Tinh thần thể dục - Nguyễn Công Hoan văn bản

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

  • Sách giáo khoa ngữ văn lớp 11 tập 1
  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 11 (Ngắn Gọn)
  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 11 (Cực Ngắn)
  • Tập Làm Văn Mẫu Lớp 11
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 11 Tập 1
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 11 Tập 2
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 11 Nâng Cao Tập 1
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 11 Nâng Cao Tập 2
  • Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 11 Tập 2

Sách giải văn 11 bài tinh thần thể dục (nguyễn công hoan), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 11, sách giải ngữ văn lớp 11 bài tinh thần thể dục (nguyễn công hoan) sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 11 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 11, giải bài tập sgk văn 11 đạt được điểm tốt:

Câu 1 (trang 177 sgk ngữ văn 11 tập 1):

– Bố cục của văn bản có nét đặc biệt:

+ Phần 1 (từ đầu.. Lê Thăng): lệnh của quan trên qua trát quan tới làng

+ Phần 2 (tiếp… “vâng”): Những người bị bắt đi xem bóng van xin ông lí

+ Phần 3 (còn lại): Cảnh lùng sục, bắt người đi xem thể thao

– Cách dựng tình huống và cốt truyện thể hiện được mâu thuẫn, tính trào phúng giữa nội dung và hình thức của phong trào thể dục thể thao do Pháp đề ra

+ Sự thúc ép, bắt bớ, hành hạ nhân dân để làm vừa lòng bọn thực dân

+ Xem bóng không trên tinh thần tự nguyện, mà bị bắt như tù binh

+ Bọn hương lí thừa cơ bòn rút, bóc lột tiền của của nhân dân

+ Tinh thần thể dục diễn ra trong cảnh tượng lộn xộn, nhố nhăng của xã hội thối nát với nhiều bi kịch

→ Tác giả muốn người đọc thấy cảnh đời éo le, số phận đáng thương của con người sống trong xã hội nực cười đó.

Câu 2 (trang 177 sgk ngữ văn 11 tập 1):

Mâu thuẫn trào phúng:

+ Mẫu thuẫn giữa chính quyền với người dân nghèo

+ Sự khuếch trương của quan lại thực dân phong kiến với mong muốn ở nhà lao động của người dân

+ Sự lùng sự ráo diết của thực dân >< sự trốn tránh đến cực nhục của người dân

→ Mâu thuẫn tạo ra sự hài hước, bộc lộ bản chất xảo trá, dã man của xã hội thực dân phong kiến

Mâu thuẫn của các cảnh:

– Anh Mịch thảm thiết lạy xin được ông Lí tha cho để đi làm trừ nợ cho ông Nghị nhưng không được chấp nhận

Đáp lại là sự dọa dẫm, vô tình của ông Lí

– Lệnh nghiêm ngặt oái oăm từ quan trên kéo theo sự khốn khổ của dân quê. Tinh thần thể dục vui vẻ tới mức nhiều người khốn khổ vì nó.

– Bác Phô gái xin ông Lí tha cho chồng vì chồng còn đang ốm, nhưng đáp lại ông Lí “ ốm gần chết cũng phải đi… lấy cớ ốm yếu mà không đi thì người ta đá bóng cho chó xem à.”

– Bà cụ Phó Bính hối cho quan ba hào bỏ túi, khiến cho bọn như ông Lí được dịp “đục nước béo cò”

– Thằng Cò ốm trốn trong đống rơm cũng bị lôi ra với tình cảnh thảm thương, mai mất buổi làm thì tôi với cháu nhịn đói

→ Tất cả hoàn cảnh éo le, dở khóc dở cười tạo ra tiếng cười mỉa mai bọn chính quyền thực dân, phong kiến và tay sai. Nhà văn cảm thông với những người dân nghèo- nạn nhân của tinh thần thể dục lố bịch của bọn xâm lược

Câu 3 (Trang 177 sgk ngữ văn 11 tập 1):

Ý nghĩa phê phán:

Xuất phát từ mâu thuẫn giữa việc phải đi cổ vũ cho “tinh thần thể dục” giả tạo với thái độ chống trả quyết liệt của người dân làm nổi bật tiếng cười hài hước, châm biếm bản chất giả tạo, bịp bợm, lố lăng của chính quyền thực dân phong kiến.

