Uống thuốc kháng sinh nên ăn hóa quả gì

Kháng sinh là thuốc kê đơn, được chỉ định trong các trường hợp nhiễm khuẩn. Các chuyên gia sức khỏe cho biết khi đang điều trị với thuốc kháng sinh, việc chọn lựa thực phẩm thích hợp sẽ giúp đẩy lùi tác dụng phụ của thuốc, đồng thời tăng hiệu quả chữa bệnh. Trái lại, dùng thực phẩm “kỵ” thuốc kháng sinh có thể làm trầm trọng thêm các tác dụng phụ của thuốc. 


Tuy rất tốt cho sức khỏe, song trái cây họ cam quýt có thể ngăn cơ thể hấp thụ thuốc kháng sinh. Ảnh: Pinterest

Thực phẩm nên ăn 

Lợi khuẩn probiotic. Dùng quá nhiều thuốc kháng sinh có thể làm rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, dễ gây tiêu chảy. Trong khi đó, việc bổ sung lợi khuẩn trong chế độ ăn uống hằng ngày có thể giúp người bệnh khôi phục sự cân bằng của vi khuẩn đường ruột và tăng cường sản sinh vi khuẩn “tốt”. Điều này giúp cơ thể phục hồi đẩy lùi vi khuẩn và khôi phục hệ miễn dịch cơ thể để phòng tránh bệnh tật. Sữa chua, nấm sữa, kim chi và các thực phẩm ngâm chua là nguồn cung cấp probiotic có lợi.

Thực phẩm giàu vitamin K. Nguy cơ thiếu hụt vitamin K ít khi xảy ra bởi sinh tố này có nhiều trong các loại rau lá màu xanh đậm [như cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh và rau diếp], dầu thực vật, trái sung, thịt, phô mai và đậu nành. Ngoài ra, ruột chúng ta cũng có thể sản xuất vitamin K. Tuy nhiên, môi trường ruột dễ bị thay đổi trong lúc dùng thuốc kháng sinh, khiến nồng độ vitamin K suy giảm dẫn tới thiếu hụt sinh tố này. Trong khi đó, thiếu vitamin K có thể dẫn tới xuất huyết nội tạng, bởi loại vitamin này cần thiết cho quá trình đông máu. Do đó, tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin K trong lúc dùng kháng sinh sẽ giúp duy trì độ đông máu ổn định.

Chế độ ăn uống cân bằng nhiều rau quả. Mặc dù thuốc kháng sinh có tác dụng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh, song nó cũng có thể kích hoạt nhiễm nấm. Ở phụ nữ, dùng thuốc kháng sinh dễ dẫn tới nhiễm nấm âm đạo. Do vậy, cần duy trì chế độ ăn uống cân bằng với nhiều rau quả để giúp cơ thể đủ sức chống lại các tác dụng phụ của thuốc kháng sinh.

Thực phẩm cần tránh 

* Thức ăn chế biến sẵn, nước sốt cà chua, nhóm trái cây họ cam quýt, dâu tây có thể cản trở quá trình hấp thu thuốc kháng sinh trong máu.

* Các chế phẩm từ sữa - ngoại trừ sữa chua và probiotic - cũng ngăn chặn việc hấp thu thuốc kháng sinh, tương tự như trái cây họ cam quýt.

* Thực phẩm giàu chất xơ [như ngũ cốc, các loại đậu] làm chậm tốc độ hấp thụ thuốc trong cơ thể.

AN NHIÊN [Theo Healthsite]

1. Tránh các chất gây dị ứng và đường

Trong khi dùng thuốc kháng sinh, bạn nên tránh một số thực phẩm như gluten và đường. Đây là những chất gây dị ứng rất phổ biến. Bạn càng ăn ít đường thì vi khuẩn cũng có ít đường để tiêu thụ, điều này sẽ hạn chế khả năng phát triển và nhân lên của vi khuẩn. Đường còn hạn chế khả năng tấn công vi khuẩn của các tế bào bạch cầu. Giảm hoặc loại bỏ đường có thể giúp nữ giới giảm nhiễm nấm men vì kháng sinh tạo điều kiện cho nấm men phát triển mạnh mẽ ở nữ giới.

