Tim đập nhanh khó thở uống thuốc gì

Sử dụng thuốc luôn là lựa chọn hàng đầu trong việc điều trị nhịp tim nhanh. Vậy có những loại thuốc điều trị nhịp tim nhanh nào an toàn và hiệu quả nhất hiện nay? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để giải đáp thắc mắc nhịp tim nhanh uống thuốc gì nhé!

Nhịp tim nhanh là gì?

Nhịp tim nhanh có thể gây nhiều biến chứng đến tim mạch

Ở người bình thường, nhịp tim thường dao động ở khoảng từ 60 – 100 nhịp/phút. Trong trường hợp nhịp tim tăng lên trên 100 nhịp/phút được gọi là nhịp tim nhanh. 

Nhịp tim nhanh có thể là một phần trong phản ứng bình thường khi bạn bị lo lắng, stress, sốt, mất máu nhanh hoặc tập luyện quá sức. Bên cạnh đó, nhịp tim nhanh còn là biểu hiện của các bệnh lý như rối loạn nhịp tim, đau tim, rối loạn thần kinh thực vật, thần kinh tim, cường giáp, cơ tim giãn, suy tim, nhồi máu cơ tim... 

Khi phát hiện tim đập nhanh bất thường, phần lớn mọi người đều có thắc mắc nhịp tim nhanh uống thuốc gì hiệu quả. Thế nhưng trên thực tế không phải trường hợp nhịp tim nhanh nào cũng cần điều trị. Các thuốc điều trị nhịp tim nhanh thường được sử dụng khi các triệu chứng bệnh xảy ra trong thời gian dài và có thể gây nhiều biến chứng đến tim mạch.

Các loại thuốc điều hòa nhịp tim hiệu quả nhẩt

Tùy theo tình trạng và nguyên nhân gây nhịp tim nhanh mà người bệnh nên kết hợp sử dụng các loại thuốc khác nhau. Các loại thuốc điều trị nhịp tim nhanh hiệu quả hiện nay bao gồm:

Thuốc chống loạn nhịp tim

Thuốc chống loạn nhịp tim giúp điều chỉnh nhịp tim về ngưỡng an toàn. Hầu hết các loại thuốc chống loạn nhịp tim đều có dạng viên uống và được sử dụng trong thời gian dài. Chỉ trong trường hợp cấp cứu, một số loại thuốc chống loạn nhịp tim mới được sử dụng theo đường tiêm tĩnh mạch. Các thuốc chống loạn nhịp tim hiệu quả và phổ biến hiện nay là Amiodarone, Flecainide, Ibutilide, Propafenone, Quinidine, Tocainide…

Thuốc chẹn kênh Canxi

Thuốc chẹn kênh Canxi thường được sử dụng cho người bệnh rối loạn nhịp tim kèm theo triệu chứng đau thắt ngực, tăng huyết áp…. Khi sử dụng, thuốc chẹn canxi sẽ làm giãn mạch máu, khiến lưu lượng máu lưu thông đến tim nhiều hơn. Từ đó giúp giảm các triệu chứng đau ngực, giảm huyết áp và giúp làm giảm nhịp tim. 

Thuốc chẹn Beta

Thuốc chẹn Beta có tác dụng hiệu quả trong việc ngăn chặn hoạt động của Adrenalin. Adrenalin là một hormone có tính co mạnh, khi lượng hormone này trong máu tăng cao, tim sẽ đập nhanh bất thường. Bên cạnh tác dụng giảm nhịp tim nhanh, đưa nhịp tim về ngưỡng an toàn. Bên cạnh đó thuốc chẹn Beta cũng giúp giảm huyết áp và giảm gánh nặng cho tim. 