Truyện lột trần được bản chất, âm mưu của thực dân khi chúng bày ra “phong trào thể thao”, “sức khỏe nòi giống” thực chất đánh lạc hướng tinh thần cứu nước.

Phân tích tác phẩm Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan) – Bài số 1

I. Mở bài

Nguyễn Công Hoan là nhà văn hiện thực trước Cách mạng tháng tám. Ông thường viết các thể loại truyện ngắn, truyện dài nhưng sở trường là truyện ngắn trào phúng. Ngôn ngữ truyện của ông gần gũi, đời thường, tự nhiên, linh hoạt.

Tinh thần thể dục được Nguyễn Công Hoan cho in báo năm 1939, nội dung đả kích phong trào thể thao do thực dân Pháp bày ra để đánh lạc hướng thanh niên.

II. Thân bài.

1. Nhan đề truyện ngắn chứa tương phản trào phúng cơ bản của truyện và ý nghĩa phê phán toát ra từ sự tương phản ấy.

Tinh thần thể dục thể thao bình thường luôn đem lại sự hào hứng, hăng say, phấn chấn; thể hiện tinh thần tự nguyện, tranh đua, mang đến niềm vui lành mạnh. Nhưng trong truyện thì ngược lại hoàn toàn, chỉ thấy ép buộc, răn đe, không khí căng thẳng, điêu đứng, là nỗi đau khổ, là thứ tai họa giáng xuống, xóm làng bị một phen náo loạn, tan tác.

Vì sao dân làng Ngũ Vọng đón tin thể thao như vậy?

Dân tình đói khổ, đang chạy ăn từng bữa còn tâm trí đâu mà nghĩ đến chuyện thể thao. Bọn thực dân bày ra, bọn tay sai mẫn cán thực hiện, ép buộc dân chúng đi xem bóng đá, khiến họ rơi vào tình cảnh dở khóc, dở cười. Nhan đề truyện toát lên ý nghĩa tố cáo trò lừa bịp bợm của thực dân và bọn quan lại tay sai cố làm vừa lòng quan thầy chúng, mặc tình nhân dân phê phán thứ thể thao xa lạ làm nguy hại đến mạng sống người dân nghèo.

Mở đầu truyện, tác giả trích nguyên văn tờ trát của quan tri huyện Lê Thăng đầy tính hài hước, bịp bợm. Cách mở truyện tự nhiên, đột ngột, gây chú ý cho người đọc (yếu tố hiện đại trong văn xuôi). Ngôn ngữ hành chín của tờ trát rất cổ lỗ: sức, tuân cứ, cữu. Lời lẽ nghiêm trang đầy vẻ hăm dọa: … đúng 12 giờ trưa đến xem, không được khiếm diện,… nếu không tuân lệnh sẽ bị cữu (bị kết tội), xen vào là những lời quảng cáo rất buồn cười: … có cuộc đá bóng thi, nhiều chiến tướng đã rất hay, mọi nhẽ.

Tờ trát đã làm hiện lên bóng dáng trên tri huyện Lê Thăng: vừa hô hào, vừa hăm dọa với thái độ tay sai mẫn cán, lộ rõ tính chất bịp bợm. Ý nghĩa phê phán nhờ đó mà được thể hiện. Tờ trát bay về làng như mang theo dịch bệnh. Dân tình nghèo đói bị một phen náo động.

2. Xem cảnh nhà lí trưởng sẽ thấy rõ tình cảnh khốn đốn của nhân dân. Đây là màn kịch giàu kịch tính.

Cảnh 1: Anh Mịch đến tận nhà ông Lí cố xin nghỉ đi xem đá bóng, ông Lí thì cố bắt. Lí do anh ta đưa ra rất chính đáng: nghỉ làm cho ông Nghị thì sẽ bị ông ấy đánh chết. Mà không đi làm thì vợ con chết đói. Anh Mịch van: « Cắn cỏ con lạy ông trăm nghìn mớ lạy… Ông thương phận nào con nhờ phận ấy ». Ngôn ngữ an Mịch tự nhiên còn điệu bộ thật bi hài. Đi xem bóng đá là một tình thế nguy hiểm, tai họa này lôi thêm tai họa khác: ông Nghị giận là chết. Người nông dân đang mang hai cái ách trên cổ: bọn nhà giàu và bọn quan lại.

