Trịnh công sơn là ai

  • Sao Việt
  • Talk với Sao
  • Sao Châu Á
  • Sao Hollywood và các nước khác

Trịnh công sơn là ai
Sau tất cả, âm nhạc của Trịnh Công Sơn vẫn là điều ấn tượng nhất còn đọng lại.
Trịnh công sơn là ai
Khán giả sẽ được thưởng thức một album nhạc Trịnh với tinh thần và cảm xúc đầy mới mẻ, nhưng vẫn giữ đúng tinh...
Trịnh công sơn là ai
"Em và Trịnh" vừa tung trailer chính thức và ấn định ngày khởi chiếu.
Trịnh công sơn là ai
Avin Lu đã làm việc ở xưởng bông gòn vì nghĩ rằng bông gòn nó nhẹ.
Trịnh công sơn là ai
Ê-kíp “Em và Trịnh” gặp khó khăn khi tìm kiếm nữ diễn viên phù hợp với vai Dao Ánh.
Trịnh công sơn là ai
Đây là một ý đồ độc đáo và đầy chất ngẫu hứng, lãng mạn của giám đốc âm nhạc Huy Tuấn.
Trịnh công sơn là ai
Không chỉ chia sẻ về cơ hội được làm việc cùng cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nữ ca sĩ còn lên tiếng về cuộc ly...
Trịnh công sơn là ai
Clip cô gái trẻ Hoàng Trang hát nhạc Trịnh đăng trên trang cá nhân với bài "Ta đã thấy gì trong đêm nay", chỉ...
Trịnh công sơn là ai
Khánh Ly chia sẻ dù không đến với nhau nhưng tình cảm giữa bà và cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sâu nặng hơn cả vợ...
Trịnh công sơn là ai
Nữ ca sĩ dành nhiều thời gian nghiên cứu và chuyển ngữ nhạc Trịnh sang tiếng Pháp.
Trịnh công sơn là ai
"Trịnh Contemporary" là dự án âm nhạc tiếp theo của Hà Lê sau album "Ai Bằng Anh".
Trịnh công sơn là ai
Người quản lý cho biết sức khỏe và tinh thần của bà hiện rất tốt, khiến bà muốn cất tiếng hát để trả ơn cuộc...
Trịnh công sơn là ai
Đức Tuấn đã thực hiện bản thu hoàn chỉnh và chính thức của bản trường ca "Dã tràng ca" để mừng sinh nhật lần...
Trịnh công sơn là ai
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày sinh của cố nhạc sĩ tài hoa, Google đã tôn vinh ông trên trang chủ.
Trịnh công sơn là ai
NSƯT Nguyễn Chánh Tín nói ông thân với cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nên biết ca sĩ Khánh Ly không phải người tình...
Trịnh công sơn là ai
NSƯT Nguyễn Chánh Tín nói không ai thân và hiểu rõ cuộc đời cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn như ông.

  • Trịnh công sơn là ai
  • 1
  • 2
  • 3
  • Trịnh công sơn là ai

Có lẽ khi nhắc đến những nhạc sĩ tài hoa bậc nhất ở Việt Nam, không thể không nhắc đến cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn – người nghệ sĩ đa tài đã để lại cho đời những bản tình ca bất hủ. Để hiểu rõ hơn về Trịnh công sơn là ai? chi tiết về tiểu sử của nhạc sĩ thì hãy cùng Hồ Sơ Danh Nhân tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.

Chắc hẳn quý độc giả không còn xa lạ gì với những ca khúc nổi tiếng như: Để gió cuốn đi, Cát bụi, Diễm xưa, Hạ trắng, Tình nhớ, Một cõi đi về, Biển nhớ, Em ở nông trường em ra biên giới, Đêm thấy ta là thác đổ,… của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Trịnh Công Sơn được xem là một trong những nhạc sĩ lớn của âm nhạc đại chúng, tân nhạc Việt Nam với số lượng tác phẩm đồ sộ, ông đã để lại cho đời hơn 600 bài hát. Hơn thế nữa, ông còn được xem là một nhà thơ, một họa sĩ, một ca sĩ và một diễn viên không chuyên.

Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không những là người để lại cho đời lời ca tiếng hát sống mãi với thời gian, mà chính bản thân ông cũng đã trở thành một biểu tượng văn hóa đại chúng. Hàng năm, nhiều người yêu mến âm nhạc của ông vẫn tổ chức những đêm nhạc để tưởng nhớ cố nhạc sĩ. Mặc dù, có rất nhiều các nghệ sĩ thể hiện nhạc Trịnh như Thái Thanh, Ngọc Lan, Tuấn Ngọc, Quang Dũng, Lân Nhã, Lệ Quyên, Trần Thu Hà, v.v… nhưng thành công nhất vẫn là hai “bóng hồng” Khánh Ly và thế hệ sau là Hồng Nhung.

I. Trịnh Công Sơn là ai?

Trịnh công sơn là ai

Trịnh Công Sơn (28 tháng 2 năm 1939 – 1 tháng 4 năm 2001) là một nam nhạc sĩ người Việt Nam. Ông được coi là một trong những nhạc sĩ lớn của Tân nhạc Việt Nam với nhiều tác phẩm nổi tiếng. Hiện nay chưa có thống kê chính xác về số tác phẩm để lại của ông (ước đoán con số không dưới 600 ca khúc).

Tuy nhiên số ca khúc của ông được biết đến rộng rãi là 236 ca khúc (cả lời và nhạc). Nhạc của Trịnh Công Sơn được nhiều ca sĩ thể hiện, nhưng thành công hơn cả là Khánh Ly, danh ca gắn liền tên tuổi với hàng trăm ca khúc của ông. Ngoài ra, ông còn được xem là một nhà thơ, một họa sĩ, một diễn viên và một ca sĩ (ông từng biểu diễn một số bài hát do chính mình sáng tác).

II. Cuộc đời và sự nghiệp của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn

1. Thời niên thiếu

Trịnh công sơn là ai

Ông nguyên quán ở làng Minh Hương, xã Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Ông lớn lên tại Huế. Lúc nhỏ ông theo học các trường Lycée Français và Providence ở Huế, sau vào Sài Gòn theo học triết học trường Tây Lycée Jean Jacques Rousseau và tốt nghiệp tú tài tại đây.

Năm 1957, khi 18 tuổi, ông bị một tai nạn, khi đang tập võ judo với người em trai, ông bị thương nặng ở ngực, suýt chết và phải nằm liệt giường gần hai năm tại Huế. Cũng theo một nguồn tin khác như lời kể của bà Trịnh Vĩnh Trinh (em gái cố nhạc sĩ): “Năm anh Sơn 18 tuổi, ba mất, để lại mẹ và bảy người em.

Lúc đó, anh còn quá trẻ, không biết phải làm sao. Mấy tháng liền, trời nắng chang chang, anh lên mộ ba ngồi cả ngày. Anh ốm nặng một trận. Khi khỏi, anh nhờ má mua cho cây đàn để viết nhạc”.

Bà Trịnh Vĩnh Trinh kể ở tuổi 18, trở thành trụ cột gia đình, Trịnh Công Sơn loay hoay không biết phải bắt đầu thế nào. Ông mua rất nhiều sách để đọc và dạy các em. Ông bắt năm em gái tập đi mỗi sáng với một quyển sách được đặt trên đầu, phải bước đi sao cho duyên dáng, khoan thai.

Ông coi trọng lễ nghi, luôn dặn dò các em không được gắp thức ăn trước người lớn trong bữa cơm, không được chống hai tay trên bàn khi có bề trên. Ông nghiêm khắc, từng đánh đòn em nhưng sau này, ông hối hận nói: “Lúc đó anh còn trẻ quá, chẳng biết làm sao”.

Thời gian nằm bệnh, ông đọc nhiều sách về triết học, văn học, tìm hiểu dân ca. Ông từng thổ lộ: “Khi rời khỏi giường bệnh, trong tôi đã có một niềm đam mê khác – âm nhạc. Nói như vậy hình như không chính xác, có thể những điều mơ ước, khát khao đó đã ẩn chứa từ trong phần sâu kín của tiềm thức bỗng được đánh thức, trỗi dậy”.

