Tóm tắt sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Trãi

Bài Làm

Nguyễn Trãi – là một đại thần nhà Hậu Lê, một nhân vật vĩ đại, tài năng, đức độ rất hiếm có. Ông chính là vị anh hùng dân tộc, một nhà chính trị, nhà ngoại giao đại tài đã đưa ra nhiều chiến lược giúp dân giúp nước. Đồng thời Nguyễn Trãi còn là nhà văn, nhà thơ lớn, nhà sử học, địa lý học,…nổi tiếng

Về cuộc đời của Nguyễn Trãi

 Nguyễn Trãi sinh năm 1380 mất năm 1442, tên hiệu là Ức Trai. Quê ông ở Chí Ngại, Chí Linh, Hải Dương nhưng ông sinh sống tại Nhị Khê, Thường Tín. Cha Nguyễn Trãi là ông Nguyễn Phi Khanh tuy nhà nghèo nhưng học rất giỏi và đã đỗ thái học sinh (bậc tiến sĩ), mẹ ông là Trần Thị Thái là con của Trần Nguyên Đán (Một quý tộc đời Trần).

– Sau khi mẹ mất, năm 10 tuổi ông ngoại lại qua đời, Nguỹen Trãi đã về sống tại Nhị Khê nơi cha dạy học. Năm 1400, ông đỗ Thái học sinh, cùng cha ra làm quan cho nhà Hồ. Năm 1407, khi giặc Minh cướp nước, bắt Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi theo chăm sóc nhưng khi ông quyết định trở về thì lại bị quân Minh bắt giữ. Và ông đã đi theo Lê Lợi tham gia chiến đấu giành thắng lợi cho dân tộc.

– Đầu năm 1428, khi ông đang dốc sức xây dựng nước nhà thì bị hàm oan, bắt giam. Sau đó được tha tuy nhiên ông không còn được tin cậy như trước vì vậy, Nguyễn Trãi đã xin từ quan về ở ẩn ở Côn Sơn.

– Năm 1440, Lê Thái Tông mời ông về làm việc lại, giao cho ông nhiều trọng trách quan trọng. Tuy nhiên, một thời gian sau khi vua đột ngột từ trần ở Trại Vải, Nguyễn Trãi lại một lần nữa bị bọn gian thần vu không tội giết vua và bị xử chém cả ba họ vào năm 1442.

– Nguyễn Trãi đã mang nổi oan ấy hơn hai mươi năm, phải đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông mới giải toả oan khuất này cho ông. Vua Lê Thánh Tông đã cử người đi tìm người con trai sống sót cho làm quan và còn sưu tầm lưu giữ các tác phẩm văn thơ của ông.

Cuộc đời của Nguyễn Trãi nổi trội với tài năng với đức tính thanh liêm trong sạch nhưng luôn phải gánh chịu những oan khuất thảm khốc do xã hội cũ gây ra.

Tóm tắt sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Trãi
Nêu Tóm Tắt Tiểu Sử Và Sự Nghiệp Của Nguyễn Trãi | Văn Mẫu

Về con đường sự nghiệp của Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam rất nhiều tác phẩm văn học thơ, ca xuất sắc. Năm 1980, Unesco đã công nhận ông là Danh nhân văn hoá thế giới và ông là 1 trong 14 anh hùng dân tộc tiêu biểu của Việt Nam.

Giống như cuộc đời của chính Nguyễn Trãi, các tác phẩm của ông cũng bị tiêu huỷ khi ông mắc nổi oan. Mãi đến khi được trả lại sự trong sạch, mọi người mới bắt đầu sưu tầm lại nhưng rồi lại bị thất lạc. Đây là mất mát rất lớn cho kho tang văn học nước nhà.

Nội dung tác phẩm

Các tác phẩm thơ ca do Nguyễn Trãi sáng tác thường theo 4 nội dung lớn sau: Chính luận, thơ phí, lịch sử, địa lý.