Thuốc chống đông máu

Khi nhịp tim quá nhanh rất dễ dẫn đến nguy cơ xuất hiện cục máu đông hay thậm chí đột quỵ do cục máu đông. Do vậy người bệnh tim đập nhanh cũng thường được kê thêm thuốc chống đông máu. Mặc dù không khắc phục được tình trạng rối loạn nhịp tim nhưng loại thuốc này giúp làm loãng máu, hạn chế đông máu và xuất hiện cục máu đông do rối loạn nhịp tim.

Thuốc trợ tim Digoxin

Thuốc trợ tim Digoxin ngoài tác dụng tăng sức co bóp, giảm tần suất nhập viện ở bệnh nhân suy tim. Digoxin còn có tác dụng giúp giảm nhịp tim ở những bệnh nhân rung nhĩ. Tuy nhiên thuốc có nhiều tác dụng phụ không mong muốn đặc biệt là thời gian có hiệu quả lâu nên ít được sử dụng hơn các loại thuốc điều trị bệnh tim mạch khác.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị nhịp tim nhanh an toàn và hiệu quả nhất

Lưu ý cần nhớ khi sử dụng thuốc điều trị nhịp tim nhanh

Các thuốc điều trị nhịp tim nhanh hầu hết đều là thuốc kê đơn chính vì vậy bạn không được tự ý mua, sử dụng thuốc tùy tiện khi chưa có tham vấn y tế của bác sĩ chuyên khoa. Để giúp bạn đảm bảo an toàn trong quá trình dùng thuốc bạn cần lưu ý một số lưu ý dưới đây:

  • Sử dụng đúng loại thuốc được kê, không được tự ý thay đổi, ngưng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

  • Khi cơ thể gặp các tác dụng phụ hoặc có bất kỳ dấu hiệu bất thường trong quá trình sử dụng thuốc cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị. Trong trường hợp gặp các tác dụng phụ nặng nề cần nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế gần nhất để có biện pháp khắc phục kịp thời.

  • Cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi kết hợp thuốc điều trị cùng các loại thuốc khác.

  • Trong trường hợp sử dụng thuốc điều trị nhịp tim nhanh cho trẻ em cần thật cẩn thận khi lựa chọn loại thuốc. Đồng thời bạ cần theo dõi kỹ trẻ trong thời gian sử dụng thuốc.

Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị, người bị nhịp tim nhanh cần duy trì một lối sống lành mạnh, từ bỏ thuốc lá, rượu bia giúp cơ thể đáp ứng với thuốc tốt hơn. Bên cạnh đó, bạn cần tăng cường luyện tập thể dục thể thao, hạn chế căng thẳng cùng các thảo dược có lợi cho tim giúp mang lại hiệu quả cao cho quá trình điều trị và phòng ngừa rối loạn nhịp tim hiệu quả.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi để giải đáp thắc mắc Nhịp tim nhanh uống thuốc gì hiệu quả nhất? Hy vọng bài viết đã mang đến cho các bạn những thông tin hiệu quả giúp bạn điều trị nhịp tim nhanh hiệu quả.

Minh Thúy

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Khó thở tim đập nhanh là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe tim mạch hoặc hệ hô hấp của bạn đang gặp vấn đề. Triệu chứng này có thể khởi phát đột ngột hoặc phát triển từ từ, hãy theo dõi đặc điểm tình trạng cũng như vấn đề sức khỏe khác để bác sĩ phán đoán nguyên nhân dễ dàng, chính xác hơn.

1. Nguyên nhân gây khó thở tim đập nhanh

Tình trạng khó thở tim đập nhanh xảy ra đồng thời khiến người bệnh dễ dàng nhận thấy bất thường, song để chẩn đoán chính xác thì bác sĩ sẽ dựa trên các đặc điểm sau:

Nhịp tim nhanh

Khó thở tim đập nhanh có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý

Tim đập nhanh hay nhịp tim nhanh được xác định khi nhịp tim nghỉ ngơi trên 100 nhịp mỗi phút. Tim đập nhanh khiến máu không kịp tuần hoàn về tim, dần dần khiến chức năng bơm máu của tim bị suy giảm.

