Triệu chứng phụ nữ mang thai nhiễm HIV

HIV là virus tấn công các tế bào của hệ thống miễn dịch và gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (Acquired Immunodeficiency Syndrome), là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV.

HIV lây truyền qua đường quan hệ tình dục, đường máu và từ mẹ sang con (trong thời gian mang thai, khi sinh đẻ và cho con bú). Đa số trẻ em bị nhiễm HIV là do mẹ mang thai nhiễm HIV truyền sang trẻ trước trong và sau khi sinh. Nếu người mẹ mang thai nhiễm HIV mà không có bất cứ can thiệp dự phòng nào thì thì nguy cơ lấy truyền HIV từ mẹ sang con sẽ chiếm khoảng 25-40% ở các nước đang phát triển và khoảng 16-20% tại châu Âu và Bắc Mỹ.

2. HIV lây truyền từ mẹ sang con như thế nào?

Có nhiều yếu tố nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con. Trong đó, yếu tố nguy cơ quan trọng nhất ảnh hưởng đến lây truyền HIV từ mẹ sang con là tải lượng virus trong máu của người mẹ. Tải lượng HIV cao có thể do hai lý do chính là do người mẹ mới nhiễm HIV hoặc do người mẹ bị nhiễm HIV đang ở giai đoạn tiến triển/ AIDS tiến triển.

Lượng HIV trong máu phụ nữ mang thai tỷ lệ thuận với tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con ở cả phụ nữ đã được điều trị ARV và ở phụ nữ chưa được điều trị ARV.

Giai đoạn lâm sàng AIDS của phụ nữ mang thai càng nặng thì tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con càng cao. Những người phụ nữ mang thai ở giai đoạn mới nhiễm HIV có tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con cao vì tải lượng HIV huyết thanh còn rất cao. Phụ nữ mang thai nhiễm HIV mắc các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục có nguy cơ cao lây truyền HIV từ mẹ sang con vì lượng HIV trong các dịch ở đường sinh sản và các tổn thương đường sinh sản tăng. Sử dụng ma tuý, hút thuốc lá, tình dục không an toàn với nhiều bạn tình trong thời kỳ mang thai có liên quan đến tăng tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Trẻ sinh non có nguy cơ nhiễm HIV từ mẹ cao hơn trẻ sinh đủ tháng. Nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con tăng tỷ lệ thuận với độ dài khoảng thời gian từ khi vỡ ối đến khi sinh. Nguy cơ này tăng khoảng 2% cho mỗi giờ sau vỡ ối. Các can thiệp như theo dõi thai, đặt điện cực ở da đầu thai nhi, cắt ngang tầng sinh môn, đặt phoóc xép đều có thể làm tăng phơi nhiễm của thai với HIV trong máu, dịch âm đạo của mẹ và tăng nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Các yếu tố liên quan đến trẻ sơ sinh như như hệ thống miễn dịch chưa trưởng thành, nhất là trẻ sinh non tháng có thể làm tăng nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con. Trẻ có tổn thương đường tiêu hoá mà bú mẹ sẽ có nguy cơ cao hơn trẻ khác.

Nuôi con bằng sữa mẹ làm tăng tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con. Tỷ lệ này cao nhất ở những người vừa cho con bú sữa mẹ vừa cho con ăn thức ăn thay thế, sau đó mới đến những người nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn.

3. Cơ chế lây truyền HIV từ mẹ sang con

Sự lây truyền HIV từ mẹ sang con được thực hiện qua 3 thời kỳ là lây truyền HIV trong tử cung và khi mang thai, trong lúc chuyển dạ và lây truyền sau khi sinh và qua sữa mẹ.

Sự lây truyền HIV trong tử cung và khi mang thai có thể xảy ra suốt từ 3 tháng đầu đến khi thai đủ tháng do HIV được truyền trực tiếp từ mẹ sang thai qua bánh rau.