Ông Lí lạnh lùng: « Kệ mày! Theo lện quan, tao chiếu sổ đinh, thì lần này đến lượt mày rồi… không đi, tao sai tuần đến gô cổ lại ». Hỗ trợ cho lời nói, ông giơ cái roi song to bằng ngón chân lên trời hăm dọa, ép buộc. Bản chất việc đi xem bóng đá là một thứ đi phu nặng nề, còn ông Lí là một tên tay sai u tối.

Cảnh 2: Bác Phô đến van nài xin cho chồng nghỉ xem đá bóng. Lí trưởng thẳng thừng từ chối. Lí do bác đưa ra rất thiết tha: Chồng bác ốm, ra nắng sẽ chết ốm. Thấy tình thế không xuôi, bác Phô xin đi xem đá bóng thay cho chồng cũng không được. Đây là chi tiết hài. Ngôn ngữ bác Phô bình dân tự nhiên, dáng ngồi xổm rất nhà quê, chất phác.

Lí trưởng bác bỏ: Không được, theo lệnh quan ốm gần chết cũng phải đi, « Không đi, thì người ta đá bóng cho chó xem à? ». Bác gái đi thay cũng không được vì phận nữ nhi. Ngôn ngữ lí trưởng thô tục, hài hước nhưng lột tả được bản chất vấn đề.

Bác Phô lâm vào tình thế cùng đường. Xem đá bóng quả là tai họa, nguy ại đến tính mạng.

Cảnh 3. Người tương đối khá giả trong làng là cụ phó Bính thì giải quyết bằng cách thuê người đi xem đá bóng thay co con trai nhưng cũng phải lo đút lót cho ông lí để che giấu sự phạm pháp. Thậ bi hài.

Ông Lí chấp thuận, nhưng… nhăn mặt, nhặt ba hào, bỏ túi còn rên rỉ: « Làm việc mà gặp phải những người như con bà, thì tôi chết mất ». Ông đa đang đóng kịch, bộ mặt rất kịch, hài hước. Cẩn thẩn, ông còn dặn thêm phải bảo thằng Sang nắm cơm từ chiều hôm trước. Tai họa vì đi xem đá bóng cứ phình to.

3. Mẫn cán đến thế mà sáng hôm sau vẫn không đủ một trăm người đi xem đá bóng. Tờ mờ sáng, cảnh lùng sục, bắt bớ náo động: tiếng ông lí quát giữa sân đình, tiếng bọn tuần dạ rạn, những ngọn đuốc kéo đi các ngả, tiếng chó rống dậy. Nghệ thuật miêu tả âm than, ánh sáng… đã dựng lên khung cảnh sống động, tạo không khí căng thẳng, náo loạn mang tính chất khủng bố (giống nạn bắt người trốn sưu thuế).

Đêm trước người ta tản cư sang làng bên để lánh nạn cả, may mắn bắt sống được anh Cò đang ôm con trốn trong đống rơm. Người ta moi anh ra rồi đi xềnh xệch. Một cảnh tượng bi hài. Lí do trốn: anh không mượn được quần áo để mặc, với lại không đi làm thuê thì chết đói cả nhà.

Cảnh đoàn người được dẫn đi xem đá bóng thất thểu, thảm hại như cảnh đi phu nhưng bên ngoài thì giống như đi giễu hành: « xếp hàng năm lại, đi cho đều bước ». Bọn tuần và lí trưởng đi theo cánh giữ cẩn thận chẳng khác gì giữ đám tù nhân. Thật bi hài.

Kết thúc là tiếng chửi đổng của ông Lí, khi vừa đi kèm canh gác đoàn người: « Mẹ bố chúng nó, cho đi xem đá bóng chứ ai giết chết mà phải trốn như trốn giặc ». Chi tiết này là đỉnh cao của màn cao trào phúng bộc lộ bản chất sự kiện: thể thao là một thứ giặc và làm toát lên chủ đề của truyện.

Truyện thành công trong nghệ thuật trào phúng: tạo tình huống tương phản trào phúng; cách dẫn truyện, dựng cảnh; nhiều chi tiết gây cười; ngôn ngữ trào phúng sử dụng đắc địa.

III. Kết bài

Truyện Tinh thần thể dục đả kích phong trào thể thao bịp bợm do thực dân chủ trương, bọn tay sai mẫn cán ra sức thực hiện trở thành tai họa khốn khô cho nông dân.

