Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang

PGS-T.S Đào Việt Hà, Viện trưởng Viện Hải dương học, cho biết Viện có tiền thân là Sở Hải học nghề cá Đông dương do Toàn quyền Đông dương ký sắc lệnh thành lập ngày 14.9.1922. Trải qua quá trình lịch sử, đến năm 1993 Viện chính thức được mang tên Viện Hải dương học, trụ sở chính ở TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Ngoài ra, Viện có 2 phân viện ở Hà Nội và Hải Phòng. Năm 2001, hai phân viện tách ra thành các viện độc lập với tên gọi riêng.

Du khách tham quan Viện Hải dương học Nha Trang

Trải qua một thế kỷ hoạt động và phát triển, Viện Hải dương học đã có nhiều thành tựu nghiên cứu khoa học và công nghệ biển, đóng góp to lớn trong sự nghiệp nghiên cứu biển, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển kinh tế, bảo vệ an ninh, chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển, trở thành một trung tâm nghiên cứu mạnh về hải dương học trong khu vực Đông Nam Á, khẳng định được uy tín, vị thế trên trường quốc tế.

Tại buổi lễ, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã trao Huân chương Lao động hạng nhất của Chủ tịch nước cho Viện Hải dương học vì đã có thành tích xuất sắc trong quá trình công tác từ năm 2017 đến năm 2021, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và bảo vệ Tổ quốc; trao Huân chương Lao động hạng ba của Chủ tịch nước cho PGS-TS Võ Sĩ Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học đã có thành tích xuất sắc trong quá trình công tác.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam trao Huân chương Lao động hạng nhất của Chủ tịch nước cho Viện Hải dương học

Phát biểu tại buổi lễ, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chúc mừng Viện Hải dương học với hành trình 100 năm vượt qua những khó khăn và từng bước khẳng định vai trò của Viện. Viện không chỉ là nơi nghiên cứu khoa học công nghệ, đào tạo hàng đầu của đất nước, mà còn khẳng định uy tín nghiên cứu biển trong khu vực và toàn cầu, từng bước tham gia vào các thiết chế quan trọng trên thế giới.

Phó thủ tướng cũng ghi nhận và cảm ơn sự đóng góp to lớn, hết sức ý nghĩa của thế hệ nhà nghiên cứu, cán bộ, nhân viên qua các thời kỳ của Viện Hải dương học vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời mong muốn các nhà khoa học của Viện sẽ luôn làm tốt trọng trách của mình, vừa gìn giữ, kế thừa những thành tựu của nhiều thế hệ trước, vừa phát triển vừa xây dựng Viện lên một tầm cao mới trong sự nghiệp nghiên cứu biển của quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế xã hội và khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, gìn giữ hòa bình, hợp tác trên biển Đông và trên các vùng biển khác.

Tin liên quan

Viện Hải dương học là một viện nghiên cứu đời sống động - thực vật hải dương tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Viện Hải dương học là một trong những cơ sở nghiên cứu khoa học được ra đời sớm nhất ở Việt Nam và được coi là cơ sở lưu trữ hiện vật và nghiên cứu về biển lớn nhất Đông Nam Á. Đến thăm Viện, du khách sẽ được tận mắt xem Bảo tàng sinh vật biển với trên 24.000 mẫu vật của hơn 4.000 loài sinh vật biển và nước ngọt đã được sưu tầm, gìn giữ từ nhiều năm, bên cạnh những mẫu vật sống được nuôi thả trong những bể kính. Viện từng được bình chọn là một trong 10 điểm du lịch lịch sử văn hóa hấp dẫn đạt danh hiệu "Điểm du lịch được hài lòng năm 2005". Viện sẽ khai trương khu công nghệ cao thuần hóa sinh vật biển, nhằm phục vụ cho chính sách phát triển kinh tế biển Việt Nam.

Bộ xương cá voi trưng bày tại Viện

Đến tham quan bảo tàng, ngoài việc chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hàng trăm loài sinh vật biển nhiệt đới, khách tham quan còn có thể xem xét tìm hiểu hơn 10.000 loài sinh vật ở Biển Đông đang được lưu trữ. Bộ mẫu sinh vật biển bao gồm các loài hiện hữu ở biển Việt Nam, Campuchia và các vùng nước lân cận, trong đó có các loài thú biển quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng như Bò biển [Dugong]. Đặc biệt, bảo tàng đang lưu giữ, bảo quản trưng bày bộ xương cá voi khổng lồ dài gần 18m, cao 3m đã bị chôn vùi trong lòng đất ở đồng bằng sông Hồng ít nhất hơn 200 năm. Đây thực sự là một di vật lịch sử tự nhiên vô cùng quý giá.

Bảo tàng còn giới thiệu với du khách các đặc điểm tự nhiên của vùng Biển Đông, giới thiệu những khoáng sản, tài nguyên quý giá, những cảnh quan môi trường vùng biển ven bờ, các hệ sinh thái giàu có như rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển - để lưu ý nhắc nhở mọi người hãy nâng cao ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường, nguồn lợi vì lợi ích của con cháu mai sau, bảo tàng Hải dương học đang trở thành trung tâm trưng bày giới thiệu và giáo dục truyền thống chinh phục khai thác và bảo vệ Biển Đông của người Việt. Đây thực sự là một trung tâm di sản văn hóa biển rất đáng quý, cần phải bảo quản và phát triển.

Hình ảnhSửa đổi

Cá biểnSửa đổi

Các loài cá biển - Vui lòng nhấn vào [hiện] để xem

Sinh vật biểnSửa đổi

Sinh vật biển - Vui lòng nhấn vào [hiện] để xem

  • Sinh

Rùa biểnSửa đổi

Rùa biển - Vui lòng nhấn vào [hiện] để xem

  • Rùa

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ "Higher Education". Viet Nam Magazine. Vol IV, No 5, 1971. tr 4-15

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Trang chính thức
  • Fanpage

Video liên quan

Chủ Đề