Theo ông cho biết, ông sáng tác bài Sương đêm và Sao chiều vào năm 17 tuổi. Nhưng tác phẩm được công bố đầu tiên của ông là Ướt mi, do nhà xuất bản An Phú in năm 1959 và qua giọng ca Thanh Thúy.

Năm 1961, vì muốn tránh thi hành nghĩa vụ quân sự nên ông thi và theo học ngành Tâm lý giáo dục trẻ em tại trường Sư phạm Quy Nhơn. Sau khi tốt nghiệp ông dạy tại một trường tiểu học ở Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Ông là một trí thức đấu tranh tích cực cho phong trào hòa bình tại miền Nam. Năm 1968, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã gặp bộ đội cụ Hồ trong 26 ngày đêm Cách mạng giải phóng Huế. Vào năm 1970, ông đã tham gia phong trào Tự quyết với Ngô Kha, Trần Viết Ngạc, Lê Khắc Cầm, Chu Sơn và Thái Ngọc San.

2. Sự nghiệp

Trịnh công sơn là ai

Ông sáng tác bài Sương đêm và Sao chiều vào năm 17 tuổi.. Nhưng tác phẩm đầu tiên của ông là Ướt mi, được xuất bản An Phú in năm 1959. Từ đó tên tuổi của ông được nhiều người biết đến.

Trong những năm sau đó, nhạc của ông được phổ biến và được nhiều ca sĩ trình diễn, đặc biệt là Khánh Ly. Vì lời lẽ trong nhiều bài hát của ông có tính chất phản chiến, nhà cầm quyền miền Nam đã cấm lưu hành vài tác phẩm của ông.

Ngay cả Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, vốn đối lập, cũng không tán thành việc ông gọi Chiến tranh Việt Nam là “nội chiến” trong bài Gia tài của mẹ, vì quan điểm của họ cho rằng đây là cuộc chiến tranh chống xâm lược và thống nhất đất nước. Tuy nhiên, nhiều bài hát của ông lại rất thịnh hành trong công chúng cho đến hôm nay.

Năm 1961 vì bắt buộc phải trốn lính nên ông thi và theo học ngành Tâm lý giáo dục trẻ em tại trường Sư phạm Qui Nhơn. Sau khi tốt nghiệp ông dạy tại 1 trường tiểu học ở Bảo Lộc, Lâm Đồng

Một số bài hát của Trịnh Công Sơn đã đến với công chúng Nhật Bản năm 1970 như Diễm Xưa (do Khánh Ly biểu diễn bằng cả tiếng Nhật và tiếng Việt), Ca dao Mẹ, Ngủ đi con.

Trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông lên đài truyền thanh Sài Gòn hát bài Nối vòng tay lớn, bài hát nói về ước mơ hòa hợp dân tộc hai miền Nam Bắc mà ông viết từ năm 1968.

Theo BBC, sau khi chiến tranh kết thúc, gia đình ông di tản sang Mỹ và ông đã phải sống 4 năm trong trại cải tạo. Nhưng cũng có những nguồn tin theo tác giả Bùi Đức Lạc thì Trịnh Công Sơn chỉ đi kinh tế mới vài năm chứ không hề có cải tạo hay ông đi học tập 2 năm ở Cồn Tiên. . Một thời gian dài sau 1975, nhạc của ông bị cấm đoán ở tại Việt Nam hay bị một ít người ngấm ngầm tẩy chay ở hải ngoại.

Những năm sau 1975, sau thời gian tập trung lao động, ông làm việc tại Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh, tạp chí Sóng nhạc. Từ thập niên 1980, Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác lại, và có viết một số bài có nội dung ca ngợi chế độ mới như Thành phố Mùa Xuân, Em ở nông trường em ra biên giới, Huyền thoại Mẹ… Sau đó nhà nước Việt Nam đã nới lỏng quản lý văn nghệ, ông lại tiếp tục đóng góp nhiều bản tình ca có giá trị.