Phân tích tác phẩm Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan) – Bài số 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Bố cụ và cách dựng truyện

– Truyện ngắn Tinh thần thể dục được bố cục như một vở kịch: ngoài nội dung tờ trát của quan tri huyện sức cho các hương lí thì tác phẩm gồm năm cảnh:

+ Cảnh 1: Anh Mịch cùng đinh đến nhà lí trưởng xin miễn đi xem đá bóng vì còn phải đi làm trả nợ nuôi vợ con kẻo cả nhà chết đói.

+ Cảnh 2: Bác Phô gái đến lí trưởng biếu cành cau để xin cho chồng không đi xem đá bóng, vì chồng bác đau yếu quá mà đường lên huyện lại xa, “những chín cây lô mếch”.

Xem thêm:  Phân tích hình ảnh Nồi cháo cám trong truyện ngắn Vợ nhặt

+ Cảnh 3: Bà cụ phó Bính đến lót lễ cho lí trưởng ba hào để xin thuê người đi xem thay thế vì con trai cụ bận đi ăn cưới.

+ Cảnh 4: Tờ mờ sáng lí trưởng đã quát tháo sai tuần đinh đi tróc nã mười tám người còn chưa có mặt ở đình làng theo lệnh ông ta ; bởi vậy, thằng Cò ôm con trốn ở đống rơm bị hai anh tuần phát hiện và lôi xềnh xệch ra đình làng.

+ Cảnh 5: Lí trưởng cùng tuần đinh áp giải chín mươi tư người xếp thành hàng năm, đi đều đến sân vận động huyện chờ xem trận đá bóng.

– Năm cảnh được xây dựng chủ yếu bằng hình thức đối thoại mà nhân vật trung tâm là ông lí, đặt sau chỉ thị bằng văn bản của quan tri huyện gửi các hương lí đều cho thấy rõ ràng dân làng Ngũ Vọng không hề có “tinh thần thể dục” như chủ trương của nhà nước, như chỉ thị của quan trên. Đó cũng chính là mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện ngắn Tinh thần thể dục: sự mâu thuẫn giữa mục đích có vẻ tốt đẹp, trang trọng với thực chất là tai họa của “phong trào thể dục thể thao” – một phong trào mà thực dân Pháp cổ động rầm rộ nhằm đánh lạc hướng thanh niên ta khi đó.

2. Một số mâu thuẫn trào phúng

Nghệ thuật trào phúng của thiên truyện ngắn được xây dựng trên những mâu thuẫn trào phúng sau đây:

a) Trát quan tri huyện về việc phải gom đủ người đi xem đá bóng.

Xem đá bóng là một nhu cầu giải trí, tự nguyện của người hâm mộ bóng đá. Đây là một hoạt động thường hấp dẫn nhiều người và được nhiều người hào hứng đón xem. Vậy mà quan tri huyện Lê Thăng lại phải có trát gửi về các làng xã lệnh cho các chức dịch bắt dân lên huyện xem đá bóng đủ số lượng phân bổ cho từng thôn làng.

Nội dung tờ trát có nhiều điều nực cười bởi chứa đựng nhiều mâu thuẫn: lí trưởng phải đích thân dẫn đủ một trăm người có mặt ở sân vận động huyện từ 12 giờ trưa, làng Ngũ Vọng lại phải có năm lá cờ từ 10 giờ sáng, trong khi trận bóng khởi tranh vào giữa buổi chiều; ai đã “đi dự cuộc khánh thành sân thể dục tháng trước, thì lần này được miễn”, trong khi tưởng đó là hoạt động giải trí tự do; “các thầy không được coi thường, nếu không tuân lệch sẽ bị cữu”, hóa ra đây là “việc quan” buộc các chức dịch phải đôn đốc thực hiện nếu không quan trên sẽ khiển trách;… Về hình thức, loại văn bản hành chính – công vụ này có nhiều câu, chi tiết khiến người đọc được cười một trận thoải mái. Nó là một tập hơn lộn xộn các từ kim – cổ, tây – ta. viết theo văn viết xen khẩu ngữ…. Nó hé mở cho thấy tầm nhận thức, cách điều hành xã hội của hệ thống chức dịch quan lại phong kiến ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng đến đâu và như thế nào. Lệnh quan đáng lẽ phải là việc khẩn, trang trọng, nghiêm túc nhưng hóa ra lại là về một hoạt động vui chơi, giải trí. Bởi vậy mà buồn cười. Đây là mâu thuẫn trào phúng thứ nhất, mở đầu hay cũng là nguyên nhân của hàng loạt cảnh “cười ra nước mắt” sau đó.

