Tuyển sinh tiến sĩ đại học Bách Khoa tphcm

Nghiên cứu sinh bảo vệ luận án tiến sĩ tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn [ĐH Quốc gia TP.HCM] - Ảnh: LÝ NGUYÊN

Các chuyên gia cho rằng chính sự dễ dãi của các cơ sở đào tạo đã làm xuất hiện hàng loạt luận án kém chất lượng và cho ra lò nhiều tiến sĩ dỏm.

Hiện nay dù có quy chế đào tạo chung và chuẩn chung trong đào tạo tiến sĩ, nhưng một thực tế đang tồn tại là việc quản lý chất lượng của các cơ sở đào tạo rất khác nhau. Do vậy, người học bây giờ thường tìm cơ sở đào tạo "dễ chịu" để làm nghiên cứu sinh.

TS Nguyễn Đức Danh [Trường ĐH Sư phạm TP.HCM]

Tìm trường "dễ chịu"

Theo nhiều chuyên gia, hiện đang có không ít học viện, viện nghiên cứu và trường đại học các tỉnh đào tạo tiến sĩ khá "dễ chịu". Trong khi ở TP.HCM có hàng chục trường đại học đào tạo hầu hết các chuyên ngành, nhưng nhiều người ở đây lại chọn làm nghiên cứu sinh ở các viện ở Hà Nội hoặc các tỉnh xa.

Tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn [ĐH Quốc gia TP.HCM] từ năm 2018 đến 2021 số nghiên cứu sinh trúng tuyển vào trường giảm, trung bình mỗi năm trường chỉ tuyển được 1/3 chỉ tiêu.

Các ngành đều có nghiên cứu sinh dự tuyển, riêng ngành ngôn ngữ Nga không có nghiên cứu sinh dự tuyển. Tại Trường ĐH Bách khoa [ĐH Quốc gia TP.HCM], kết quả tuyển sinh tiến sĩ các năm 2019, 2020, 2021 được số nghiên cứu sinh lần lượt là 37, 43, 62.

So với trước đó, mấy năm gần đây số nghiên cứu sinh dần tăng nhưng vẫn chưa năm nào đủ chỉ tiêu hằng năm của trường [khoảng 100 chỉ tiêu].

TS Nguyễn Đức Danh [Trường ĐH Sư phạm TP.HCM] cho rằng: "Hiện nay dù có quy chế đào tạo chung và chuẩn chung trong đào tạo tiến sĩ, nhưng một thực tế đang tồn tại là việc quản lý chất lượng của các cơ sở đào tạo rất khác nhau.

Do vậy người học bây giờ thường tìm cơ sở đào tạo "dễ chịu" để làm nghiên cứu sinh, họ không dám vào các trường quản lý đào tạo chặt".

Sau 9 năm mới tốt nghiệp tiến sĩ

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, thời gian đào tạo tiến sĩ từ 3 - 5 năm, nhưng đợt tốt nghiệp tháng 4-2022 ở Trường ĐH Bách khoa [ĐH Quốc gia TP.HCM] có tỉ lệ nghiên cứu sinh tốt nghiệp 5 - 6 năm chiếm 50% [6 nghiên cứu sinh tốt nghiệp sau 5 năm, 2 nghiên cứu sinh 6 năm, 6 nghiên cứu sinh 7 năm và 3 nghiên cứu sinh 9 năm].

Trong năm 2021, số nghiên cứu sinh tốt nghiệp sau 3 - 5 năm khoảng 50%, đặc biệt có một nghiên cứu sinh tốt nghiệp sau hơn 2 năm.

PGS.TS Hoàng Trang - trưởng phòng đào tạo sau đại học nhà trường - cho hay trường hợp đặc biệt được kéo dài thêm thời gian học đều có lý do chính đáng và nhà trường đều xin ý kiến cấp trên.