Các cơn co tử cung trong khi chuyển dạ sinh có thể làm tổn thương các mạch máu nhỏ và gây chảy máu vào âm đạo. Máu chảy sẽ làm tăng số lượng HIV có trong âm đạo dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm HIV cho thai nhi khi đi qua âm đạo người mẹ. Nếu cuộc đẻ có các can thiệp như cắt tầng sinh môn, đặt phoóc xếp hoặc giác hút thì các biểu mô và mạch máu lớn có thể bị tổn thương, máu chảy nhiều làm tăng khả năng nhiễm HIV cho thai. Khi qua đường âm đạo để ra ngoài, thai có thể nuốt dịch âm đạo có chứa HIV vào đường tiêu hóa.

Nếu bà mẹ có HIV dương tính, nếu có điều kiện thì nên nuôi con bằng thức ăn thay thế hoàn toàn sữa mẹ để cắt nguồn lây vì HIV từ sữa mẹ có thể xâm nhập vào niêm mạc đường tiêu hóa của trẻ hoặc vú của bà mẹ có thể xây xước gây lây nhiễm trực tiếp cho trẻ bú .

4. Tại sao lại phải tiến hành xét nghiệm HIV cho bà bầu?

Triệu chứng phụ nữ mang thai nhiễm HIV

Xét nghiệm HIV cho tất cả phụ nữ mang thai là một trong những can thiệp của chương trình dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con. Hiện nay, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con vẫn chủ yếu tập trung vào những phụ nữ mang thai, phụ nữ đã nhiễm HIV. Để chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con có hiệu quả thì việc chẩn đoán tình trạng HIV cho tất cả phụ nữ mang thai cần phải được chú trọng tập trung. Việc phát hiện sớm tình trạng nhiễm HIV ở phụ nữ mang thai sẽ có tác dụng như:

Giúp phụ nữ mang thai nhiễm HIV tự quyết định các vấn đề về sinh con, về thực hiện các biện pháp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Giúp phụ mang thai chưa nhiễm HIV biết về HIV, về xét nghiệm HIV khi mang thai, về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con...

Giúp phụ nữ mang thai thực hiện các hành vi an toàn để làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho mình và cho con...

Hỗ trợ phụ nữ mang thai nhiễm HIV về mặt tình cảm, tâm lý ở c mặt như:

Xác định và bày tỏ tình cảm và hỗ trợ, giúp phụ nữ mang thai ổn định tinh thần, xây dựng nội lực để vượt qua mọi khủng hoảng

Tiếp cận được những cơ sở dịch vụ khi có nhu cầu, nhất là về y tế

Vượt qua được sự kỳ thị, xa lánh của cộng đồng

Tự quyết và tự tin trong cuộc sống...

Ngoài ra, phát hiện sớm tình trạng nhiễm HIV ở phụ nữ mang thai để áp dụng các biện pháp can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con gồm: dự phòng bằng thuốc ARV, dùng sữa thay thế cho con và giới thiệu các dịch vụ chăm sóc, điều trị sau sinh. Phụ nữ mang thai nhiễm HIV cần được hội chẩn với cơ sở chăm sóc, điều trị HIV/AIDS để xem xét điều trị bằng ARV hay điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Phòng khám đa khoa Biển Việt có cung cấp Gói Khám, Sàng lọc các bệnh xã hội giúp cho khách hàng có thể phát hiện sớm các bệnh lý và có hướng điều trị hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. 

Gói khám sàng lọc các bệnh xã hội tại Phòng khám đa khoa Biển Việt dành cho mọi lứa tuổi, cả nam giới và nữ giới.

Để đăng ký khám và điều trị tại Phòng khám đa khoa Biển Việt, Quý Khách có thể liên hệ với phòng khám theo số điện thoại 0812217575/ 0912075641 hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY

Bài tham khảo nguồn: acog.org

Xem thêm: 

Cách chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm HIV

Địa chỉ xét nghiệm phơi nhiễm HIV nhanh chóng – chính xác – bảo mật tại Hà Nội

Vi-rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là loại vi-rút gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).

HIV xâm nhập vào cơ thể bằng đường nào?