b) Đi xem đá bóng là tai họa giáng xuống đầu dân lành

– “Phong trào thể dục thể thao” do chính quyền thực dân đề xướng thực chất là tai họa đối với những người nông dân Việt Nam:

+ Với anh Mịch, loại cùng đinh ở làng, đi xem đá bóng là mất một ngày làm để trả nợ ông Nghị; là có nguy cơ bị ông nghị “đánh chết”; cũng có nghĩa là không còn chỗ vay mượn, “nhờ vả” quanh năm, mà mất chỗ bấu víu thì cả nhà sẽ chết đói.

+ Bác Phô gái có gánh hàng ở chợ nhưng cũng sẵn lòng bỏ một ngày chợ để đi thay chồng ốm. Bác có cành cau làm lễ mọn nhưng không được lí trưởng chấp nhận. Bởi vì, cái việc xem đá bóng là “việc quan không phải thứ chuyện đàn bà” – ông lí bảo thế.

+ Bà cụ phó Bính phải bỏ tiền thuê thằng Sang đi xem đá bóng thay cho con trai cụ “bận đi ăn cưới” không đi được, lại còn khoán đủ cả “khăn áo tử tế” cho nó – theo đúng tinh thần của tờ trát quan tri huyện. Cụ còn phải “lễ” ba hào lót tay ông lí mới được ông đồng ý. Ông chỉ còn kèo nhòe về giờ giấc mà thôi.

+ Thằng Cò biết thế nào rồi cũng phải đi. Thế nhưng mất buổi làm thì bố con sẽ nhịn đói; với lại, Cò “không mượn đâu được quần áo” nên khi hai anh tuần đốt đuốc đi tróc nã mười tám người còn thiếu, nó sợ quá đành ôm con trốn… cạnh đống rơm! Tại cái thằng bé con “khóc thét lên” không đúng lúc nên thằng bố mới bị lộ, “bị lôi xềnh xệch” ra đình làng, chứ không thì đã thoát.

+ Một số người “khôn ngoan” đi ngủ nhờ nhà người khác hoặc làng khác, như để “lánh nạn” mới tránh được cái họa đi xem bóng đá lần này.

– Khi kể và tả lại tình cảnh bi – hài của những người dân lành bị ép đi xem đá bóng, tùy theo thành phần, giới tính, lứa tuổi, hoàn cảnh,… của từng nhân vật, nhà văn đã lựa chọn, sử dụng từ, ngữ, chi tiết chính xác, gợi cảm và vận dụng đắc địa các biện pháp nghệ thuật tương thích. Nhờ vậy, tình huống trào phúng nào cũng rất cụ thể, rất sống động:

+ Anh Mịch là cùng đinh nên đến lí với bộ mặt “nhăn nhó”, xưng hô khiêm nhường: “Lạy ông, ông làm phúc…”, “cắn cỏ con lạy ông trăm nghìn mớ lạy”, “Lạy ông, ông thương…”…

+ Bác Phô gái, người có gánh hàng ở chợ nên có “cành cau” làm “đầu câu chuyện”, lời lẽ của người buôn bán nên khéo léo, “dịu dàng”, dáng vẻ nhũn nhặn (ngồi xổm ở xó cửa, gãi tai), thưa gửi một điều lại “lạy thầy”, hai điều là “thưa thầy” và xưng “con” ngon ngọt rất lọt tai.

+ Bà cụ phó Bính cao niên, có vai vế lại sẵn có đồng tiền trong tay nên “vừa nói vừa cười rất vô duyên”. Cụ cũng là người khôn ngoan, biết tỏng bụng dạ lũ người có chức sắc kia thằng nào chả mê tiền nên tiền là của cụ bỏ ra nhưng cụ lại nói trại ra là “lễ” của thằng con cụ để ông lí nhận mà không bẽ. Cụ còn thưa gọi ông lí một mực là “ông” cho phải phép nữa để ông ta cho qua cái vụ “bỏ tiền tráo người” mà cụ vừa là người diễn vừa là người bình luận đắc ý.