"Một khó khăn đối với nghiên cứu sinh là hầu hết họ có công việc khác nên không thể tập trung toàn thời gian để nghiên cứu, học tập khi làm nghiên cứu sinh. Tôi có làm một nghiên cứu cho thấy để làm nghiên cứu sinh bài bản từ khi vào học đến khi tốt nghiệp mất khoảng 8.000 - 10.000 giờ nghiên cứu.

Do không thể có toàn thời gian nghiên cứu nên nhiều nghiên cứu sinh phải học thời gian kéo dài hơn", ông Trang cho biết thêm.

TS Trần Văn Thắng - trưởng phòng đào tạo sau đại học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn [ĐH Quốc gia TP.HCM] - cũng cho biết thời gian đào tạo tiến sĩ của trường hiện nay là 4 năm đối với người tốt nghiệp đại học và 3 năm đối với người có bằng thạc sĩ.

Nghiên cứu sinh được phép gia hạn tối đa 24 tháng, khi hết thời gian đào tạo. Thời gian để nghiên cứu sinh tốt nghiệp tại trường từ 5 - 6 năm. Đối với nghiên cứu sinh trúng tuyển từ khóa tuyển sinh năm 2017 trở về trước được phép trình luận án để bảo vệ trong thời gian tối đa 7 năm.

Đam mê nghiên cứu mới theo được

Cũng theo ông Trang, tại Trường ĐH Bách khoa, khi tuyển sinh tiến sĩ, thí sinh phải bảo vệ đề cương đầu vào. Nghiên cứu sinh phải thường xuyên làm việc với giáo viên hướng dẫn để ra đề cương nghiên cứu, rồi bảo vệ đầu vào.

"Tuyển sinh đầu vào bậc tiến sĩ ở trường chúng tôi không khó, chỉ có quá trình quản lý chất lượng đào tạo làm rất chặt chẽ. Sau khi trúng tuyển vào học, cứ mỗi sáu tháng nghiên cứu sinh phải báo cáo tiến độ nghiên cứu, thực hiện tiểu luận chuyên đề với các giáo viên trong và ngoài trường để được góp ý đánh giá.

Nếu nghiên cứu sinh nào thật sự không đam mê nghiên cứu thì sẽ ngại việc này nên chọn trường khác dễ hơn" - ông Trang nói.

Để được bảo vệ luận án, nghiên cứu sinh phải đáp ứng yêu cầu đầu ra về ngoại ngữ, có tối thiểu 2 bài báo quốc tế, bảo vệ qua hội đồng cấp khoa, cấp trường... Về mặt chuyên môn, từ đề cương đầu vào cho đến các tiểu luận hội thảo [4 - 5 hội thảo] giúp nghiên cứu sinh đảm bảo chất lượng nghiên cứu.

"Về đầu ra của bậc tiến sĩ, bộ chỉ yêu cầu nghiên cứu sinh cần có 2 bài báo khoa học, nhưng nhà trường yêu cầu các bài báo này phải đăng trên tạp chí quốc tế uy tín. Trung bình mỗi nghiên cứu sinh của trường đến khi tốt nghiệp có 6 bài báo", ông Trang cho biết thêm.

Làm kỹ các khâu

Về việc xét duyệt đề tài luận án, ông Trần Văn Thắng cho biết chủ tịch hội đồng tuyển sinh trường ra quyết định thành lập tiểu ban chuyên môn xét tuyển trình độ tiến sĩ.

Người hướng dẫn có trách nhiệm hướng dẫn nghiên cứu sinh xây dựng và hoàn thiện đề cương nghiên cứu.

Tiểu ban chuyên môn tổ chức đánh giá hồ sơ dự tuyển, bài luận/đề cương nghiên cứu và việc trình bày, trao đổi xung quanh dự định nghiên cứu của thí sinh dự tuyển.