Ông cũng là một diễn viên điện ảnh nghiệp dư, năm 1971 ông thủ vai chính trong phim Đất khổ . Phim hoàn tất năm 1974, nhưng chỉ được chiếu cho công chúng xem 2 lần rồi không được phép trình chiếu ở Miền Nam Việt Nam với lý do “có tính phản chiến” . Sau năm 1975, bộ phim không được trình chiếu tại Việt Nam. Cuối cùng, một bản phim đã về tay nhà thơ Đỗ Trung Quân. Bộ phim được chọn là phim Việt Nam chính trong Liên hoan phim Á Mỹ năm 1996.

Ông bị bệnh gan, thận và tiểu đường. Ông mất tại Thành phố Hồ Chí Minh vì bệnh tiểu đường lúc 12h45 ngày 1 tháng 4 năm 2001 (tức ngày 8 tháng 3 năm Tân Tỵ). Từ đó hàng năm giới hâm mộ đều lấy ngày này làm ngày tưởng niệm

Suốt đời, Trịnh Công Sơn yêu nhiều nhưng không chính thức kết hôn với ai, và cũng chưa chính thức công nhận con.

Sự nghiệp sáng tác

Bài chi tiết: Nhạc Trịnh và Danh sách tác phẩm Trịnh Công Sơn

Trịnh Công Sơn sáng tác được khoảng hơn 600 ca khúc, những tác phẩm không những mang đậm một phong cách riêng mà còn gửi gắm một triết lý. Ông từng lý giải cho cái sự sáng tác của mình: “Tôi chỉ là 1 tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo…”

Nhạc tình

Trịnh công sơn là ai

Tình yêu là đề tài lớn nhất trong các tác phẩm của Trịnh Công Sơn. Những bản tình ca chiếm đa số trong danh mục nhạc phẩm. Khả năng viết nhạc tình của họ Trịnh tưởng chừng không biết mai một theo năm tháng, theo thời đại: từ 1958 với Ướt mi đã nổi tiếng cho đến thập niên 1990 vẫn có những bản tình ca thấm thía: Như một lời chia tay, Xin trả nợ người…

Nhạc tình của ông đa số là nhạc buồn, thường nói lên tâm trạng buồn chán, cô đơn như trong Sương đêm, Ướt mi, những khúc tình ngầm mang sầu ly biệt như Diễm xưa, Biển nhớ, hay tiếc nuối một cái gì đã qua: Tình xa, Tình sầu, Tình nhớ, Em còn nhớ hay em đã quên, Hoa vàng mấy độ…

Ngoài ra còn những bài triết lý tình, mang một bóng dáng ngậm ngùi, lặng lẽ của người tình từng trải: Cỏ xót xa đưa, Gọi tên bốn mùa, Mưa hồng…

Những bài hát này có giai điệu nhẹ nhàng, dễ hát, thường được viết với tiết tấu chậm, thích hợp với điệu Slow, Blues hay Boston. Phần lời được đánh giá cao nhờ đậm chất thơ, bề ngoài trông mộc mạc nhưng rất thâm trầm sâu sắc, đôi khi mang những yếu tố tượng trưng, siêu thực.

Nhạc tình của Trịnh Công Sơn rất phổ biến tại Việt Nam, nhạc sĩ Thanh Tùng từng gọi Trịnh Công Sơn là “người Việt viết tình ca hay nhất thế kỷ“.

Nhạc phản chiến

Trịnh công sơn là ai

Tên tuổi của Trịnh Công Sơn còn gắn liền với một loại nhạc mang tính chất chống lại chiến tranh, ca ngợi hòa bình mà người ta thường gọi là nhạc phản chiến, sau này tài tử hơn và để tránh nhầm lẫn với những ca khúc phản chiến của tác giả khác, người ta gọi là Ca khúc da vàng.

Theo Bửu Chỉ, Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác dạng nhạc này vào khoảng năm 1965- 1966. Năm 1966, ông cho ra đời tập Ca khúc Trịnh Công Sơn, trong đó có manh nha một xu hướng chính trị yếm thế. Đến năm 1967, nhạc Trịnh lên đến đỉnh cao của sự phản chiến bằng tập Ca khúc da vàng.