Khó thở, thở bất thường

Khó thở xảy ra khi cơ thể không cân bằng được lượng oxy hít vào và cacbonic thải ra, khiến bạn có cảm giác hụt hơi, phải thở gấp, dốc hơn kể cả trong trạng thái bình thường.

Tình trạng khó thở tim đập nhanh có thể do những nhóm nguyên nhân sau:

1.1. Nguyên nhân do bệnh lý về phổi

Đây là nhóm nguyên nhân đầu tiên và phổ biến khiến bệnh nhân bị khó thở, tim đập nhanh, cơ thể mệt mỏi bất thường. Các bệnh lý này thường tiến triển từ từ, chức năng phổi suy giảm nên cần được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

Cụ thể, các bệnh lý về phổi có thể gây tình trạng khó thở tim đập nhanh bao gồm:

Viêm phổi, viêm phế quản thường gây giảm chức năng hô hấp, tim đập nhanh

Bệnh viêm phổi

Viêm phổi là phản ứng của phổi khi bị vi khuẩn, virus xâm nhập gây hại, dẫn tới tích tụ chất lỏng và dịch mủ ở phổi. Dịch mủ tích tụ nhiều và tình trạng viêm là nguyên nhân gây suy giảm chức năng hô hấp của phổi, khó thở, tim đập nhanh là một trong những triệu chứng sẽ xuất hiện. Ngoài ra, người bệnh còn bị: ho, tức ngực, sốt, đổ mồ hôi, ớn lạnh, đau cơ, cơ thể mệt mỏi quá mức,…

Viêm phổi là bệnh cấp tính nghiêm trọng, cần điều trị kịp thời tránh đe dọa đến tính mạng. Nếu triệu chứng khó thở, tim đập nhanh xuất hiện nghĩa là viêm phổi tương đối nặng, hãy tới bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt.

Bệnh hen suyễn

Hen suyễn thực chất là tình trạng tăng đáp ứng viêm của phế quản gây hẹp đường thở, vì thế triệu chứng khó thở thường xuất hiện. Ngoài ra, tim bị kích thích hoạt động co bóp nhiều hơn nên nhịp tim ở người bệnh cũng cao hơn bình thường. Cần cẩn thận triệu chứng hen suyễn nguy hiểm khi tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng.

Bệnh thuyên tắc phổi

Thuyên tắc phổi là tình trạng tắc nghẽn một hoặc nhiều động mạch đến phổi, gây ra những triệu chứng điển hình như:

  • Khó thở, tim đập nhanh, đôi khi bệnh nhân có nhịp tim chậm bất thường không ổn định.

  • Tức ngực, chóng mặt.

  • Sắc mặt nhợt nhạt, xanh xao do thiếu oxy.

  • Sưng phù chân.

Thuyên tắc phổi khi đã gây ra triệu chứng khó thở tim đập nhanh cần sớm được cấp cứu kịp thời, nếu không tính mạng của người bệnh sẽ bị đe dọa.

Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính gây suy giảm chức năng hô hấp nghiêm trọng

Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính

Tắc nghẽn phổi mạn tính thường khiến phổi chịu ảnh hưởng kéo dài, dẫn đến suy giảm chức năng hô hấp. Bệnh nhân sẽ thường gặp các triệu chứng như:

  • Xuất hiện nhiều đờm nhớt trong cổ họng.

  • Ho liên tục, khó thở.

  • Tức ngực, mệt mỏi.

Nhịp tim có thể bị ảnh hưởng do bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính, song cũng có trường hợp sức khỏe tim vẫn khỏe mạnh và hoạt động bình thường.