2. Ăn nhiều thực phẩm probiotic

Chế độ ăn uống khỏe mạnh trong quá trình điều trị bằng kháng sinh không chỉ có nghĩa là cắt giảm một số thực phẩm mà còn là bổ sung thêm một số thực phẩm khác, chủ yếu là chế phẩm probiotic như sữa chua, các sản phẩm từ sữa, kefir, súp misor… Bạn cũng có thể bổ sung probiotic vì liều tối ưu khoảng 5 tỷ rất khó đạt được từ cách tiêu thụ thực phẩm. Lựa chọn các chủng tốt khi dùng kháng sinh như saccharomyces boulardii và / hoặc lactobacillus rhamnosus. Tốt nhất là ăn dưới dạng bột để có hiệu quả nhanh hơn.

3. Thời gian bổ sung probiotics đúng cách

Khi uống thuốc kháng sinh, bạn sẽ phải uống từ một đến bốn lần mỗi ngày, tốt nhất là trong bữa ăn. Và đây là cách bổ sung probiotics đúng nhất:

Vào buổi sáng, bạn có thể uống thuốc kháng sinh với một quả trứng luộc, sau đó 1 giờ, ăn một cốc sữa chua Hy lạp giàu probiotic. Sau đó bạn có thể ăn một một món giàu probiotic vào buổi chiều trước khi uống kháng sinh vào bữa tối. Còn nếu bạn dùng probiotic dạng viên nang, bạn có thể uống vào giữa buổi sáng và giữa buổi chiều để giúp tăng hiệu quả của probiotic trước khi bạn uống thuốc kháng sinh vào bữa ăn.

4. Ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin K

Vitamin K là một dưỡng chất liên quan đến đông máu, chữa lành vết thương và tăng sức khoẻ cho xương. Hàm lượng vitamin K khuyến cáo hàng ngày là 90 microgram đối với phụ nữ và 120 microgram đối với nam giới. Nhưng thuốc kháng sinh lại tiêu diệt các vi khuẩn sản sinh vitamin K. Điều này có nghĩa là bạn nên tăng lượng thức ăn nhiều vitamin K trong quá trình điều trị kháng sinh như rau có màu xanh đậm để bổ sung cho thực đơn hàng ngày của mình.

5. Theo dõi mức độ căng thẳng

Bị bệnh gây ra căng thẳng, đặc biệt là khi bệnh tật khiến bạn không thể làm việc. Điều này thậm chí còn tệ hơn khi bạn dùng kháng sinh. Để cơ thể có khả năng tái tạo ruột với những vi khuẩn có ích, hãy cắt bỏ các thói quen có thể làm tăng cortisol – hoocmon gây căng thẳng – như thuốc lá, rượu bia, tập thể dục quá mức và ăn các thực phẩm cơ thể dễ bị dị ứng. Thay vào đó, dành thời gian thư giãn thật nhiều để đầu óc và cơ thể bạn được thoải mái.

6. Tiêu thụ thực phẩm có hàm lượng vitamin B12 cao

Vitamin B12 rất cần thiết cho sự phát triển các tế bào hồng cầu. Thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến thiếu máu. Vitamin B12 được sản xuất bởi vi khuẩn ruột có lợi, do đó bạn nên bổ sung vitamin này khi dùng thuốc kháng sinh. Nguồn thực phẩm giàu vitamin B12 gồm có cá, đặc biệt là cá hồi, thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa.

7. Tiêu thụ thực phẩm giàu axit folic

Vi khuẩn ruột cũng tạo ra axit folic nên bạn cũng cần chú ý bổ sung thực phẩm giàu axit folic vào chế độ ăn sau khi dùng thuốc kháng sinh. Axit folic cũng rất cần thiết cho việc phát triển tế bào hồng cầu, phòng ngừa ung thư buồng trứng, ung thư ruột kết cũng như bệnh tim và chứng đột quỵ. Các nguồn giàu axit folic gồm có rau chân vịt, củ cải đường, lạc và rau lá xanh.

Ng. TA

Tổng hợp 

Trang chủ > Tin tức > Thông tin sức khỏe > Nên ăn gì để hồi phục hệ tiêu hóa sau khi sử dụng kháng sinh

Kháng sinh là loại thuốc cực kỳ hiệu quả giúp chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh có thể gây ra tình trạng rối loạn hệ tiêu hóa như tiêu chảy, chướng bụng, khó tiêu… Vậy người bệnh nên ăn gì để hồi phục hệ tiêu hóa sau  khi sử dụng thuốc kháng sinh?