Điều kiện để nghiên cứu sinh được đăng ký đánh giá luận án cấp đơn vị chuyên môn là nghiên cứu sinh phải công bố tối thiểu 2 bài báo về kết quả nghiên cứu của luận án,

trong đó có 1 bài đăng trên tạp chí khoa học ISI-Scopus hoặc đã công bố tối thiểu 2 báo cáo trong kỷ yếu hội thảo quốc tế uy tín, có phản biện, xuất bản bằng tiếng nước ngoài hoặc 2 bài báo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài uy tín và có phản biện...

Nhiều vi phạm trong đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ tại Học viện Khoa học xã hội

TRẦN HUỲNH

Ngày 20/5/17, PGS.TS Lê Trung Chơn [Trưởng phòng Sau đại học, trường Đại học Bách khoa - ĐHQG TP HCM] cho biết, anh Nguyễn Lạc Hà - nghiên cứu viên Trung tâm Nghiên cứu vật liệu cấu trúc nano và phân tử ĐHQG TP HCM [INOMAR] vừa bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại trường này.
Luận án của Hà có tên Thiết kế tổng hợp vật liệu khung hữu cơ kim loại mới  định hướng ứng dụng làm chất xúc tác quang hóa. Luận án này được viết bằng tiếng Anh. "Nguyễn Lạc Hà là người trẻ nhất bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại trường ĐH Bách khoa", ông Chơn khẳng định.

Nguyễn Lạc Hà trở thành tiến sĩ trẻ nhất trường ĐH Bách Khoa khi mới 27 tuổi Tốt nghiệp loại giỏi ngành hóa học tại trường Đại học Cần Thơ vào năm 2011, tốt nghiệp sớm hơn chương trình học nửa năm. Ngay sau đó, Hà được chọn vào học chương trình đào tạo tiến sĩ tổng hợp khung hữu cơ kim loại [gọi tắt là Manar] tại Đại học Bách khoa TP HCM và công tác tại trung tâm Nghiên cứu vật liệu cấu trúc nano và phân tử INOMAR. Đây là một chương trình đào tạo tiến sĩ tại Việt Nam, có thời gian thực tế tại Mỹ. Chỉ trong hai năm 2015 và 2016, anh cùng các cộng sự đã nghiên cứu và công bố 5 công trình khoa học trên các tạp chí chuyên ngành hóa học uy tín với tổng chỉ số ảnh hưởng [IF] 41,6. Chỉ trong năm 2016, Hà là chủ nhiệm 2 đề tài nghiên cứu khoa học, tham dự 2 hội nghị khoa học quốc tế và đồng tác giả công bố 4 công trình khoa học trên các tạp chí hóa học chuyên ngành thuộc hệ thống ISI [thuộc Viện Thông tin khoa học Mỹ]. Cuối năm 2016, Hà được Tập đoàn Toshiba [Nhật Bản] trao suất học bổng dành cho nghiên cứu sinh xuất sắc nhất của ĐH Quốc gia TP.HCM vì có những nghiên cứu khoa học mang tầm cỡ quốc tế. Cũng trong năm này, Hà được Thành Đoàn TPHCM tuyên dương là 1 trong 10 Công dân trẻ tiêu biểu của TP. "Khi theo học chương trình tiến sĩ, tôi cũng đặt mục tiêu đạt kết quả sớm nhất nhưng không ngờ lại thành quả đến sớm như vậy", TS Hà chia sẻ. Anh ước mơ được làm việc với nhiều nhà khoa học giỏi, đi nhiều nơi để học hỏi, tích lũy kiến thức cả trong khoa học và cuộc sống.

Là người hướng dẫn luận án tiến sĩ của Hà, GS.TS Phan Thanh Sơn Nam [Trưởng khoa Kỹ thuật hóa học, trường Đại học Bách khoa TP HCM], đánh giá Hà là một người có tố chất làm nghiên cứu khoa học, có tinh thần cầu tiến. GS Nam cũng hy vọng và tin tưởng Hà sẽ tiến xa hơn trên con đường nghiên cứu khoa học.