Những cảnh đời tuy được miêu tả trong những tình huống trào phúng khác nhau nhưng đều hàm ẩn ý nghĩa: việc đi xem đá bóng là tai họa khủng khiếp đe dọa đến cái ăn, cái mặc, cái sống của dân lành. Đọc văn Nguyễn Công Hoan, người đọc thấm thía tình cảnh xót xa của nhà văn, thấm thía nỗi đau nhân thế của ông. Nụ cười cùng nước mắt ướt như hòa quyện vấn vương trong từng cảnh đời, từng số phận.

c) Sự “mẫn cán”, “tận tâm” của viên lí trưởng

“Phong trào thể dục thể thao” thời đó còn là một cơ hội béo bở để các loại chức dịch trong các làng xã thể hiện sự “mẫn cán” với các quan trên và lòng “tận tâm” của chúng với quê hương, làng nước. Bản chất cơ hội “đục nước béo cò” của bọn quan lại đó được ngòi bút trào phúng sắc sảo của Nguyễn Công Hoan lột tả đến chân xác không thương tiếc. Ở truyện ngắn Tinh thần thể dục, hình tượng nhân vật lí trưởng được hoàn chỉnh dần sau các cảnh bi – hài:

– Quán triệt lệnh quan trên (qua tờ trát) nên với những người dân đến nhà xin xỏ, lạy lục, hối lộ (như anh Mịch, bác Phô gái, bà cụ phó Bính trong ba cảnh đầu), lí trưởng vẫn kiên quyết ép phải đi xem đá bóng vì đây là “việc quan”. Ông ta quá “mẫn cán” nên sử dụng mọi biện pháp để gom đủ một trăm người làng đi xem đá bóng bất chấp người dân dưới quyền “bảo trợ” của ông đang lo làm ăn (như anh Mịch), đang ốm đau (như chồng bác Phô). Ông còn dọa dẫm nào là “trình cho rũ tù”, “sai tuần đến gô cổ lại”, nào là “mặc kệ”, “đây không biết”, “đây không nghe”…. Nhưng với những người có vai vế trong làng (bà cụ phó Bính) lại có tiền biếu “lễ” (ba hào) thì ông cũng ngơ đi để cho họ thuê người đi thay thế. Có lúc bực quá vì nói mãi mà dân không hiểu tầm quan trọng của “tinh thần thể dục”, ông buộc phải văng tục: “ai cũng lấy cớ ốm yếu mà không đi, thì người ta đá bóng cho chó xem à?”. Còn với các loại “đã hẹn đi lại còn định chuồn” như thằng Cò thì ông phải “quát tháo om sòm”, cho hết bọn tuần đinh “cứ đánh sặc tiết chúng nó ra” rồi “gô cổ… giải cho được ra đây”,…

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Hầu trời (Tản Đà) – Văn mẫu lớp 11

– Ông triển khai chủ trương của quan trên một cách “tận tâm”: “Ba bốn giờ chiều mới bắt đầu, nhưng quan bắt đến huyện từ 12 giờ trưa. Để ngài điểm. Mà quan sức 12 giờ, thì mình phải đến từ 11 giờ cho sớm sủa. Vả lại, tôi còn phải mang cờ lên lúc 10 giờ, thì chả đi từ 5, 6 giờ thì đi vào lúc nào? Cho nên, mọi người phải chờ tôi ở đình từ gà gáy”. Vì thế mà “từ sáng tới giờ” người ta đã nghe tiếng ông lia quát tháo om sòm ở đình làng vì còn mười tám người chưa có mặt. Đặc biệt, hình ảnh viên lí trưởng trong cảnh cuối truyện: “Lo lắng, đi cuối cùng, mắt nhanh nhẹn để coi cẩn thận như coi tù binh”, chửi đổng “Mẹ bố chúng nó, cho đi xem đá bóng chứ ai giết chết mà phải trốn như trốn giặc!”. Đúng là một bức chân dung biếm họa rất thú vị. Tiếng chửi ấy nghe mới đã làm sao. Đấy là tiếng lí trưởng chửi “chín mươi tư thằng… xếp hàng năm.. đi… đều bước” kia đang bị bọn tuần đinh kèm giám sát chung quanh hay là lời nhà văn chửi bọn quan huyện, quan làng và cái chủ trương “thể dục thể thao” của lũ chúng nó?