1.2. Nguyên nhân do bệnh lý ở tim

Bệnh lý ở tim là nguyên nhân thường gây ra tình trạng khó thở, mệt mỏi do tim phải hoạt động nhiều hơn mới có thể bơm đủ máu giàu oxy đến các cơ quan. Những bệnh lý ở tim thường gặp gây ra triệu chứng khó thở, tim đập nhanh bao gồm:

Dị tật tim bẩm sinh

Bất thường cấu trúc hoặc chức năng tim bẩm sinh thường do vấn đề di truyền hoặc tổn thương có sẵn khi phát triển trong bụng mẹ. Triệu chứng bệnh thường gặp là tình trạng tim đập nhanh, khó thở, không ít trẻ bị dị tật nghiêm trọng gặp khó khăn để duy trì nhịp thở.

Nếu dị tật tim bẩm sinh không quá nghiêm trọng, phẫu thuật can thiệp có thể giúp phục hồi phần nào chức năng tim và cải thiện triệu chứng bệnh. Song nhiều trường hợp trẻ phải sống với sức khỏe tim mạch yếu hơn, nguy cơ biến chứng cũng như triệu chứng khó thở tim đập nhanh có thể tới bất cứ lúc nào.

Cẩn thận khó thở tim đập nhanh do bệnh động mạch vành

Bệnh động mạch vành

Bệnh lý này gây ra tình trạng hẹp, cứng động mạch dẫn máu nuôi tế bào cơ tim, vì thế tim không thể hoạt động tốt hơn. Chức năng tim suy giảm nhưng hoạt động bơm máu nuôi toàn cơ thể vẫn phải thực hiện liên tục, thúc đẩy tim đập nhanh hơn và tình trạng này người bệnh có thể nhận biết.

Tình trạng tim đập nhanh này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe tim, lâu dần sẽ gây tổn thương cơ tim vĩnh viễn. Bệnh nhân có thể có triệu chứng khó thở hoặc không tùy theo bệnh động mạch vành có ảnh hưởng đến hoạt động của phổi hay không.

Suy tim sung huyết

Đây là tình trạng cơ tim bị tổn thương, giảm hoạt động bơm máu cũng như khiến chất lỏng tích tụ trong tim cũng như xung quanh phổi. Điều này lý giải tại sao bệnh nhân đồng thời có triệu chứng khó thở tim đập nhanh.

Ngoài những bệnh lý tim mạch trên, chức năng tim có thể ảnh hưởng gây khó thở và tim đập nhanh do rối loạn nhịp tim, hở van tim, suy tim,… Cần xác định chính xác nguyên nhân gây triệu chứng này và điều trị từ nguyên nhân mới có thể khắc phục được triệu chứng.

2. Làm gì khi bị khó thở tim đập nhanh?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây khó thở tim đập nhanh mà mức độ nguy hiểm, điều trị là khác nhau, vì thế bệnh nhân nên tới bệnh viện để được thăm khám. Nếu nguyên nhân do tâm lý hoặc đây là tình trạng cấp tính do nhiễm độc, sốc phản vệ, thiếu máu,… thì bạn có thể thử 1 số cách sau để cải thiện.

2.1. Thay đổi lối sống

Nếu khó thở tim đập nhanh chỉ xảy ra khi đi đứng ở cao, làm việc hay tập thể dục quá sức thì hãy nghỉ ngơi, di chuyển tới nơi thấp hơn. Thực hiện thói quen tốt như tập thể dục mỗi ngày, ăn uống lành mạnh, đi ngủ sớm,… cũng giúp cải thiện triệu chứng cũng như sức khỏe tim mạch.

2.2. Giảm căng thẳng

Bạn có thể xoa dịu tinh thần căng thẳng bằng 1 số cách như ngồi thiền, nghe nhạc, tư vấn với bác sĩ tâm lý, tham gia hoạt động vui chơi,…

Khi khó thở tim đập nhanh là triệu chứng bệnh lý, bạn cần được chẩn đoán và điều trị. Triệu chứng này cũng cần được theo dõi để đánh giá tình trạng tiến triển hoặc cải thiện bệnh khi điều trị.

Video liên quan

Chủ Đề