HIV xâm nhập vào đường máu thông qua dịch cơ thể như máu hoặc tinh dịch. Một khi đã xâm nhập vào máu, vi-rút này tấn công các tế bào CD4. Tế bào CD4 là tế bào quan trọng của hệ miễn dịch. Một khi các tế bào này bị phá hủy thì khả năng chống bệnh tật của cơ thể giảm đi.

AIDS xảy ra khi nào?

AIDS bắt đầu khi lượng tế bào CD4 giảm xuống đến một mức độ nhất định. Khi đó, cơ thể sẽ mắc các bệnh mà thông thường hệ miễn dịch có thể chống lại được. Các bệnh này bao gồm: viêm phổi, một số loại ung thư và nhiễm trùng.

Thời gian từ khi bị nhiễm HIV cho đến khi biểu hiện AIDS là bao lâu?

Có thể mất hàng tháng cho đến hàng năm từ khi bị nhiễm HIV cho đến khi biểu hiện AIDS. Trừ phi làm xét nghiệm, một người có thể không biết là mình bị nhiễm HIV cho đến khi bắt đầu đổ bệnh.

HIV chữa được không?

Có thể kiểm soát HIV nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn. Việc dùng thuốc chống HIV có thể giúp người mang vi-rút sống khỏe mạnh lâu hơn và giảm khả năng truyền vi-rút sang cho người khác. Không có vaccin chống HIV.

Nếu thai phụ bị nhiễm HIV thì có truyền sang cho con không?

HIV có thể truyền từ mẹ sang con bằng các đường sau:

  • Trong thời gian mang thai, HIV có thể truyền từ mẹ sang con thông qua nhau thai.
  • Trong quá trình sinh, bé có thể bị nhiễm do tiếp xúc với máu và các dịch khác của mẹ. Khi túi nước ối vỡ thì khả năng truyền vi-rút từ mẹ sang con cũng tăng. Phần lớn bé bị nhiễm HIV từ mẹ là trong quá trình sinh.
  • Sữa mẹ cũng có thể truyền vi-rút sang cho bé.

Làm thế nào để giảm khả năng truyền HIV từ mẹ sang con?

Nên hỏi bác sĩ để quyết định các biện pháp làm giảm khả năng truyền HIV từ mẹ sang con. Có các biện pháp sau:

  • Dùng thuốc chống HIV trong quá trình mang thai
  • Nếu nồng độ HIV cao thì quyết định sinh mổ
  • Dùng thuốc chống HIV trong quá trình chuyển dạ và khi sinh nếu cần
  • Cho bé uống thuốc chống HIV sau khi sinh
  • Không cho bé bú sữa mẹ

Sử dụng các biện pháp này, 99% người mẹ mang HIV sẽ không truyền HIV sang con.

Tại sao nên chữa trị HIV trong quá trình mang thai?

Chữa trị HIV trong quá trình mang thai gồm có 2 mục đích:

  • Để bảo vệ sức khỏe của chính người mẹ
  • Để tránh truyền HIV sang cho con.

Nhiều thuốc được sử dụng cùng một lúc để điều trị HIV, được gọi là “dùng thuốc theo phác đồ”. Thuốc chống HIV được dùng để làm giảm lượng vi-rút có trong cơ thể.

Các thuốc HIV có tác dụng phụ không?

Các thuốc trị HIV có thể có tác dụng phụ. Các tác dụng phụ thông thường bao gồm: buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu và đau cơ. Một số tác dụng phụ ít gặp hơn bao gồm: thiếu máu, tổn thương gan và một số bệnh về xương như loãng xương. Mặc dù rất ít gặp, nhưng các thuốc trị HIV có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên nếu không dùng thuốc thì khả năng truyền HIV từ mẹ sang con sẽ tăng lên rất nhiều.

Xem thêm bài viết Bài 27 - Làm gì khi phát hiện nhiễm HIV khi có thai của BS. Lê Tiểu My

Tải lượng vi-rút là gì?

Tải lượng vi-rút là lượng vi-rút có trong cơ thể.