Mạng lưới kiểm duyệt đương thời không cho phép Nguyễn Công Hoan tấn công trực diện và mạnh mẽ hơn, nhưng với một truyện ngắn giàu tính bi – hài kịch, nhà văn cũng đã đả kích khá đích đáng cái “tinh thần thể dục” lúc bấy giờ, làm cho người đọc hiểu rằng “phong trào thể dục thể thao” chỉ gieo tai họa cho người dân.

Truyện khẳng định tài năng trào phúng bậc thầy của Nguyễn Công Hoan thể hiện trong cách bố cục, dựng truyện, sáng tạo những tình huống trào phúng độc đáo và giọng văn kể chuyện rất hóm hỉnh.

Phân tích tác phẩm Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan) – Bài số 3

Nguyễn Công Hoan (1903-1977) là nhà văn trào phúng nổi tiếng trước cách mạng. Người đọc biết nhiều đến ông qua các tác phẩm nổi tiếng như Kép Tư Bền(1935 ), Bước đường cùng (1938), Lá ngọc cành vàng (1935).

Truyện ngắn tinh thần thể dục (đăng trên tuần báo tiểu thuyết thứ bảy số 251, ngày 25/3/1939) đã vạch rõ tính chất bịp bợp của phong trào “thể dục thể thao”, “vui vẻ trẻ trung” đương thời mà thực dân Pháp cổ động rầm rộ để đánh lạc hướng thanh niên.

Có thể thấy Tinh thần thể dục là một tấn bi hài kịch xung quanh chuyện thể thao lúc bấy giờ.

Vào những năm đầu thế kỉ XX. Sau khi đặt xong ách thống trị ở Việt Nam và Đông Dương, thực dân Pháp bắt đầu tuyên truyền cho chính sách khai thác thuộc địa của chúng. Với các chiêu bài “mở mang nền văn minh tân tiến”… để lừa bịp nhân dân toàn thế giới, rằng chúng đến An Nam để “khai hoá văn minh” nhưng thực chất là để che đậy bản chất thực dân của chúng, che đậy dã tâm cướp nước xâm lăng. Hành động của chúng đã tạo nên một vở hai kịch đặc biệt: “Tinh thần thể dục”.

Chất bi hài kịch bộc lộ rõ ngay từ đầu tác phẩm, trong trát quan gửi xuống:

Nay thừa lệnh Tinh đường…., tại sân vận động huyện có cuộc đá bóng thi, nhiều chiến tướng đá rất hay, mọi nhẽ”…

Bức trát quan với nội dung thể thao “vui vẻ trẻ trung” mà nhự một mệnh lệnh bắt người ta đi xem như bắt đi phu đi lính. Đã thế, trát quan lại hết lời quảng cáo cho các chiến tướng “đá rất hay, mọi nhẽ”. Thật là hài hước.

Làng Ngũ Vọng nhận được lệnh phải cử đủ 100 người, “ai đi đến sân vận động cũng phải ăn mặc tử tế, đi đứng nghiêm chỉnh phải vỗ tay luôn luôn, vì hôm ấy có nhiều quan khách”; rồi lại phải “có 5 lá cờ, sẵn sàng từ mười giờ sáng”, ai “không tuân lệnh sẽ bị cữu”.

Tiếng cười ở đây bật lên là do có mâu thuẫn giữa một bên là tinh thần tự nguyện của thể dục thể thao, một bên là mệnh lệnh hết sức nghiêm khắc; một bên là tình yêu, hứng thú của người dân đối với bóng đá với một bên là sự ép buộc.

Tiếp sau bức trát quan là những cảnh người dân tìm cách trốn tránh, với những cuộc săn lùng ráo riết của ông lí.

Bắt đầu là cảnh anh Mịch nhăn nhó chắp tay lạy ông lí xin tha cho không đi xem bóng đá. Vì cuộc sống quá khốn khổ, anh phải ở nhà đi làm trừ nợ cho ông Nghị, nếu không thì vợ con anh chết đói.