Về chính luận có các tác phẩm nổi tiếng là:

  • Quân trung từ mệnh tập gồm những văn thư mà Nguyễn Trãi đã thay mặt Lê Thái Tổ để gửi cho các tướng tá nhà Minh
  • Đại cáo bình Ngô, một áng thiên cổ hùng văn được Nguyễn Trãi viết vào năm 1428. Toàn bộ Đại cáo Bình ngô viết bằng chữ Hán, thay lời của Bình Định Vương Lê Lợi tuyên cáo giành lại độc lập cho Đại Việt, kết thúc cuộc kháng chiến chống quân Minh.
  • Ngoài ra còn có 28 tác phẩm gồm phú, biểu, tấu, chiếu, lục, bi, kí….

Về “Lịch sử” chính là những ký sự ghi chép về 10 năm khởi nghĩa Lam Sơn (tập Lam Sơn Thực lục) hay bài văn bia ở Vĩnh Lăng (tác phẩm Vĩnh Lăng thần đạo bi) kể lại thân thế và sự nghiệp của vua Lê Thái Tổ.

Về “Địa lý”, Nguyễn Trãi đã viết Dư địa chí – một tác phẩm địa lý xưa nhất viết hoàn toàn bằng chữ Hán ghi chép lại sơ lược về địa lý hành chính, tự nhiên của Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử.

Nổi trội nhất trong sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi là các bài thơ Phú như: Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập, Ngọc đường di cảo, Thạch Khánh đồ,…

>> XEM THÊM: Tiểu sử Tố Hữu

 >> XEM THÊM: Tóm tắt tiểu sử Nguyễn Khuyến

Nguyễn Trãi là một nhà tư tưởng vĩ đại, nhà quân sư lỗi lạc, nhà thơ, nhà văn kiệt xuất của dân tộc, nhà chính trị, nhà ngoại giao tài ba – một danh nhân văn hóa thế giới. Sự nghiệp cầm bút của ông đã truyền cảm hứng sáng tác cho rất nhiều người, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm về tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi nhé!

Tóm tắt sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Trãi

1. Tiểu sử

Nguyễn Trãi (1380 – 19 tháng 9 năm 1442), hiệu là Ức Trai, là một nhà chính trị, nhà văn, người đã tham gia tích cực Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại sự xâm lược của nhà Minh (Trung Quốc) với Đại Việt. Khi cuộc khởi nghĩa thành công vào năm 1428, Nguyễn Trãi trở thành khai quốc công thần của triều đại quân chủ nhà Hậu Lê trong Lịch sử Việt Nam. Ông được UNESCO vinh danh là "Danh nhân văn hóa thế giới" và là 1 trong 14 anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.

Nguyễn Trãi có cha là Nguyễn Phi Khanh, con rể của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán nhà Trần. Khi nhà Trần bị Hồ Quý Ly lật đổ lập nên nhà Hồ, Nguyễn Trãi tham gia dự thi, thi đỗ Thái học sinh năm 1400, Nguyễn Trãi làm quan dưới triều Hồ với chức Ngự sử đài chính chưởng. Khi nhà Minh xâm lược, cha ông là Nguyễn Phi Khanh bị bắt giải về Trung Quốc. Sau khi nước Đại Ngu rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại sự thống trị của nhà Minh. Ông trở thành mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn, đề ra chiến lược cũng như soạn thảo các văn thư ngoại giao với quân Minh. Ông tiếp tục phục vụ dưới triều đại vua Lê Thái Tổ và Lê Thái Tông với chức vụ Nhập nội hành khiển và Thừa chỉ.

Năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị kết án tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu ân xá cho ông. Nguyễn Trãi là một nhà văn hóa lớn, có đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam. Ông nằm trong danh sách 14 anh hùng dân tộc Việt Nam.

2. Phong cách sáng tác

Là một trong những vị anh hùng của dân tộc, đóng góp của Nguyễn Trãi cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước vô cùng to lớn. Bên cạnh đó, Nguyễn Trãi có nhiều tác phẩm có giá trị cho kho tàng văn học Việt Nam. Thơ của ông mang tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân và tình yêu mãnh liệt đối với thiên nhiên.