Năm sau, ông cho ra tiếp tập Kinh Việt Nam. Từ năm 1970 tới 1972 ông tự ấn hành được hai tập nhạc phản chiến là Ta phải thấy mặt trời và Phụ khúc da vàng

Nhạc phản chiến của họ Trịnh phần lớn viết bằng điệu Blues, cộng với lời ca chân tình thống thiết, trở nên những bài hát rất cảm động nhưng không hề yếu đuối, bỉ mị. Những bản nhạc này được ông cùng Khánh Ly đem đi hát ở nhiều nơi tại miền Nam, được nhiều người nhất là giới sinh viên nhiệt tình ủng hộ.

Đây cũng là loại nhạc làm cho danh tiếng của Trịnh Công Sơn lan ra thế giới: nhờ nhạc phản chiến ông được một Đĩa Vàng (giải thưởng âm nhạc) tại Nhật và có tên trong tự điển bách khoa Encyclopédie de tous les pays du monde của Pháp

Nhạc phản chiến Trịnh Công Sơn được cho là có vai trò không nhỏ trong giai đoạn cuối của chiến tranh Việt Nam. Cũng vì loại nhạc này mà ông đã bị tẩy chay nhiều lần từ cả hai phe đối địch. Nhưng về phía Trịnh Công Sơn, không thể phủ nhận rằng ông đã trở thành một tên tuổi đặc biệt nhờ vào dòng nhạc này.

Cho đến nay, sau hơn 30 năm hòa bình, rất nhiều bài hát của ông vẫn còn bị cấm trình diễn tại Việt Nam, dù rất phổ biến (và được Khánh Ly phát hành băng nhạc) tại miền Nam trong thời chiến tranh Việt Nam (như bài Chính chúng ta phải nói hòa bình, Hát trên những xác người, Ta đi dựng cờ, Ta quyết phải sống)

Nhạc khác

Ngoài các bản nhạc tình và nhạc phản chiến, Trịnh Công Sơn còn để lại những tác phẩm viết về quê hương: Chiều trên quê hương tôi, viết cho trẻ em: Em là hoa hồng nhỏ, Mẹ đi vắng, và cả những bài nhạc đỏ: Huyền thoại mẹ, Em ở nông trường – em ra biên giới, Nối vòng tay lớn, Ánh sáng Mạc Tư Khoa, Chưa mất niềm tin, Huế – Sài Gòn – Hà Nội…

Trong đó nổi tiếng hơn cả là các bài “Em là hoa hồng nhỏ” và “Nối vòng tay lớn” – có thể nói rằng không một thanh thiếu niên Việt Nam nào lại không biết đến hai bài hát này.

Thơ

Có khá nhiều bài thơ (văn vần không được phổ nhạc) của ông hoặc được cho là của ông hiện đang được truyền tụng trên các diễn đàn.

Hội họa

Cũng giống như đàn anh Văn Cao, Trịnh Công Sơn để lại khá nhiều tác phẩm hội họa, bút tích.

Một số trong đó hiện còn được lưu giữ và trưng bày tại Hội Ngộ Quán.

3. Đời sống tình cảm

Trịnh công sơn là ai

Trịnh Công Sơn không có vợ, nhưng ông có những mối tình đẹp và lãng mạn với những phụ nữ nổi tiếng không những ở Việt Nam mà ở cả ngoại quốc. Mối tình đầu của ông là với ca sĩ Khánh Ly, rồi sau đó với một cô gái Nhật Bản làm luận án tiến sĩ về âm nhạc Trịnh Công Sơn, mối tình thứ ba của ông là với ca sĩ Hồng Nhung và mối tình thứ tư của ông là với VA…, khi ông mất VA là một trong số các người thân ở bên cạnh ông.

Những năm cuối cùng của cuộc đời, niềm say mê lớn nhất, Trịnh Công Sơn gần như dành hết cho ca sĩ Hồng Nhung mà theo ông là “Một người quá gần gũi không  biết phải gọi là ai!”… Với Hồng Nhung, tâm hồn Trịnh gần như trẻ lại, khiến bước chân ông trở nên bối rối, ngập ngừng với buổi hẹn.

Ca sĩ Hồng Nhung kể lại tình cảm của cô dành cho Trịnh Công Sơn và của Trịnh dành cho cô lần đầu gặp mặt: “Lần đầu tiên đứng trước nhau, cả tôi và anh Sơn đều run. Tôi run vì quá trẻ và Sơn run vì anh quá… già!”

