu và chỉ thường thì chỉ khâu tự tiêu không thể chắc chắn bằng bởi chỉ thường sẽ được chọn với những tác động ngoại lực mạnh. Nếu trong lực mạnh mà sử dụng chỉ tự tiêu thì sẽ rất dễ bị đứt, đặc biệt vào thời gian bán rã hoặc phân hủy mạnh. Vì vậy, bạn nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế đứt chỉ, giảm đau và mau lành vết thương hơn.

4. Khâu chỉ tự tiêu sau bao lâu thì hết?

Khâu chỉ tự tiêu sau bao lâu thì hết được rất nhiều người quan tâm, có người lo lắng sợ nó lâu tan, cũng có người quan tâm bởi sự tiện lợi và ưu điểm của nó. Chỉ tự tiêu trong nha khoa trải qua quá trình phá vỡ khác nhau như thủy phân với Axit Polyglycolic, phân hủy Enzym và phân giải Protein.

Quá trình tự tiêu hủy kéo dài trong khoảng 8 – 10 tuần là hết. Nó sẽ giữ các mô cơ thể liên kết với nhau trong khoảng thời gian nhất định để chữa lành vết thương và sẽ tự tan ra mà không để lại vật lạ trên mô tế bào.

Tùy thuộc vào cơ địa mỗi người, vị trí, đặc điểm vết thương và chất liệu chỉ sẽ quyết định khâu chỉ tự tiêu sau bao lâu thì hết. Dưới đây là thời gian trung bình của chỉ khâu tự tiêu với từng chất liệu cụ thể:

  •  Chỉ Catgut được làm từ ruột của gia súc có sừng hoặc cừu. Thời gian tự tiêu của Catgut thường trong khoảng 10 ngày.
  •  Catgut Chromic trong thành phần có thêm muối Chromium có thời gian tự tiêu chậm hơn. Vậy thì với chất lượng Catgut Chromic thì khâu chỉ tự tiêu sau bao lâu thì hết? Câu trả lời đó là sau khoảng 20 ngày thì chỉ tiêu. Ưu điểm chung của chỉ Catgut đó là không phải cắt chỉ vết mổ, giảm được công chăm sóc vết mổ, tiết kiệm thời gian và người bệnh có thể ra viện sớm, ít gây sẹo mối khâu.

Khâu chỉ tự tiêu sau bao lâu thì hết được nhiều người quan tâm bởi những ưu điểm của nó

  •  Chỉ Polyglycolic Acid hay còn gọi là chỉ Dexon. Đây là loại chỉ bện tự tiêu tổng hợp với thời gian tự tiêu sau mổ khoảng 60 – 90 ngày. Nó thường được dùng để khâu các tổ chức cơ, gân,… rất tốt. So với Catgut thì chỉ Dexon có độ dai cao hơn và ít gây phản ứng trong tổ chức hơn vì trong chỉ không chứa Collagen, không có kháng nguyên và không có chí nhiệt tố.
  •  Chỉ Polyglyconate hay còn gọi là chỉ Maxon. Đây là loại chỉ tự tiêu đơn sợi, có độ an toàn và độ dai của mối buộc tốt nhất so với các loại chỉ tự tiêu tổng hợp khác. Với loại chỉ tốt như vậy thì mọi người càng thắc mắc khâu chỉ tự tiêu sau bao lâu thì hết và loại chỉ này dùng để khâu với các bộ phận nào? Chỉ Maxon thường được dùng để khâu các tổ chức phần mềm, thực quản, ruột, khí quản và tự tiêu trong khoảng 60 – 90 ngày sau mổ.
  •  Chỉ Polyglactic Acid [chỉ Vicryl] là loại chỉ bện tổng hợp tương tự chỉ Polyglycolic Acid nhưng độ dai kém hơn và có thời gian tự tiêu sau mổ khoảng 60 ngày.
  •  Chỉ Polydioxanone là loại chỉ đơn sợi tự tiêu tổng hợp có độ dai rất cao, thời gian tự tiêu lâu, khoảng 90 ngày sau mổ và ít gây phản ứng tổ chức. Tuy nhiên nó lại hơi cứng và khó điều khiển vì nó được làm từ rong biển.

Xem thêm: Răng cấm là răng số mấy? Nằm ở vị trí nào? Có mấy răng cấm?

                     Răng cấm nhổ được không? Các phương pháp phục hình răng cấm

5. Chỉ tự tiêu không tiêu hết có cần cắt không?

Ngoài vấn đề khâu chỉ tự tiêu sau bao lâu thì hết, mọi người còn thắc mắc không biết rằng chỉ tự tiêu không tiêu hết thì có cần cắt không?

Về lý thuyết, chỉ tự tiêu có tính chất tự phân hủy nên không cần cắt. Tuy nhiên có một số trường hợp do cơ thể bệnh nhân từ chối hấp thụ, số ít có thể gây ra viêm nhiễm hoặc không. Nhưng bạn không cần quá lo lắng khâu chỉ tự tiêu sau bao lâu thì hết và có cắt được không bởi nó không nguy hiểm cho cơ thể bạn và vẫn có thể cắt được giống chỉ khâu bình thường.

Nếu sau 100 ngày mà chỉ vẫn không tiêu hết, bạn nên đến bệnh viện hay các trung tâm y tế để được cắt chỉ đúng cách, đảm bảo an toàn sạch sẽ cho vết thương.

Chỉ tự tiêu nếu không tiêu hết vẫn có thể cắt được như chỉ khâu thường

Bài viết trên đây đã cung cấp cho các bạn những thông tin về chỉ tự tiêu trong y khoa và giải đáp thắc khâu chỉ tự tiêu sau bao lâu thì hết. Hãy liên hệ với Nha khoa Trẻ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về chỉ tự tiêu nhé!

Video liên quan

Chủ Đề