Tại sao phải theo dõi tải lượng vi-rút và số lượng tế bào CD4 trong cơ thể?

Tải lượng vi-rút cao cùng với lượng tế bào CD4 thấp đồng nghĩa với việc khả năng truyền HIV từ mẹ sang con cao và khả năng người mẹ bắt đầu đổ bệnh cao. Tuy nhiên ngay cả khi tải lượng vi-rút thấp thì vẫn có khả năng truyền HIV từ mẹ sang con.

Có nên sử dụng bao cao su ngay cả khi đang mang thai?

Nếu bạn tình hoặc chồng cũng bị nhiễm HIV, việc sử dụng bao cao su có thể giúp cả hai người tránh bị thêm các nhiễm trùng khác. Nếu bạn tình hoặc chồng không bị nhiễm HIV thì ngoài việc sử dụng bao cao su, nên dùng thêm các thuốc khác để làm giảm khả năng lây nhiễm.

Thai phụ nhiễm HIV và sinh mổ thì có thêm các nguy cơ nào khác?

Thai phụ dương tính với HIV có thể sẽ gặp thêm một số nguy cơ khi sinh mổ. Phụ nữ với lượng tế bào CD4 thấp có hệ thống miễn dịch yếu hơn người thường, vì thế khả năng viêm nhiễm sau phẫu thuật sẽ cao hơn. Vết mổ có thể mất nhiều thời gian hơn để lành. Thuốc chống viêm sẽ được chỉ định trong quá trình sinh mổ.

Sau khi sinh, làm thế nào để biết là bé có bị nhiễm HIV hay không?

Nếu người mẹ dương tính với HIV thì bé sẽ được làm xét nghiệm với HIV vài lần trong vài tháng đầu. Xét nghiệm sẽ kiểm tra xem trong máu bé có chứa vi-rút hay không. Nếu hai trong số những xét nghiệm này dương tính thì có nghĩa là bé đã bị nhiễm HIV. Nếu hai trong số những xét nghiệm này âm tính thì có nghĩa là bé không bị nhiễm. Khi bé được 12-18 tháng thì sẽ làm xét nghiệm một lần nữa.

Giải thích thuật ngữ

Bệnh loãng xương: là trường hợp khi xương trở nên yếu và dễ gãy.

Hệ miễn dịch: là hệ thống bảo vệ tự nhiên của cơ thể chống lại các vật thể lạ và các sinh vật lạ xâm nhập cơ thể như vi trùng gây bệnh.

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS): là một nhóm các dấu hiệu và triệu chứng, thường là nhiễm trùng nặng, xảy ra khi hệ thống miễn dịch bị phá hoại do nhiễm vi-rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV).

Nhau thai: là cơ quan nuôi dưỡng thai nhi và giúp loại bỏ chất thải từ thai nhi.

Sinh mổ: là quá trình sinh bằng cách mổ bụng và tử cung của người mẹ.

Thai nhi: là bào thai phát triển trong tử cung, được định nghĩa từ tuần thứ 9 đến khi sinh.

Thiếu máu: là trường hợp lượng máu hoặc số lượng tế bào máu thấp bất thường. Nguyên nhân thông thường nhất là do thiếu sắt.

Túi nước ối: là túi chứa dịch trong tử cung người mẹ, nơi thai nhi phát triển.

Vi-rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV): là loại vi-rút tấn công các tế bào nhất định của hệ thống miễn dịch và gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).

Chú ý

Nếu bạn có thêm thắc mắc, hãy đến gặp bác sĩ sản phụ khoa

Bài này được thiết kế để trợ giúp bệnh nhân, chứ không mô tả toàn bộ quá trình điều trị cần thiết và do đó không nên bỏ qua các phương pháp khác có thể. Tuỳ thuộc vào trạng thái của từng bệnh nhân, điều kiện của cơ sở y tế mà các phương pháp điều trị có thể có thay đổi.

Tài liệu tham khảo

http://www.acog.org/~/media/For%20Patients/faq113.pdf?dmc=1&ts=20140907T1040238494