Hoàng Anh, một người bạn gái khác của Trịnh nói về tình yêu đối với ông: “Hiện tôi vẫn để ảnh tưởng nhớ Trịnh Công Sơn trong phòng ngủ, nhưng chồng tôi không bao giờ thắc mắc, mà luôn tôn trọng thế giới riêng của tôi”‘.

Tình yêu của Trịnh dành cho nhiều phụ nữ trẻ, đẹp và nổi tiếng, họ yêu ông say đắm, khi ông mất có người còn xin gia đình cho được để tang ông, nhưng ông không sống khăng khít với một phụ nữ nào.

Tài năng của ông luôn liên tục thăng hoa, ngoài âm nhạc ông còn đóng phim, hội họa…. Nhưng ông nhìn nhận cuộc đời và giành tình cảm cho đời một cách rất giản đơn với không hề tham vọng, ông nói một cách thản nhiên về cuộc đời: Cái chết chẳng qua cũng chỉ là một sự đùa cợt sau cùng của cuộc sống.

4. Nhận xét

Trịnh công sơn là ai

Tình yêu trong nhạc của anh là những cảm xúc dữ dội như trái phá con tim mù loà, như nỗi chết cơn đau thật dài, như vết thương mở rộng… Cuộc đời là hư vô chủ nghĩa, con người sống trong cảnh Chúa, Phật bỏ loài người. Cuộc đời còn là đám đông nhưng cũng là quán không. Con người là cát bụi mệt nhoài, bao nhiêu năm làm kiếp con người, chợt một chiều tóc trắng như vôi… Tất cả nói lên sự muộn phiền, đau đớn…

Trích trong hồi ký Phạm Duy III, thời phân chia Quốc – Cộng Nhạc thần thoại quê hương, nhạc tình yêu và thân phận con người của Trịnh Công Sơn có một tư tưởng chỉ đạo khá rõ, dù toàn bộ âm nhạc của anh đẹp như một bức họa trừu tượng hơn là tả thực.

Cả nhạc lẫn lời, cả xác chữ lẫn hồn thơ, nghe bảng lảng, mơ hồ khó phân định cho đúng nghĩa, nhưng nếu nghe kỹ cũng tìm ra ý chính:

Trịnh Công Sơn muốn nói lên nỗi đau con người trong cuộc sống hiện đại, có tình yêu, có chiến tranh, có hận thù, có cái chết dễ dàng như chết trong mơ Anh ca tụng tình yêu và — cũng như bất cứ nghệ sĩ nào ở trên đời này — anh chống bạo lực và chống chiến tranh. – Trích trong hồi ký Phạm Duy III, thời phân chia Quốc – Cộng

Trong âm nhạc của Sơn, ta không thấy dấu vết của âm nhạc cổ điển theo cấu trúc bác học phương Tây. Sơn viết hồn nhiên như thể cảm xúc nhạc thơ tự nó trào ra.

Nói như nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, người bạn già của tôi, “Trịnh Công Sơn viết dễ như lấy chữ từ trong túi ra”.

Cái quyến rũ của nhạc Trịnh Công Sơn có lẽ là ở chính chỗ đó, ở chỗ không định tạo ra một trường phái nào, một triết học nào, mà vẫn thấm vào lòng người như suối tưới.

Với những lời, ý đẹp và độc đáo đến bất ngờ hôn phối cùng một kết cấu đặc biệt như một hình thức của dân ca hầu như không thay đổi, Trịnh Công Sơn đã chinh phục hàng triệu con tim, không chỉ ở trong nước, mà ở cả ngoài biên giới nữa… – Trích trong lời bạt cuối sách trong cuốn nhạc Em còn nhớ hay em đã quên, xuất bản năm 1997.

Anh Sơn vô tận bấy chầy Tôi từ lẽo đẽo tháng ngày trải qua Niềm thống khổ đứt ruột rà

Còn chăng? chỉ một ấy là là chi? – Bài thơ Trịnh Công Sơn.

Nguồn: Tổng hợp