Thí sinh đang thi tuyển tại Đại học Bách Khoa TpHCM

Trường ĐH Bách khoa [ĐH Quốc gia TP.HCM] vừa thông báo tuyển sinh sau ĐH năm 2007 cho 32 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ và 38 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ.
>> Tuyển sinh ĐH bằng 2, hoàn chỉnh ĐH... >> Tuyển sinh sau ĐH >> Tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2006 Ở tất cả các chuyên ngành đào tạo cao học và nghiên cứu sinh, đối với thí sinh thi cao học sẽ thi ba môn: Toán cao cấp; Ngoại ngữ tương đương trình độ B [một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung]; Cơ sở. Riêng thí sinh thi nghiên cứu sinh liên hệ trực tiếp với Phòng Đào tạo sau ĐH Trường ĐH Bách khoa [ĐH Quốc gia TP.HCM] để biết thêm chi tiết. Ngoài ra, những thí sinh tốt nghiệp ĐH ở một ngành khác với ngành định học cao học và những thí sinh có bằng ĐH tại chức, thường xuyên, mở rộng, từ xa... phải bổ túc kiến thức chuyển đổi ngành hoặc bổ túc kiến thức để có trình độ tương đương chính quy và thí sinh phải bổ túc kiến thức trước khi tham dự thi tuyển. Những trường hợp này tạm gọi là bổ túc kiến thức chuyển đổi ngành [khi khác ngành] và bổ túc kiến thức tương đương [đối với tại chức, thường xuyên, mở rộng, từ xa...].

Đào tạo thạc sĩ

Trường ĐH Bách khoa [ĐH Quốc gia TP.HCM] sẽ đào tạo thạc sĩ theo hai phương thức: Giảng dạy môn học [là phương thức đào tạo giảng dạy các môn học nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp… cho người học] và Nghiên cứu [là phương thức đào tạo dành cho các học viên có khả năng nghiên cứu độc lập]; cả hai chương trình đều đào tạo với 62 tín chỉ và đào tạo chính thức trong hai năm. Riêng đào tạo theo phương thức nghiên cứu, học viên khi tham gia chương trình đào tạo phải đăng ký và bảo vệ đề cương Luận văn thạc sĩ vào tuần 15 của học kỳ 1 hoặc chậm nhất vào tuần 15 của học kỳ 2 của khóa đào tạo; học viên phải cam đoan 30% thời gian thực hiện Luận văn thạc sĩ và làm việc tại bộ môn đào tạo, phòng thí nghiệm của trường. Theo đó, 32 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ thuộc các lĩnh vực: Quản trị kinh doanh, Hệ thống thông tin quản lý [Kinh doanh và quản lý]; Khoa học máy tính [Khoa học máy tính]; Vật lý kỹ thuật, Toán ứng dụng, Cơ học ứng dụng [Khoa học ứng dụng]; Kỹ thuật địa chất [Địa chất khoáng sản - thăm dò, Địa chất môi trường, Địa kỹ thuật], Kỹ thuật dầu khí [Kỹ thuật khoan - khai thác và công nghệ dầu khí, Địa chất dầu khí ứng dụng] [Kỹ thuật Địa chất - Dầu khí]; Công nghệ vât liệu vô cơ, Công nghệ vật liệu kim loại, Công nghệ vật liệu cao phân tử và tổ hợp [Công nghệ vật liệu]; Công nghệ môi trường, Quản lý môi trường [Môi trường và bảo vệ môi trường]; Công nghệ chế tạo máy, Kỹ thuật hệ thống công nghiệp, Công nghệ nhiệt, Kỹ thuật ôtô - máy kéo [Kỹ thuật cơ khí]; Thiết bị mạng và nhà máy điện, Kỹ thuật điện tử, Tự động hóa [Kỹ thuật điện; Điện tử - viễn thông; Tự động hóa và điều khiển]; Công nghệ hóa học, Quá trình và thiết bị công nghệ hóa học, Công nghệ thực phẩm và đồ uống [Công nghệ hóa học; chế biến thực phẩm]; Công nghệ sinh học [Khoa học sự sống]; Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, Địa kỹ thuật xây dựng, Vật liệu và công nghệ vật liệu xây dựng, Công nghệ và quản lý xây dựng, Xây dựng cầu - hầm, Xây dựng đường ôtô và đường thành phố, Xây dựng công trình thủy - Công trình biển, Kỹ thuật trắc địa - Bản đồ viễn thám và GIS [Xây dựng].