Thuốc kháng sinh ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa như thế nào?

Kháng sinh là các loại thuốc giúp điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Chúng hoạt động bằng cách tiêu diệt hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn.

Trong khi đó, đường ruột của mỗi người là “nhà” của hàng tỉ vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại, chúng sống cân bằng với nhau, giúp phân huỷ, lên men thức ăn để cơ thể có thể hấp thu hoàn toàn các chất dinh dưỡng. Ví dụ như một số vi khuẩn đường ruột lên men các chất xơ thành acid béo có chuỗi ngắn để cơ thể dễ hấp thu. Ngoài ra, vi khuẩn đường ruột đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp các vitamin B và vitamin K cho cơ thể. Chính vì vậy, việc sử dụng kháng sinh sẽ vô tình tiêu diệt hàng loạt  vi khuẩn cả lợi lẫn hại của hệ tiêu hóa, dẫn đến tình trạng loạn khuẩn đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa.

Nên ăn gì để hồi phục hệ tiêu hóa sau khi sử dụng kháng sinh?

Hệ tiêu hóa sau khi sử dụng kháng sinh cần được bổ sung những nhóm thực phẩm cần thiết để cân bằng lại số lượng vi khuẩn, đảm bảo việc tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng hiệu quả của cơ thể.

Sau đây là các nhóm thực phẩm bạn nên dùng giúp phục hồi lại hệ tiêu hóa sau khi sử dụng kháng sinh:

Sử dụng các chế phẩm Probiotic

Probiotic chứa các lợi khuẩn đường ruột như: khuẩn Bacillus, khuẩn Lactobacillus, Khuẩn Bifidobacterium… bù lại số lượng đã bị kháng sinh tiêu diệt.

Các chế phẩm probiotic tự nhiên có trong các thực phẩm lên men như cà pháo, sữa chua, dưa muối, kim chi… cung cấp lượng lớn các vi khuẩn tiêu hoá có lợi. Điển hình như chủng Lactobacilli, giúp phục hồi đường ruột khoẻ mạnh sau khi dùng kháng sinh. Ngoài ra, trên thị trường dược phẩm cũng có nhiều chế phẩm Probiotic được nuôi cấy trong các phòng thí nghiệm và được bày bán rộng rãi.

Probiotic cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột.

Ăn các thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ  là thành phần tuyệt vời giúp phục hồi lại hệ vi khuẩn đường ruột sau khi dùng kháng sinh. Các thực phẩm giàu chất xơ gồm: đậu đen, khoai lang, táo, bơ, ngô, các loại rau xanh…

Mọi người nên lưu ý rằng các chất xơ có thể làm chậm quá trình rỗng dạ dày. Do đó khả năng hấp thu các thuốc kháng sinh giảm đi. Vì thế, tạm thời tránh sử dụng các thực phẩm nhiều chất xơ khi đang điều trị bằng kháng sinh và sử dụng lại khi quá trình điều trị đã kết thúc.

Các thực phẩm giàu chất xơ.

Ăn các thực phẩm prebiotic

Prebiotic giúp các lợi khuẩn đường ruột phát triển trong hệ tiêu hóa và phục hồi hệ đường ruột sau khi uống kháng sinh.

Các thực phẩm chứa prebiotic phổ biến như: rau diếp, tỏi, hành, tỏi tây, chuối, táo, rong biển…giúp kích thích sự phát triển của các vi khuẩn có lợi, cải thiện hệ đường ruột và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

Ngoài tác dụng trên đường ruột, các thực phẩm này còn  có tác dụng tăng cường trao đổi chất và giúp phòng ngừa một số bệnh.

Prebiotic giúp hệ vi khuẩn đường ruột phát triển sau khi sử dụng kháng sinh

Lưu ý: Tránh sử dụng các thực phẩm làm giảm hiệu quả của kháng sinh. Các loại thực phẩm chứa hàm lượng canxi cao như chế phẩm từ sữasẽlàm giảm hấp thu kháng sinh, đặc biệt là thuốc Ciprofloxacin. Hơn thế nữa, việc mất các vi khuẩn đường ruột khiến việc hấp thu đường lactose trong sữa bị ảnh hưởng dẫn đến việc bệnh nhân bị tiêu chảy.

Video liên quan

Chủ Đề