Trớ trêu thay, các quan của dân đâu có thèm để ý đến sự sống hay chết, đói hay no của dân. Ông lí chỉ biết làm theo lệnh quan trên ép người ta đi xem như ép nộp sưu nộp thuế. Hết nạn nha dịch, sưu cao thuế nặng, lại đến nạn đi xem bóng đá”. Ông lí chiếu sổ đinh để bắt đủ 100 người, ai chống sẽ bị bắt rũ tù. Anh Mịch, “cắn răng, cắn cổ” lạy cụ lí. Đi xem bóng đá chứ có phải đi tù đâu sao lại sợ đến vậy? Vì cuộc sống túng quẫn quá, họ không sức đâu để đi xem bóng đá. Một cảnh tượng cười ra nước mắt.

Vậy mâu thuẫn hài hước đã được bộc lộ giữa một bên là “phong trào thể dục” với một bên là đời sống khốn khổ của nhân dân.

Cảnh tượng tiếp theo là bác Phô gái. Đến cả một người ốm gần chết như chồng bác Phô gái cũng không được miễn. Vì “ai cũng lấy cớ ốm yếu mà không đi thì người ta đá bóng cho chó xem à?”. Vả lại, bác Phô gái cũng không đi thay được vì “nữ nhân ngoại tộc, ai kể!”. Rõ ràng, người dân ở đây không chỉ khổ vì nạn bóng đá hay đói nghèo mà còn vì nạn cường hào, ác bá ức hiếp.

Lại thêm một cảnh quan trọng nữa là bác phó Bính. Ông lí trưởng làm theo phép quan nghiêm túc đến thế lại đi nhận tiền của bà phó chì vì để cho một người khác đi xem bóng đá thay con trai bà. Thì ra chỉ có việc đi xem hay không đi xem bóng đá cũng phải có tiền hối lộ. Chi tiết ông Lí nhăn mặt nhạt ba hào bỏ túi đã mâu thuẫn với sự uy nghiêm của ông tạo ra sự hài hước. Lời nói thì vừa “oai phong” vừa bộc lộ cái bản chất bẩn thỉu, đê tiện:

– Tôi nhận lễ của con bà mà tôi lo lắm. Việc quan nào phải việc chơi.

Cái việc ông sắp xếp thời gian cho mọi người lên huyện cũng thật nực cười: trận bóng đá tận ba giờ chiều mới khai mạc, thế mà người xem phải tập trung từ ba giờ sáng, lại còn phải chuẩn bị cơm nắm từ chiều hôm trước..

Nguyễn Công Hoan là cây bút trào phúng xuất sắc, do đó, ta thấy tiếng cười của ông vừa thâm thuý vừa sâu cay. Nghịch lí thể hiện ngay ở tiêu đề của tác phẩm: “Tinh thần thể dục”. Đáng lẽ tiêu đề ấy là để ca ngợi thể dục thể thao mới đúng. Nhưng khi đọc những trang truyện chúng ta lại thấy điều ngược lại.

Cuộc bắt người đi xem thể thao đã trở thành cuộc đi săn. “Người đi săn” ở đây là bọn tuần do ông lí điều khiển, và nạn nhân không ai khác, đó là người nông dân khốn khổ. Họ vì nghèo đói, vì không thích bóng đá nên tìm đủ mọi cách để trốn tránh. Dăm sáu anh khôn ngoan đã kéo đến ngủ nhờ nhà khác, hoặc làng khác. Thật là một cuộc “lánh nạn”. Những ngôn từ ở đây được dùng thật sắc sảo. Những cuộc đối thoại diễn ra trong tác phẩm ngắn gọn, rõ ràng như ngôn ngữ kịch, khiến người ta cười ra nước mắt.

Xem thêm:  Phân tích tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao – Văn mẫu lớp 11

Màn kịch cuối cùng, nặng nề nhất là cảnh thằng Cò trốn cùng con nhỏ trong đống rơm, bị lính tuần bắt được. Ta hãy nghe cuộc đối thoại của thằng Cò với hai anh tuần:

– Lạy các bác, các bác cho tôi ở nhà làm ăn. – Sao anh đã hẹn vói ông lí, lại không đi, để ông ấy chửi địa lên kia kìa. – Tôi đi thì tôi mất cả ngày, mà mất buổi làm thì tôi với cháu nhịn đói. – Tôi không biết! – Mấy bị tôi không mượn đâu được quần áo.

– Không biết! Anh ra đình mà kêu với ông lí!