Đào tạo tiến sĩ Điều kiện dự thi đào tạo tiến sĩ: thí sinh có ba năm làm việc trong lĩnh vực chuyên ngành dự thi; có công trình công bố kết quả nghiên cứu liên quan; có hai thư giới thiệu tiến cử của hai người có học vị tiến sĩ cùng chuyên ngành và có ít nhất sáu tháng công tác với người dự tuyển; có cam kết làm việc tại trường tối thiểu 30% thời gian làm việc trong thời hạn học tập nghiên cứu sinh.

Điều kiện đối với cán bộ hướng dẫn: có công trình khoa học công bố liên quan đến đề tài hướng dẫn nghiên cứu sinh hoặc đang chủ nhiệm đề tài KHCN cấp Bộ [hoặc tương đương] trở lên và có kinh phí [đã được duyệt] dành cho việc đào tạo nghiên cứu sinh [ít nhất cho hai năm đào tạo]. Trường ĐH Bách khoa [ĐH Quốc gia TP.HCM] đào tạo tiến sĩ ở 38 chuyên ngành gồm: Quản trị kinh doanh; Vật lý kỹ thuật; Địa chất đệ tứ; Địa kiến tạo; Bản đồ; Chế biến thực phẩm và đồ uống; Công nghệ chế tạo máy; Công nghệ dệt may; Công nghệ hóa dầu và lọc dầu; Công nghệ hóa học các chất hữu cơ; Công nghệ hóa học các chất vô cơ; Công nghệ tạo hình vật liệu; Công nghệ và thiết bị lạnh; Công nghệ và thiết bị nhiệt; Công nghệ và thiết bị năng lượng mới; Công nghệ vật liệu cao phân tử và tổ hợp; Công nghệ điện hóa và bảo vệ kim loại; Khoa học máy tính; Kỹ thuật máy công cụ; Kỹ thuật máy nâng, máy vận chuyển liên tục; Kỹ thuật ôtô, máy kéo; Kỹ thuật điện tử; Mạng và hệ thống điện; Nhà máy điện; Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước; Thiết bị điện; Trắc địa cao cấp; Trắc địa ảnh và viễn thám; Tự động hóa; Xây dựng công trình biển; Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp; Xây dựng công trình thủy; Xây dựng cầu, hầm; Xây dựng đường ôtô và đường thành phố; Địa chất công trình; Địa kỹ thuật xây dựng; Cấp thoát nước; Địa hóa học. Ngoài ra, Trường ĐH Bách khoa [ĐH Quốc gia TP.HCM] có tổ chức ôn tập thi tuyển cho thí sinh các môn: môn Toán [60 tiết - khai giảng ngày 5-1-2007]; môn Anh văn [60 tiết - khai giảng ngày 6-1-2007]; môn Cơ sở [20-30 tiết - khai giảng ngày 5-3-2007]. Thí sinh có nhu cầu, ghi danh ôn tập từ 1-12-2006 đến 30-12-2006.

Thông tin chi tiết về chương trình đào tạo, phát và nhận hồ sơ, thí sinh liên hệ với Phòng Đào tạo sau ĐH, Trường ĐH Bách khoa [ĐH Quốc gia TP.HCM], dãy nhà B3 - 268 Lý Thường Kiệt, quận 10, TP.HCM; ĐT: [08] 8637318; Email: .

Video liên quan

Chủ Đề