Một số tác phẩm mang tính chính trị và quân sự nổi tiếng của ông, đó là “Quân trung từ mệnh tập”, “Chiếu biểu viết dưới triều Lê” và đặc biệt là “Bình ngô đại cáo” – với giọng văn đầy sự hào hùng, lời đanh thép, thuyết phục, Nguyễn Trãi ca ngợi chiến thắng vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn và hào khí thời đại. Tác phẩm này được xem là bản tuyên ngôn đọc lập lần thứ 2 của nước ta, tổng kết cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh, mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc. Bình ngô đại cáo xứng đáng là một bản thiên cổ hùng văn còn lưu truyền đến muôn đời.

Trong sự nghiệp cầm bút của ông có rất nhiều tác phẩm được viết bằng chữ Nôm và chữ Hán. Thơ của Nguyễn Trãi luôn gần gũi, giản dị và thực tế với cuộc sống. Dù tác phẩm của ông để lại không còn nguyên vẹn và đầy đủ thế nhưng nó đã phần nào chứng minh được tài năng của ông.

Nguyễn Trãi dành cả một cuộc đời cống hiến cho sự phát triển của văn học và chính trị của dân tộc. Tuy vậy, cuộc đời của ông luôn mang nhiều bi thương nhưng để lại tiếng thơm muôn đời và sự kính phục của các thế hệ con cháu sau này. Nguyễn Trãi xứng đáng là vị anh hùng, dân tộc, nhà thơ của thời đại.

3. Vinh danh

Hiện nay, tại các thành phố lớn ở Việt Nam đã có rất nhiều con đường mang tên Nguyễn Trãi.

Đền thờ Nguyễn Trãi ở Nhị Khê, Hà Nội vốn là từ đường của họ Nguyễn Nhị Khê, được xây dựng sau khi vua Lê Thánh Tông chiêu tuyết cho ông. Đền còn lưu giữ bức chân dung Nguyễn Trãi cổ vẽ trên lụa và nhiều bức hoành phi nêu bật công lao và đức độ Nguyễn Trãi. Nhân dịp kỷ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi, nhà thờ đã được tôn tạo mở rộng, có thêm phòng trưng bày về thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Trãi và tượng đài Nguyễn Trãi. Đền được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa vào tháng 1 năm 1964.

Đền thờ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn, Hải Dương được khởi công xây dựng vào năm 2000 và khánh thành vào năm 2002. Tọa lạc tại khu vực động Thanh Hư, đền có mặt bằng rộng 10.000 m2, xoải dốc dưới chân dãy Ngũ Nhạc kề liền núi Kỳ Lân, chia thành nhiều cấp, tạo chiều sâu và tăng tính uy nghiêm. Nghệ thuật trang trí mô phỏng phong cách Lê và Nguyễn. Đền đã được công nhận Di tích nghệ thuật kiến trúc năm 2003. Ngoài ra, Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ cũng được thờ ở làng Khuyến Lương, nay là phường Trần Phú, quận Hoàng Mai và ở xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

4. Nhận định

Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc, văn võ song toàn; văn là chính trị: chính trị cứu nước, cứu dân, nội trị ngoại giao "mở nền thái bình muôn thủa, rửa nỗi thẹn nghìn thu"; võ là quân sự: chiến lược và chiến thuật, "yếu đánh mạnh ít địch nhiều... thắng hung tàn bằng đại nghĩa"; văn và võ đều là võ khí, mạnh như vũ bão, sắc như gươm đao... Thật là một con người vĩ đại về nhiều mặt trong lịch sử nước ta. – Phạm Văn Đồng

Hành trạng của Nguyễn Trãi ở triều Lê không thể cho ta cái nhận thức ông là một lãnh tụ, linh hồn của Khởi nghĩa Lam Sơn. Ở ông, ông chỉ là một viên quan triều đình như bao viên quan khác. Ông nổi tiếng là ở tài văn chương được người đời ca ngợi trong chức vụ Thừa chỉ mà Thái Tổ ban cho. Lê Thánh Tông cũng đã có một câu đánh giá tài năng văn chương của ông: "Văn chương Nguyễn Trãi làm vẻ vang cho nước". – Nguyễn Diên Niên

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều hiểu biết về Nguyễn Trãi để có một kết quả học tập tốt nhất nhé!